Hôm nay,  

Chào Em Tháng Tư 2010

06/04/201000:00:00(Xem: 5114)

Chào Em Tháng Tư 2010

Trần Củng Sơn
Tháng tư đã đến mấy ngày, San Jose trời vẫn còn mưa và lạnh. Ngày hôm qua động đất 7.2 tại biên giới Mễ và California nhưng thiệt hại không nhiều. Giữa tháng một đã có động đất 7.0 tại Haiti giết chết cả trăm ngàn người rồi tới động đất 8.8 tại Chile cuối tháng 2, thiệt hại nhân mạng cả ngàn và tổn thất lên tới mấy chục tỉ đô la.
Những cơn mưa trái mùa, bầu trời u ám cũng như nỗi sầu thất nghiệp tăng cao ở San Jose, ở Cali và cả nước Mỹ. Tiểu bang vàng Golden State với nền kinh tế xếp hạng ngang với vài nước lớn của Châu Âu, có rừng, có biển, có đất đai màu mỡ cho một nền nông nghiệp phát triển, có khí hậu tốt nhất nước Mỹ, có những hãng xưởng cùng kỹ thuật cao nhất của thế giới, có dân số nhiều nhất nước…, có những điều kiện thuận lợi nhất cho đời sống con người để hưởng thụ, làm việc và đóng góp vào sự phát triển của quốc gia. Thế mà tỉ lệ thất nghiệp tại Cali đã hơn 10% từ lúc khủng hỏang kinh tế nổ ra cho đến nay.
Chính phủ liên bang đã tăng thời gian trợ cấp cho người thất nghiệp khỏang 100 tuần lễ, nghĩa là gần hai năm và mức thâm thủng ngân sách quốc gia đã tăng lên mức kỷ lục. Riêng tiểu bang Cali thì thâm thủng ngân sách là dĩ nhiên, con số hàng chục tỉ đô la và với tình hình này thì sang năm tiểu bang sẽ vỡ nợ vì không còn cách nào xoay ra tiền để trang trải các chi phí. Liên bang thì cứ việc phát hành thêm tờ 100 đô la còn tiểu bang thì bó tay.
Nhớ lại thập niên 80, 90 thời kỳ huy hòang của thung lũng điện tử, Silicon Valley được gọi là thủ đô kỹ thuật điện tử của thế giới mà thành phố San Jose là trung tâm. Hồi năm 1983, ở Canada sát nách nước Mỹ mà không ai có được máy vi tính cá nhân, muốn có phải qua Cali mua về. Computer là món đặc sản của Hoa Kỳ , của Cali, của thung lũng điện tử và nhiều hãng xưởng điện tử mở ra thu hút các công nhân từ các nơi về, trong đó người gốc Việt Nam trở thành lực lượng lao động đáng kể với sự chăm chỉ, khéo tay và đầu óc linh lợi bắt kịp những yêu cầu của công việc điện tử.
Cứ tưởng tượng mỗi ngày thứ sáu, hàng chục ngàn người Việt Nam có trong tay tấm chi phiếu cả ngàn đô la do hãng trả lương, và số tiền này một phần được đem ra tiêu xài trong cộng đồng. Các quán ăn Việt không nhiều bằng bây giờ, có lẽ thời đó đi làm điện tử lương cao, thỏai mái hơn là làm nhà hàng tốn nhiều thời gian, không khí quán xá tấp nập. Thập niên 80 ở San Jose có gần chục vũ trường ca nhạc sống thu hút khách nghe nhạc và nhảy đầm, bây giờ chỉ còn hai.
Thập niên 80 máy computer là “hàng độc” của Cali, bây giờ năm 2010 vào các cửa hàng thấy hàng hóa Trung Quốc Made In China tràn ngập. Nhiều hãng kỹ thuật cao “Hi Tech” đã dời sang châu Á, cho nên dân Cali, dân San Jose thất nghiệp.
Gặp anh bạn tuổi gần sáu mươi, làm điện tử mười mấy năm, lãnh thất nghiệp hơn một năm, than thở không biết tuơng lai sẽ làm gì vì ngành điện tử của vùng này đã qua thời huy hòang. Ngày xưa,  khi vượt biển qua Mỹ cứ nghĩ là đời sống từ nay sẽ không còn lo lắng về chuyện cơm áo, có chăng là lo chuyện cứu giúp người thân ở quê nhà…
Gặp anh bạn bảo rằng tiền dành dụm hai mươi năm được mấy trăm ngàn bay mất vì bán nhà nhỏ đang ở để mua nhà lớn thời cao điểm địa ốc mấy năm trước, và rồi nhà cửa xuống giá, làm ăn bết bát, không đủ tiền trả hàng tháng nhà lớn nên phải bán rẻ và coi như trắng tay.


Kiểm điểm lại sau ba mươi năm sống xứ người, thấy cũng bọt bèo. Ba mươi năm qua, người Việt ở hải ngọai gởi về nước cả trăm tỉ Mỹ Kim và phần lớn số tiền này chạy vòng vòng cuối cùng lọt vào tay cán bộ và một số con buôn để hôm nay, nước xuôi ra biển lại mưa về nguồn, có những người Việt trong nước qua Mỹ du lịch trong ví bạc trăm đô đầy ắp, có những thương gia bên đó qua Cali mua lại những cơ sở địa ốc hàng chục triệu đô la.
Anh bạn từng làm kỹ sư lương cả trăm ngàn, bây giờ lãnh lương hưu sớm chỉ khỏang ngàn đô la, tạm đủ trang trải tiền nhà tiền ăn kể rằng có đứa cháu gái sắp được bảo lãnh qua Mỹ, bán căn nhà mặt tiền được mấy trăm cây vàng (mỗi cây khỏang một ngàn đô la). Căn nhà này thời sau 75 ở Sài Gòn giá chỉ vài cây vàng mà thôi. Những người di tản tháng tư 1975 tài sản bỏ lại mất hết, những người vượt biển cũng vậy, những người được đi đoàn tụ thập niên 80, 90 phải hiến hoặc bán rẻ nhà đất và khi qua bên này tay trắng làm lại cuộc đời mới. Bây giờ những người trong nước sang định cư thì có thể bán căn nhà họ đang có tại quê nhà được vài chục ngàn, trăm ngàn đô la và có vốn để sinh sống làm ăn tại xứ người.
Câu tục ngữ “ Trâu chậm uống nước đục” có phần đúng có phần sai khi áp dụng trường hợp này.
Tháng tư 2010, kỷ niệm 35 năm Sài Gòn thất thủ, miền Nam lọt vào tay Việt Cộng. Bây giờ Việt Cộng đã lộ nguyên hình là những người hèn yếu, bán đứng quyền lợi dân tộc và tổ quốc cho đàn anh Trung Cộng qua việc cắt đất nhượng biển, vụ Hòang Sa Trường Sa, vụ cho Tàu khai thác Bô xít tại cao nguyên miền Trung và mới đây nhất nhiều tỉnh của biên giới Việt Trung đã giao những khu rừng có vị trí chiến lược cho các công ty của người Tàu khai thác trong 50 năm. Với tình hình như vậy thì từ từ cả nước Việt Nam sẽ trở thành một tỉnh của Tàu.
Khi quân Tàu xâm lăng Việt Nam, thời nhà Trần trước sự hùng mạnh của đạo quân nhà Nguyên (Mông Cổ)  đã phải lui quân về vùng Thanh Hóa, Nghệ An nơi có núi rừng hiểm trở. Lê Lợi kháng chiến 10 năm thắng quân Minh cũng là nhờ địa thế núi rừng của Nghệ An. Bây giờ người Tàu tinh ranh mua chuộc và áp lực để mua lấy những vùng núi rừng chiến lược này. Khi thuận tiện họ sẽ xua quân chiếm Việt Nam thì lúc đó quân đội không còn chỗ để dựa vào mà phòng thủ. Chạy lên núi rừng thì rừng đã bán cho Tàu, chạy ra biển thì Hòang Sa Trường Sa các tàu chiến Trung Cộng chực sẵn.
Thời thế biến đổi, những kẻ được tuyên dương là anh hùng dân tộc thì đang trở thành những tên tội đồ bán nước và ngược lại. Những người lính hải quân của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hi sinh trong trận hải chiến năm 1974 với Trung Cộng tại quần đảo Hòang Sa được một số báo chí trong nước ca ngợi.
Tháng 4 năm 2010, nhìn về tình hình trong nước có bi quan lẫn lạc quan. Bi quan là vì giới lãnh đạo Hà Nội tham nhũng và bất tài nên trở thành hèn yếu lệ thuộc Trung Cộng tạo nguy cơ mất nước. Lạc quan là vì những người hải ngọai đấu tranh có vai trò trở nên quan trọng có chính nghĩa dân tộc và thuận lợi để hỗ trợ các phong trào yêu nước, yêu dân chủ tự do đang bị nhà cầm quyền tay sai Trung Cộng đàn áp.
Vận nước Việt Nam sẽ ra sao ai mà biết. Ngàn năm bị giặc Tàu đô hộ cũng có thể trở lại"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.