Sách Ảnh ‘My Homelands’ Của Nhiếp Ảnh Gia Lưu Thanh Vương
Hình ảnh nhiếp ảnh gia Luu Thanh Vương.
Lê-Ngọc-Minh
Bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật của người Việt hải ngoại phát triển đã hơn 30 năm, đặc biệt là tại Mỹ, trong thời gian đó chúng ta đã xuất bản khá nhiều sách ảnh với bài viết và hình ảnh, nhưng phải tới thời gian gần đây chúng ta mới thấy một số sách nhiếp ảnh chỉ gồm có ảnh nghệ thuật của một cá nhân nhiếp ảnh gia… một trong những sách đó là “My Homelands” của nhiếp ảnh gia Lưu Thanh Vương.
Đây là một cuốn sách ảnh đồ xộ : 200 trang khổ 12 x 12 inches, bìa dầy, với 182 ảnh màu và đen trắng.
Các bạn ảnh nghệ thuật vùng Nam California này không ai là không biết nhiếp ảnh gia Lưu Thanh Vương : anh đã sinh hoạt trong ngành ảnh nghệ thuật từ khoảng 25 năm nay và đã từng là thành viên ban chấp hành của một hội ảnh lâu đời nhất của người Việt tại Mỹ. Anh sở hữu mấy bộ máy ảnh nổi tiếng từ thời đại máy phim cho tới thời đại máy ảnh kỹ thuật số ngày nay. Anh đã từng đi săn ảnh tại nhiều địa-điểm trên đất Mỹ, tại Việt-Nam… và những hình ảnh của cả hai nơi này tạo thành tác phẩm sách ảnh “My Homelands” của anh.
Sách ảnh “My Homelands” được chia thành ba phần chính, trong mỗi phần là những hình ảnh liên hệ: “The Lands where I am Living In”, “Wherever I see Birds Flying in the Twilight of an Evening, I Wonder Where they are Flying to…” và “… the Land Where I was Born”.
Những hình ảnh trong “The Lands where I am Living In” là những hình ảnh chụp trên đất Mỹ, đất nước mà anh đã cư ngụ từ 1975, lâu hơn cả thời gian anh cư ngụ trên quê hương Việt Nam của anh. Tác giả đã lặn lội từ những vùng đồng lầy ẩm ướt như New Hampshire, Salton Sea… tới những vùng sa mạc cát nóng bỏng như Oceano, Death Valley… tới những vùng đất khô khan nứt nẻ như thung lũng Bad Water, Stove Pipe Wells… tới những ngọn núi cao thiếu cả dưỡng khí như White Mountain, những vùng núi và đồng bằng tuyết phủ như Yosemite, New Mexico… những cánh rừng âm u cây cối chằng chịt như Olympic National Park, Redwood National Park… những thác nước cao vời vợi như Bridal Veil, Mulnomah Falls… những rặng đường núi phải leo trèo lặn lội như Cathedral Rock, Antelope Canyon, Monument Valley… và còn biết bao nhiêu địa điểm nữa mà tác giả đã tới lui nhiều lần, qua bao nắng gió và bị thời tiết đọa đày trước khi thu được tấm ảnh ưng ý.
Trong phần“Wherever I see Birds Flying in the Twilight of an Evening, I Wonder Where they are Flying to…”, để chụp được ảnh những con chim di xứ, những con chim kết đoàn, những yêu thương hay những đụng chạm của loài chim, tác giả đã phải thức khuya dậy sớm, lặn lội đến những vùng có chim sinh hoạt, có khi mỗi năm chúng chỉ tụ họp lại một thời gian ngắn nào đó, gần thì Salton Sea, Shell Beach, xa thì New Mexico, Michigan, Minesota… Có những loại chim không thể lại gần, tác giả đã phải dùng những ống kính tiêu cự dài đến 800 hay 1000 mm, rồi chờ đợi từ khi mặt trời chưa mọc, cho đến khi mặt trời hoàn toàn lặn hết, ngày này qua ngày khác... Ví thân phận mình như những con chim nay đây mai đó, nhiều khi tác giả tự hỏi: “Rồi những con chim này sẽ trôi dạt về đâu… "”.
Quay lại nơi mà mình đã ra đời, “… the Land Where I was Born”, tác giả đã đi dọc đất nước Việt-Nam, từ những con sông rạch miền Nam, những ngôi chợ nổi vùng châu thổ sông Cửu Long, những xóm chài, những tu viện, đến những vùng đồi cát mênh mông, cao nguyên với núi non, với ruộng bậc thang, đến những sinh hoạt thường ngày của người dân Việt cần cù, đến những em bé, những cụ già, những đòng bào thiểu số da nhăn nheo xạm nắng… với cái nhìn nồng nàn, yêu thương, trìu mến…
Người ảnh chuyên môn nhìn thấy trên ảnh của Lưu Thanh Vương mang đầy đủ yếu tố thành công của một người ảnh nghệ-thuật: nội dung, kỹ thuật và mỹ thuật.
Với các cảnh chụp trên đất Mỹ hay Việt, cái nhìn của anh lúc nào cũng thương yêu, đằm thắm, với tình yêu thương dạt dào miền đất mà anh đang cư trú hay miền đất mà anh đã được sinh ra : từ căn nhà hoang cô quạnh, đến những thân cây khô cằn, từ những khe núi le lói ánh sang hằn lên những thớ đá quằn quại, đền những miếng đất khô nẻ nhô lên những bông hoa dại khẳng khiu… Nhìn sa mạc Death Valley, lòng anh nghĩ tới những đồi cát khô cằn nơi quê nhà…
Về kỹ thuật thu hình, hình ảnh của Lưu Thanh Vương thật là sắc nét nếu nhu cầu phải sắc nét, như những hằn đá tại Mesa Arch, tại Mono Lake, tại The Wave… những thân cây quằn quại tại Monument Valley, tại White Mountain, những vết nứt tàn nhẫn tại Bad Water, những chi tiết rõ ràng tại những thửa ruộng bậc thang… Với nhu cầu cần cái nhìn êm đềm nhẹ nhàng, ta thấy Lưu Thanh Vương dùng những nét mờ nhẹ thật đúng chỗ như sương mù tại Idewild, tại bờ biển Oregon, bờ biển Khánh Hòa…
Về mỹ thuật, ta thấy Lưu Thanh Vương bố cục chủ đề và đường nét thật chắc tay, từ khởi đi… tới kết thúc, những điểm “nhấn”, những điểm “nghỉ” thật nhịp nhàng và thiện nghệ. Màu sắc và ánh sáng cũng được anh sử dụng thật chuyên nghiệp, như những mảng sáng trên đỉnh núi lúc hoàng hôn, như những đường nét tối uốn lượn quanh các vết nứt của mảnh đất nứt nẻ trong những cảnh chụp tại Việt Nam cũng như tại Mỹ.
Và còn biết bao nhiêu đặc điểm trên hình ảnh của Lưu Thanh Vương mà chúng ta không thể nào nói lên hết trong một bài viết. Tôi xin mời quí độc giả hãy khám phá những đặc điểm đó trong sách ảnh “My Homelands” của Lưu Thanh Vương.
Nhiếp ảnh gia Luu Thanh Vương cư ngụ và sinh hoạt nhiếp ảnh tại Quận Orange, miền Nam California. Anh đã từng sinh hoạt nhiếp ảnh trên ảnh trường quốc tế và đã đoạt một số Huy chương, bằng Tưởng lệ và Tước hiệu của một số hội ảnh trên thế giới như : Huy chương Vàng FIAP (Europe), huy chương Vàng PSA (USA), huy chương Vàng PSBP (Malaysia), ba huy chương Pewter FIAP… một số huy chương Bạc, huy chương Đồng và bằng Tưởng lệ Danh dự, cùng một số Tước hiệu Danh dự của các Hội Ảnh quốc tế như F HIPS và Hon F HIPS (India), Hon F PSBP (Malaysia), Hon F NAPSL (Sri Lanka), Hon F Argus và Hon M ARGUS (Romania), A NUFARUL (Romania), A USPA (USA), A FIAP (Europe), Hon FICS (USA), F PII (India)…
Hình ảnh nhiếp ảnh gia Luu Thanh Vương.
Lê-Ngọc-Minh
Bộ môn nhiếp ảnh nghệ thuật của người Việt hải ngoại phát triển đã hơn 30 năm, đặc biệt là tại Mỹ, trong thời gian đó chúng ta đã xuất bản khá nhiều sách ảnh với bài viết và hình ảnh, nhưng phải tới thời gian gần đây chúng ta mới thấy một số sách nhiếp ảnh chỉ gồm có ảnh nghệ thuật của một cá nhân nhiếp ảnh gia… một trong những sách đó là “My Homelands” của nhiếp ảnh gia Lưu Thanh Vương.
Đây là một cuốn sách ảnh đồ xộ : 200 trang khổ 12 x 12 inches, bìa dầy, với 182 ảnh màu và đen trắng.
Các bạn ảnh nghệ thuật vùng Nam California này không ai là không biết nhiếp ảnh gia Lưu Thanh Vương : anh đã sinh hoạt trong ngành ảnh nghệ thuật từ khoảng 25 năm nay và đã từng là thành viên ban chấp hành của một hội ảnh lâu đời nhất của người Việt tại Mỹ. Anh sở hữu mấy bộ máy ảnh nổi tiếng từ thời đại máy phim cho tới thời đại máy ảnh kỹ thuật số ngày nay. Anh đã từng đi săn ảnh tại nhiều địa-điểm trên đất Mỹ, tại Việt-Nam… và những hình ảnh của cả hai nơi này tạo thành tác phẩm sách ảnh “My Homelands” của anh.
Sách ảnh “My Homelands” được chia thành ba phần chính, trong mỗi phần là những hình ảnh liên hệ: “The Lands where I am Living In”, “Wherever I see Birds Flying in the Twilight of an Evening, I Wonder Where they are Flying to…” và “… the Land Where I was Born”.
Những hình ảnh trong “The Lands where I am Living In” là những hình ảnh chụp trên đất Mỹ, đất nước mà anh đã cư ngụ từ 1975, lâu hơn cả thời gian anh cư ngụ trên quê hương Việt Nam của anh. Tác giả đã lặn lội từ những vùng đồng lầy ẩm ướt như New Hampshire, Salton Sea… tới những vùng sa mạc cát nóng bỏng như Oceano, Death Valley… tới những vùng đất khô khan nứt nẻ như thung lũng Bad Water, Stove Pipe Wells… tới những ngọn núi cao thiếu cả dưỡng khí như White Mountain, những vùng núi và đồng bằng tuyết phủ như Yosemite, New Mexico… những cánh rừng âm u cây cối chằng chịt như Olympic National Park, Redwood National Park… những thác nước cao vời vợi như Bridal Veil, Mulnomah Falls… những rặng đường núi phải leo trèo lặn lội như Cathedral Rock, Antelope Canyon, Monument Valley… và còn biết bao nhiêu địa điểm nữa mà tác giả đã tới lui nhiều lần, qua bao nắng gió và bị thời tiết đọa đày trước khi thu được tấm ảnh ưng ý.
Trong phần“Wherever I see Birds Flying in the Twilight of an Evening, I Wonder Where they are Flying to…”, để chụp được ảnh những con chim di xứ, những con chim kết đoàn, những yêu thương hay những đụng chạm của loài chim, tác giả đã phải thức khuya dậy sớm, lặn lội đến những vùng có chim sinh hoạt, có khi mỗi năm chúng chỉ tụ họp lại một thời gian ngắn nào đó, gần thì Salton Sea, Shell Beach, xa thì New Mexico, Michigan, Minesota… Có những loại chim không thể lại gần, tác giả đã phải dùng những ống kính tiêu cự dài đến 800 hay 1000 mm, rồi chờ đợi từ khi mặt trời chưa mọc, cho đến khi mặt trời hoàn toàn lặn hết, ngày này qua ngày khác... Ví thân phận mình như những con chim nay đây mai đó, nhiều khi tác giả tự hỏi: “Rồi những con chim này sẽ trôi dạt về đâu… "”.
Quay lại nơi mà mình đã ra đời, “… the Land Where I was Born”, tác giả đã đi dọc đất nước Việt-Nam, từ những con sông rạch miền Nam, những ngôi chợ nổi vùng châu thổ sông Cửu Long, những xóm chài, những tu viện, đến những vùng đồi cát mênh mông, cao nguyên với núi non, với ruộng bậc thang, đến những sinh hoạt thường ngày của người dân Việt cần cù, đến những em bé, những cụ già, những đòng bào thiểu số da nhăn nheo xạm nắng… với cái nhìn nồng nàn, yêu thương, trìu mến…
Người ảnh chuyên môn nhìn thấy trên ảnh của Lưu Thanh Vương mang đầy đủ yếu tố thành công của một người ảnh nghệ-thuật: nội dung, kỹ thuật và mỹ thuật.
Với các cảnh chụp trên đất Mỹ hay Việt, cái nhìn của anh lúc nào cũng thương yêu, đằm thắm, với tình yêu thương dạt dào miền đất mà anh đang cư trú hay miền đất mà anh đã được sinh ra : từ căn nhà hoang cô quạnh, đến những thân cây khô cằn, từ những khe núi le lói ánh sang hằn lên những thớ đá quằn quại, đền những miếng đất khô nẻ nhô lên những bông hoa dại khẳng khiu… Nhìn sa mạc Death Valley, lòng anh nghĩ tới những đồi cát khô cằn nơi quê nhà…
Về kỹ thuật thu hình, hình ảnh của Lưu Thanh Vương thật là sắc nét nếu nhu cầu phải sắc nét, như những hằn đá tại Mesa Arch, tại Mono Lake, tại The Wave… những thân cây quằn quại tại Monument Valley, tại White Mountain, những vết nứt tàn nhẫn tại Bad Water, những chi tiết rõ ràng tại những thửa ruộng bậc thang… Với nhu cầu cần cái nhìn êm đềm nhẹ nhàng, ta thấy Lưu Thanh Vương dùng những nét mờ nhẹ thật đúng chỗ như sương mù tại Idewild, tại bờ biển Oregon, bờ biển Khánh Hòa…
Về mỹ thuật, ta thấy Lưu Thanh Vương bố cục chủ đề và đường nét thật chắc tay, từ khởi đi… tới kết thúc, những điểm “nhấn”, những điểm “nghỉ” thật nhịp nhàng và thiện nghệ. Màu sắc và ánh sáng cũng được anh sử dụng thật chuyên nghiệp, như những mảng sáng trên đỉnh núi lúc hoàng hôn, như những đường nét tối uốn lượn quanh các vết nứt của mảnh đất nứt nẻ trong những cảnh chụp tại Việt Nam cũng như tại Mỹ.
Và còn biết bao nhiêu đặc điểm trên hình ảnh của Lưu Thanh Vương mà chúng ta không thể nào nói lên hết trong một bài viết. Tôi xin mời quí độc giả hãy khám phá những đặc điểm đó trong sách ảnh “My Homelands” của Lưu Thanh Vương.
Nhiếp ảnh gia Luu Thanh Vương cư ngụ và sinh hoạt nhiếp ảnh tại Quận Orange, miền Nam California. Anh đã từng sinh hoạt nhiếp ảnh trên ảnh trường quốc tế và đã đoạt một số Huy chương, bằng Tưởng lệ và Tước hiệu của một số hội ảnh trên thế giới như : Huy chương Vàng FIAP (Europe), huy chương Vàng PSA (USA), huy chương Vàng PSBP (Malaysia), ba huy chương Pewter FIAP… một số huy chương Bạc, huy chương Đồng và bằng Tưởng lệ Danh dự, cùng một số Tước hiệu Danh dự của các Hội Ảnh quốc tế như F HIPS và Hon F HIPS (India), Hon F PSBP (Malaysia), Hon F NAPSL (Sri Lanka), Hon F Argus và Hon M ARGUS (Romania), A NUFARUL (Romania), A USPA (USA), A FIAP (Europe), Hon FICS (USA), F PII (India)…
Gửi ý kiến của bạn