Hôm nay,  

Vụ Wikileaks Và Màn Tháo Chạy

02/08/201000:00:00(Xem: 10006)

Vụ WikiLeaks và Màn Tháo Chạy

Nguyễn Xuân Nghĩa

Dùng dằng chưa nỡ rời tay, Bỗng WikiLeaks đánh ngay một đòn...

Trang website WikiLeaks đã phối hợp với ba nhật báo The New York Times tại Mỹ, tờ The Guardian tại Anh và tờ Der Spiegel để cùng một ngày Chủ Nhật 25, tung ra hơn 91.000 tài liệu mật của bộ Quốc phòng Hoa Kỳ về nhiều diễn biến xảy ra trong cuộc chiến A Phú Hãn từ năm 2004 đến đầu năm 2010. Dĩ nhiên là chính quyền Hoa Kỳ phản đối việc tiết lộ này, nhưng đến nay chưa hề phủ nhận tính chất xác thực - hay không - của các tài liệu.
Tuy nhiên, dù là xác thực thì các tài liệu vẫn chưa thể trình bày toàn bộ cuộc chiến mà chỉ đưa ra một số dữ kiện, có khi là cục bộ hay chiến thuật, mà thôi. Xuyên qua những gì đã được tiết lộ, ta thấy rằng một số nhận thức chung về cuộc chiến APH - xin viết tắt cho gọn về chiến trường Afghanistan - đã được kiểm chứng.
Thứ nhất, lực lượng Taliban vẫn mạnh và có khả năng dùng hỏa tiễn cầm tay - hệ thống phòng không được vác trên vai ("Man-Portable Air Defense Systems", viết tắt là MANPADS). Điều ấy có thể gây khó cho các trực thăng của Hoa Kỳ và Liên quân NATO. Nhưng thực tế, nếu đếm lại số trực thăng bị rớt vì mọi lý do, kể cả hỏa lực địch, thì tổn thất này không tăng mà còn giảm. Dù sao, chuyện tổn thất ấy không phủ nhận được khả năng tung hoành của Taliban, với loại hỏa tiễn SA-7 có thể còn lại từ thời chiến tranh chống Liên Xô 1979-1989.
Từ đó, mình suy đoán ra khả năng tiếp vận và bảo vệ các hậu cứ của Taliban vì lực lượng này chưa thể chế tạo ra loại võ khí ấy. Nhưng chi tiết về MANPADS cũng cho thấy Taliban chưa có loại hoả tiễn tân kỳ hơn, với ống nhắm bằng hồng ngoại tuyến chẳng hạn. Vì vậy, thuần về quân sự, Taliban chưa thể đảo ngược được tình hình chiến sự. Nhưng vấn đề không phải là quân sự.
Thứ hai, Taliban có khả năng tiếp vận nên mới sử dụng hỏa tiễn cầm tay, và vẫn có hậu cứ nằm đâu đó trong lãnh thổ Pakistan. Vấn đề hậu cứ ấy được các tài liệu do Wikileaks tiết lộ xác nhận: Một mặt, Pakistan không cho Hoa Kỳ truy đuổi Taliban hay al-Qaeda trong lãnh thổ của mình, mặt khác, nhiều tướng lãnh trong cơ quan mật vụ ISI vẫn lặng lẽ yềm trợ Taliban. Thiếu tướng Hamid Gul - cầm đầu mật vụ ISI từ 1987 đến 1989 - là một trong các nhân vật đó.
Chi tiết ấy có thể là một tin nóng cho truyền thông, nhưng không là sự lạ cho lãnh đạo Hoa Kỳ.
Những ai theo dõi chiến sự APH cũng đều nghĩ như vậy. Bây giờ, tình trạng phản phé của chính quyền Pakistan tại Islamabad mới được công khai hóa. Chúng ta cần xem lại lập trường của các phe trong cuộc, may ra thì suy đoán ra hậu quả của vụ WiliLeaks...
Muốn như vậy thì phải nhìn vào tấm lịch và tờ bản đồ... từ xa.
Trong chiến tranh Xô viết tại APH, từ 1979 đến 1989, Hoa Kỳ thời Jimmy Carter thực tế tham dự gián tiếp khi yểm trợ phong trào kháng chiến của các lực lượng Hồi giáo chống lại Hồng quân Liên Xô. Hậu cứ yểm trợ xuất phát từ Pakistan và đường dây tiếp vận là do mật vụ ISI lập ra. Từ phong trào Thánh chiến Jihad, sau này nhiều nhóm chuyển qua hoạt động khủng bố: Mỹ đã nuôi ong tay áo!
Sau khi Liên Xô tháo chạy, Hoa Kỳ dừng tay và bán cái chuyện APH cho Pakistan. Trong thời nội chiến hậu Xô-viết tại APH, Pakistan góp phần yểm trợ cho lực lượng Taliban qua đường dây ISI và sự bố trí của Tướng Hamid Gul, khi ấy đã rời ISI để khỏi mang tiếng! Mối quan hệ ấy nay vẫn còn sau khi Taliban chiếm chính quyền năm 1996 - nhờ Pakistan - rồi bị Hoa Kỳ đánh bật khỏi Kabul năm 2001, sau vụ khủng bố 9-11.
Nhìn từ quan điểm quyền lợi của Pakistan, APH có giá trị chiến lược vì nhiều lý do.
Đầu tiên là vì sắc dân Pashtun rất đông trên khu vực biên giới giữa hai nước. Thứ nữa là nếu APH có lực lượng chống Paksitan thì Islamabad lâm thế kẹt giữa sức ép ở miền Tây - từ APH - với mối đe dọa từ miền Đông - từ Ấn Độ. Vì vậy, Islamabad phải kiểm soát được tình hình APH và một chiến lược cho mục tiêu ấy là duy trì quan hệ "thân hữu" với Taliban đã được xây dựng và nuôi dưỡng từ xưa.


Nhìn từ Hoa Kỳ thì nhu cầu tiêu diệt khủng bố al-Qaeda sau vụ 9-1 khiến Mỹ phải đẩy Taliban ra khỏi chính quyền, nhưng không muốn và không thể tiêu diệt lực lượng này vì nó đòi hỏi một nỗ lực quân sự rất lớn. Việc đổ quân chiếm đóng APH là bất khả - cạn quân rồi - mà cũng chẳng là ưu tiên lớn vì al-Qaeda đã tản qua Pakistan và trải mỏng cơ sở tại Ethiopia, Yemen, Somalia... Vấn đề còn lại của Hoa Kỳ là... bảo vệ Pakistan khỏi tan rã và võ khí hạch tâm của xứ này khỏi rơi vào tay quân khủng bố.
Vì vậy, quan hệ giữa hai nước là một nghịch lý.
Pakistan bị sức ép và sự khuyến dụ - viện trợ - của Hoa Kỳ để thành đồng minh của Mỹ trên trận tuyến chống khủng bố toàn cầu, trước hết là tại APH. Islamabad cũng biết là Mỹ không thể tiêu diệt được Taliban và sớm muộn gì thì sẽ rút khỏi APH - Chính quyền Obama xác nhận điều ấy trong chiến lược mới, được Tổng thống Mỹ công bố hồi đầu tháng 12 năm ngoái. Nhưng lãnh đạo Islamabad cũng e ngại Hoa Kỳ sẽ yểm trợ Ấn Độ nếu họ không thỏa mãn yêu cầu của Mỹ.
Vì vậy, họ đi hai hàng. Vừa hợp tác về hình thức với Hoa Kỳ, vừa ngấm ngầm duy trì quan hệ tốt với Taliban và... chờ ngày Mỹ rút.
Lãnh đạo quân sự và chính trị Hoa Kỳ không thể không biết điều ấy từ lâu, chứ cũng chẳng chờ WikiLeaks tiết lộ. Khi đó, nếu không thể tiêu diệt Taliban thì sự chọn lựa của Mỹ là gì" Nếu cả APH và Pakistan đều bị đại loạn thì Hoa Kỳ và Ấn Độ có thể làm được gì" Giữa nguy cơ tan rã của APH và của Pakistan, nguy cơ nào là quan trọng hơn cho an ninh và quyền lợi Hoa Kỳ"
Chính là nghịch lý rất hợp lý ấy mới khiến hai "đồng minh" là Hoa Kỳ và Pakistan hợp tác theo kiểu kẻ cắp với bà già.
Hoa Kỳ chỉ cần xoá sạch hậu cứ al-Qaeda tại APH là có thể ra về, và cứ dùng dằng nửa ở nửa đi vì chưa dứt khoát được, trong khi cũng chẳng muốn một cường quốc khác - như Ấn Độ hay Trung Quốc - sẽ nhảy vào thế chỗ của Paskitan tại APH. Pakistan thì cười cười hợp tác nhằm bảo vệ biên giới miền Tây, nhưng chờ ngày Mỹ rút và Taliban quay về làm chủ tại APH. Trong khi chờ đợi thì họ đấm ngực thề thốt là không yểm trợ Taliban và biết rằng Hoa Kỳ cũng không tin.
Bây giờ WikiLeaks phanh phui ra sự thật mà mọi người trong cuộc đều biết nhưng cứ làm như không! Ngần ấy thủ đô tại Trung Á và Nam Á đều bị chấn động. Từ Kabul qua Islamabad tới New Delhi, lãnh đạo các nước phải làm bộ lên tiếng, phàn đối hay phủ nhận, v.v... Nhưng chuyện chính vẫn nằm tại Washington, thủ đô Hoa Kỳ.
Thực tế đã được phơi bày là: Hoa Kỳ không có ý chí quyết thắng tại APH, Chính quyền Obama chuẩn bị tháo chạy, trong khi Taliban vẫn có khả năng tồn tại và kiểm soát được một vùng lãnh thổ rộng lớn, bên cạnh một nước láng giềng đầy thân hữu và thiện chí chờ ngày Mỹ rút. Sự thật ấy khiến Chính quyền Obama hết chỗ chạy vì dư luận từ tả qua hữu, từ phản chiến tới bảo thủ về an ninh, đều nêu vấn đề và gây áp lực.
Và đẩy Hoa Kỳ tới quyết định triệt thoái còn sớm hơn dự tính.
Việc hơn 90 ngàn tài liệu được ai đó thu thập, chuyển hoá và phóng ra cho tổ chức phản chiến WikiLeaks là một nỗ lực công phu và có phối hợp. Chứ không thể là sáng kiến của một cá nhân, như anh binh nhất Bradley Manning 22 tuổi, đang bị điều tra. Hay anh Julian Assange, người Úc 39 tuổi đang trụ ở Thụy Điển và là sáng lập viên WikiLeaks. Nỗ lực có phối hợp ấy nhắm vào mục tiêu gì nếu không phải là thúc đẩy Hoa Kỳ sớm triệt thoái khỏi A Phú Hãn"
Mà ai là đạo diễn thật của đòn tác động tâm lý này"
WikiLeaks tiết lộ nhiều dữ kiện phương hại cho sự an toàn của binh lính Liên quân và dân APH, đấy là một vấn đề. Nhưng nếu việc tiết lộ này lại còn chuẩn bị cho Hoa Kỳ tháo chạy thì... chúng ta hết ý kiến. Kinh hãi và kinh tởm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
Tôi không biết chính xác là Văn Trí đã đặt chân đến Đà Lạt tự lúc nào nhưng cứ theo như ca từ trong nhạc phẩm Hoài Thu của ông thì Cao Nguyên Lâm Viên ngày ấy vẫn hoang vu lắm. Ngoài “núi rừng thâm xuyên”, với “lá vàng rơi đầy miên man”, cùng “bầy nai ngơ ngác” (bên “hồ thu xanh biếc”) thì dường như không còn chi khác nữa! Từ Sài Gòn, khi tôi được bố mẹ “bế” lên thành phố vắng vẻ và mù sương này (vào khoảng giữa thập niên 1950) thì Đà Lạt đã bị đô thị hóa ít nhiều. Nơi đây không còn những “bầy nai ngơ ngác” nữa. Voi, cọp, heo rừng, beo, báo, gấu, khỉ, vượn, nhím, mển, gà rừng, công, trĩ, hươu, nai, trăn, rắn, sóc, cáo, chồn… cũng đều đã biệt tăm. Người Thượng cũng ở cách xa, nơi miền sơn cước.
Vi hiến có nghĩa là “vi phạm” hay đi ngược lại những gì Hiến Pháp (HP) quy định. HP không có gì là cao siêu hay quá bí ẩn. Hiến Pháp trong bản chất chỉ là một bộ luật. Sự khác biệt chỉ là: HP là một bộ luật nền tảng hay nôm na là “luật mẹ”. Không những không cá nhân hay hữu thể pháp lý nào trong xã hội, kể cả hành pháp (tức chính phủ) được quyền vi phạm HP, mà không một luật pháp nào của lập pháp (tức quốc hội) được quyền vi phạm HP cả...
Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục đi theo đường mòn Chủ nghĩa đã lu mờ trong thưc tế và thất bại trong hành động tại Đại hội đảng kỳ 14 vào tháng 1 năm 2026. Khẳng định này của ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng là bằng chứng cho tính chai lỳ, chậm tiến và lạc hậu, không phải của riêng ông mà toàn đảng...
Thứ Bảy 24/2/2024 đánh dấu hai năm kể từ khi Nga phát động cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện nước Ukraine. Cuộc xung đột đang lâm vào tình trạng bế tắc và ngày càng tàn khốc. Nhân dịp này ông Nick Schifrin, một phát thanh viên của kênh truyền hình PBS, đã tổ chức một buổi thảo luận bàn tròn về hiện tình của cuộc chiến, nó có thể đi đến đâu và chính sách của Hoa Kỳ đối với Ukraine sẽ ra sao. Hiện diện trong buổi thảo luận có các ông Michael Kofman, John Mearsheimer và bà Rebeccah Heinrichs...
Đôi lời từ tác giả: “Sẽ có nhiều người không thích bài viết này. Họ sẽ cảm thấy bị công kích và rằng thật bất công. Phản ứng càng mạnh mẽ càng cho thấy nỗi sợ hãi về chủng tộc đã cắm rễ sâu vào nền chính trị Hoa Kỳ, và sẽ tồn tại mãi.” Tầm quan trọng của vấn đề chủng tộc trong nền chính trị của chúng ta được thể hiện rõ ràng qua chiến dịch tranh cử tổng thống hiện tại. Khẩu hiệu (slogan) đình đám nhất là từ chiến dịch tranh cử của Donald Trump: “MAGA” – Make America Great Again (Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại). Ý của slogan này là Hoa Kỳ đã từng rất vĩ đại, nhưng đã và đang đánh mất hào quang của mình.
Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao?
Thời gian gần đây, những người thương vay khóc mướn ở Việt Nam thường đem vấn đề Chủ nghĩa Xã hội và đảng có quyền một mình lãnh đạo ra hù họa dư luận. Tuy nhiên, càng vênh váo và cù nhầy bao nhiêu lại càng lâm vào thế bí. Những bài viết không trả lời được câu hỏi: Ai đã trao quyền lãnh đạo cho Đảng, và tại sao Đảng sợ Dân chủ đến thế?
Cận Tết năm Thìn, Marianne Brown (Guardian Weekly) có bài “Vietnam’s parents want a dragon son.” Trời! Tưởng gì, chớ cả Tầu lẫn Ta ai mà không muốn có con trai tuổi Rồng. Nhâm Thìn, tất nhiên, lại càng bảnh dữ nữa. Nam nhâm nữ quí thì sang mà lị. Theo tuviso.com: “Tuổi Nhâm Thìn có nhiều hy vọng tốt đẹp về vấn đề tình duyên và tương lai về cuộc sống, có phần tốt đẹp về tình cảm và tài lộc, vào trung vận và hậu vận thì được nhiều tốt đẹp về hạnh phúc, công danh có phần lên cao.”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.