Hôm nay,  

Chết Mới Được Ra Lời

31/03/201100:00:00(Xem: 8767)

Chết Mới Được Ra Lời

Đoàn Thanh Liêm
(Bài viết nhân đọc cuốn Hồi ký xuất bản năm 2009 của Cố Thủ tướng Triệu Tử Dương. Bản Anh ngữ nhan đề “Prisoner of the State – The Secret Journal of Premier Zhao Ziyang “ do nhà xuất bản Simon & Schuster New York ấn hành.)
Sau biến cố Thiên An Môn vào đầu tháng 6 năm 1989, ông Triệu Tử Dương bị tước đoạt mọi chức vụ lãnh đạo và bị đặt trong tình trạng quản chế nghiêm ngặt tại nhà riêng ở Bắc kinh. Vào khoảng năm 1999-2000, ông tìm cách tường thuật lại sự việc liên hệ đến biến cố này trong khỏang 30 băng ghi âm cỡ nhỏ, rồi hết sức kín đáo chuyển được ra bên ngoài, phân tán tại nhiều nơi khác nhau để tránh bị phát hiện và bị tịch thu. Ông lìa đời vào năm 2005, ở tuổi 86 (1919 – 2005).
Mãi đến năm 2009, nhân dịp tưởng niệm năm thứ 20 các nạn nhân bị thảm sát tại Thiên An Môn năm 1989, thì cuốn Hồi ký này mới đươc công bố với công chúng tại Trung Hoa và khắp nơi trên thế giới, tức là phải đến 4 năm sau khi tác giả đã từ trần. Vì thế mà bài viết này mới có nhan đề là : “ Chết mới được ra lời”.
Để bạn đọc dễ dàng theo dõi câu chuyện, người viết xin bắt đầu bằng việc lược thuật về thân thế và sự nghiệp của tác giả, sau đó sẽ giới thiệu chi tiết về cuốn Hồi ký rất có giá trị này của vị cố Thủ tướng được nhiều người dân Trung quốc mến mộ và thương tiếc.
I – Sơ lược tiểu sử của Thủ tướng Triệu Tử Dương (1919-2005).
Sinh năm 1919 tại tỉnh Hồ Nam, năm 1932 Triệu Tử Dương gia nhập Liên Đòan Thanh niên Công sản. Năm 1936, theo học trường trung học Vũ Xương ở tỉnh Hồ Bắc. Năm 1937, sau khi quân đội Nhật bản xâm lăng Trung quốc, thì Triệu bỏ học, trở về quê nhà tại Hồ Nam và tham gia hàng ngũ kháng chiến chống quân xâm lược do đảng cộng sản tổ chức. Năm 1938, gia nhập đảng cộng sản.
Năm 1949, làm Bí thư đảng tại khu vực Nam Dương tỉnh Hồ Nam. Năm 1951 di chuyển đến tỉnh Quảng Đông, bắt đầu một sự nghiệp thành công của nhà quản lý cấp tỉnh hạt. Năm 1962, được thăng chức Bí thư thứ hai của tỉnh Quảng Đông. Năm 1965 vào độ tuổi 46, Triệu là một nhà lãnh đạo trẻ tuổi nhất với cương vị Bí thư thứ nhất của tỉnh Quảng Đông.
Năm 1967, trong giai đọan cách mạng văn hóa, ông bị tạm giam ở bộ chỉ huy quân sự tại Quảng châu. Năm 1971, được chuyển đi là Bí thư tại khu tự trị Nội Mông.
Năm 1972, được trở về Quảng Đông, giữ chức vụ Phó Chủ tịch Ủy ban Cách mạng. Năm 1973, được bầu vào chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương đảng cộng sản Trung quốc và năm 1979 trở thành Ủy viên Bộ Chính trị.
Năm 1975, làm Bí thư Tỉnh Tứ Xuyên. Với chủ trương cải cách nông nghiệp bạo dạn, Triệu đã đem lại sự phồn thịnh cho nhân dân địa phương này, và sự thành công của ông đã được nhiều giới thức giả Trung hoa, cũng như ngoại quốc đánh giá cao. Điển hình như kinh tế gia lỗi lạc người Mỹ là Milton Friedman, thì ông này đã từng ca ngợi “Triệu Tử Dương là nhà kinh tế xuất sắc nhất mà tôi đã gặp trong một nước theo xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt ông còn được nhân vật lãnh đạo hàng đầu của Trung quốc Đặng Tiểu Bình chú ý và đề bạt lên giữ chức vụ cao hơn ở cấp trung ương.
Năm 1980, giữ chức vụ Thủ tướng của Cộng hòa Nhân dân Trung quốc. Năm 1984, với cương vị này, tại thủ đô Bắc kinh họ Triệu cùng với Thủ tướng Margaret Thatcher của Anh quốc đã ký Bản Tuyên bố chung về việc trao trả chủ quyền của Hongkong về lại cho Trung quốc vào ngày 1 tháng Bảy năm 1997.
Năm 1987, ông giữ chức vụ Quyền Tổng Bí thư đảng cộng sản Trung quốc, thay thế ông Hồ Diệu Bang. Trong cương vị mới này, ông Triệu đã tìm cách hạn chế việc Bộ chính trị can thiệp vào các vụ kiện do phiên tòa xét xử, và ngưng việc kiểm sóat trong các sinh họat văn học nghệ thuật. Hành động này đã gây bất bình cho giới bảo thủ trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của đảng cộng sản.
Tháng 4 năm 1989, sau khi Hồ Diệu Bang qua đời, sinh viên khởi sự biểu tình đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn. Quan điểm của Tổng Bí thư Triệu Tử Dương là tìm cách đối thoại với sinh viên để giải quyết êm thắm vụ việc đòi hỏi cải cách chính trị này. Nhưng Đặng Tiểu Bình lại có chủ trương cứng rắn là : phải ban hành thiết quân luật để đàn áp cuộc “nổi loạn” này. Họ Triệu bày tỏ sự bất đồng với lối giải quyết tàn bạo đó. Ông thuật lại : “Tôi từ chối không chịu là một vị Tổng Bí thư mà lại huy động quân đội để đàn áp sinh viên”.
Do đó, mà ông bị giới lãnh đạo cứng rắn bảo thủ giáo điều trong Bộ Chính trị phê phán và tước đoạt khỏi mọi chức vụ lãnh đạo trong guồng máy nhà nước. Và từ sau ngày thảm sát Thiên An Môn vào tháng 6 năm 1989 đó, họ Triệu hoàn toàn bị cô lập và quản chế tại gia, cho đến khi lìa đời vào năm 2005, ở tuổi thọ 86.
II – Những nét chính yếu trong cuốn Hồi ký.
Cuốn Hồi ký dài cỡ 300 trang, chưa kể bài tựa và bài giới thiệu của nhà xuất bản, tổng cộng gần 20 trang. Nhan đề ấn bản tiếng Anh là “Prisoner of the State” ( Người tù của Nhà nước), kèm theo phụ đề là “the secret journal of Zhao Ziyang “ (Nhật ký bí mật của Triệu Tử Dương).

Nhóm chủ trương phổ biến tài liệu này đã phải làm việc rất thận trọng để khai thác các băng ghi âm, và rồi công phu sắp xếp, biên tập và dịch thuật để có thể trao được tới người đọc khắp thế giới cuốn sách thật quý giá này qua ấn bản Anh ngữ, mà người viết đã có trong tay từ mùa hè năm 2009, vào lúc tôi đang viếng thăm thành phố New York. Và tuy không được biết đến ấn bản Hoa ngữ, nhưng tôi tin rằng với lối làm việc nghiêm túc, cẩn thận như đối với bản Anh ngữ, thì chắc chắn là độc giả người Hoa cũng sẽ được hài lòng với tác phẩm trong chính ngôn ngữ nguyên gốc của vị Thủ tướng thật đáng quý trọng của họ vậy.
Sách được chia thành 6 phần, mỗi phần gồm nhiều chương nhỏ với tiêu đề riêng biệt. Xin liệt kê nhan đề của 6 phần như sau :
Phần 1 : Cuộc thảm sát Thiên An Môn.
Phần 2 : Quản chế tại gia.
Phần 3 : Gốc rễ của cuộc bùng nổ kinh tế của Trung quốc.
Phần 4 : Chiến sự bên trong Bộ Chính trị.
Phần 5 : Một năm xáo trộn.
Phần 6 : Trung quốc phải thay đổi như thế nào.
Nói chung, thì tác giả đã tìm cách trình bày diễn giải về sự xáo trộn của Trung quốc trong mấy năm tháng dẫn đến biến cố đẫm máu Thiên An Môn vào tháng Sáu năm 1989, cũng như những mâu thuẫn đối nghịch trong nội bộ giới lãnh đạo của đảng cộng sản hồi đó. Bằng lối tường thuật bình tĩnh, trung thực họ Triệu đã góp phần làm sáng tỏ những sự việc phức tạp mà nhà nước cộng sản đương quyền ở Trung quốc đã cố tình dấu nhẹm, hay bóp méo sự thật đi. Do vậy mà tài liệu này được giới thức giả quốc tế đánh giá là có độ khả tín và chính xác rất cao, phù hợp với nhân cách của một bậc “chính nhân quân tử” như trong truyền thống ngàn xưa của dân tộc Trung quốc.
Xin trích dẫn một số đọan văn điển hình tiêu biểu như sau :
A – Vụ đàn áp ngày 4 tháng 6 (trang 33 - 34) : … “ Đêm ngày 3, lúc ngồi trong sân với gia đình, tôi nghe tiếng súng nổ dữ dội. Tấn bi kịch làm rung động thế giới đã không thể tránh được, và cuối cùng đã diễn ra…Đã nhiều năm trôi qua. Trong số các sinh viên liên hệ đến vụ này, trừ một số nhỏ đi thóat ra nước ngòai, đa số bị bắt giữ, bị kết án và liên tục bị thẩm vấn. Lúc này cần phải làm sáng tỏ sự thực…Trước đó, tôi đã nói rằng đa số sinh viên chỉ đòi hỏi chúng ta phải sửa chữa những sai trái, chứ họ không nhằm lật đổ hệ thống chính trị của chúng ta…”
B – Đi tìm đường lối thích hợp ( trang 112 – 113) : …” Dĩ nhiên lúc đầu tôi cũng chỉ hiểu nông cạn, mù mờ về cách thức tiến hành cuộc cải cách…Tôi khởi sự với ý muốn duy nhất là cải thiện hiệu năng kinh tế…, để người dân thấy được những thành quả rõ rệt… Và lần hồi, chúng tôi đã tạo ra được lối đi đúng hướng”.
C – Con đường tiến tới (trang 270) : “ Dĩ nhiên, có thể trong tương lai một hệ thống chính trị tiến bộ hơn nền dân chủ đại nghị sẽ xuất hiện. Vào lúc này, thì chưa thể có con đường nào khác.
Căn cứ vào đó, ta có thể nói rằng nếu một quốc gia muốn hiện đại hóa, thì không những nó phải áp dụng nền kinh tế thị trường, mà còn phải chấp nhận nền dân chủ đại nghị như là hệ thống chính trị của mình…”
III – Thay lời kết luận.
Như đã trình bày ở trên, cuốn hồi ký này chỉ được xuất hiện với công chúng vào năm 2009, tức là 4 năm sau khi tác giả là Thủ tướng Triệu Tử Dương lìa bỏ cõi đời vào đầu năm 2005. Người viết lấy nhan đề bài này là “Chết mới được ra lời”, đó là mượn lời trong bài thơ của người Phật tử Nhất Chi Mai viết để lại trước khi tự thiêu để cầu nguyện cho Hòa bình, tại sân chùa Từ Nghiêm ở đường Bà Hạt Chợ Lớn vào Mùa Phật Đản năm 1967. Câu thơ đó như sau :
“ Sống mình không thể nói
Chết mới được ra lời “.
Năm 2008, nhân kỷ niệm năm thứ 60 ngày công bố Bản Tuyên ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, hàng mấy trăm sĩ phu trí thức ở Trung quốc đã cùng ký tên vào bản “Linh Bát Hiến Chương” (Charter 08) kêu gọi đảng cộng sản phải cải cách hệ thống chính trị và mở rộng tự do phát biểu và xây dựng nền tư pháp độc lập. Thế mà nhà cầm quyền Bắc kinh đã thẳng tay đàn áp bằng cách bắt giữ nhiều nhân vật đã ký tên vào văn kiện lịch sử này. Điển hình là nhà đối lập Lưu Hiểu Ba bị kết án tù nhiều năm, mà lại vừa được cấp phát Giải thưởng Nobel Hòa Bình năm 2010 vừa đây. Hành động can đảm bất khuất đó của giới sĩ phu trí thức Trung quốc rõ ràng là đã theo tấm gương kiên cường tiến bộ của những bậc đàn anh như Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương.
Vào năm 2011 này, với sự bùng nổ của cuộc cách mạng Hoa Lài đang vũ bão diễn ra tại khu vực Bắc Phi và Trung Đông, chúng ta cầu mong cho người dân Trung quốc cũng sẽ thực hiện được một cuộc cách mạng mới như cha ông của họ đã làm được cách đây đúng một thế kỷ, đó là cuộc Cách mạng năm Tân Hợi 1911, lật đổ vương triều phong kiến nhà Mãn Thanh để thành lập được một nền Cộng hòa đầu tiên tại xứ này.
Và chúng ta cũng quyết tâm góp phần vào công cuộc tranh đấu của tòan thể bà con tại quê nhà Việt nam để xóa bỏ hẳn được cái chế độ độc tài phản động thối nát, mà lại tàn bạo sắt máu do đảng cộng sản đã áp đặt từ lâu trên đất nước thân yêu của chúng ta nữa vậy.
California, tháng Ba 2011
Đòan Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.