Hôm nay,  

Tháng 6, San Jose: Từ Quân Lực Đến Ra Mắt Sách...

26/06/201000:00:00(Xem: 4885)

Tháng 6, San Jose: Từ Quân Lực Đến Ra Mắt Sách...

Bìa 2 tác phẩm đáng chú ý.

Giao Chỉ
Hãy bắt đầu từ ngày Quân Lực.
Cách đây 30 năm, những cựu quân nhân Bắc Cali họp mặt ngày quân lực lần đầu tiên. Lúc đó chưa có truyền thông Việt ngữ. Chỉ có thơ mời để ở các quán ăn và điện thoại Anh em đến với nhau chưa có cờ quạt đông đảo. Chẳng anh nào có được bộ quân phục toàn vẹn. Địa điểm là một nhà thờ Tin Lành trên đường Saratoga. Chúng tôi không hát quốc ca Hoa Kỳ. Quốc ca Việt Nam Cộng Hòa hát bằng mồm. Lá cờ vàng buộc giây kéo lên trần nhà. Nước mắt nhà binh chảy xuống. Đó là ngày Quân Lực tháng 6 đầu thập niên 80. Anh Nguyễn Hữu Lục nhắc tôi. Hình như đây là ngày Quân Lực tổ chức lần đầu trên thế giới. Lúc đó IRCC gọi là Hội quán Việt Nam đứng ra tổ chức. Đúng như vậy. Mất nước mới có 5 năm. Tù tập trung không thấy ngày về. Thuyền nhân bắt đầu ra đi. Không khí Quân Lực có phần buồn thảm và thiếu hùng khí. Có anh yêu thơ Cao Tần than rằng: “Chứng chỉ tại ngũ giờ gia hạn nơi đâu" “
“Còng lưng gánh nốt đời luân lạc. Nặng chĩu ngàn cân nhớ nước non.”
Rồi kết luận : “Ta biết làm gì cho hết nửa đời sau”.
Ấy thế mà ngày nay chúng ta cũng đã tiêu dao hơn phần ba thế kỷ..
Bây giờ trên thế giới người Việt hải ngoại đâu đâu cũng tổ chức ngày Quân Lực. Tất cả các quân binh chủng đều quân phục chỉnh tề, mũ nón xum xuê, cờ quạt huy hoàng, khí thế quân lực của thế kỷ 21 mạnh mẽ hơn 30 năm trước nhiều lắm.
Quân lực tại San Jose:
Tại một địa phương như San Jose, Orange County, Texas, vv... hai nơi cùng tổ chức ngày quân lực là chuyện thường. Nhưng năm nay, San Jose chiếm thành tích. Tất cả hai ba lần quân lực. Bên Tập thể chiến sĩ ra thông cáo tổ chức. Thiên hạ gọi tắt là quân lực của ông Ngọ. Hiện ông là người đứng đầu tổ chức Tập thể quân đội tại Bắc Cali. Trước đây cấp trên có đại tá không quân Nguyễn Xuân Vinh làm chủ tịch. Chợt một hôm có con chim xanh hậu duệ từ bên Úc bay qua đã xin bàn tay của giáo sư chủ tịch để đưa chàng về dinh miền Nam Cali. Dù giáo sư chủ tịch đã sang sông, ông Ngọ vẫn đơn phương độc mã làm ngày quân lực giữ tiếng cho tập thể. Phía liên hội cựu quân nhân tổ chức liên tiếp hai kỳ quân lực tại tiền đình quận hạt. Chiều thứ bảy là lễ truy điệu. Qua đến ngày chủ nhật tổ chức ngày quân lực chính thức tại quận Santa Clara.
Mỗi tổ chức mang một tâm tư, một ý nghĩa riêng biệt. Dù kém phần đoàn kết, dù có chút không khí kèn cựa đua tranh, nhưng chỗ nào cũng đầy màu sắc huy hoàng.
Ngày nay không còn không khí cay đắng buồn bã như ngày quân lực thời kỳ 80. Thời xưa cựu quân nhân các quân binh chủng đều mặc đồ dân sự. Chẳng ai biết anh là chiến sĩ đơn vị nào và cấp bậc ra sao. La ve Mỹ uống trôi sầu vạn cổ, để rồi chập chờn ngủ gục bên nhau. Gió lạnh về khuya, chợt tỉnh giấc hỏi rằng:
“Hỡi thằng chiến binh một đời anh dũng, mày lang thang đất lạ đến bao giờ.”
Thời đó hạ chữ Thằng chiến binh, Mày lang thang, là tác giả tự hỏi mình. Văn chương ai oán và hào sảng biết chừng nào. Bởi vì phần lớn anh em họp mặt đều là dân di tản 75. Dù chạy trước 30 tháng tư vài ngày hay sau 30 tháng tư vài giờ thì cũng là một lũ tan hàng, bỏ chạy. Anh em mang mặc cảm tội lỗi đầy mình. Buổi kỷ niệm quân lực đầu tiên khai mạc nhẹ nhàng và chấm dứt như tan hàng sau khi họp trại. Không có chủ tọa, không có giới thiệu quan khách, không có diễn văn và không kính thưa niên trưởng. Và hình như cũng chưa có niên trưởng nào hiện diện. Bây giờ dường như mọi chuyện đã khác xưa nhiều lắm.
Nhưng sao tôi vẫn nhớ thương cái ngày quân lực nghẹn ngào năm xưa, cách đây 30 năm.
Bây giờ là mùa ra mắt sách.
Chuyện Bôxít, sáng thứ bẩy 26-6-10
Cuối tuần này, và cũng là dịp cuối tháng 6-2010 San Jose có quá nhiều sinh hoạt cộng đồng. Và chúng ta sẽ thấy có rất nhiều khoa bảng nói về những đề tài khác nhau.
Nếu quý vị dậy sớm lúc 10 am đến Quốc Tổ Vọng Từ đường số 1 San Jose sẽ có dịp nghe hai nhà trí thức thuộc hai lứa tuổi nói về Bôxít Việt Nam. Kỹ sư môi trường Nguyễn-Trọng-Khoa mới từ Việt Nam qua và giáo sư Hoàng Cơ Định của San Jose. Ông Hoàng Cơ Định là tiến sĩ về hóa học nên biết nhiều về Bôxít. Tuy nhiên rõ ràng đây là đề tài thời sự nhưng rất kén khách. Câu chuyện sẽ dành cho giới quan tâm và trông cậy vào quan khách thân hữu.
Nhìn lại Sử Việt.
Qua đến buổi chiều thứ bẩy tại VIVO lại có buổi ra mắt sách mà đề tài cũng kén khách. Tiến sĩ Lê Mạnh Hùng với cuốn Nhìn lại Sử Việt tập II. Tập này viết từ thời Ngô Quyền đến thuộc Minh. Ông Lê Mạnh Hùng ở Luân Đôn, khác với ông Nguyễn Mạnh Hùng ở DC. Lần đầu tiên ông Hùng London đến với San Jose bằng cuốn Sử số II, nhưng chắc cũng là dịp giới thiệu cả cuốn I và II. Tuy sách kén độc giả nhưng thân hữu của ông là dàn khoa bảng một thời xuất thân từ các đại học Hoa Kỳ trước 75 và tham chính đệ nhị Cộng Hòa. Quý ông nguyên là hàng bộ trưởng trong nội các của tổng thống Thiệu gồm có Khương Hữu Điểu, Hoàng Đức Nhã, Nguyễn đức Cường là những người giới thiệu và chào mừng. Nữ ký giả Lê Phan, phu nhân của tác giả làm MC. Các trường Trung Nam Bắc, Chu Văn An, Quốc Học Đồng Khánh và Petruský bảo trợ. Xem ra chỉ riêng tình thân hữu cũng đã đủ đông đảo, nói chi đến tác phẩm. Quan khách có thể được dịp đến nghe các nhà khoa bảng một thời sẽ hùng biện ra sao để đưa khối độc giả đang bận tâm về hiện đại trở về với thời kỳ xa xưa. Phải chi mà tác giả hay các sử gia sớm cho ra mắt cuốn Việt Sử hiện đại từ thời nhà Nguyễn (Gia Long) đến thời nhà Nông (Đức Mạnh) với những chương sau cùng từ 1954 đến 1975 và từ 1975 đến 2010 sẽ hấp dẫn biết đến chừng nào. Nếu không sớm phát hành sợ rằng độc giả San Jose chúng ta khó mà chờ đợi được.
Ngày chủ nhật tất bật.
Hôm nay các nhân sĩ San Jose rất vất vã. Hội chợ tài nguyên của ông thị trưởng mời quý vị đến khai mạc lúc 11 giờ tại Kelly Park, trong đó có Việt Museum. Đó là ngày chủ nhật 27-06-2010. Toàn gia ăn chơi, picnic với nhiều quà tặng, văn nghệ có ca sĩ thứ thiệt đến từ quận Cam. Có thể vui chơi đến 4 giờ chiều.
Nhưng xin đừng quên giáo sư Nguyễn Tiến Hưng với Tâm tư của tổng thống Thiệu ngồi chờ lúc 12 giờ trưa tại quận hạt Santa Clara. Sách của ông Hưng sẽ còn tranh cải triền miên, những bài viết khen chê tràn đầy trên Internet. Không có cách nào quảng cáo hữu hiệu hơn là có tranh cãi. Tác giả sẽ đơn thương độc mã trả lời thắc mắc và cũng tiếp tục ký tên bán sách, Tướng Nguyễn khắc Bình sẽ là người giới thiệu tác phẩm.
Kỳ ra mắt sách ở Nam Cali đã có con số tham dự và bán sách kỷ lục. Dường như 600 hay 700 người tham dự.
Nhưng văn nhân nghệ sĩ và giới chức San Jose vẫn còn phải nhớ đến một cuốn sách khác cũng ra mắt tại học khu đường Capitol Ave lúc 1 giờ chiều chủ nhật. Cuốn Hương Hồng Quế của tác giả Vũ Lưu Xuân. Chưa hết, nếu bạn nào có vé Văn nghệ nhạc trẻ Fairgrounds thì xin lưu ý là các danh ca thượng hạng đang chờ quý vị từ 4 giờ chiều. Từ Như Quỳnh, Hồng Nhung, Bằng Kiều, Hoài Linh v v......
Tổng cộng gần 30 ca sĩ có mặt với 4 ban nhạc.
Rõ ràng là San Jose quả thực có quá nhiều Sinh Hoạt Cộng Đồng.
NHẬN XÉT VỀ TÁC PHẨM “TÂM TƯ TỔNG THỐNG THIỆU.”
Mặc dù có những ý kiến phê phán chê bai và nhiều câu hỏi được đặt ra nhưng đối với tôi, tác phẩm của ông Nguyễn Tiến Hưng vẫn là một món quà đặc biệt. Suốt bao năm, tôi vẫn cố tìm đọc các đề tài này và luôn luôn ghi lại được nhiều tin tức mới mẻ, dù nhiều hay ít. Tôi đã đọc Hồ Sơ Dinh Độc Lập bản Anh ngữ và Việt ngữ. Đọc và bình luận cuốn Đồng Minh Tháo Chạy. Bây giờ đọc cuốn Tâm tư ông Thiệu, xin có nhận xét sơ khởi. Với nhiều tin tức quan trọng và lối trình bày hấp dẫn, tác giả dù không phải là một sử gia, cũng không phải quân nhân nhưng rõ ràng là một người kể chuyện rất lôi cuốn. Cuốn sách gồm những dữ kiện khô khan nhưng được chia cắt, sắp xếp với nhiều diễn biến và đối thoại của nhân vật nên đã đưa độc giả từ chuyện này qua chuyện khác. Có lúc tưởng gỡ ra được đầu mối nhưng rồi lại thấy mọi chuyện thắt lại. Khó tìm được kết luận rõ ràng. Nhiều nghi ngờ được giải tỏa và nhiều rắc rối buộc lại. Sau cùng chính độc giả phải tự đưa ra nhận định của riêng mình.


Từ quyền lợi giai đoạn của Hoa Kỳ, sự phản bội của đồng minh, sự tùy thuộc quá độ về viện trợ, sự kém cỏi của hàng ngũ lãnh đạo VNCH, sự quyết tâm của cộng sản và sau cùng có thể đổ cho sự nghiệt ngã của định mệnh. Lược qua những trang sách, với một chút hiểu biết cá nhân tôi đã tìm được nhiều tin tức mới mẻ mà chúng tôi, dù đã để ý sưu tầm lâu năm vẫn không rõ. Xin đơn cử vài thí dụ:
1) Chuyện ông tướng Sarong: (Serong")
Tác giả Nguyễn Tiến Hưng tham khảo tác phẩm của bà Anne Blair trong cuốn There to The Bitter End (Ở đó cho đến khi kết thúc đắng cay) Sách này đề cập đến chuyện ông chuẩn tướng Úc châu Ted Sarong đã cố vấn cho ông Thiệu và hội đồng an ninh quốc gia về kế hoạch rút quân, tái phối trí.
Vào cái thời kỳ đau thương hoảng loạn đầu năm 1975, cá nhân tôi là đại tá, nguyên giám đốc Pathfinder, đại diện bộ TTM-TCTV trong ủy ban nghiên cứu tái phối trí của thiếu tướng Lê Ngọc Triển, giám đốc trung tâm hành quân Tổng Tham Mưu. Chúng tôi không biết gì về kế hoạch của tướng Sarong. Có thể ông tướng Triển biết mà không tiết lộ" Cũng có thể chuyện này chỉ ở cấp tối cao và rất giới hạn trên phủ Tổng Thống.
Tuy nhiên ủy ban chúng tôi tuyệt đối không bao giờ bàn đến một con đường tái tổ chức và rút quân điên cuồng như vậy.
2) Chuyện 2 tuần lễ sinh tử:
Sách của ông Hưng có đề cập đến một kế hoạch hành quân tối mật để giải cứu Nam Việt Nam. Mỹ sẽ trở lại bằng B52 hay đổ bộ TQLC từ biển Đông. Tất cả đều cần phải có 2 tuần lễ chuyển động từ dinh Độc Lập qua tòa đại sứ, về Bạch Cung, qua quốc hội và khi được chấp thuận, Hoa Kỳ sẽ cho chuyển lệnh đến mặt trận Thái Bình Dương. Phía VN phải giữ được 1 đầu cầu. Ít nhất là Đà Nẵng trong 2 tuân lễ. Kinh nghiệm cụ thể là 2 giờ sáng ngày 7 tháng 2-1965 khi cộng sản tấn công doanh trại cố vấn Mỹ tại Pleiku, 14 giờ sau, phản lực của hải quân Hoa Kỳ trả đũa dội bom tan nát doanh trại Bắc Việt tại Đồng Hới. Tuy nhiên, năm 65 không phải là năm 75. Với sự ra đi của Tổng Thống Nixon, kế hoạch nầy không bao giờ được đưa ra thảo luận, còn nói gì đến thi hành.
3) Rút về miền Tây.
Chúng ta cũng đã từng nghe nói đến kế hoạch rút về miền Tây, nhưng đây là lần đầu tôi đọc được chuyện tác giả Nguyễn tiến Hưng viết về dự trù của ông Thiệu. Chúng ta rất cần tìm hiểu thêm để biết rõ thực sự về đề tài này. Rất có thể đã có sự chuẩn bị của các tướng lãnh miền Tây đón phái đoàn chính phủ Sài Gòn, nhưng chuyện không thành đã đem đến những giờ phút tự sát của 3 vị tướng lãnh quân đoàn IV.
4)Những người còn lại:
Để duyệt lại những bí ẩn lịch sử của những ngày đau thương cũ. Tại sao rút quân cùng với nhiều câu hỏi tại sao khác, hình như những câu trả lời ngày nay nhận được cũng đã muộn lắm rồi. Bây giờ vào giữa năm 2010, đã 35 năm sau khi miền Nam thất thủ chỉ còn lại một vài nhân chứng quan trọng mà sự hiểu biết cũng như mối liên hệ mang trách nhiệm với lương tâm và đất nước. Đó là Đại Tướng Trần Thiện Khiêm, Trung tướng Đặng văn Quang, Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, thiếu tướng Nguyễn Khắc Bình và có cả bộ trưởng Hoàng đức Nhã. Còn ai là nhân chứng của những ngày oan nghiệt đó"
Trước sau chúng ta có tất cả 4 ông tổng thống đã qua đời. Tất cả các tư lệnh quân đoàn không còn nữa. Vị thủ tướng cuối cùng đã đi theo tổng thống. Nếu qúi vị còn lại không nói, ai nói" Nếu bây giờ không nói, bao giờ"
Mới đây, trong cuộc phỏng vấn thu hình với nữ ký giả Triều Giang, trung tướng Quang trả lời là ông không biết gì nhiều về quyết định của tổng thống Thiệu. Thậm chí ông nói không có mặt trong buổi quyết định rút quân Pleiku tại Cam Ranh. Trả lời như vậy thì trang sử cũ đối với tướng Quang coi như đã khép kín. Và đối với đại tướng Khiêm có thể cũng không hy vọng gì tìm được những câu trả lời. Riêng Trung Tướng Đồng Văn Khuyên, và quí vị còn lại, chúng tôi hy vọng sẽ sớm trả lời những vấn nạn cuối cùng của lịch sử. Trước khi cả người hỏi và người có thể trả lời đều đi ra khỏi cuộc đời.
Một chút kết luận sau cùng.
Ông Nguyễn Tiến Hưng là một nhà khoa bảng, không biết gì về quân sự, nhưng tình cờ lịch sử, ông đã ghi lại được những biến cố chiến trường xen kẽ với những dao động chính trị để dành làm tài liệu cho hậu thế. Tài liệu có thể không hoàn hảo và chính xác, nhưng rất quan trọng. Từ đó ta có thể phê phán và suy ra một kết luận. Suốt 21 năm xây dựng 2 nền Cộng Hòa, quân đội là cột trụ của miền Nam. Và sức mạnh của quân đội là kỷ luật. Quân đội không làm chính trị, nhưng tiếc thay, các tướng lãnh lại làm chính trị. Các tướng lãnh hoàn toàn nắm quyền. Binh đoàn và lính tráng cứ y lệnh thi hành. Thượng cấp còn đứng lại ra lệnh, là còn chiến đấu. Không phải là vấn đề thiếu súng đạn. Đã có những tiền đồn với các sỹ quan cấp úy chỉ huy trung đội ở lại chiến đấu đến viên đạn cuối cùng vì họ biết rằng luôn luôn có đại đội phía sau. Đó là kỷ luật quân đội. Ra lệnh rút quân vào những ngày giờ cuối cùng của cả miền Nam là phá bỏ cái tinh hoa của quân đội. Tinh hoa của quân đội là chỉ huy và kỷ luật. Tất cả các yếu tố cắt viện trợ, Mỹ bỏ rơi, đường lối rút quân, tham nhũng, cầu đường không đi được, lệnh lạc tiền hậu bất nhất chỉ là những yếu tố phụ. Những nhà lãnh đạo tối cao của chúng ta trong quân đội và chính phủ, trên đỉnh cao quyền lực đã tồn tại nhờ ở tinh thần kỷ luật quân đội. Chúng ta hoàn toàn không xây dựng được tinh thần Võ sĩ Đạo như quân đội Nhật Bản. Không xây dựng được tinh thần chiến tranh chính trị như đề nghị của Trung Hoa Dân Quốc. Vì tôn trọng kỷ luật nên cấp dưới sợ cấp trên và suốt 5 năm tàn lụi sau cùng của Việt Nam Cộng Hòa, chúng tôi những sĩ quan tuy cao cấp nhưng vẫn còn là cấp dưới. Chúng tôi không có một lời phê phán và đặt câu hỏi với cấp trên. Chúng tôi mở mắt nhìn thấy cơn hồng thủy dâng cao nhưng hèn nhát không hành động. Kỷ luật quân đội đã tôi luyện chúng tôi thành những người lính triệt để thi hành hầu giữ trọn vẹn sức mạnh quân đội. Nhưng kỷ luật quân đội cũng làm cho chúng tôi tê liêt khả năng vùng dậy làm cách mạng. Để cho cả một nội các hoàn toàn không có khả năng lãnh đạo đất nước. Cả một hội đồng an ninh quốc gia gọi dạ bảo vâng. Trước những quyết định sinh tử của toàn quân, toàn dân, cấp trên của chúng tôi hành động như những người mộng du. Trong khi chúng tôi cứ tưởng là các ngài đã có những kế hoạch cao siêu và cân nhắc hết sức cẩn thận. Té ra không phải vậy. Để rồi ngày nay đọc tâm tư của ông Tổng Thống vào đoạn cuối cuộc đời, nước mắt anh em cũng đã khô rồi. Ông Thiệu cai trị đất nước một mình, ông tham khảo với mọi người nhưng ông biết chỉ là hình thức. Toàn thể hội đồng an ninh quốc gia không có ý kiến. Vị đứng đầu lập pháp thường ra phải ở vị trí đối lập nhưng lại hoàn toàn tuân phục tổng thống. Quốc hội không hề thắc mắc ngay cả khi nước đã đến chân, giặc đã vào đến cửa. Tổng thống ôm toàn bộ trách nhiệm chính trị, quốc phòng, ngoại giao trong tay như chuyện gia đình. Sau ông là cơn hồng thủy, toàn bộ miền Nam tan nát. 35 năm nhìn lại là 35 năm đoạn trường. Tù đầy, kinh tế mới, vượt biên, vượt biển. Bao nhiêu người chết, bao nhiêu gia đình tan nát. Thảm kịch xẩy ra như vậy là lỗi của ông tổng thống hay lỗi của chúng ta...
Giao Chỉ, San Jose.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.