Hôm nay,  

Có Ai Còn Nhớ Ông Đồ Trong Những Ngày Hội Tết"

27/01/201100:00:00(Xem: 5482)
Có Ai Còn Nhớ Ông Đồ Trong Những Ngày Hội Tết"

chan_que_hat_thien_nguyen-large-contentNhóm Thiện-Nguyện Chân-Quê hằng năm mang không-khí Tết Nguyên-Đán đến các nursing home tại quận Cam, California.

Chân-Quê: Diamond Bích-Ngọc (sưu-tầm & biên soạn)
Trong những ngày mừng Xuân ở Việt-Nam xưa kia, người ta thấy lúc nào cũng tưng-bừng náo nức không-khí hội hè. Nhất là ở miền Bắc:
Mùng bốn là hội Kéo-Co.
Mùng năm hội Ó chẳng cho nhau về
Mùng sáu đi hội Bồ-Đề
Mùng bảy trở về đi hội Đống-Cao
*
Mùng bảy hội Khám, mùng tám hội Dâu
Mùng chín đâu đâu cũng trở về hội Gióng…
Những ngày hội Xuân ấy được tổ-chức ở các Đình, Chùa, Đền, Miếu. Nó thể hiện tình nghĩa xóm làng, tình-yêu thiên-nhiên, yêu nghệ-thuật và người dân lành có dịp tỏ lòng sùng-bái các anh-hùng Việt-Nam.
Hình ảnh ông Đồ nghèo không thể thiếu được vào những ngày Xuân. Trong mười ngày trước Tết; họ thường thuê một góc phố, hoặc họ ngồi ở ngay các vỉa hè để bán những băng giấy đỏ. Đôi khi rắc phấn vàng hay bạc, những tấm biển trang trí hoa mà trên đó họ viết những câu đối hay vẽ những bức hoành-phi. Nói đến năm bắt đầu, đến mùa Xuân đang mở ra, nói về gia-đình hay ý-chí của người gia-chủ. Họ cũng thường viết trên những mảnh giấy của khách hàng đưa cho họ để được trả công bằng một khoản tiền nhỏ.
Nếu trong năm vừa qua; gia-đình nào có người đã mãn-phần thì người ta dùng giấy màu vàng hay màu xanh. Những hiệu-lực được thừa nhận ở các màu sắc và ngôn-ngữ từ bút mực thần-kỳ của ông Đồ già; thúc đẩy mọi hạng người chi tiền. Họ mang về treo lên cửa, lên tường những băng giấy dài và đẹp này nhằm tạo vẻ ngoạn-mục cho những ngày Tết Nguyên-Đán.
Xưa kia, ở miền Bắc giá rét, những ông Đồ nghèo khốn khổ run rẩy trong tấm áo bông dài. Ngồi xổm trên chiếu; bán những chữ Hán cuối cùng của họ. Những chữ mà đối với nhiều người đã trở nên câm lặng, không nói lên được một điều gì cả.
Vào thế-kỷ thứ mười lăm (XV) có Vua Thánh-Tôn nhà Lê, trước ngày Tết Nguyên-Đán, Ngài thân-chinh đi vào các thành-phố của kinh-đô lúc sẩm tối để đánh giá những câu đối thảo bởi bút mực của các ông Đồ dán trên cửa nhà dân. Bỗng Vua thấy cửa nhà của một bà bán nước chè (trà) nghèo khó bên đường không có câu đối. Vua hỏi ra thì được biết chồng bà làm phu khiêng kiệu cho Vua. Ngài bèn đưa tiền cho bà, bảo đi mua giấy đỏ và mượn bút lông cùng mực. Rồi Vua bắt đầu viết câu đối sau đây; mà chữ nghĩa đều lấy từ kinh-điển. Sau đó bảo bà đem dán lên cửa:
“Tam Nhân Đồng-Hành Tất Hữu Ngã
Thiên-Lý Như Lại Diệc Lợi Ngô”
Có nghĩa là:
“Ba Người Cùng Đi Tất Trong Đó Có Tôi
Những Người Từ Ngàn Dặm Tới Chắc-Chắn Điều Đó Lợi cho Tôi”
Được diễn-nghĩa như sau:
Câu thứ nhất tả người chồng với người phu cùng khiêng kiệu đang khiêng người ngồi kiệu tức là nhà Vua.
Câu thứ hai ám-chỉ người vợ bán nước chè cho khách qua đường để mưu-sinh.
Rồi nhà Vua từ-giã ra đi mà không bảo mình là ai. Đi thêm vài bước, Vua thấy một ngôi nhà khác có vẻ nghèo khổ và xem ra chẳng chuẩn bị gì cho ngày Tết. Bước vào trong nhà, Vua thấy một người làm phu hốt rác, chẳng có gì để trang-trí cửa nhà, Thánh-Tôn đặt một thoi bạc vào tay người đàn ông khốn-khổ. Một lát sau người này mang giấy mực về trao cho Vua, Ngài viết đôi câu đối trở thành nổi tiếng như sau:

“Đội Nhất Xung Y Đởm Thế-Gian Tri Nan Sự
Tri Tam Xích Kiếm Thu Thiên-Hạ Tri Nhân Tâm”
Có nghĩa là:
“Khoác Chiến-Bào, Ta Lo Toan Những Việc Khó Trên Đời
Cầm Ba Thước Gươm Ta Thu Vào Tay Tấm Lòng Của Mọi Người Trong Thiên-Hạ”
Câu đối này ám-chỉ người hốt rác làm cái nghề thấp-kém nhất trên đời nhưng lại tạo sự vui lòng cho mọi người bằng cách đi thu-dọn tất cả rác-rưởi bẩn thỉu trên đường phố.
Đã biểu hiện ở tác-giả tình-cảm thầm-kín của một người lãnh thiên-mệnh, chịu trách-nhiệm về cuộc sống của muôn dân trong một chế-độ quân-chủ lập-hiến.
Sáng hôm sau, có một vị đại-thần trong triều đi qua đọc được đôi câu đối này liền vào cung tâu Vua trị tội kẻ khi-quân. Vua Thánh-Tôn đã mỉm cười nhận tội về mình.

Ngoài những câu đối đỏ này, người ta còn dán lên cửa chính nhiều mảnh giấy điều đơn-giản hình chữ nhật hoặc hình vẽ các ông Thần có bộ mặt dữ dằn nhằm xua đuổi lũ ma quỷ tai-ác hại người. Hình ảnh những vị Thần có khuôn mặt hiền-từ cầm hoa quả; tượng trưng cho sự giầu có và vinh-hiển. Ngoài ra họ còn treo những bức tranh có con gà mẹ cùng vô số lũ gà con chung quanh; nói lên điềm lành báo trước một sự phồn-thịnh hiếm có và đông con cháu trong ngày Tết Nguyên-Đán.
Nói đến thơ Xuân trong thi-ca Việt-Nam, ngày nay chúng ta không thể quên được một thi-sĩ thời tiền-chiến qua bài “Ông Đồ” đó là tác-giả Vũ-Đình-Liên. Một bài thơ trầm buồn sâu sắc với khung cảnh thay-đổi của thời-gian, như một lớp sơn vàng trên toà cổ-miếu lần lượt rã rời:
“Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông Đồ già
Bày mực tàu giấy đỏ
Bên phố đông người qua
*
Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
*
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu"
Giấy đỏ buồn không thấm
Mực đọng trong nghiên sầu.
*
Ông Đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài đường mưa bụi bay
*
Năm nay đào lại nở
Không thấy ông Đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ"
Hình ảnh ông Đồ nghèo cùng những xôn xao, nao nức mừng Xuân đón Tết Nguyên-Đán nơi quê nhà yêu dấu cũ; tưởng rằng đã chìm khuất, tưởng rằng đã đi vào quên lãng nơi xứ người của thân-phận tỵ-nạn tha-phương. Nhất là đối với các bệnh-nhân đang trị liệu tại những trung-tâm điều dưỡng (Nursing-Home) thuộc quận Cam, Hoa-Kỳ.
Nhưng không! Tất cả được nhắc nhở lại khi nhóm thiện-nguyện Chân-Quê hơn mười năm qua đã mang không khí Tết đến thắp sáng rạng ngời; trong màu sắc rực rỡ của khăn đống, áo dài truyền thống Việt-Nam. Có cả pháo Tết nổ vang trời, xen lẫn tiếng nhạc, lời ca Xuân rộn rã, như truyền sức sống kỳ-diệu đến muôn người.
Xin cầu mong Chúa Xuân rọi tình nhân-ái khắp chốn nhân-gian. Cho cuộc sống hôm nay đẹp như bài thơ “Xuân” của thi-sĩ tài-hoa Huy-Cận:
“Luống đất thơm hương mùa mới dậy
Bên đường chân rộn bước trai tơ
Cây xanh cành đẹp xui tay với
Sông mát tràn Xuân nước đậm bờ
*
Ồ những người ta đi hóng Xuân
Cho tôi theo với! Kéo tôi gần
Rộn ràng bước nhịp hương vương gót,
Nhựa mạnh tuôn trào tưởng dính chân
*
Bắt gặp mùa tươi lên rún rẩy
Trong cành hoa trẻ, cổ chim non.
-Có ai gửi ý trong Xuân cũ,
Đất nở muôn Xuân vẫn chẳng mòn.”
(http://www.diamondbichngoc.com)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông sinh 1979, quê Yên Bái, là một giáo viên dạy sinh, hóa tại Lào Cai. Sau đó, ông chuyển về Hà Nội tiếp tục dạy học tại một ngôi trường cấp 2 và học thêm ngành luật. Năm 2015, ông quyết định thôi việc sau khi lá đơn yêu cầu cải cách giáo dục, đòi hỏi những lợi ích chính đáng cho học sinh của ông bị từ chối. Năm 2017, Lê Trọng Hùng bắt đầu đưa tin với tư cách là một “nhà dân báo” trên Facebook và YouTube, bình luận về các vấn đề chính trị - xã hội và tư vấn cho dân oan cách kiến nghị, khiếu kiện lên các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Ông tự bỏ tiền túi ra để mua hàng ngàn cuốn Hiến Pháp Việt Nam, tặng cho nhiều người và giảng giải cho họ về những điều quy định trong hiến pháp, pháp luật. Ông là một con người giàu lòng nhân ái, từng nhiều lần hiến máu nhân đạo để cứu người.
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Huy, một người quan tâm đến các cộng đồng dân tộc ở Việt Nam, đặc biệt là người Hoa, người Chăm, người Thượng và người Khmer...
Từ năm 1949, người thành lập đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) Hồ Chí Minh đã khoe “Đảng ta là vĩ đại, là đạo đức, là văn minh”. Về sau Đảng tự phong lên “thật là vĩ đại”. Không những thế, các thế hệ nối tiếp lại còn đồng ca “Đảng không có lợi ích nào khác ngoài việc phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.” Nhưng đảng lại tự cho mình quyền lãnh đạo độc quyền; không cho tư nhân ra báo và kiểm soát các quyền tự do cơ bản của con người, kể cả quyền tự do tư tưởng và tự do tôn giáo khiến nhân dân nghi ngờ, đảng viên hoang mang...
Hôm thứ Ba, 26/9/2023, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) công bố một văn kiện nhan đề “Một cộng đồng toàn cầu trong một tương lai chung” với nội dung có thể xem như là tầm nhìn mới của Trung Quốc về một trật tự thế giới do Trung Quốc lãnh đạo, thay thế trật tự hiện thời do Hoa Kỳ đứng đầu...
Trong một tập phim của chương trình truyền hình “Boston Legal” năm 2006, luật sư bảo thủ Denny Crane khẳng định rằng ông có quyền hiến định để mang theo một khẩu súng giấu kín: “Và Tối Cao Pháp Viện sẽ nói như vậy, ngay sau khi họ lật ngược án lệ Roe v. Wade.” Với một bộ phim được phát sóng cách đây 17 năm, đó là một trò đùa, một sự việc không thể tưởng tượng nổi vào thời điểm đó. Tuy nhiên, vào năm 2022, TCPV đã công bố cả hai thay đổi, chuyển một trò đùa không tưởng thành luật pháp của đất nước trong chớp mắt – báo hiệu sự khởi đầu của “cuộc cách mạng hiến pháp.”
Quãng hơn chục năm trước, nhà mình mua 1 mảnh đất gần 500m2 để xây nhà. Trên mảnh đất đó có 1 cây phong, cây mà lá của nó là biểu tượng trên cờ Canada. Cây phong không có tội tình gì ngoài chuyện đứng chình ình giữa vườn, nên nhà mình quyết định chặt đi; giá nó đứng ở góc thì sẽ không chặt chiếc gì …
Tình hình kinh tế Việt Nam đan xen mảng xám trong nhiều lĩnh vực của hệ thống tổ chức khiến nhà đầu tư lo âu và mức tiêu dùng của dân co lại...
Lá vẫn còn xanh. Hè vẫn còn nấn ná. Trời vẫn chưa muốn vào thu mà (không dưng) sáng nay California chợt thoáng chút âm u, và lấm tấm vài hạt mưa nho nhỏ. Mưa chưa ướt đất nhưng cũng đủ làm cho tôi hơi thấy ngại ngần khi nghĩ đến chuyện phải ra khỏi nhà chỉ vì một ly cà phê nóng.
Sau khi nâng cấp ngoại giao lên “Đối tác chiến lược toàn diện” với Mỹ trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Joe Biden (10-11/09/2023), thế đứng chính trị của Việt Nam với nước láng giềng Trung Quốc đã tự tin hơn.
Theo tin Tổng Hợp ngày 10/9/2023, theo chân bốn đời tổng thống tiền nhiệm, Tổng Thống Joe Biden thăm Việt Nam với đoàn tùy tùng hủng hậu bao gồm các viên chức cao cấp của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, Bộ Ngoại Giao cùng những công ty khổng lồ…không ngoài mục đích biến Việt Nam thành quốc gia hùng mạnh, độc lập, tự chủ để không còn lệ thuộc vào Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.