Hôm nay,  

Trẩy Hội Chùa Hương

14/03/201100:00:00(Xem: 8246)
Trẩy Hội Chùa Hương

tray_hoi_chua_huong__1_-large-contentTrẩy hội Chùa Hương. (Photo Supplied)

Chân-Quê Diamond Bích-Ngọc

Đối với những người theo đạo Thiên-Chúa thì thời-gian này được gọi là mùa Chay. Mùa Chay bắt đầu từ thứ Tư - Lễ Tro. (Ash Wednesday). Năm nay, rơi vào ngày 9, tháng 3, 2011. Kéo dài 40 ngày; nhằm suy niệm việc Đức Chúa Giê-Su đi vào sa-mạc cát bụi khô cháy để cầu nguyện và quyết liệt chống lại với những cám dỗ của ma-quỷ. Gồm ba thù: Thể-Xác, Địa-Vị cùng Vật Chất (tiền-bạc). Ngày Chúa-Nhật hàng tuần không được tính trong 40 ngày của mùa Chay. Do đó đến hết ngày thứ Bảy 23, tháng 4; bước qua 24, tháng 4, 2011 sẽ là Chúa-Nhật Phục-Sinh (Easter Day).
Ngài cũng là tấm gương cho người đời noi theo hầu biết tin-tưởng, hãm mình, ăn chay, tu thân, biết kìm-chế trước những đam mê danh vọng, xác-thịt, của cải thế-gian. Con người được tạo thành từ cát bụi. Khi nhắm mắt xuôi tay chẳng mang đi được gì vì tro bụi sẽ trở về cùng tro bụi; xác thịt sẽ rã nát nhưng linh-hồn thì vĩnh-cửu an vui ở chốn Thiên-Đàng. Nếu: Nhân-gian biết tránh dữ, làm lành. Biết tu thân, tích đức, biết sống trong tình bác-ái, bao dung và nhất là biết kính sợ Đấng tạo thành vũ-trụ. Đó là Trời. (Vì một khi con người khi biết sợ Trời, họ sẽ không dám làm điều gì độc ác hoặc loạn-luân vì sợ đến ngày sau cùng sẽ bị Trời phán xét.)
Cũng trong thời-gian này, sau dịp Tết Nguyên-Đán, thì những người Phật-Giáo tại miền Bắc nước Việt-Nam đang lũ lượt rủ nhau đi trẩy hội Chùa Hương để xin lộc & cầu phước, cầu an.
Chùa Hương còn được gọi là chùa Hương-Tích, một thắng cảnh của nước Việt-Nam đã được vua Lê-Thánh-Tôn tặng cho danh hiệu là “Nam Thiên Đệ Nhất Động”. Chùa nằm trên địa-phận làng Yên-Vĩ, phủ Mỹ-Đức, tỉnh Hà-Đông. Hằng năm hội Chùa Hương mở từ đầu tháng Giêng đến cuối cuối tháng 2 (Âm-Lịch). Ngày chính của hội là Rằm tháng 2 (Âm-Lịch). Nhằm ngày 19, tháng 3, 2011 (Dương-Lịch).
Nơi đây bầu Trời cảnh Bụt. Còn được gọi là Hương-Sơn, gồm nhiều ngôi chùa rải rác nằm trong những dãy núi đá vôi. Chùa chính thiết lập trong một động lớn thờ Phật-Bà-Quan-Âm cùng với nhiều vị Phật. Đường đi đến chùa Hương có hai lối: đường bộ hoặc đường thủy. Đường nào cũng dẫn tới bến Đục hoặc bến Hà-Đoan và phải đi bằng đò suối. Bến Đục là địa đầu Hương-Sơn với phong cảnh rất bao la, hùng-vĩ.
“Bến Đục”
Trên bến Đục chen chân người đi trảy hội. Ai nấy đều tay sách, nách mang (vàng, hương, xôi oản và đồ lễ). Dù không quen biết cũng chào nhau bằng những lời niệm Phật: “Nam-Mô-A-Di-Đà”. Tất-cả đều hướng về Đức Phật-Bà-Quan-Âm cầu mong mọi sự từ-bi, hỷ-xả. Xin Phật-Trời tha thứ, cứu độ lỗi lầm của chúng-sinh hầu có được một ngày mai an-bình, tươi sáng, hạnh-phúc trong cuộc sống vốn dĩ quá ô-trọc hôm nay.
Từ bến Đục sẽ đến đò Suối; một giòng nước mát quanh co chảy qua cánh đồng Chiêm. Hai bên bờ suối là những ruộng mạ non xanh mơn mởn chạy suốt tới chân Trời hoặc đến chân một ngọn núi xa xa. Dọc đò suối, người ta sẽ nhìn thấy được núi Gà, núi Tượng, núi Trống, núi Chiêng, động Tuyết-Quỳnh cũng như chùa Trình hay hang Phật-Tích.
“Đò Suối”
Tại-sao lại có tên gọi là chùa Trình" Được giải-thích rằng khách đi trẩy hội vào chùa Hương như trình-diện trước khi tới cảnh Phật và khách ra về cũng vào lễ chùa này bái tạ để từ-giã cảnh Hương-Sơn.
Sau chùa Trình sẽ đến chùa Long-Sơn. Nơi đây có một động thạch-nhũ tuyệt đẹp. Khi thấy được ngọn núi Mâm-Xôi, Con Gà sừng sững hiện ra là sắp tới chùa Ngoài tức là chùa Thiên-Trù. Đây là một kỳ-quan giữa chốn sơn-lâm. Trong chùa hương-trầm thơm bát ngát, mõ hòa nhịp điệu, chuông vẳng ngân-nga. Ngoài rừng chim ca ríu rít, vượn hát véo von. Tô điểm cho cảnh lâm-truyền tĩnh-mịch càng thêm mơ màng, huyền diệu.
Từ chùa Thiên-Trù, tức chùa Ngoài vào chùa Trong. Đường đi khúc-khủy, gập ghềnh nhưng cảnh đẹp tuyệt-trần. Sẽ có lối dẫn lên chùa Tiên; xây liền với một động đá nhỏ có nhiều thạch-nhũ rũ xuống mỹ miều.

Từ chùa Tiên sẽ đến chùa Giải-Oan. Tục truyền cho rằng nơi đây có một giếng nhỏ do một mạch nước tự-động trong núi đá chảy ra thành giòng suối nước trong và mát, nếu uống nước giếng này, người ta sẽ được thanh-thản, an bình và những nỗi oan-khiên, sầu muộn sẽ được cứu giải nhờ ơn Phật-Trời độ-trì, phù-hộ.
“Chùa Giải-Oan”
Từ chùa Giải-Oan sẽ qua chùa Cửa-Võng rồi mới đến chùa Trong. Đây chính là động Hương-Tích ở gần đỉnh núi, ngay cửa động là một giải thạch-nhũ từ trên rũ xuống có đề chữ “Nam-Thiên-Đệ-Nhất-Động” của vua Lê-Thánh-Tôn. Động Hương-Sơn có tượng thờ Đức Phật-Bà-Quan-Thế-Âm-Bồ-Tát và Chư-Vị La-Hán. Tục-truyền cho rằng ngay tại nơi đây Đức Phật-Bà đã tu thành chính-quả, từ đó mới có tên gọi là động Hương-Tích.
"Tượng Phật-Bà-Quan-Thế-Âm-Bồ-Tát trong động Hương-Tích”
tray_hoi_chua_huong__2_-large-contentRất nhiều khối thạch-nhũ từ dưới đất đùn lên và từ trên trần rũ xuống trong một không gian rộng lớn, ngăn phần trong cùng động thành mấy lớp nhũ đá óng-ánh, muôn màu kỳ-ảo. Lạ nhất là có những nhũ đá khi gõ vào nghe như tiếng chuông, tiếng khánh. Có những nhũ đá như hình em bé. Người ta gọi là hình “Cô”, hình “Cậu. Những gia-đình hiếm muộn con, khi đến đây thường cầu Trời, khấn Phật và dùng tay vuốt ve những nhũ đá đó như để rủ về với họ. Trong động Hương-Tích còn có đường lên Trời và đường xuống Âm-Phủ.
Về Văn-Học; một thi-sĩ lão thành cũng là một trong những nhà thơ cổ cuối cùng. Trong tập “Sơn Nhân Nhàn Bút”, xuất bản năm 1959 có vịnh bài thơ về chùa Hương-Tích như sau:
“Nam Thiên Đệ Nhất Động Hương-Sơn
Riêng Thú Thanh Cao Cảnh Núi Ngàn
Cõi Phật Bốn Mùa Thừa Thụy-Khí
Bầu Trời Muôn Trạng Góp Kỳ-Quan
Hữu Tình Núi Tượng, Gà, Chiêng, Trống
Vô Tận Kho Tơ Tóc Bạc Vàng
Có Lối Lên Trời Đường Xuống Đất
Long Lanh Cẩm-Thạch Rọi Hào-Quang”.
Chùa Hương là nguồn gợi hứng cho nhiều tác phẩm thi-ca Việt-Nam, trong số đó nổi tiếng nhất có lẽ là bài hát nói "Hương Sơn phong cảnh ca" của Chu-Mạnh-Trinh, làm từ thế kỷ 19, xưa nay rất được ca ngợi:
“Bầu trời cảnh bụt
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay
Kìa non non, nước nước, mây mây
"Đệ nhất động" hỏi rằng đây có phải!
Thỏ thẻ rừng mai chim cùng trái
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh
...
Nhác trông lên ai khéo họa hình
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt
Thăm thẳm một hang lồng bóng nguyệt
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây"...”
Riêng bài "Chùa Hương" của Nguyễn Nhược Pháp, làm vào thế kỷ 20. Bài này đã được ít nhất hai nhạc sĩ phổ nhạc là Trần Văn Khê và Trung Đức :
“Hôm qua đi chùa hương
Hoa cỏ mờ hơi sương
Cùng thầy me em dậy
Em vấn đầu soi gương…”
Nói về niềm tin tín-ngưỡng; chùa Hương-Tích nổi tiếng linh-thiêng và được coi là một kỳ-quan của nước Việt-Nam. Mỗi năm người ta rủ nhau đi trẩy hội vào mùa này không ngoài mục đích xin Phật Trời ban ơn, ban phước. Nhiều người quên rằng nếu chỉ đi lễ chùa van xin cúng vái mà đời sống thường nhật không biết tu-tâm, dưỡng tánh thì mãi hoài vẫn sống trong đau khổ, trầm luân.
Ai trong chúng ta dường như cũng cảm-nghiệm được rằng nếu người nào lúc khỏe mạnh mà cách sống gian-tham, ích-kỷ, lừa gạt, trác táng, bài bạc, ham mê tửu-sắc, cướp của, giết người… Không chờ gì đến sau khi chết đi linh-hồn họ mới bị lưu đày trong hỏa-ngục kiếp kiếp, đời đời. Luân hồi (Karma) diễn ra ngay trong cõi hiện-sinh này, khi những người càng sống độc ác, cay nghiệt bao nhiêu thì những ngày cuối đời họ sẽ quằn quại trong đau khổ, bệnh tật. Muốn chết bình-an mà không sao nhắm mắt, xuôi tay được.
“Đạo” là “Con Đường”. “Tu” là “Sửa”. Biết sửa đổi cách sống để trở thành thánh-thiện và biết tin vào thuyết “Nhân Nào Quả Ấy”, tu thân tích đức sẽ giúp chúng ta lánh xa những con đường bất thiện. Nếu gây nhân xấu thì sẽ gặt quả xấu; khi làm những việc có bản chất tốt thì kết quả là ta được an-vui. Đời người có Sinh, có Tử, ai ai cũng cần tìm lấy phương-cách Sống hạnh-phúc và Chết an-bình. Xin cầu nguyện chư Bụt và Bồ-Tát gia-hộ cho tất cả chúng ta, ai cũng được tinh-tấn, vững vàng trên con đường sống và giải-thoát nghiệp-chướng trong đời.
Chân-Quê: Diamond Bích-Ngọc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.