Hôm nay,  

‘Lưỡng Hội’ Bối Rối

04/03/201100:00:00(Xem: 10946)
‘Lưỡng Hội’ Bối Rối

Nguyễn Xuân Nghĩa

Vì sao lưỡng hội lại thành lưỡng hại"
Thứ Bảy mùng năm này, Trung Quốc khai mạc hai hội nghị quan trọng mà họ gọi là "lưỡng hội".
Thứ nhất là phiên họp kỳ IV của Quốc hội khóa 11. Cơ chế tối cao của quyền lực nhà nước - dưới quyền đảng, tất nhiên - có tên là "Toàn quốc Nhân dân Đại biểu Đại hội" và hay được gọi tắt là "Nhân Đại". Thứ hai là phiên họp kỳ IV của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc thuộc khoá 11. Cơ chế tư vấn này thường được gọi tắt là "Chính Hiệp", thực chất là loại hội nghị của "Mặt trận Tổ quốc" - tấm bình phong dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Sau kỳ họp tháng 10 năm ngoái của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương kỳ V, thuộc khóa 17, của đảng Cộng sản Trung Quốc, những quyết định của đảng sẽ được hai cơ chế "của nhân dân" đưa ra thảo luận và ban hành. (Để độc giả khỏi nhức đầu với cách gọi "kỳ" hay "khóa" thì xin nói vắn tắt là thông thường cứ năm năm lại họp một khoá để bầu ra Ban chấp hành và bộ Chính trị, trong một khóa thì có nhiều kỳ họp, thường là một năm hai lần...)
Chủ điểm của "lưỡng hội" năm nay sẽ là chứng tỏ tính chất xã hội và hiếu hòa của khái niệm "quật khởi hòa bình".
Sau đó, qua năm tới, đảng sẽ triệu tập Đại hội khóa 18 vào khoảng tháng 10, để chuẩn bị cho thế hệ thứ năm sẽ thay thế lớp người như Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên lãnh đạo Trung Quốc kể từ đầu năm 2013. Nghĩa là Trung Quốc đang ở trong giai đoạn chuyền tiếp lãnh đạo - và chuyển hướng kinh tế cùng xã hội qua một khúc quanh khác.
Nhưng vào đúng thời điểm này, cuộc "Cách mạng Hoa nhài" lại phả hương khét lẹt vào các hội nghị. Những người vận động hai đợt biểu tình trong suốt tháng Hai còn vượt rào kiểm duyệt của nhà nước Bắc Kinh bằng cách... chơi chữ với cái từ "lưỡng hội".
"Quật khởi hòa bình" - chữ nghĩa chính thức của Hồ Cẩm Đào được truyền thông quốc tế dịch thành "peaceful rise" - có khi lại là sự quật khởi thiếu hòa bình của người dân!
***
Sau Hội nghị Trung ương kỳ V và trước phiên họp "Nhân Đại" vào cuối tuần này, dư luận đều nói đến Kế hoạch Kinh tế Ngũ niên lần thứ 12 - xin gọi tắt là KH12 - cho năm năm 2011-2015.
Một số doanh nghiệp đầu tư tài chánh Mỹ đã nức nở ngợi ca KH12 là sáng suốt - điển hình là bài viết của một kinh tế gia trong tổ hợp Morgan Stanley là Stephen Roach - và còn hăm là khi Trung Quốc chuyển hướng thì Hoa Kỳ sẽ vất vả chứ không thể ngang tàng như xưa.
Chúng ta thông cảm với thái độ "ăn cây nào rào cây nấy" của giới đầu tư, khi họ cần bảy tỏ tình hữu nghị với lãnh đạo Bắc Kinh. Để kiếm ăn. Y hệt như khi họ tung tiền ủng hộ đảng Dân Chủ tại Mỹ. Quy luật bình thường dưới góc nhìn tài phiệt.
Bất bình thường là khi ta tưởng rằng đó là chân lý!
KH12 của Trung Quốc được thai nghén từ lâu và sự chuyển hướng kinh tế xã hội đã được thế hệ lãnh đạo thứ tư - gọi tắt là Hồ-Ôn - bàn cãi từ bốn năm năm trước: nếu không chuyển hướng thì kinh tế khủng hoảng, xã hội động loạn và chính trị sẽ tanh bành. Nhưng việc chuyển hướng đó lại gặp trở ngại từ vụ Tổng suy trầm toàn cầu năm 2008-2009 nên bị đình hoãn - với rất nhiều tranh luận bên trong. Cho đến giữa năm 2010 thì mới được hâm nóng và xào lại cho thơm.
Phương hướng của kế hoạch là: 1) nâng cao năng suất của khu vực chế biến quá lạc hậu và kém hiệu năng; 2) chú trọng nhiều hơn đến khu vực dịch vụ vì có khả năng tuyển dụng nhân công cao hơn khu vực chế biến chừng 30%; 3) tập trung đầu tư và phát triển các tỉnh bị khóa trong nội địa - tức là đẩy mạnh kế hoạch "Tây tiến" đã được phát động từ năm 1998 bởi thế hệ lãnh đạo thứ ba là Giang Trạch Dân và Chu Dung Cơ; 4) chuyển hướng kinh tế từ chiến lược sản xuất cực rẻ để xuất cảng sang chiến lược phát triển thị trường nội địa làm lực đẩy; và vì vậy, 5) tái phân lợi tức và gia tăng phúc lợi để nâng cao khả năng tiêu thụ của người dân, nhất là dân nghèo, vốn có mức sống thua kém thành phần khá giả ở các tỉnh duyên hải miền Đông.
Một trong những yêu cầu của việc chuyển hướng đó là cải tổ chế độ hộ khẩu đã ban hành từ năm 1958 để lực lượng lao động có thể di chuyển - đổi hộ khẩu - dễ dàng hơn và thôn dân, hay nông dân còn có nơi bám víu hay trợ cấp khi sa cơ lỡ vận.
Phải cho dân nghèo một lối thoát để họ khỏi đi làm cách mạng.

Những vấn đề của Trung Quốc thì lãnh đạo Bắc Kinh hiển nhiên là biết và biết rõ hơn giới đầu tư tài chính quốc tế chỉ kiếm tiền tại các thành phố ngoài vùng duyên hải.
Bốn năm trước, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã nói đến chuyện "tam nông", "tứ bất". Nông dân, nông nghiệp và nông thôn đều có vấn đề và là mầm loạn, trong khi kinh tế không ổn định, không quân bình, không phối hợp nên không bền vững!
Lần này, HK12 nhấn mạnh đến việc chuyển hướng ấy và y như trong năm 2008 khi kinh tế thế giới bị suy trầm, lãnh đạo Bắc Kinh tung ra kế hoạch đầu tư khoảng 1.500 tỷ Mỹ kim trong năm năm tới. Và đề ra một chỉ tiêu tăng trưởng thấp hơn, chừng 7% một năm thay vì 8-9% như trước đây. Họ chú trọng tới phẩm hơn là lượng.
Đó là chuyện dăm ba năm tới, khi thế hệ thứ tư sẽ trao quyền cho thế hệ Tập Cận Bình, Lý Khắc Cường và Bạc Hy Lai sau Đại hội 18.
Nhưng ngay trước mắt thì lãnh đạo vẫn thấy nhức tim!
***
Vì mùa Xuân Bắc Kinh thường là mùa độc!
Mùa Xuân 1959, 10 năm sau khi Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc thành hình, dân Tây Tạng biểu tình tại thủ đô Lhasa. Tới ngày 17 Tháng Ba, đức Đạt Lai Lạt Ma phải lưu vong qua Ấn Độ. Mùa Xuân 1989, nhân tang lễ của nguyên Tổng bí thư Hồ Diệu Bang, dân chúng biểu tình chống nạn tham ô và lạm phát. Cuộc biểu tình kéo dài, lan rộng thành biểu tình cho dân chủ. Và kết thúc trong biển máu Thiên an môn vào ngày bốn Tháng Sáu năm đó.
Mười năm sau, mùa Xuân 1999, Pháp luân công biểu tình tại Thiên Tân, bị dẹp họ trổ ra khu Trung nam hải của lãnh đạo Bắc Kinh: một vạn người biểu tình vào tháng Tư và bị càn quét tưng bừng! Mùa Xuân năm 2008, dân Tây Tạng ở khắp nơi lại nhớ chuyện cũ và biểu tình khắp nơi, khiến Thế vận hội Bắc Kinh năm đó có sự khẩn trương của một vụ diễn tập an ninh!
Mùa Xuân năm nay, hoa nhài lại nở rộ từ Tunisie, Ai Cập, thành "Mạt lợi hoa Cách mạng" và toả hương thơm vào Trung Quốc với các cuộc biểu tình tại hơn 20 thành phố trong các ngày 20 và 27 vừa qua. Và lời kêu gọi biểu tình vào mùng sáu tới đây. Đúng vào kỳ họp "lưỡng hội" để trang trọng giới thiệu KH12!
Hôm mùng một vừa qua, khi thấy dân biều tình còn hành hung người cầm đầu hệ thống cai trị Hong Kong (Hương Cảng Hành chính Trưởng quan) Donald Tsang (Tăng Ấm Quyền) thì lãnh đạo Bắc Kinh không thể coi thường được!
Y như trong vụ Thiên an môn 1989, ban đầu thì mọi sự đều có vẻ nhỏ nhoi yếu ớt và tập trung vào những bất mãn cục bộ trong xã hội - gạo châu củi quế hay cường hào ác bá - nhưng tràn ra nhiều thành phần khác và dâng cao thành một phong trào đòi hỏi dân chủ, chống lại hệ thống chính trị ở trên cùng. Trong làn sóng cứ lan rộng và trào dâng, chính lãnh đạo Bắc Kinh đã bị động: phân hoá về cách ứng phó!
Năm đó, cuối cùng thì Đặng Tiểu Bình phải nhập cuộc, dẹp loạn trong bộ Chính trị, ra khỏi Bắc Kinh huy động các quân khu khác đem binh về cứu giá và trấn áp biểu tình. Chìm bên dưới là lập luận: bọn xấu nước ngoài có ý đồ gây khủng hoảng! Tổng bí thư Triệu Tử Dương bị cách chức, và giam lỏng trong nhà cho đến chết. Hàng ngàn người bị quân đội tàn sát tại quảng trường Thiên an môn sau khi truyền thông quốc tế bị trục xuất. Và Trung Quốc mất mặt với thế giới.
May mà nhờ có giới đầu tư hèn và tham đã nhặm lẹ vận động để quay về làm ăn tiếp. Mối nhục cho Chính quyền George H. Bush, ông Bush cha.
Nhưng thời nay đã khác thời xưa.
Hai chục năm sau vụ Thiên an môn 1989, kinh tế Trung Quốc bị lệ thuộc nước ngoài hơn xưa, từ nguyên nhiên vật liệu tới nông khoáng sản. Và những biến động kinh tế xuất phát từ khủng hoảng Trung Đông có thể dội ngược về Trung Quốc nếu thương phẩm, năng lượng và lương thực cùng tăng giá. Mà lãnh đạo Bắc Kinh lại phải chuyển hướng kinh tế, đưa xứ sở vào khúc quanh, nếu không thì bị nội loạn.
Việc chuyện hướng ấy cũng gây vấn đề ngay trong nội bộ, với sự phật ý của nhiều đảng viên cán bộ ở địa phương nay sẽ mất phần và còn phải chia chác quyền lợi với các địa phương nghèo túng hơn. Họ không vui về khúc quanh trước mắt và e sợ rằng đà tăng trưởng bị giảm sẽ lại gây ra thất nghiệp.
Trong khung cảnh đó, những cuộc biểu tình lấy trớn từ Cách mạng Hoa nhài tại Trung Đông lại như những mạch ngầm róc rách từ bên dưới, có khi sẽ soi mòn và phá vỡ trật tự bất ổn ở trên thượng tầng!
Lưỡng hội có khi lại vần với lưỡng hại!

Ý kiến bạn đọc
02/07/201119:05:53
Khách
Xin bác Nguyễn Xuân Nghĩa giải thích dùm cho tại sao nước Cộng hoà nhân dân Mông cổ có thể thay đổi từ độc tài toàn trị sang dân chủ đa nguyên ? Có lẽ họ sáng suốt hơn những người lãnh đạo tại Bắc kinh và Hà nội chăng?
04/03/201114:26:37
Khách
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa có thể đoán đúng đó. Tuổi trẻ Trung Quốc sẽ làm nên lịch sử vào tháng 4 tới, và lần này thì Quân Đội Nhân Dân không dám bắn vào dân chúng như hồi ở Thiên An Môn nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.