Hôm nay,  

Câu Chuyện Thất Nghiệp

15/06/201000:00:00(Xem: 9411)

Câu Chuyện Thất Nghiệp
Vũ Linh

...bốn trăm ngàn người có việc do Nhà Nước công bố chỉ là số… ảo.
Tháng Hai năm 2009, vừa đắc cử không bao lâu, tân TT Obama đưa ra ngay một chương trình kích cầu kinh tế vĩ đại gần 800 tỷ đô. Ông quảng bá đó là chương trình khẩn thiết, bắt buộc phải có để cứu nguy tình trạng kinh tế đang đi vào giai đoạn suy trầm lâu dài, đưa đến thất nghiệp nặng nề. Lúc đó tỷ lệ thất nghiệp đang ở mức 6%. Ông cảnh giác nếu không có biện pháp quy mô kích cầu kinh tế thì tỷ lệ thất nghiệp sẽ có thể lên đến mức nguy kịch 8% trong vòng vài tháng tới.
Khối Cộng Hòa chống đối mạnh mẽ. Theo họ thì kế hoạch kích cầu trước hết là quá lớn, lớn hơn khả năng tài chánh của Nhà Nước Mỹ, và quan trọng hơn nữa, không có gì chứng minh kế hoạch có thể làm suy giảm tỷ lệ thất nghiệp vì thật ra là một chương trình có tính cách tái phân phối lợi tức lâu dài, kiểu như gia tăng trợ cấp xã hội cho những người lợi tức thấp, chứ không nhắm vào việc giải quyết nạn thất nghiệp. Nói cách khác, kế hoạch sẽ không giảm tỷ lệ thất nghiệp mà lại tốn kém quá mức. Nói kế hoạch này nhằm giúp kích động kinh tế, tạo công ăn việc làm ngay trong ngắn hạn hoàn toàn không đúng sự thật. Phe Cộng Hòa chỉ trích TT Obama đã dùng chuyện giải quyết nạn thất nghiệp làm bình phong để khỏa lấp ý đồ cải cách xã hội.
Dù vậy, quốc hội vẫn thông qua kế hoạch kích cầu kinh tế nhờ khối đa số Dân Chủ, mà không có được một phiếu nào của khối đối lập Cộng Hòa.
Những chuyện gì xẩy ra sau đó, phần lớn chúng ta theo dõi tin tức thời sự đều đã thấy.
Mặc dù kế hoạch kích cầu kinh tế được thông qua như TT Obama kêu gọi, nhưng tỷ lệ thất nghiệp chẳng những không giảm xuống dưới 6% như TT Obama hứa hẹn, cũng chẳng tăng lên 8% như ông đe dọa, mà vọt lên đến 10%. Giờ này đây, gần một năm rưỡi sau khi luật kích cầu kinh tế được ban hành, tỷ lệ thất nghiệp vẫn ngoan cố đứng khựng gần mức 10% mà chẳng ai thấy triển vọng suy giảm trong tương lai gần.
Quả đúng như những lời chỉ trích của khối bảo thủ, kế hoạch đắt tiền này - cùng với các kế hoạch khổng lồ khác như cứu nguy ngân hàng, hãng bảo hiểm, hãng xe, và chương trình cải tổ y tế - đã tăng mức nợ của Nhà Nước lên đến mức vô tiền hoáng hậu là 13 ngàn tỷ, trong khi chẳng có tác dụng nào trên tỷ lệ thất nghiệp.
Sáng Thứ Sáu 4 tháng 6 vừa qua, TT Obama hoan hỷ ra thông báo khoe kế hoạch kích cầu đã có tác dụng cụ thể và cuộc phục hồi kinh tế đã bắt đầu với thống kê cho thấy trong tháng Năm, hơn 430.000 việc làm mới đã được tạo ra, một con số lớn nhất trong một thập niên qua. Một tin mừng lớn cho chúng ta" Chúng ta sắp có việc làm lại" Kinh tế đã thực sự bắt đầu phục hồi" Mọi người đều có quyền vui mừng và tri ơn công trạng của TT Obama"
Sự thật có hơi khác.
Thị trường chứng khoán Dow Jones ở Nữu Ước đón nhận tin này bằng cách… rớt hơn 320 điểm ngay trong ngày Thứ Sáu này, một kỷ lục chưa thấy từ cuối năm 2008. Qua Thứ Hai, thị trường chứng khoán Á Châu và Âu Châu sụp đổ theo. Tại sao phản ứng lạ vậy"
TT Obama có thể hân hoan quảng bá tin “kinh tế đã phục hồi” cho bàn dân thiên hạ nhưng không qua mặt được các chuyên gia kinh tế tài chánh, cũng như các nhà đầu tư. Họ mau mắn nhìn thấy sự thật sau các con số bóng bẩy của Nhà Nước đưa ra.
Trong số hơn 430.000 việc làm mới ra đời, thì đã có hơn 390.000 việc là đi thu thập dữ liệu kiểm kê dân số, tức là những việc làm nhất thời ngắn hạn, trong khi số việc làm lâu dài của tư doanh, có tác dụng thực sự trên năng xuất kinh tế thì chỉ có hơn 40.000, một con số không mảy may ý nghĩa gì so với gần mười lăm triệu dân Mỹ đang thất nghiệp.
Chẳng những hầu hết chỉ là con số công chức đi thu thập dữ kiện, tức là một loại việc làm chẳng có năng suất gì vào việc phát triển kinh tế, mà hơn vậy nữa, chỉ là một gánh nặng phụ trội cho công quỹ.
Ở đây lý luận kinh tế rất giản dị: tăng việc làm có năng suất trong khu vực tư sẽ có tác dụng tăng trưởng kinh tế, trong khi tăng việc làm thu thập dữ kiện trong guồng máy thư lại Nhà Nước thì chỉ có thể tăng gánh nợ của Nhà Nước thôi. Nhìn vào những gì đang xẩy ra tại Hy Lạp, hay ngay cả tại tiểu bang Cali, các nhà đầu tư và chuyên gia kinh tế tài chánh chỉ có thể lo sợ hơn cho tương lai nước Mỹ.
Mặt khác, con số 40.000 việc làm thật sự mới được tạo ra lại quá ít, chứng tỏ rõ ràng kinh tế chưa phục hồi gì hết. Theo các chuyên gia kinh tế, hiện nay nước Mỹ có gần 15 triệu người thất nghiệp. Mỗi tháng lại có thêm khoảng một trăm ngàn thanh niên thanh nữ đến tuổi gia nhập thị trường việc làm. Muốn những người này có việc làm, trung bình mỗi tháng kinh tế Mỹ phải tạo ra 400.000 việc làm, và tiếp tục như vậy trong ít nhất ba năm liền. Nhìn vào cách tính này thì ta thấy rõ 40.000 việc làm mới được tạo ra trong tháng Năm chỉ là muối bỏ biển, chẳng những không phản ánh một sự phục hồi kinh tế như lời quảng bá của tổng thống, mà lại thể hiện rõ trì trệ kinh tế sẽ còn kéo dài khá lâu.


Và đó chính là lý do tại sao thị trường chứng khoán lại rớt thảm hại như vậy sau khi TT Obama loan tin có thêm hơn bốn trăm ngàn việc làm mới được tạo ra. Phép lạ Obama chỉ có trong mắt của các đệ tử của Đấng Tiên Tri thôi, không thuyết phục được các chuyên gia hay mấy tay tư bản Nữu Ước hay Luân Đôn hay Ba-Lê.
Đã vậy, ngay cả con số 390.000 người được thuê làm công chức nhất thời cũng là một con số cần được nhìn cho kỹ.
Theo một phúc trình của Tổng Thanh Tra (Inspector General) của chính phủ Mỹ, con số này quá lớn, lớn hơn nhu cầu thực sự. Cơ quan phụ trách việc kiểm kê dân số nhìn nhận là con số người thực sự cần thiết cho công tác này thấp hơn, và giải thích họ thu dụng nhiều người để sẵn sàng có người thay thế mỗi khi có người nghỉ việc. Họ gọi đó là một cách để tiết kiệm chi phí (cost-saving measure!)
Ở đây, ta thấy rõ cách làm việc của khu vực Nhà Nước trong chính quyền Obama. Trong một công ty tư nhân, khi nào có nhân viên nghỉ việc thì người ta mới đi tuyển dụng người thay thế. Trong việc kiểm tra dân số, Nhà Nước Obama thu nhận nhân sự thay thế trước khi có người nghỉ việc. Dĩ nhiên kết quả là ta thấy hàng loạt người được thu dụng, cho qua các khoá huấn luyện cẩn thận và được trả lương đàng hoàng để… không làm gì hết, hay làm đại khái, chỉ vì chưa cần đến họ.
Một chuyện lạ khác nữa. Đài truyền hình FOX phỏng vấn trực tiếp một nữ nhân viên đang được thuê làm nhân viên thu thập dữ kiện kiểm kê dân số. Bà này cho biết là bà đã được thu dụng, rồi được huấn luyện trong khoảng 40 tiếng rồi giao việc làm. Nhưng chỉ làm vài ngày là bà bị cho nghỉ việc, để rồi vài ngày sau lại được thu dụng lại, và được thống kê lại là người mới có việc.
Sự kiện này, nếu đúng sự thật, chứng minh quả đúng là quá nhiều nhân viên đã được tuyển dụng khiến cho họ phải nghỉ việc thường xuyên để nhường chỗ cho những người khác.
Đồng thời, sự kiện này cũng cho ta thấy con số hơn bốn trăm ngàn người có việc do Nhà Nước công bố chỉ là con số… ảo. Tình trạng của cái bà được phỏng vấn trên Fox được ghi vào thống kê là có “hai” người được tuyển dụng trong khi trên thực tế, chỉ có một người được tuyển dụng hai lần.
Những mánh khóe chính trị kiểu này nếu là do “Bắc Bộ Phủ” làm thì không có gì đáng ngạc nhiên, nhưng dưới chính quyền Obama, một người từng tranh cử với những chiêu bài “trong sạch và trong sáng”, thì quả là chuyện đáng nói.
Nói theo kiểu Mỹ: cũng vẫn chỉ là chính trị kiểu cũ rích, hứa hẹn một đàng làm một nẻo. Nói theo kiểu tổng thống Thiệu: đừng nghe những gì …
Nhìn vào thành quả tạo công ăn việc làm của TT Obama sau một năm rưỡi chấp chánh, người ta có thể khẳng định hoặc là TT Obama đã thất bại hoàn toàn, chẳng tạo được việc làm cho ai hết bất chấp những quảng bá cho kế hoạch kích cầu kinh tế, hoặc việc tạo công ăn việc làm không phải là ưu tiên hàng đầu của tổng thống bất kể những diễn văn và tuyên bố hô hào tạo công ăn việc làm.
Thật ra, nạn thất nghiệp chưa được giải quyết không phải vì TT Obama bất tài bất lực không biết giải quyết như thế nào, mà chỉ vì vấn đề tạo công ăn việc làm không phải là ưu tiên của TT Obama. Không phải vì ông không quan tâm đến dân tình. Nhưng chỉ vì ưu tư của ông nằm ở chỗ khác.
TT Obama là người có một viễn ảnh vĩ đại, muốn cải cách toàn diện chế độ xã hội Mỹ theo hướng cấp tiến thiên tả, dựa trên các nguyên tắc căn bản của khối này, tức là tái phân phối lợi tức, chia sẻ tổng sản phẩm cả nước cũng như quyền lợi an sinh một cách “đồng đều” hơn, cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho toàn dân, áp đặt một sự can thiệp mạnh mẽ và sâu rộng của Nhà Nước vào guồng máy kinh tế tài chánh dưới chiêu bài cứu nguy các hãng xe, các hãng bảo hiểm, các ngân hàng, ...
Tất cả những chuyện lớn này đòi hỏi chi tiêu khổng lồ. Như đã nói phần trên, với các chương trình đồ sộ này, ngân sách nước Mỹ đã thâm thủng quá nặng, khiến Nhà Nước đã mắc nợ tới 13 ngàn tỷ.
Bây giờ muốn giải quyết nạn thất nghiệp thì cũng lại cần có những chương trình kế hoạch vĩ đại khác do Nhà Nước tài trợ, hay những giảm thuế quy mô cho khu vực tư để khuyến khích các công ty tư tạo công ăn việc làm. Cách nào thì cũng chỉ trầm trọng hoá thêm thâm thủng ngân sách khiến Nhà Nước lại mắc nợ thêm nữa.
Cải cách xã hội và giải quyết thất nghiệp, hai chuyện chỉ có thể làm một.
Đối với TT Obama, việc tạo công ăn việc làm chỉ có thể là ưu tiên hạng thứ, sau các chương trình cải cách xã hội, là những chương trình có hậu quả lớn lao và lâu dài cho nhiều thế hệ (giấc mộng của TT Obama) trong khi chuyện thất nghiệp tương đối vẫn chỉ là vấn đề cục bộ ngắn hạn. Do đó, ta mới thấy tình trạng sau hơn 18 tháng chấp chánh, tỷ lệ thất nghiệp vẫn chẳng suy giảm. Và trong tương lai gần, cũng sẽ chẳng có tiến bộ nào. Đó là sự thật chúng ta cần nhìn rõ bất kể những xác quyết của chính quyền Obama. Thực tế mà nói, nếu tỷ lệ thất nghiệp qua năm tới mà xuống được tới mức 9% thì coi như là chúng ta may mắn lắm rồi. (13-6-10)
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng mỗi Thứ Ba trên Việt Báo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tại sao lại gọi đó là “cái gọi là Hiến Pháp” " Bởi vì đây không phải là một bản hiến pháp hiểu theo quan niệm phổ quát – một văn kiện pháp lý có gía trị tối ca
Chuyện ngụ ngôn thời xưa kể lại có người Cha già muốn dạy các con bài học “HIỆP NHẤT”: “DDOÀN KẾT THÌ SỐNG, CHIA RẼ THÌ CHẾT…”
The New Economics Foundation (NEF) của Anh, đã đưa ra khái niệm Happy Planet ln "Tốc độ của cả hạm đội không phụ thuộc vào con tàu nhanh nhất
Tôi được sinh ra và lớn lên một phần tư thế kỷ trong xã hội không cọng sản. Tôi được đi học mà chẳng biết “hiến chương nhà giáo” là gì
Thời gian từ đầu năm 2007 cho đến nay tất cả các cơ quan truyền thông báo đài trên cả nước Việt Nam tập trung ráo riết tuyên truyền cuộc vận động
Chỉ còn chưa đầy 10 ngày nữa, thế giới của những người yêu dân chủ VN, lai được chứng kiến phiên tòa phúc thẩm xét xử hai công dân dân chủ ưu tú
Hôm nay tôi sẽ chia sẻ về phần thứ hai của loạt bài diễn giải Tâm Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa, nói về Sắc và Không.
Hiện có 161 đồng bào VN tỵ nạn kém may mắn, còn lưu lạc gần  hai mươi năm ở Phi Luật Tàn
Ngày nay Little Sàigòn đã trở thành thủ phủ của người Việt mà khắp nơi trên thế giới, kể cả ở Việt Nam
Hàng năm người Hoa Kỳ dành ngày Thứ Năm trong tuần lễ cuối của tháng Mười Một để cử hành lễ Tạ Ơn.  Ngày lễ Tạ Ơn cũng còn được gọi là "Ngày Gà Tây"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.