Hôm nay,  

Cổ phiếu Gaddafi Ðừng vội bán tháo!

02/04/201100:00:00(Xem: 9735)

Cổ phiếu Gaddafi Ðừng vội bán tháo!

Nguyễn Xuân Nghĩa

Nếu thế giới có một thị trường chứng khoán mà "Cổ phiếu Gaddafi" được niêm yết, nhà đầu tư sẽ tính sao"
Trong một ngày đầu tháng Tư, người ta có thể giỡn chơi như vậy. Nếu người nghiêm túc không muốn giỡn chơi trong chuyện binh đao thì họ nghĩ sao về cuộc chiến ở Libya" Câu trả lời là "như một trò đùa!"
Từ chính miệng Tổng thống Barack Obama nói ra trong bài diễn văn ngày Thứ Hai 28, Hoa Kỳ chỉ yểm trợ liên quân quốc tế thi hành một nghị quyết của Liên hiệp quốc. Liên quân quốc tế đó là những ai thì sau khi bom nổ đạn rơi người ta cũng chưa biết vì có quá nhiều thợ vịn giơ tay chỉ chỏ. Một tuần sau thì các nước trong cuộc mới đạt thỏa thuận - tạm - là Minh ước Bắc Ðại Tây dương NATO sẽ chỉ huy nhiệm vụ quân sự là thiết lập chế độ cấm bay trên toàn lãnh thổ Libya. Và tư lệnh của NATO cho chiến dịch đó không là một ông tướng Hoa Kỳ hay Âu Châu mà là một người Gia Nã Ðại.
Thì cũng được đi!
Nhưng mục tiêu "cấm bay" không đạt yêu cầu "cứu dân" của Nghị quyết. Cho nên ngoài việc triệt hạ hệ thống phòng không của Gaddafi, các nước phải áp dụng nhiều biện pháp khác. Một trong các biện pháp này là yểm trợ phe nổi dậy. Thông tấn Reuters tiết lộ là từ nhiều tuần trước khi khai chiến, Tổng thống Obama đã ký sắc lệnh của Hành pháp cho phép yểm trợ phe nổi dậy. Thực tế là cùng với biệt kích Anh và Pháp, nhân viên CIA của Mỹ đã vào tiếp xúc với phe nổi dậy ngay từ đầu.
Báo hại là Chính quyền Obama phải cải chính. Ngoại trưởng Hillary Clinton còn nói rõ là "đang cân nhắc việc đó". Nghĩa là Mỹ chưa thả người vào cuộc. Lập tức, phía quân đội, từ Ðô đốc Mike Muller Chủ tịch Ban tham mưu Liên quân cho đến Tư lệnh Hoa Kỳ trong cơ chế NATO lên tiếng là không nên bước vào yểm trợ phe nổi dậy. Thế là thế nào" Là người ta hết biết được rằng Hoa Kỳ tính gì trong chuyện này.
"Phe nổi dậy" là những ai" Yểm trợ là làm những gì" Cung cấp võ khí, quân cụ, huấn luyện cách sử dụng" Trong một quốc gia đã có quá nhiều võ khí không ai kiểm tra nổi khi phe nổi dậy "chiếm" được một số căn cứ quân sự của Gaddafi tại miền Ðông, vấn đề không phải là thiếu súng đạn hay cả hỏa tiễn. Mà là phối hợp các lực lượng cách mạng, có võ trang hay không.
Nếu không khéo, Hoa Kỳ sẽ lại nuôi ong tay áo, trang bị cho các lực lượng Hồi giáo hay bộ tộc cực đoan chống Gaddafi và chống cả Mỹ sau này. Năm xưa, Tổng thống Jimmy Carter cũng đã yểm trợ các nhóm Muhajideen để làm suy yếu Liên Xô tại A Phú Hãn với hậu quả bất lường là nặn ra các nhóm khủng bố xưng danh "Thánh chiến" Jihad và lực lượng al-Qaeda.
Trở lại chuyện ông Obama phát biểu là Hoa Kỳ không lãnh đạo mà chỉ yểm trợ quốc tế, người ta phải kết luận tiếp là Hoa Kỳ yểm trợ các nước bước vào yểm trợ phe nổi dậy - thực chất của việc can thiệp là như vậy - hầu tiến đến việc kết thúc chế độ Gaddafi. Mục tiệu thật chính là như vậy - mà chẳng ai dám công nhận.
Nhưng chuyện yểm trợ quốc tế này là trò khôi hài: trong 10 ngày đầu, cho đến ngày 29, mức "yểm trợ" của Mỹ là bắn ra 97% tổng số hoả tiễn (207/214), thả xuống 76% số bom (445/600) và thực hiện hơn 62% phi vụ (1.103/1.772). Chúng ta đều biết dân Mỹ xài tiền như Mỹ nhưng các sĩ quan không dễ gì nhắm mắt bấm nút theo sự lãnh đạo của xứ khác. Họ biết là phải bắn vào đâu vì có tin tức tình báo chính xác hơn các đồng minh Âu Châu và chỉ nhường cho ai khác cái danh "lãnh đạo" hay chỉ huy vì lý do chính trị ở nhà.
Thống kê vốn dĩ không nói dối, nhưng các chính khách thì có thể dối trá để làm như Hoa Kỳ chỉ là thợ vịn.
Bây giờ, sự thể ngã ngũ ra sao"
Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates trình bày trước Quốc hội Hoa Kỳ rằng chiến sự có thể còn kéo dài. Nói cho rõ hơn, giấc mơ ban đầu là Liên quân mà ra tay thì chế độ Gaddafi sẽ sụp đổ, giấc mơ đó chỉ là giấc mơ. Với lý do nhân đạo - cứu dân - Hoa Kỳ can thiệp vào một cuộc nội chiến nhằm nâng đỡ một phe chống lại phe kia và nghĩ rằng phe Gaddafi sẽ tan rã. Chuyện ấy không xảy ra.
Nếu đã oanh tạc hệ thống phòng không của Gaddafi - lệnh cấm bay - và tấn công cả bộ binh và pháo binh của Gaddafi mà không giúp cho phe nổi dậy chiến thắng, Hoa Kỳ còn giải pháp nào"

Nếu yểm trợ phe nổi dậy là giải pháp chính quyền Obama đã quyết định từ đầu, nay lại chối là "còn đang tính" và giới quân sự thì can là "chớ dại!" thì Hoa Kỳ còn lối thoát nào"
Câu trả lời là "Hoà đàm!" Nghe thấy quen quen....
Ngày 30 tháng Ba, có tin Ngoại trưởng Libya Moussa Koussa bỗng qua thăm Tunisie và gặp bốn viên chức Pháp tại đây trước khi được đưa lên máy bay qua Anh. Ông ta xin đào thoát. Hôm sau, ngày 31, lại có tin Ðại sứ Libya tại Liên hiệp quốc cũng đào thoát. Rồi đến tin bốn viên chức cao cấp khác của Gaddafi đã qua Tunisie đợi ở phi trường để sẽ bỏ chạy theo chân Koussa. Ðó là Bộ trưởng Dầu khí, Tổng thư ký Quốc hội, Tổng giám đốc cơ quan phản gián và Thứ trưởng Ngoại giao đặc trách Âu châu sự vụ. Toàn những con cá lớn cả!
Nhưng đấy mới chỉ là tin đồn và có khi là tin đồn vớ dụng ý tâm lý chiến: lung lạc ý chí các cận thần của Gaddafi. Có kết quả chăng" Nghi quá!
Ngay từ khi giao tranh bùng nổ hồi tháng Hai, một số tướng lãnh của Gaddafi chạy qua bên kia chiến hào khiến một số căn cứ tại miền Ðông đã đổi chủ, chứ không do phe nổi dậy "giải phóng" bằng súng đạn. Khi ấy, phe Gaddafi cho lệnh pháo kích vào kho đạn của các đơn vị phản loạn. Nhưng từ đó, không có một vụ đào thoát nào đáng kể của các tướng lãnh trong quân đội, cho tới cuối tháng Ba cũng vẫn thế thôi.
Kết luận đáng lẽ người ta phải sớm nhìn ra là Gaddafi vẫn còn vây cánh và lực lượng. Và đã chủ động triệt thoái khỏi miền Ðông để cố thủ ở miền Tây. Chuyện cấm bay và oanh tạc các đơn bị pháo binh hay bộ binh của Gaddafi không đạt kết quả lạc quan ban đầu, là điều Ðô đốc Mike Mullen đã dự báo từ trước mà chẳng ai nghe. Bây giờ, đến lượt thượng cấp của ông là Tổng trưởng Quốc phòng Gates xác nhận lại.
Khi ấy, người ta mới xét lại những tin đồn về làn sóng đào thoát hay ly khai của các nhân vật trong chính quyền Gaddafi. Ðó chỉ là tin đồn. Cũng ly kỳ như một tin đồn khác: Ngoại trưởng Koussa và một nhân vật thân tín của người con thứ của Gaddafi - Seif al-Islam Gaddafi - thật ra đang thương thuyết hay mặc cả với Chính quyền Anh về một giải pháp ngưng bắn.
Moussa Koussa đã cầm đầu hệ thống an ninh của Libya từ hai chục năm và có thể đã trực tiếp chỉ huy một số nghiệp vụ khủng bố cho Gaddafi. Khi lãnh tụ đầy mưu lược quái đản này bắt đầu xoay chiều sau chiến dịch Iraq của Hoa Kỳ, Seif al-Islam là người tiến hành việc đó để tìm kối thoát cho gia đình và chế độ. Và Koussa bước qua làm Ngoại trưởng. Khủng bố với khuôn mặt người.
Nhưng trong những năm đó, từ 2006 đến 2010, Hoa Kỳ lại có những ưu tiên khác - vì Libya không là đất sinh tử cho quyền lợi Mỹ, thí dụ như bằng Saudi Arabia hay Ai Cập. Rồi mọi người đều bị bất ngờ vì lòng dân hay biến động tại Tunisie và Ai Cập. Khủng hoảng lan rộng khắp cõi Trung Ðông và dội vào Libya, một quốc gia nằm giữa Tunisie ở hướng Tây và Ai Cập ở hướng Ðông.
Các nước Tây phương lụp chụp nhảy vào với chính nghĩa quốc tế của một nghị quyết Liên hiệp quốc. Mà không có kết quả. Vì vậy, việc Gaddafi cho sứ giả qua Anh để tìm giải pháp không phải là điều phi lý. Thực tế thì chế độ này sẽ còn tồn tại. Nhưng vất vả tồn tại trong thời chiến. Còn Liên quân thì vẫn phải miễn cưỡng có mặt và dư luận quốc tế có khi mệt mỏi.
Ðôi bên đều có thể kết luận là đánh không được thì đàm!
Ngay sau khi có tin đào thoát hàng loạt, dồn theo tin đồn là Gaddafi cho người đi mật đàm, thì hôm 31, "lãnh tụ" phe nổi dậy, Mustafa Abdul Jalil, cựu Tổng trưởng Tư pháp của Gaddafi, nêu đề nghị ngưng bắn, với đặc sứ của Liên hiệp quốc. Chúng ta không đi vào chi tiết về những điều kiện ngưng bắn của phe nổi dậy, mà chỉ thấy là tiến trình đàm phán đã bắt đầu....
Như vậy, nếu có dự đoán rằng cổ phiếu Gaddafi vẫn còn được yết giá trên thị trường thay cho chiến trường thì cũng không là điều phi lý. Nghĩa là người ta đừng vội bán tháo. Còn có nên mua vào hay không thì chưa chắc! Ðáng buồn nhất là trên loại thị trường đó chưa thấy có loại cổ phiếu "Dân chủ cho Libya"...
Bán cho nhanh vì chế độ Gaddafi không có tương lai khi bị Liên quân Quốc tế tấn công từ 12 ngày vừa qua


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.