Hôm nay,  

Tết - Một Cảm Xúc Cộng Đồng

03/02/201100:00:00(Xem: 6200)
Tết - Một Cảm Xúc Cộng Đồng

Đinh Yên Thảo
“Xuân đã đến rồi, gieo rắc ngàn hồn hoa xuống đời” hay “Tết Tết Tết, Tết đến rồi”, những lời ca rộn vui, nhịp nhàng diễn tả đúng cho không khí những ngày Tết. Tết chưa hẳn là niềm vui của mỗi cá nhân - những người trưởng thành, nhưng ắt luôn là sự háo hức của trẻ thơ. Rộng hơn nữa, Tết là văn hoá của dân tộc Việt Nam. Và ngày Tết tạo nên một một cảm xúc cộng đồng, một sự đồng nhất về sự rung cảm và ý nghĩ của số đông. Ở đó, những gía trị về niềm tin, những tập tục, những nghi thức truyền thống cho đến ẩm thực trong mỗi gia đình, được chuẩn bị và cung nghinh. Để đêm Giao thừa, nghi thức đón chào thời khắc giao hoà của đất trời, trong khói nhang trầm, bàng bạc một tâm cảm và văn hóa ngày Tết. Thật khó có ngày nào trong năm lại đưa con người tụ về một cảm xúc chung này.
Cái ý thức mơ hồ hay rõ rệt về văn hóa ngày Tết có khác nhau trong mỗi người, nhưng cách này hay cách khác, người ta vẫn mang cái hồn ngày Tết trong người. Bởi những gì mà mỗi người đã trải qua, của một thửa nào đó. Bởi ngày Tết là thời gian để hoài niệm. Dù ở độ tuổi nào.Nếu không nhìn chợ búa, hàng quán bài trí bánh mức, hoa quả truyền thống cho ngày Tết, cũng thấy được những sinh hoạt, trang hoàng tại các chùa chiền, hay xứ đạo. Nếu không còn việc sắm manh áo mới như ngày xưa cũ ở quê nhà, người ta cũng ăn vận tươm tất hơn ngày thường trong ngày lễ đầu năm. Nếu thôi xem CNN, ngừng đọc USA Today hay không vào Yahoo coi tin tức mỗi ngày, thì cầm tờ báo Việt cũng tràn đầy những bài viết ngày xuân hay nghe đài phát thanh rộn vui những bài ca mừng năm mới. Và dù hờ hững với miếng bánh Tét hay dĩa mứt gừng, thì chẳng ai chẳng không vui trước nụ cười hồn nhiên, hí hửng của trẻ thơ khi nhận được phong lì-xì đỏ. Kể cả những em bé chưa hề ý niệm về đồng tiền may mắn chứa trong phong bao màu đỏ kia, nhưng ắt các em biết được đó là một món quà trong một dịp đặc biệt đặc biệt nào đó. Và điều này đã tạo nên một ký ức tuổi thơ của mỗi người về ngày Tết, đeo đuổi đến khi trưởng thành. Nó thấm đẫm vào hồn ta, khó lòng dứt bỏ hay phủ nhận. Mà tại sao phải từ bỏ nó đi " Từ bỏ một văn hoá, một cảm xúc chung có trong cội nguồn.
Chẳng biết những xứ khác đón năm mới như thế nào, nhưng ngày Tết tây tại đất Mỹ này quả vội vàng. Chóng đến, mau qua, đậm màu vật chất. Hay vì nước Mỹ hay các nước phương Tây khác có quá nhiều ngày lễ hội để vui chơi. Ngày Super Bowl, sẽ có đến hơn 100 triệu người tụ họp vui chơi, xem banh. Có người không cần, hay chẳng mua vé vào cầu trường để xem banh, họ tụ họp bạn bè, gia đình ở nhà hay thậm chí cắm lèo trại quanh sân vui chơi, nướng thịt uống bia cùng xem qua màn ảnh lớn hay TV mang theo. Với người Mỹ, Super Bowl cũng là một thứ Tết. Hoặc hơn thế nữa. Khi nó cuốn hút hàng trăm triệu người vào chung một cảm xúc. Nhưng so với cái Tết VN, quả những ngày năm mới hay cái “Tết" Super Bowl kia khác xa một trời vực. Cái Tết Việt xem ra cầu kỳ và phức tạp.

Có một thời của nhiều người, ngày Tết ở quê nhà đến chậm, qua lâu, với đủ mọi việc để lo toan chuẩn bị. Từ cả tháng trời trước Tết, là những háo hức về manh áo mới, cái quần Tây mẹ sẽ may cho ngày Tết. Từ ngày đưa ông Táo về trời, xem ra đã tất bật và vui nhộn với không khí ngày Tết. Còn nhỏ thì ngồi lau lá, ngồi xem ông bà hay ba mẹ gói bánh. Anh lớn được biểu quét màng nhện, lau cửa, chùi bàn thờ. Nhỏ tí thì ngồi chà lư hương. Chà sao cho bóng, cho sáng mới thôi. Vừa làm vừa vui, chẳng coi là bị sai biểu. Chị thì người làm mứt gừng, mứt hạt sen, người đổ bánh thuẩn, ai cũng muốn trổ tài ngày Tết. Mẹ phơi kiệu làm dưa món, lo chợ búa nấu dăm món ăn ngày Tết. Này là thịt đông, thịt kho tàu, giò lụa, măng hầm. Cha sắp mâm ngũ quả, dán thêm vài tấm liễn đỏ cạnh bàn thờ ông bà, hay đi chọn mua phong pháo, có khi còn đem phơi để đốt sao cho nổ giòn đêm Giao Thừa. Hay đi chọn nhành mai hay nhánh đào có thể trổ nhiều cánh ba ngày Tết. Không khí chuẩn bị Tết trong gia đình vài ba thế hệ thật đầm ấm. Nhất là có thêm anh chị hay cô chú đi học hay đi làm xa về ăn Tết, nhà càng thêm đông vui. Ngoài phố là chợ hoa, là hội chợ kéo về dựng rạp, hô lô-tô, lắc bầu cua xí ngầu hay trình diễn mô-tô bay. Những sòng bài gia đình quây quần để vui nhiều hơn ăn thua. Ít ra đó là những gì về hình ảnh ngày Tết mà thế hệ tuổi thơ của không ít người đã trải qua. Nhưng không khí Tết không chỉ rạo rực, vui nhộn bề ngoài chừng đó. Nó còn mang những yếu tố tâm linh, tinh thần trong văn hoá ngày Tết. Đó là những nghi thức cúng kiếng đưa tiễn ông Táo, ông bà, cúng Giao thừa, kiêng cữ đầu năm hay ước vọng may mắn cho mình, cho người qua câu chúc đầu năm. Tin vận may vào người xông đất đầu năm. Kỵ điềm dữ nên không to tiếng, không làm đổ bể, nên tránh cả quét nhà.
Học giả Tây học Phạm Quỳnh, chủ báo Nam Phong, có lần nhận xét trong các tiểu luận của mình rằng, những điều này là văn hóa và tập tục ngày Tết của người dân Việt. Chẳng phải là điều mê tín. Chúng chỉ là những tập tục biểu hiện về một ước vọng tốt đẹp cho một năm mới, đã có hàng bao đời qua. Vì con người cần có những lúc để niềm tin, ước vọng bùng thắp giữa cuộc tồn sinh lắm điều lo nghĩ. Họ cần có những lúc, mỗi năm, để sống vị tha, khoan dung và chẳng chấp nê, những điều mà tinh thần và truyền thống của những ngày Tết VN mang lại. Hơn nữa, đón Xuân cũng là lẽ tự nhiên khi con người cũng cần song hành cùng chu kỳ tự nhiên. Đêm Giao Thừa, người ta tin rằng đó là thời khắc thiêng liêng của đất trời, tống biệt điều xấu năm cũ đi để nghinh chào điều tốt lành năm mới. Khi mùa Xuân đến, vạn vật đâm chồi, trổ hoa, thì lòng người hân hoan hơn cũng là điều dễ hiểu. Trong diện mạo tươi vui, lời lẽ ân cần và những lời cầu chúc sức khoẻ hay tài lộc, ngày Tết kéo gần những mối quan hệ trong gia đình, bạn hữu, cộng đồng lại với nhau. Hay trong mối quan hệ tâm linh, khi người ta thắp nén nhang, mời cúng ông bà, tổ tiên về cùng đón Tết hoặc khấn nguyện đầu năm, theo đức tin tôn giáo. Mỗi năm, những ngày Tết lại tái diễn, hoà mình trong văn hoá và nghi thức truyền thống của gia đình và cả một dân tộc có lịch sử lâu đời, ắt cũng điều nên làm. Hay gìn giữ.
Những tất bật, lo toan hay điều kiện trên xứ người, ắt chẳng thể nào giữ trọn vẹn cái hồn ngày Tết như vậy. Nhưng bao lâu nữa, rồi nó sẽ nhạt nhoà hay mất đi, chẳng ai có thể cả quyết. Bởi ngày Tết không chỉ cảm xúc cá nhân mà là một cảm xúc cộng đồng, một niềm vui số đông. Mà đã là số đông thì sức sống của hồn Tết tăng bội lần. Nhất là về ý niệm tinh thần. Chẳng thể nào bị lụi tàn một sớm một chiều. Hãy nhìn xem, hay tham dự bất cứ những sinh hoạt đón chào ngày Tết nào đó chung quanh mình. Dù tại một khu thương mại. Hay tại những cơ sở tôn giáo VN. Những tiếng trống lân còn rộn rã. Những dòng người vẫn náo nhiệt. Và những khuôn mặt trẻ thơ vẫn rạng rỡ đón chào năm mới. Nên hồn Tết vẫn hiển hiện rõ ràng. Để chúng ta cùng đón chào và gìn giữ.
Xin chào một năm mới tốt lành và an khang.
ĐYT

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.