Hôm nay,  

Nữ Sinh Viên Berkeley Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đời Sống Đh

29/07/201000:00:00(Xem: 5264)

Nữ Sinh Viên Berkeley Chia Sẻ Kinh Nghiệm Đời Sống ĐH

NhưNhư Nguyễn bên cạnh viện trưởng Đại học Berkeley, Tiến sĩ Robert Birgeneau. (ảnh: NhuNhu Nguyen)

Bùi Văn Phú
Một buổi trưa đầu tháng 4.2009, khuôn viên Đại học Berkeley nhộn nhịp sinh viên tay cầm những bích chương vận động bầu cử ban đại diện ASUC giơ cao đi qua lại từ Sather Gate đến Sproul Plaza, trên đó có tên nhiều ứng viên họ Việt. Nhìn kĩ, tôi biết có ba sinh viên gốc Việt tranh cử ba chức vụ khác nhau. Tu Tran và John Tran ứng cử phó chủ tịch và NhuNhu Nguyen ứng cử đại biểu.
Ra Phố Telegraph, một thời mang danh là Phố Hippies, trên lề đường nhiều chỗ có viết tên “NhuNhu Nguyen” như là một hình thức vận động khác lạ.
Kết quả cả ba ứng viên gốc Việt đều trúng cử.
Nhân lễ tốt nghiệp 2010 tôi tìm những đại diện sinh viên gốc Việt trong ASUC năm trước và liên lạc được với NhuNhu Nguyen. Qua e-mails cô chia sẻ kinh nghiệm thời sinh viên bằng tiếng Anh. Bản tiếng Việt do người phỏng vấn dịch.
*
Bùi Văn Phú: Vừa tốt nghiệp Đại học Berkeley, cháu có thể cho biết đã học ngành gì"
NhuNhu Nguyen: Cháu học khoa sinh học nối kết và Đông nam Á học.
- Vì sao cháu chọn hai ngành học rất khác nhau như thế"
Cháu chọn sinh học để chuẩn bị vững hơn cho chương trình học cao hơn.
Còn Đông nam Á học, vì bằng cách học hỏi quá khứ và nền văn hoá của các quốc gia trong vùng để có thể giúp khu vực này và cộng đồng di dân từ các nước Đông nam Á trong tương lai. Di dân đến từ Đông nam Á là một cộng đồng tương đối còn trẻ ở Hoa Kỳ, chúng ta vẫn còn đang cố gắng hoà nhập vào đất mới. Cháu thực sự nghĩ rằng tương lai của thế giới nằm trong tay những nước Đông nam Á vì những quốc gia kĩ nghệ phát triển đang đạt tới đỉnh điểm của nó.
- Khi chọn những khoa này, môn học nào khó nhất cho từng khoa và cháu đã vượt qua những khó khăn như thế nào"
Với ngành sinh học, tất cả các môn đều có những khó khăn riêng bởi vì có rất nhiều điều phải học và hiểu trong một thời gian ngắn. Cách hay nhất để vượt qua khó khăn tại Đại học Berkeley là cần đặt ra một thời biểu học hành đàng hoàng và phải thực sự theo sát thời biểu đó.
- Dự tính của cháu trong tương lai gần và ngành nghề nào cháu sẽ chọn sau này"
Cháu sẽ làm việc thực tập tại nhà thương và hy vọng sẽ vào trường chuyên để học cao hơn. Tương lai cháu chọn nghề chăm sóc sức khoẻ. Cháu cũng tìm hiểu xem có thể giúp gì cho thành phần người gốc Đông nam Á không có bảo hiểm y tế và muốn tổ chức một nơi giống như trung tâm cộng đồng để bảo tồn văn hoá Việt cho thế hệ trẻ người Mỹ gốc Việt.
- Điều gì cháu thích trong sinh hoạt ở trường và điều gì cháu không thích"
Cháu thích mọi thứ về đời sống sinh viên. Cháu thật sự trân quí sự khác biệt và chiều sâu trong môi trường Đại học Berkeley. Có nhiều chuyện để sinh viên tham dự vào và qua đó có thể nhìn thấy những chuyển hoá của chính bản thân. Đó là điều rất thích thú. Điều cháu không thích là phải ăn ở ngoài. Cháu rất nhớ những bữa cơm mẹ nấu ở nhà.
- Ngoài việc học, có những hoạt động nào trong trường cháu đã tham gia"
Cháu tham gia Hội Sinh viên Việt Nam ở Đại học Berkeley (Cal VSA), là một thành viên châu Á trong câu lạc bộ Alpha Kappa Delta Phi (aKDPhi) và là đại biểu trong ASUC. Cháu cũng giúp hướng dẫn các em học sinh trong chương trình Let’s Rise Mentorship và là một thành viên trong chương trình Biology Scholars Program của hội cựu sinh viên trường.
- Cháu có thể chia sẻ những kinh nghiệm sinh hoạt đó.
Lớn lên ở vùng Hayward-Union City, cháu không có nhiều cơ hội để sinh hoạt với cộng đồng người Việt lớn hơn, như ở San Jose hay Little Saigon. Cháu chỉ có vài bạn thân là người Việt. Thật khó mà gìn giữ văn hoá Việt khi không có không gian cho văn hoá ấy. Thời học phổ thông ở trường cũng có hội học sinh Việt, nhưng không phải là nguồn năng lực mà cháu đang tìm kiếm. Nhiều sinh hoạt của hội chỉ là gây quỹ, dạ vũ mà thiếu tính lịch sử hay nét văn hoá. Đó là nguyên do tại sao khi vào Đại học Berkeley cháu tham gia ngay vào hội sinh viên Việt Nam. Tình bạn nảy nở qua sinh hoạt với hội là những tình bạn lâu dài mà cháu cảm nhận được.
Sau một năm học, cháu vẫn cảm thấy thiếu thốn gì đó trong cuộc sống, đó là tình bạn giữa những nữ sinh. Qua hội sinh viên Việt Nam cháu đã gặp hai bạn gái rất nhiệt tình, có văn hoá, tử tế và đều là thành viên của câu lạc bộ nữ sinh aKDPhi. Mùa thu năm thứ hai, cháu gia nhập câu lạc bộ này và đó là một thay đổi cuộc đời. Cháu đã gặp những nữ sinh viên là ngọc thật giữa một biển ny-lông hiện đại. Các bạn đã dìu dắt cháu, yêu thương tất cả những gì là con người thật của cháu và cho cháu cơ hội lớn lên như chính mình ngày hôm nay. Cháu trúng cử vào ASUC là nhờ câu lạc bộ xã hội này.


Sân trường Đại học Berkeley mùa vận động tranh cử ban đại diện tổng hội sinh viên, tháng 4.2009. (ảnh: Bùi Văn Phú)


Năm thứ tư cháu là một trong 20 đại biểu trong ASUC, đại diện cho 33 nghìn sinh viên, với hơn 500 hội đoàn. Trong vai trò đại biểu cháu đã học được nhiều, quan trọng là biết những nguồn tài nguyên, là có tiếng nói chính trị, đứng vững trong việc duy trì đạo lí khi có vấn đề tranh cãi và luôn tỏ ra lịch sự trong các cuộc tranh luận.
Cháu cũng làm việc trong chương trình Let’s Rise như là một người chị hướng dẫn các em học sinh. Chương trình này giúp học sinh nghèo của các trường cấp 2 có điểm thi thấp trong thành phố, cung cấp một nơi tụ họp sau giờ học để các em tránh phá phách, cho bài tập để các em làm, nâng đỡ tinh thần, nhắc nhở các em về sự quan trọng của việc cố gắng học lên cao không chỉ đem đến cho các em tương lai tốt đẹp hơn cha mẹ, nhưng cũng để tạo tiếng nói có sức nặng cho cộng đồng.
Là sinh viên được học bổng từ hội cựu sinh viên U.C. Berkeley vì thế cháu cũng có sinh hoạt với hội này trong thời gian ở trường.
- Năm ngoái cháu trúng cử vào ASUC. Nguyên do nào đã khiến cháu ra tranh cử"
Qua sinh hoạt tích cực với nhiều hội sinh viên trong ba năm đầu, cháu nhận ra rằng trung tâm của đời sống sinh viên Berkeley nằm trong ASUC. Tổng hội sinh viên là một trong số ít ban đại diện sinh viên trên toàn quốc có vị trí tự quản trong những quyết định chi tiêu 1 triệu 600 nghìn đô-la mỗi năm, thêm vào là những thặng dư tài nguyên hữu ích và cơ hội để nâng cao đời sống sinh viên. Cháu muốn chắc chắn rằng những cộng đồng sinh viên mà cháu là thành viên và khối “đa số thầm lặng” có đại diện tương xứng, có những tiếp cận với nguồn tài nguyên này.
Thêm vào, cháu còn là một thành viên gốc Á của câu lạc bộ xã hội với tên gốc Hy Lạp và những câu lạc bộ này cũng cần có tiếng nói trong tổng hội. Cháu thấy không ai đại diện quyền lợi thiết thực nhất cho những câu lạc bộ và sắc dân chúng ta. Có nhiều thành kiến sai lầm mà những câu lạc bộ phải đương đầu. Là một đại diện trong tổng hội cháu đã giúp xác lập lại hình ảnh của những câu lạc bộ trong khuôn viên trường nói chung, và với ban giám đốc trường, bên cạnh những trách nhiệm khác của cháu trong ban đại diện.
Quan trọng nhất là trong ASUC mỗi năm luôn có vài đại diện gốc Đông nam Á hay Việt Nam, thường thì những đại diện này có quan điểm rất phóng khoáng và đã trở nên bảo thủ mà không biết. Nếu chỉ có những đại diện chính trị gốc Đông nam Á như thế thì không thực sự phản ánh đa số hay toàn thể cộng đồng sinh viên Việt, dù ở Berkeley hay ngoài xã hội. Cháu tranh cử để có thêm tiếng nói chính trị của thành phần sinh viên gốc Đông nam Á, để góp tiếng với thành phần tiến bộ thực dụng và với ban giám đốc nhà trường. Cháu tranh cử để chứng minh rằng chúng ta, người gốc Đông nam Á, có thể là người lãnh đạo trong số những nhà lãnh đạo; lãnh đạo không phải giới thiểu số mà lãnh đạo của cả dòng chính.
- Điều tốt nhất cháu đã học được trong vai trò đại biểu của ASUC"
Làm đại biểu trong ban đại diện là một kinh nghiệm quí giá mà cháu đã may mắn có được. Cháu hài lòng với thành quả là đã giúp cho nhiều hội sinh viên vượt qua được những thủ tục hành chánh, cháu đã “tham vấn” giúp các hội sinh viên tìm nguồn tài trợ, tìm dụng cụ v.v… và biến những đam mê của sinh viên thành hiện thực.
Ngoài những lĩnh vực chính của tổng hội là nguồn tài nguyên, những phiên họp căng thẳng nhất của ban đại diện là với những tranh luận chính trị mà các đại biểu phải có quan điểm công khai. Khi những vấn đề tranh cãi được đem ra thảo luận, luôn có người ủng hộ hay phản đối. Không có ai tốt hơn hay đáng giá hơn. Việc quan trọng là xác định vấn đề đó là “về cái gì, cho ai và từ ai” và câu trả lời dù là song hành hay thẳng góc với quyền lợi tốt nhất mà mình đại diện, trong tương quan của một công dân Mỹ. Để có thể trả lời câu hỏi trên cho đúng, mọi vấn đề cần được nghiên cứu và tìm hiểu kĩ xem ảnh hưởng của nó đối với cộng đồng sinh viên và với cộng đồng chung quanh sẽ ra sao trong tương lai gần cũng như xa. Những quyết định chính trị của ban đại diện có sức nặng hơn người đời thường nghĩ. Bởi vì Đại học Berkeley là một trường công đứng đầu nước Mỹ, vì thế những quyết định chấp thuận hay không chấp thuận sẽ được cả thế giới biết đến.
Một bài học khác cháu ghi nhớ là luôn duy trì lịch sự trong tranh luận. Bất kể vấn đề gì đang bàn thảo, luôn chọn cách làm tốt hơn. Không phải là điều quan trọng về những gì phiá đối lập làm. Nếu có hiểu biết hơn thì phải làm tốt hơn. Đến cuối năm, sinh viên sẽ nhớ đến cách mà bạn hành xử trong những buổi họp kéo dài hơn 12 tiếng đồng hồ, chứ không phải là những vấn đề đã được bàn thảo. Bài học này không chỉ ứng dụng cho ban đại diện mà ngay trong giao tiếp hàng ngày. Khi hết ngày, khi những vật lộn đời sống lắng xuống, cuộc đời một người được nhớ đến qua nhân cách và cách cư xử với nhau trong mọi tình huống.
Thành thật mà nói, bất cứ một đại biểu nào của ASUC cũng có thể nói về trải nghiệm của họ rất nhiều. Nhưng mọi người có thể nói rằng khi rời ban đại diện họ đã thật sự hiểu được tại sao có những vị trí trong xã hội được gọi là những “đầy tớ phục vụ dân”. Cháu rất kính trọng và biết ơn những chính trị gia ở mọi cấp. Họ thực sự cống hiến cuộc đời để phục vụ dân, phục vụ đất nước này.
- Năm ngoái ASUC còn có hai phó chủ tịch là người Mỹ gốc Việt. Người Việt thường không thích chính trị, tại sao tại Đại học Berkeley lại có nhiều sinh viên ứng cử và đã trúng cử"
Cháu không đồng ý với nhận định rằng người Việt không thích chính trị. Đời sống bị kiểm soát bởi chính trị, mà chính trị thì bị kinh tế kiểm soát. Chính trị là đan xen của mọi thứ mà chúng ta làm, dù ở bất cứ đâu. Và nếu chúng ta không thích bị lợi dụng hay bị bỏ lơ thì chúng ta phải tham gia vào guồng máy ấy. Người Việt không thích bị lợi dụng hay không được quan tâm.
Theo cháu, sự gia tăng tham gia của sinh viên gốc Việt trong ASUC hiển nhiên là dấu mốc của sự chuyển hoá của cộng đồng người Việt. Cháu nghĩ thế hệ trước có thể đã không tham gia nhiều vì không có phương tiện. Để được trúng cử thì cần có một nền móng vững qua nối kết và khả năng ăn nói, là hai điểm mà những thế hệ đi trước không có. Một thí dụ cụ thể có thể thấy trong một chương ngắn có tên “Accent” trong tập truyện Perfume Dreams của Andrew Lâm. Đây là câu chuyện của một di dân Việt 44 tuổi đến Mỹ, đi học trở lại, lấy được bằng cử nhân và tiến sĩ luật, nhưng rồi cuộc đời của ông ngừng ở đó. Ông không thể hành nghề luật sự vì có giọng nói lớ nặng, không ai mướn ông. Không phải người Việt không có khả năng hay họ không quan tâm, nhưng họ bị cản trở bởi những giới hạn vì lịch sử còn non trẻ tại Hoa Kỳ. Là người thực dụng như người Việt Nam, họ chọn con đường để có thể cảm thấy an toàn hơn, đó là những ngành khoa học thực nghiệm vì trong đó khái niệm và ngôn ngữ giống nhau khắp nơi.


Theo thời gian, cách suy nghĩ của cộng đồng Việt chuyển từ việc lo định cư, cố gắng sống còn để hội nhập sang việc chọn nơi đây là nhà thật sự, một ngôi nhà sẽ vừa vặn với họ như những đôi găng tay. Để đạt được điều này chúng ta cần có những người hiểu biết lịch sử, thời sự, xã hội và làm cách nào để đảm bảo rằng người Mỹ gốc Việt cũng được đối xử như những công dân Mỹ. Đây là lúc những ngành học nhân văn được chú ý đến và trở thành những động cơ xã hội để biến những viễn kiến nói trên thành hiện thực. Và cách tốt nhất để thực hiện mũi tiến này là tích cực tham gia chính trị. Không kể đến một thực tế là ngày nay người Mỹ gốc Việt không còn phải đối đầu với những trở ngại ngôn ngữ hay văn hoá như trước đây.
Thêm vào đó, chúng ta cũng cần có người trong lãnh vực nghệ thuật để quảng bá cho những gì gọi là Việt Nam, với một trình độ mỹ thuật, trong một nền văn hoá độc tôn Mỹ. Khi mà còn thiếu vắng nét Việt trong nghệ thuật và giải trí thì ngày đó chúng ta chưa thể gọi nơi này là nhà. Bởi vì làm sao có thể là nhà thực sự nếu sự có mặt của chúng ta không được thừa nhận"
- Cháu coi mình là người Việt hay người Mỹ và trong phong cách nào"
Cháu rất coi mình là người Mỹ gốc Việt. Cháu không hoàn toàn là người Việt bởi vì cháu lớn lên ở Mỹ, hấp thụ nền giáo dục Mỹ. Mặc dù ngôn ngữ đầu đời, tiếng mẹ đẻ của cháu là tiếng Việt, nhưng ngôn ngữ chính của việc học và tranh thủ ngoài đời là tiếng Anh. Dù nếu tiếng Việt của cháu có giỏi, cháu vẫn coi mình là người Mỹ gốc Việt bởi vì nền giáo dục Mỹ cháu đã được hấp thụ. Và cháu không thuần là người Việt bởi vì Việt Nam ngày nay không ôm chầm lấy cháu như là một con người, chỉ vì cháu là con gái trưởng của một sĩ quan hải quân của Việt Nam Cộng hoà.
Cháu không phải là người Mỹ bởi vì cháu không thể và sẽ không quên được nguồn gốc Việt. Đó là một mảng lớn của đời cháu. Cháu lớn lên tại Mỹ, nhưng với truyền thống và nề nếp Việt. Cháu lớn lên tại Mỹ nhưng cơm và nước mắm vẫn ăn. Cháu lớn lên tại Mỹ nhưng nguồn gốc là từ Việt Nam.
Có một khẩu hiệu trên những đồng tiền Mỹ: “E Pluribus Unum”, có nghĩa: “Trong nhiều, có một”.  Nghĩa chính của câu đó nói lên thế nào là người Mỹ. Cháu có cảm tưởng nếu không có những cái gốc thêm vào căn cước của người Mỹ, nó sẽ trở thành điều dễ dàng để quên đi nguồc gốc, lịch sử và những đấu tranh của một sắc dân, điều đó sẽ làm kém giá trị bản thể của một cá nhân. Nguồn gốc làm cho chúng ta khác với những người Mỹ khác trong xã hội, bởi vì là người Mỹ thì mọi chuyện đều xoay quanh: “Điều gì làm bạn khác biệt” hay “Bạn đã nổi bật lên như thế nào”.
- Cộng đồng người Mỹ gốc Việt như cháu biết, có những gì là tốt và có những gì cần cải tiến"
Chúng ta không liên kết chặt chẽ với nhau như những cộng đồng khác, như người gốc Do Thái. Người mình cạnh tranh với nhau quá. Không giúp đỡ nhau để thành công như những cộng đồng khác. Tranh đua làm cho người ta mạnh hơn, tốt hơn, nhưng cháu nghĩ chúng ta cần tranh đua với những cộng đồng sắc dân khác, còn mình phải giúp nhau. Chúng ta chỉ mạnh và có tiếng như mắt xích yếu nhất của chính mình.
Chúng ta không làm hết sức để đảm bảo thế hệ con cháu không bị Mỹ hoá. Chúng ta nói tiếng Anh với các con khi ở nhà. Nếu cứ tiếp tục đà này chắc chắn tiếng mẹ đẻ sẽ mai một trong thế hệ tới.
Chúng ta không cố gắng để gìn giữ văn hoá và bản sắc. Chúng ta nghĩ rằng làm người Mỹ thì tốt hơn là người Việt hay người Mỹ gốc Việt, làm người Á đông cũng tốt hơn hơn là người Việt. Chúng ta không hãnh diện đủ về nguồn gốc của mình. Việc này phải được đặt ra từ lúc các em còn nhỏ. Bài học này cần bắt đầu từ tâm lí phụ huynh. Không cần biết chúng ta làm gì nhưng dòng máu Việt vẫn luôn có trong người. Cháu không hiểu tại sao nhiều người lại vội vàng quên đi nguồn gốc, ngôn ngữ, tổ tiên. Điều đó không làm cho một người trở nên “cooler” - tốt đẹp hơn.
Về mặt tốt, cháu thấy chúng ta làm hết sức để tưởng nhớ 30.4, ngày Sài Gòn sụp đổ.
Chúng ta thúc đẩy con cái để thành công. Dù có nhiều gia đình thuộc thế hệ thứ nhất nhận trợ cấp xã hội, cháu có thể nói chắc rằng chiều hướng đó sẽ giảm nhanh xuống còn số ít không đáng kể trong thế hệ nối tiếp. Điều này khác với nhiều sắc dân khác. Một điều tốt nữa là chúng ta dạy cho con cháu biết kính trọng người lớn.
- Cháu đến Mỹ năm nào và bằng cách nào"
Cháu sinh ra ở Việt Nam. Đến Mỹ vào tháng 9.1991 khi cháu gần 3 tuổi. Gia đình cháu được Hoa Kỳ nhận cho tị nạn chính trị vì bố cháu là tù nhân chiến tranh trong 6 năm, hay nói đúng ngôn ngữ chính trị thì bố cháu bị đưa vào trại “học tập cải tạo” 6 năm. Gia đình cháu đến Mỹ bằng máy bay.
- Cháu có về Việt Nam bao giờ chưa"
Cháu đã trở về Việt Nam vào một mùa đông khi đang học lớp 4 và vào mùa hè năm 2006 sau khi tốt nghiệp phổ thông.
Cháu nghĩ Việt Nam là một đất nước vô cùng đẹp, mọi thứ về quê hương thật sự rất thích thú. Dù lớn lên, học hành ở Mỹ nhưng cháu vẫn cảm thấy rất gần gũi với quê mẹ vì một nguyên do nào đó. Chắc chắn đó là vì văn hoá. Dù là miền đất xa xôi về địa lí cũng như tình cảm, nhưng cháu không thể chối bỏ được sự thực là chúng ta có nhiều điểm chung, có chất Việt trong người. Vì thế cháu vẫn có thể nối kết với nước Việt bất kì khi nào cháu về quê, với những tình cảm rất gần.
- Nghĩ về đất nước Việt Nam cháu có những cảm nhận gì"
Khi nghĩ đến đất nước Việt Nam, cháu nghĩ đến một dân tộc đang chịu đựng, một nhà nước thối nát, giầu nghèo quá cách biệt và cháu nghĩ đến sự việc là cách nào đó Trung Quốc đang muốn nuốt chửng chúng ta rồi nhả xương ra cho cộng đồng người di dân Việt lượm.
Cháu nghĩ đến một vùng đất đẹp với những món ăn ngon và hoa quả tươi. Trong nhiều món ăn mà cháu đã thử qua, phải nói rằng thức ăn Việt là số một. Món ăn Việt rất có hương vị, béo và phong phú. Không có thức ăn nào khác so sánh được. Tự chính nó là một giai cấp. Một bạn của cháu nói nước mắm là loại nước chấm tuyệt hảo và chúng cháu đồng ý rằng nó là một trong những món ngon nhất, nếu không muốn nói là hạng nhất.
Nhưng chủ yếu, cháu nghĩ đến cộng đồng di dân của chúng ta với những thử thách đang có do bởi việc chuyển đổi nơi cư trú. Các bạn thân và cháu nói đến những hi sinh mà các bậc cha mẹ đã có để chúng cháu có được cuộc sống và những cơ hội hôm nay.
Cháu lo lắng không biết sử Việt cháu đã học được có đủ để chuyển lại cho thế hệ kế tiếp. Bao nhiêu truyền thống, giá trị, những câu ca dao tục ngữ, phong tục, thức ăn, ngôn ngữ v.v… Bao nhiêu tính Việt cháu đã thực sự hấp thụ để có thể chuyển lại cho con cháu khi mà nhiều người chúng cháu không biết tiếng Việt, nói thì bập bẹ và nhiều khi còn cảm thấy xấu hổ nhận mình là người Việt"
Cháu hiểu rằng tương lai của lịch sử miền Nam với một nền văn hoá phong phú không bị bôi bẩn và sự trân quí giáo dục, những lí tưởng nằm trong tay những người trẻ hôm nay. Cháu thảo luận với các bạn làm sao để quân bình được giữa hai nền văn hoá Việt và Mỹ để chúng cháu có thể vươn lên trên đất mới, cùng lúc nhớ về nguồn gốc của mình. Chúng cháu thường suy nghĩ và cám ơn Thượng Đế đã cho chúng cháu một cộng đồng người Việt đổi mới, thành công ở Mỹ cũng như trên thế giới để làm gương cho thế hệ trẻ; để thêm niềm hãnh diện làm người Việt ở khắp nơi, để thêm hi vọng vào một thế giới của nhiều tuyệt vọng đối với những người mà lịch sử của họ đã bị bóp méo.
- Cháu có đọc và viết được tiếng Việt không"
Cháu nghĩ cũng tạm được. Cháu không giỏi như mong ước, nhưng cháu nghĩ cháu có một căn bản vững chắc. Cháu nói chuyện bằng tiếng Việt khá hơn là trình độ đọc.
- Cháu học tiếng Việt từ đâu"
Cháu còn biết tiếng Việt là nhờ bố mẹ. Bố tuyệt đối không chấp nhận cho nói tiếng Anh trong nhà. Gia đình xem nhiều phim Tầu khi cháu lớn lên, qua cách đó chúng cháu học được tục ngữ và ca dao. Gia đình cháu thích trò chuyện bằng tiếng Việt về những vấn đề xã hội như nạn kì thị chủng tộc, về văn chương, giáo dục và dĩ nhiên cả chuyện chống cộng sản. Mẹ luôn giúp cháu học thêm từ vựng tiếng Việt mỗi khi cháu gặp khó khăn trong việc diễn tả suy nghĩ hay hành động của mình.
Thời gian theo học Đại học Berkeley cháu học hết 4 lớp tiếng Việt của thày Trần Hoài Bắc. Trong những lớp này cháu đã học đọc và viết tiếng Việt cho chuẩn. Có hai giảng viên dạy 4 lớp tiếng Việt sơ cấp. Lớp của thày Bắc cháu khuyên bạn nên lấy vì thày không chỉ dạy ngôn ngữ và còn dạy văn hoá. Thày như một người cha đối với sinh viên trong trường. Thày dạy tục ngữ, ca dao với tất cả những ý nghĩa sâu xa của nó về con ngoan, học sinh tốt, anh chị em đùm bọc nhau, giữ gìn sức khoẻ v.v… Điều tốt nhất là thày đã cho khoảng không gian trong đó sinh viên cảm thấy vui, hãnh diện là người Việt, nói tiếng Việt. Quan hệ giữa những sinh viên của thày không chỉ giới hạn trong lớp học mà còn trở nên thân tình cả bên ngoài lớp học.
Thật khó tìm được một người thày dạy văn hoá có chiều sâu hơn và yêu nghề như thày Bắc. Trong lớp của thày, sinh viên học về lịch sử và văn hoá của quê hương, như những câu tục ngữ và nguồn gốc của chúng. Không như những lớp khác đưa ra hình ảnh văn hoá Việt rất hời hợt như “mặt đẹp là khuôn mặt trái soan, môi trái tim, mắt bồ câu, mũi cao, da trắng v.v…”.
- Có những khoảnh khắc hay sinh hoạt nào tại Đại học Berkeley mà cháu nhớ mãi"
Đại học Berkeley quá tuyệt vời, dùng chữ tuyệt vời có thể chưa đủ để diễn tả được một thời điểm hay một sinh hoạt. Kinh nghiệm đáng nhớ nhất trong những ngày học ở Berkeley là sự trưởng thành cho bản thân. Đó là nhờ những hội đoàn, tổ chức mà cháu dành thời giờ tham gia và những gì các sinh hoạt đó đã cống hiến cho cháu. Xếp theo thứ tự những nơi giúp cháu trưởng thành nhiều là ASUC, aKDPhi và Hội sinh viên Việt Nam.
- Kinh nghiệm nào cháu muốn chia sẻ với những sinh viên sẽ vào trường học năm thứ nhất"
Với những sinh viên năm đầu, cháu có lời khuyên sau:
Mỗi học kì nên học đủ số tín chỉ tối thiểu thôi.
Hãy thử những điều mới, vui chơi. Nhưng đừng quên là các em đang ở đại học để có được một sự giáo dục tốt vì thế điểm trung bình, GPA, là quan trọng hàng đầu. Mặc dù có nhiều người nói rằng những bài học quí giá nhất không thể học được từ lớp học, nhưng nên nhớ rằng những điều học được từ lớp là điều đưa bạn đến ngưỡng cửa đầu tiên.
Có một thời biểu và theo sát nó. Dành thời gian để thư giãn, xem ti-vi, tập thể thao, đi chơi và HỌC!
Ôn bài thi ít nhất một tuần trước ngày thi cho những ngành khoa học.
Bạn học chính là gia đình vì thế nên chọn bạn mà chơi. Có một vài câu châm ngôn rất đúng mà cháu muốn dẫn: “Nói cho tôi biết bạn của bạn là những ai thì tôi có thể biết được bạn là người thế nào” và “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”.
Cần quân bình cuộc sống, biết giới hạn của mình. Điều gì cũng vừa phải là chìa khoá cho thành công trong việc học và sức khoẻ tốt ở đại học.
Ghi danh học những lớp tiếng Việt của thày Trần Hoài Bắc là Việt 1A, 1B, 100A, 100B
- Cháu có thể cho biết họ và tên tiếng Việt đầy đủ và tên hiện nay của cháu nếu như khác với tên Việt.
Tên cháu là Nguyễn NhưNhư. Tên Mỹ là NhuNhu Nguyen.
- Cám ơn cháu đã chia sẻ những kinh nghiệm thời sinh viên. Chúc cháu thành công trên con đường đang theo đuổi.
© Buivanphu 07.2010

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những ngày cuối cùng của tháng 4/1975, trong khi những người lãnh đạo tối cao của quốc gia và quân đội tìm mọi cách để ra đi
"Công An tình Tiền Giang phối hợp với công an phường 6 đánh đập người dân" "Cướp đoạt nhân quyền, cướp đoạt tài sản của dân - đả đảo"
Không biết vì vẫn còn kỳ thị trù dập người dân chế độ cũ hay vì tham nhũng bao che bọn cường quyền côn đồ mà nhà nước CSVN địa phương
Nhìn như thế nào về buổi hội kiến giữa Tổng Thống Bush và chủ tịch CSVN Nguyễn Minh Triết
Bài này của nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh viết năm 2003, nhưng vẫn rất mới trong cuộc chiến nhân quyền ở quê nhà
Tình trạng ''Xa rời tôn chỉ mục đích'' và ''Thương mại hoá'' của báo chí Việt Nam đã tới mức báo động khiến Ban Chấp hành Trung ương đảng
Ông Nguyễn minh Triết là một nguyên thủ quốc gia công du Mỹ bị đồng bào mình chống mạnh nhứt, nhiều nhứt so với các nguyên thủ không được lòng dân
VN có lợi khi giao dịch với Mỹ hơn... VN nhập siêu nặng với Trung Quốc mà được xuất siêu gấp 8 với Mỹ...
Chủ tịch nước CSVN Nguyễn Minh Triết đã chuẩn bị khá kỹ chuyến viếng thăm Hoa Kỳ. Trước đó mấy tuần, khi nghe tin "người bạn lớn của nhân dân Việt Nam"
Đây là bản dịch bài viết của Luật Sư Nguyễn Quốc Lân (ảnh) để phản bác lại bài bình luật của Báo Orange County Register
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.