Hôm nay,  

Phùng Quang Thanh Là Người Nước Nào?

11/06/201000:00:00(Xem: 13267)

Phùng Quang Thanh Là Người Nước Nào" Robert Gates Lên Mặt Trung Hoa Tại Tân Gia Ba

Phạm Trần
Theo dõi hoạt động của các viên chức  lãnh đạo của đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đôi khi cũng thấy chột dạ tự hỏi : Không biết người này sinh ra ở đâu hay là người nước nào mà ăn nói không còn chút  máu  thịt Việt Nam gì cả"
Điển hình cho trường hợp lạ dòng này là Phùng Quang Thanh, Đại tướng, Bộ  trưởng Quốc phòng. Thanh đã đưa ra những lời tuyên bố  rất khó nghe về tình hình an ninh tại Biển đông và điếu được gọi là "hết sức thân tình, hữu nghị, láng giềng, đồng chí, anh em và là những người bạn tốt của nhau" khi đề cập đến mối giao hảo với Trung Quốc.
Bối cảnh của những lời  tuyên bố này là Hội nghị An ninh châu Á lần thứ 9 hay còn được gọi là Đối thoại Shangri-La 9 về an ninh châu Á - Thái Bình Dương diễn ra trong hai ngày  5 và 6/6/2010 tại khách sạn Shangri-La, Tân Gia Ba.
Theo  các thông tin của phía Việt Nam thì có 28 nước tham gia, trong đó có Tổng thống, Thủ tướng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng, Bộ trưởng Ngoại giao, Tổng tham mưu trưởng và một số  học giả, nhà nghiên cứu chiến lược của các nước châu Á-Thái Bình Dương.
SỢ TẦU XANH MẶT
Nhưng trong diễn văn chính thực tại Hội nghị  hôm 6/6 (2010),  Phùng Quang Thanh đã không nói một chữ nào về tình hình Biển đông và sự đe dọa trực tiếp với Việt Nam của Trung Quốc.
Hãy cùng đọc : "Với Việt Nam, khác với diễn đàn năm 2009, khi Bộ trưởng Phùng Quang Thanh nêu vấn đề tranh chấp Biển Đông, và trọn một buổi, các đại biểu cùng thảo luận về vấn đề Biển Đông và sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, năm nay, bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hoàn toàn không đề cập đến vấn đề này.
Tại phiên thảo luận, ông Thanh nhận được hai câu hỏi liên quan đến vấn đề Biển Đông về vai trò của các tổ chức khu vực trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Vị cử tọa cũng giải thích rõ lí do nêu câu hỏi là từ chính mối quan ngại của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ. Một vị khác đặt thẳng vấn đề căng thẳng ở Biển Đông, đặc biệt giữa Trung Quốc với Việt Nam.
Đáp lời, Bộ trưởng Phùng Quang Thanh cho hay "vấn đề an ninh hàng hải các quốc gia đều hết sức quan tâm". Tuy nhiên, tình hình Biển Đông "chưa có vấn đề gì căng thẳng lắm".
Ông khẳng định, giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để cùng hợp tác phát triển trong khu vực là nhu cầu khách quan của các nước và các bên cần đối thoại để giải quyết các vấn đề.
Hiện nay Việt Nam đang từng bước đối thoại với các nước có liên quan để giải quyết tranh chấp trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC). Đó là giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm tình hình, dùng biện pháp hòa bình để giải quyết tranh chấp, không đe dọa sử dụng vũ lực và sử dụng vũ lực và đàm phán trên cơ sở láng giềng hữu nghị, tinh thần anh em.
Với Trung Quốc, hai nước đã giải quyết thành công các vấn đề về biên giới trên bộ. Vịnh Bắc bộ nay cũng đuợc phân giới rất rõ rãng. Tuy nhiên, "trên biển thì đúng là có tranh chấp.... Chúng tôi và Trung Quốc còn có tinh thần đồng chí, láng giềng hữu nghị. Vấn đề sẽ được giải quyết theo hướng: dễ giải quyết trước, khó giải quyết sau".   (Phương Loan, Báo Tuần Việt Nam ngày 08/06/2010)
Cũng trong ngày 8-6 (2010), Báo Quân đội Nhân dân và nhiều báo khác đã đăng cuộc đối thọai giữa Thanh và Báo chí tại Hà Nội về  chuyến đi Singapore  và những họat động của Thanh phía sau Hội nghị Shangri-La 9.
Ngạc nhiên thay, trong cuộc trao đổi này, Thanh đã cảnh giác : " Chúng ta phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân về vấn đề Biển Đông."
Về tình hình Biển Đông  thì  Phùng Quanh Thanh đã  diễn tả như không có chuyện gì xẩy ra  giữa Việt Nam và Trung Quốc theo như cách nói dưới đây: 
H: - Thưa Bộ trưởng, Hội nghị có lo lắng về vấn đề lấn lướt sức mạnh quân sự của một nước nào đó trong khu vực không"
Đ: - Nói chung, hiện nay, chưa đến mức như vậy. Ví dụ bây giờ Trung Quốc là một nước lớn, một nước XHCN, một nước đông dân, kinh tế phát triển mà có đường lối đối ngoại hòa bình, quan hệ hữu nghị với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam theo tinh thần đối tác, hợp tác toàn diện, phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt thì đó là điều kiện thuận lợi cho chúng ta chứ không phải là mối đe dọa, thách thức với chúng ta." ( phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt : "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai" và  "láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt" )
Trung Quốc đã tuyên bố sẽ xây dựng một nước Trung Quốc hòa bình và thế giới hài hoà, khu vực hòa bình,  giữ môi trường ổn định để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước. Đó là những điều kiện thuận lợi....
 ...Trong tiếp xúc song phương, tôi có tiếp xúc với đồng chí Thượng tướng Mã Hiểu Thiên, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Trên tinh thần hết sức thân tình, hữu nghị, láng giềng, đồng chí, anh em và là những người bạn tốt của nhau, hai bên trao đổi thân tình, cởi mở, thẳng thắn tất cả các vấn đề. Quan trọng là không làm nóng lên tình hình ở Biển Đông.
Trên Biển Đông, tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường. Vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế, hàng hải, du lịch, làm ăn bình thường, không có vấn đề gì trở ngại cả.
Còn tranh chấp giữa 2 bên là lâu dài, do vấn đề lịch sử để lại. Chúng ta hình dung, trong một đất nước cũng có những tỉnh còn tranh chấp nhau về địa giới hành chính, trong tỉnh cũng có huyện, có xã, có làng tranh chấp, thậm chí trong một nhà cùng cha cùng mẹ cũng còn tranh chấp đất đai do cha mẹ để lại huống hồ là hai quốc gia. Mà cái này là do lịch sử đề lại thì đó là điều mà chúng ta có thể hiểu được.
Nhưng điều quan trọng của thế hệ chúng ta là phải đứng ở tầm cao chiến lược, lợi ích của quốc gia, của dân tộc, để chúng ta giữ được chủ quyền lãnh thổ.
Bây giờ, chúng ta ngày càng hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. Một quốc gia có ảnh hưởng đến tất cả các quốc gia khác, tùy thuộc lẫn nhau. Nên nếu một nước mất ổn định thì các nước khác cũng bị ảnh hưởng.
Cho nên các nước có nhận thức giống nhau là phải giữ hòa bình ổn định ở trên biển Đông, bằng đàm phán hữu nghị trên tinh thần láng giềng, anh em, tinh thần đồng chí, tinh thần luật pháp quốc tế: đó là DOC, Công ước luật biển năm 1982, mà tìm giải pháp hai bên có thể chấp nhận được.
Đặc biệt, chúng ta cũng phải chú ý không để cho các nước khác kích động vấn đề này. Không để các lực lượng xấu sử dụng vấn đề Biển Đông để kích động, chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, chia rẽ quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân chúng ta."
Lời tuyên bố của Phùng Quang Thanh không thể được coi là lời nói của một Bộ trưởng Quốc phòng có bổn phận bảo vệ lãnh thổ. Có 4 vấn đề cần làm rõ :
Thứ nhất, làm gì có chuyện "Trên Biển Đông, tình hình hoạt động của chúng ta hết sức bình thường""
Chỉ có một người điên hay không phải là người Việt Nam mới có thể phát ngôn vô trách nhiệm rằng người dân Việt Nam bây giờ  " vẫn làm, vẫn hoạt động kinh tế, hàng hải, du lịch, làm ăn bình thường, không có vấn đề gì trở ngại" ở Biển Đông.
Vậy những ngư dân Việt Nam từ tỉnh Quảng Ngãi, đặc biệt từ đảo Lý Sơn ra đánh cá quanh khu vực quần đảo Hòang Sa bị quân Tầu đâm thủng thuyền cho chết chìm dưới lòng biển, bị bắt, đánh, tịch thu tài sản, đòi tiền chuộc và bị vu oan cáo vạ đã đánh cá trong vùng "lãnh thổ của bọn cướp" là bình thường à "
Là Bộ trưởng Quốc phòng, chẳng lẽ Thanh không hay biết gì đến  cái lệnh bất hợp pháp, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam của Trung Quốc khi Bắc Kinh ra lệnh cấm đánh cá trong vùng Biển Đông từ ngày 16-5 đến 1/8/2010 để cho lực lựơng Hải quân Tầu thao túng tuần tra và bảo vệ cho ít nhất 700 thuyền đánh cá của Tầu đánh bắt tự do từ Hòang Sa xuống Trường Sa "
Thứ nhì,   tại sao Thanh đã  qúa mau quên hương hồn của 64 người lính của Quân đội Nhân dân đã bỏ mình ở trận hải chiến Trường Sa với Quân Tầu ngày 14-3-1988 dẫn tới thảm kịch mất 8 đảo của Quần đảo này vào tay Trung Quốc. Và từ đó tới nay, Hải quân Tầu vẫn thường xuyên thay quân, tăng viện, xây các cơ sở quân sự và bãi đáp máy bay trực thăng, thiết kế các cầu tầu, bãi đậu cho các tầu bè cập bến.
Đấy là chưa  kể đến xương máu của ngót 60  chiến sỹ Hải quân Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình tại chiến trường Hòang Sa năm 1974 khi quân Trung Quốc tấn công và chiếm quần đảo này.
Và Hòang Sa ngày nay đã biến thành một căn cứ Hải quân có sân bay, bến tầu và khu du lịch của Bắc Kinh !


Thứ ba, Thanh cũng chứng minh không biết gì về những bài  viết hiếu chiến khiêu khích, đe dọa và  miệt thị Việt Nam của một số báo Điện tử của Nhà nước Trung Hoa, trong thời gian từ tháng 2 năm 2010 đến nay,  đã   công khai thúc dục Chính quyền Trung Quốc hãy sẵn sàng  lực lượng để đánh chiếm mau chóng  tất cả các đảo mà các báo này nói là của Trung Hoa ở Biển Đông.
Ngòai ra,  Thanh cũng đã quên hẳn ô nhục của Cuộc chiến tranh 6 tỉnh biên giới năm 1979 khi bị Đặng Tiểu Bình, lúc ấy cầm quyền ở Trung Quốc, "dậy cho Việt Nam một bài học" nên đã ca tụng cái bẫy "phương châm 16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt" xảo quyệt của nhà cầm quyền Bắc Kinh
Trả lời câu hỏi : " Bộ trưởng nói, an ninh ở Biển Đông rất quan trọng, vậy Hội nghị  nhìn nhận thế nào về những tranh chấp ở đây" Có những nguy cơ nào với an ninh khu vực và có giải pháp để giải quyết nó"
Thanh đáp : " Tranh chấp trên Biển Đông có thể coi là tranh chấp giữa 5 nước, 6 bên. Nhưng nếu để xảy ra xung đột quân sự thì nó ảnh hưởng đến các quốc gia, không chỉ khu vực Đông Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí là cả thế giới. Nếu xảy ra, nó còn là thảm họa đối với các nước ở khu vực này, do đó, đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng nhau phát triển là lợi ích quốc gia của các nước. Cho nên, các nước phải hết sức bình tĩnh, hết sức kiềm chế, phải xử lý nó ở tầm cao chiến lược vì lợi ích không phải chỉ của quốc gia, của khu vực mà còn của thế giới."
Kết luận, Thanh khuyến cáo: "Để giải quyết vấn đề này thì phải bằng đàm phán hòa bình, phải bằng Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), bằng luật pháp quốc tế, bằng Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp quốc. Chúng ta phải hết sức sáng suốt, tỉnh táo để không bị các lực lượng chia rẽ quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, chia rẽ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân về vấn đề Biển Đông."
Nhưng "lực lượng chia rẽ Việt Nam và Trung Quốc" là lực lượng nào hay đây chỉ là  thái độ khiếp sợ Trung Quốc nà Thanh đã tự vẽ ra con Ngáo Ộp để hù họa mọi người "
DOC  NÓI GÌ "
Hơn nữa Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (Declaration of the Conduct of Parties - DOC) giữa các nước trong khối  ASEAN (Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á) với Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa được ký  tại Nam Vang (Cao Miên) ngày 04/11/2002 không có ràng buộc pháp  lý nên không nước nào bắt buộc phải tuân theo.
Đại biểu Trung Hoa ký trong  Tuyên bố Nam Vang  là  Đặc phái viên, Phó Bộ  trưởng Ngọai giao  Wang Yi  có 3 điểm quan trọng  nh"t như sau :
1) Các bên khẳng định lại sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hàng hải và quyền tự do bay ngang qua vùng trời  phía tr6en Biển Đông như đã được quy định bởi các nguyên tắc phổ cập của luật pháp Quốc tế, kể cả Công ước Liên hợp  quốc về Luật biển năm 1982.
2) Các bên liên quan cam kết giải quyết những tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng các biện pháp hòa  bình, không đe dọa sử dụng hay  sử dụng vũ lực,  thông qua tham khảo ý kiến và thhương lượng hữu nghị giữa các quốc gia có chủ quyền trực tiếp liên quan, phù hợp với các nguyên tắc phổ cập của luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên họp quốc về Luật biền năm 1982.
3) Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức  tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống tr6en các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người dinh sống và xử lý các bất đồng mợt cách xây dựng.
Nhưng phía Trung Quốc vẫn tự tung tự tác thao túng và đang tìm cách độc quyền vùng biển quan trọng này bằng áp lực quân sự nhắm thẳng vào Việt Nam là quốc gia có vị trí chiến lược quan trọng nhất trong khu vực.
Vậy mà  Thanh  vẫn ngây thơ ca tụng lập trường của Trung Quốc đưa ra tại Hội nghị Tân Gia Ba. Thanh nói : "Trung Quốc thì tuyên bố, không có bá quyền, không bành trướng và luôn luôn phải xây dựng khu vực hài hòa, thế giới hài hòa, giữ môi trường hòa bình ổn định để phát triển đất nước Trung Quốc.  Cái đó cũng là phù hợp với lợi ích chung của các nước trong khu vực hiện nay."
Vậy người  đại diện Trung Hoa đã nói gì "  Báo Quân đội Nhân dân ngày Thứ Bẩy, 05/06/2010 đã trịnh trọng dịch luôn một đọan: "Thượng tướng Mã Hiểu Thiên cũng nói thêm rằng, Trung Quốc hiện nay không có ý đồ bành trướng, bá quyền như nhiều ý kiến quan ngại. "Ngày nay nhiều người vẫn nhìn sự phát triển của Trung Quốc với sự nghi ngại và lo lắng rằng, khi Trung Quốc mạnh lên sẽ bành trướng, bá quyền giống như nhiều quốc gia phương Tây từng làm. Về mức độ nào đó, những lo lắng của họ có thể hiểu được. Trong lịch sử hiện đại, chủ nghĩa bá quyền đã gây nhiều khổ đau cho con người trên khắp thế giới. Chúng ta không bao giờ được quên những bài học lịch sử. May mắn thay, những bài học và những giá trị trải qua thời gian có thể dẫn chúng ta vượt qua những vòng xoáy trên con đường phía trước".
Rõ thật là ngờ ngệch, nếu cứ tin vào những lời nói "đường mật"  ở đầu môi chót lưỡi của người Tầu thì chẳng khác nào đem  thóc giống đi đổi lấy mấy gói mì ăn liền !
Bắc Kinh nói họ không bá quyền, nhưng Tầu đã  ăn hiếp Việt Nam ở trên đất liền qua Hiệp định về Biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1999 và bây giờ ở Biển Đông qua Hiệp định phân định  Vịnh Bắc Bộ năm 2000. Trung Quốc còn tự bịa ra ranh giới lãnh thổ của mình ở Biển Đông bắng diện tích chiếm từ 80 đến 85 phần trăm trong cái hình Lưỡi Bò bao gồm hết cả 2 Quần đào Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Thứ tư,  vậy mà tại sao Thanh lại bịa ra "vấn đề lịch sử để lại" để biện minh cho âm mưu của Tầu muốn chiếm đóng lãnh thổ của Việt Nam "
Lịch sử nào đã cho phép Phùng Quang Thanh và đảng CSVN để cho Tầu khởi động cuộc  tranh chấp chủ quyền với Việt Nam  ở Trường Sa và Hòang Sa " Thanh hãy đưa bằng chứng ra để bảo vệ cho quan điểm của mình, nếu không thì lập luận hồ đồ này chỉ nên coi là hành động "nối giáo cho giặc."
HOA KỲ VÀ BIỂN ĐÔNG
Trong cuộc trao đổi với Báo chjí ở Hà Nội Thanh cũng ca tụng chính sách của Mỹ, qua lời tuyên bố tại Hội nghị ngày 5-6 (2010) của Bộ trường Quốc phòng Robert Gates rằng Mỹ  "không đứng về phía nào nhưng phải đảm bảo an ninh hàng hải, đảm bảo các hoạt động trên vùng biển quốc tế và bảo vệ lợi ích của các công ty Mỹ và các nước khác làm ăn hợp pháp với các nước trong khu vực này."
Trong diễn văn ở Hội nghị ngày 5-6 (2010) Ông Gates nói rằng Hoa Kỳ rất quan tâm đến Biển Đông vì không những nó quan trọng đối với các nước có biên giới với vùng biển này mà  còn đối với tất cả các nước có quyền lợi về kinh tế và an ninh ở Á Châu,
Ông Gates nói: "Chính sách của chúng tôi rất rõ : đó là sự ổn định, tự do lưu thông hàng hải và tự do và không bị cản trở  phát triển phải được duy trì. Chúng tôi không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, nhưng chúng tôi chống lại việc sử dụng võ lực và hành động gây cản trở quyền tự do lưu thông hàng hải. Chúng tôi cũng chống lại bất cứ nỗ lực nào nhằm đe dọa các công ty của Mỹ hay bất cứ ai của quốc gia nào tham gia vào các hoạt động kinh tế hợp pháp. Tất cả mọi bên đều phải cùng nhau giải quyết những khác biệt bằng  hòa bình,nỗ lực đa phương phù hợp với luật pháp quốc tế."
(In this respect, the South China Sea is an area of growing concern.  This sea is not only vital to those directly bordering it, but to all nations with economic and security interests in Asia.  Our policy is clear:  it is essential that stability, freedom of navigation, and free and unhindered economic development be maintained.  We do not take sides on any competing sovereignty claims, but we do oppose the use of force and actions that hinder freedom of navigation.  We object to any effort to intimidate U.S. corporations or those of any nation engaged in legitimate economic activity.  All parties must work together to resolve differences through peaceful, multilateral efforts consistent with customary international law. )
Tại sao Phùng Quang Thanh không dám bắt chước ông Gates để lên mặt Trung Quốc mà lại dùng nhiều lời lẽ để mơn trớn và bợ đỡ Bắc Kinh tại Hội nghị Quốc tế quan trọng này "
Và với tư cách là Bộ trường Quốc phòng tại  sao Thanh đã đánh mất  danh dự của Tổ quốc và của chính mình, hay là Thanh không còn là người Việt Nam nữa " -/-
Phạm Trần
(06/010)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.