Hôm nay,  

Tầm Quan Trọng Chuẩn Bị Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

1/7/201100:00:00(View: 5689)

Tầm Quan Trọng Chuẩn Bị Giáo Dục Ở Bối Cảnh Toàn Cầu

Bác sĩ Thể Bình, ông bà Nguyễn Đình Hoan, giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh, khoa trưởng Nguyễn Cường, tiến sĩ Nguyễn Kim trao đổi kinh nghiệm về giáo dục .


Nguyễn-Viết Kim


Năm 2011 vừa mới bắt đầu, trong những mối lo của dân chúng thì công ăn việc làm là ưu tiên, vì từ đó mới có cơm ăn áo mặc, được hưởng bảo hiểm y tế, có điều kiện nuôi dưỡng con cái đầy đủ từ tiểu học cho đến khi tốt nghiệp đại học . Nếu có việc làm hợp sở thích, khả năng và thù lao cao thì có cơ hội tiến đến ăn ngon mặc đẹp , có một cuộc sống vững vàng.
Thành ra sự chuẩn bị để khi rời mái nhà trường có công việc vững chắc, thích thú, có viễn tượng thăng tiến là một điều mà chính phủ, kỹ nghệ, các định chế tài chánh, quốc gia và quốc tế, cơ sở giáo dục, phụ huynh và học sinh sinh viên đều nên quan tâm và cùng hợp tác để chuẩn bị cho tương lai .
Tốt nghiệp trong các năm 2008, 2009 và ngay cả 2010 có sự khó khăn khi đi tìm việc làm, tuy nhiên theo một số nhân vật trong quản trị thì sự cung ứng các chuyên viên thuộc các ngành cần thiết vẫn không đủ; các sinh viên tốt nghiệp với số điểm xuất sắc, có kinh nghiệm chuyên môn, có khả năng giao tế, biết thêm ngoại ngữ, thông hiểu văn hoá, phong tục tập quán để có thể sẵn sàng đi làm việc ở khắp mọi nơi, nội địa và ngoại quốc vẫn có chỗ cộng tác thích hợp .
Những yếu tố sau đây góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị và sửa soạn : xuất sắc ở học đường, kinh nghiệm chuyên môn, khả năng ngôn ngữ .
Đi vào từng điểm:
a- xuất sắc ở học đường:
thông hiểu môn học, lựa chọn các môn học hữu dụng và tập luyện óc phân tích và khả năng tổng hợp. Kỹ sư Lê Duy-Loan có văn bằng kỹ sư của đại học Texas ở Austin, đỗ với hạng danh dự cao và học trình bao gồm những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Thiết Kế, Thảo Chương, Anh Văn (Viết, Nói và Diễn Đạt) không những ở sơ cấp, trung cấp mà cao cấp (advanced classes in Physics, Algebra, Mathematics, Computer Design and Programming, English , Composition, Communications).
Cần nói thêm là có 3 hạng: danh dự (summa cum laude: 1%) cao nhất, cao (magna cum laude: 2%), danh dự (cum laude: 5%).
Bây giờ cô là senior fellow của Texas Instruments, tức là 1 trong 6 người trong ban lãnh đạo, quản trị kỹ thuật và định hướng chiến lược cho công ty này .Cô sang đây lúc 12 tuổi với khả năng Anh Văn giới hạn và cuộc sống gia đình thanh đạm lúc đầu với nhiều khó khăn, vất vả .
Còn nhiều thí dụ khác như vị lãnh đạo số 2 (senior vice-president) của Định Chế Địa Lý Quốc Gia (National Geographic Society), kỹ sư Nguyễn Duy-An, anh hơi lỡ tuổi lúc qua đây nên bắt đầu theo học đại học cộng đồng song khi là bài tập thì làm hết cả cuốn, khi thảo chương thì viết dưới nhiều khía cạnh và tốt nghiệp hàng đầu, luyện anh văn qua việc chăm chú nghe truyền thanh và nghe xem truyền hình rồi lập lại .
b- kinh nghiệm chuyên môn:
Mỗi mùa hè chúng ta nhận thấy có rất nhiều khuôn mặt trẻ, tuấn tú trên đường phố thủ đô . Một số là các sinh viên từ khắp nơi về làm việc thực tập hè (internship) ở các Bộ, Phủ, Định Chế Tài Chánh, Truyền Thông, Cơ Quan Quốc Tế, Cơ Sở Khoa Học .


Thông thường những em xuất sắc sẽ được tiếp tục cộng tác trong năm, mùa hè năm tới và khi tốt nghiệp tại thủ đô hay tại địa phương . Khi đi tìm việc làm thì đây là một điểm nổi bật, khi trở lại học đường thì các em hiểu sự khác biệt giữa "huyền thoại và thực tế" , hiểu rõ sự thiết yếu trong công việc mình định theo đuổi và theo học các môn học để có thêm kiến thức .
Tại vùng Hoa Thịnh Đốn chúng ta đều có người gốc Việt làm "mẫu mực" (role model) để các em noi theo trong các cơ sở như: NASA, NOAA, World Bank, International Monetary Fund, Red Cross, Georgetown University, Catholic Uinversity, National Geographic Society, Johns Hopkins University, Đại Học Quân Y, University of Maryland, University of Virginia, George Mason University, National Insitute of Standards and Technology , Department of Homeland Security, State, Defense, Congress, các công ty nhỏ và hạng trung cũng muốn có sự cộng tác chuyên nghiệp .
c- khả năng ngôn ngữ:
vì sự toàn cầu hoá nên sự hiểu biết phong tục, tập quán, tiếng nói các quốc gia có liên lạc giao thương với Hoa Kỳ rất quan trong. Theo thống kê (Center for Economic Development) thì Hoa Kỳ đã mất đi trong vài năm vừa qua mỗi năm khoảng 3 tỉ Mỹ Kim (billions), tức là 3,000 triệu, vì không đủ chuyên viên có sự thông hiểu ngoại ngữ và văn hoá địa phương để có thể đấu thầu thành công và quản trị hữu hiệu . Thoả ước mới ký kết giữa Đại Hàn và Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh giao thương và cần nhiều chuyên viên Hoa Kỳ qua xứ này làm việc .
Tóm lại sự chuẩn bị cần có: nghiên cứu nhu cầu, xác định khả năng, trau dồi kiến thức, nâng cao phẩm chất chuyên môn, học hỏi và thích ứng với môi trường, nghiên cứu thị trường để chuẩn bị tương lai : tìm chỗ thực tập ngay khi đang đi học, học những môn cần thiết như Vật Lý, Toán Học, Điện Toán, Cơ Học, Thống Kê .
Khoảng gần cuối năm 2010 và sang năm 2011 thì tình hình khả quan hơn song khi các công ty nhận thấy trong lúc tình hình kinh tế từ khó khăn rồi bước qua khả quan hơn, họ không còn cần nhiều nhân viên như trước đây, cộng thêm với sự tiến triển kỹ thuật nên sự tuyển dụng cũng không tương ứng với sự tăng gia sản xuất . Vì thế để bảo vệ việc làm của mình nên luôn có tinh thần :
- tập luyện một tinh thần chuyên nghiệp từ cách ăn mặc, lời nói, cách diễn tả, giao tiếp .
- chú trọng vào khả năng nói, nghe, nhận, hiểu; khả năng viết rõ ràng và đọc hiểu rõ .
- tạo một thói quen có những nhận xét để đề nghị cải tiến phẩm chất, tăng năng xuất .
- tập viết bài, trình bày ý tưởng gọn ghẽ, mạch lạc .
- nghiên cứu kỹ lưỡng công ty, cơ quan mình có ý định tìm việc và công việc theo đuổi .
- có cái nhìn chiến lược, thí dụ như an ninh điện toán bao gồm phòng ngừa, chữa trị , củng cố, thì những kiến thức về số học như số chính (chỉ chia được với 1 và chính nó) : 1,2,3,5,7,11,13,17, 19, 23, 29, 31, 37, ....; học hỏi thêm qua báo chí chuyên môn, sách vở, theo học các môn học thiết yếu, tham dự các hội nghị chuyên nghiệp, viết bài đóng góp .
Chú Thích:
- Bác sĩ Nguyễn Thể Bình là giáo sư Đai Học Quân Y của Quân Lực Hoa Kỳ .
- Ông bà Nguyễn Đình Hoan là giám đốc chủ nhân một công ty chuyên lo về giáo dục toàn cầu, đặc biệt là tại Á Châu và Đông Âu .
- Giáo sư Nguyễn-Lâm Kim Oanh là giám đốc điều hành chương trình Ngôn Ngữ Chiến Lược của hệ thống đại học tiểu bang California bao gồm 23 đại học, với tài trợ của Quốc Hội và liên bộ Quốc Phòng, Giáo Dục và Ngoại Giao .
- Giáo sư Nguyễn Cường là khoa trưởng trưởng kỹ sư của đại học Công Giáo Mỹ Châu.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Việt Nam và Trung Quốc đã ký 14 Văn kiện hợp tác an ninh Chính trị, Kinh tế-Thương mại và Văn hóa-Báo chí trong chuyến thăm Trung Quốc đầu tiên của Tổng Bí thư Tô Lâm từ ngày 18 đến 20/08/2024. Trong số này, Văn kiện kết nối và thiết lập 3 Tuyến đường sắt giữa hai nước được gọi là “anh em” đã giúp Trung Quốc liên thông ra Biển Đông và bành trướng thế lực kinh tế...
Tại Campuchia, kênh đào Phù Nam Techo, trị giá 1,7 tỷ USD sẽ kết nối Phnom Penh và Vịnh Thái Lan, tượng trưng cho niềm tự hào dân tộc, an ninh và kết nối thương mại quốc tế. Người ta có thể cảm thấy như thế qua lời tuyên bố của Thủ tướng Campuchia Hun Manet và của ông Hun Sen, trong cương vị cố vấn, người đã chuyển giao quyền lực từ cha sang con vào năm ngoái...
Danh từ được tác giả dùng trong bài này không phải là danh từ theo tự loại mà là một thuật ngữ của Việt Cộng. Thuật ngữ Việt Công hay là danh từ Việt Cộng là những thuật ngữ, những từ được dùng trong nước dưới chính quyền Cộng sản Việt Nam. Ở trong nước người ta không dùng từ “Việt Cộng” mặc dầu Việt Cộng chỉ có ý nghĩa là Cộng Sản Việt Nam chớ không có nghĩa gì khác. Phải nói rõ ràng và dài dòng như vậy để tránh hiểu lầm và hiểu sai. Những danh từ đề cập trong bài viết này đa số là những danh từ kinh tế, vì chủ đề của bài viết là kinh tế, phân tích những ván đề kinh tế, nhận định về kinh tế chớ không phải chính trị, mặc dầu kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, xuất phát từ chính trị và tác động trở lại đời sống của mỗi con người chúng ta.
“Tôi hơi chậm hiểu lại rất chóng quên nên dù đã lê lết qua hơi nhiều trường ốc (trong cũng như ngoài nước) nhưng trình độ học vấn và kiến thức cũng chả̉ tới đâu, vẫn chỉ ở mức làng nhàng. Nói tóm lại là thuộc loại “xoàng”! Ơ! “Xoàng” thì đã sao nhỉ? Cũng không đến nỗi trăng/sao gì đâu, nếu tôi biết điều (biết chuyện – biết thân – biết phận) hơn chút xíu. Khổ nỗi, tôi lại cứ tưởng là mình cũng thuộc loại đầu óc trung bình (hoặc chỉ dưới mức đó không xa lắm) nên ghi danh học – tùm lum/tùm la – đủ thứ phân khoa: Triết Lý, Tâm Lý, Xã Hội, Nhân Chủng …
Một bài viết ngay sau khi được bầu vào chức Tổng Bí thư đảng CSVN cho thấy ông Tô Lâm đã hiện nguyên hình một người giáo điều, bảo thủ và hoài nghi trong “hợp tác quốc tế” với các nước. Trước hết ông cáo giác: “Các thế lực thù địch, phản động chưa bao giờ từ bỏ âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.” Lời tố cáo này không mới vì chỉ “nói cho có” và “không trưng ra được bằng chứng cụ thể nào”, giống hệt như những người tiền nhiệm...
- Mình lúc này không muốn theo dõi tin tức nữa. Mệt lắm. - Mình cũng vậy, không đọc báo, chỉ xem phim hoặc nghe thuyết pháp, tránh nhức đầu. - Đời người ngắn ngủi, sao phải tốn thì giờ… - Ở tuổi này, chuyện gì không vui xin miễn, tội gì phải đọc tin tức rồi tự mình làm khổ mình. Trong những năm gần đây, những phát biểu đại loại như trên từ bạn bè khiến những người trong ngành chúng tôi đôi lúc không khỏi ngán ngẫm về công việc báo chí của mình, một việc làm nếu đã không được tưởng thưởng tài chánh tương xứng, thì phần thưởng tinh thần từ ý nghĩa tự nó cũng không đủ bù đắp. Đọc báo hay không đọc báo?
Hồi đầu thế kỷ, có bữa, tôi nhận được thư của Vũ Thư Hiên. Ông hớn hở cho hay “Anh Tấn sắp sang Pháp chơi với anh vài tuần”. Thuở ấy, hai ông còn khá trẻ trung (và còn sung lắm) nên chắc chắn là đôi bạn già sẽ đi lung tung khắp Âu Châu, chứ dễ gì mà chịu quanh quẩn ở Paris. Mãi cả chục năm sau, sau khi nhà văn Bùi Ngọc Tấn lâm trọng bệnh, tôi mới nghe ông nhắc đến chuyến du hành thú vị này (với ít nhiều tiếc nuối) trong một cuộc phỏng vấn dành cho BBC – vào hôm 14 tháng 11 năm 2014: “Sang châu Âu, tôi quan sát dáng người đi, nét mặt của họ khác dân mình lắm… Đi thì mới biết mình bị mất những gì.”
Chủ tịch nước Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đảng CSVN, thay ông Nguyễn Phú Trọng từ trần ngày 19/07/2024, nhưng ông Tô Lâm chỉ dám hứa sẽ tiếp tục đi theo con đường ông Trọng đã đề ra...
Lúc trẻ, tôi thích Võ Hồng. Khi già, tôi ưa Võ Phiến. Ông viết không nhiều (lắm) nên tác phẩm nào tôi cũng đọc đi/đọc lại đôi lần. Xem xong là quên ngay cái tựa nhưng tên tuổi các nhân vật trong chuyện của Võ Phiến thì cứ nhớ hoài. Họ để lại những ấn tượng rất sâu trong lòng độc giả
Dali_-_The_Sacrament_of_the_Last_Supper_-_lowres Tấm tranh Bí Tích Tiệc Ly vẽ các phụ nữ bên trên là một trong những tác phẩm giá trị nhất của Dali, cũng như tại bảo tàng nghệ thuật quốc gia của Mỹ tại Washington D.C. Bao năm qua người thưởng ngoạn lẫn người Ky-tô hữu vẫn lũ lượt ghé thưởng ngoạn tấm tranh của người họa sĩ cận đại nổi tiếng người Tây Ban Nha Salvador Dali này mỗi khi có dịp đến bảo tàng. Nó như một tác phẩm nghệ thuật của nhân loại, tương tự bức tranh Bữa Tiệc Ly tưởng tượng của Leonardo da Vinci, không thuộc sở hữu hay thẩm quyền của riêng tôn giáo nào. Vậy tại sao ban tổ chức Olympic tại Paris bị chỉ trích, lên án nặng nề khi ý tưởng của họ bị diễn giải là nhại theo bức tranh Bữa Tiệc Ly và màn trình diễn là báng bổ Ky-tô giáo?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.