Hôm nay,  

Cái Đó Không Phải Lỗi Của Nó, Mà Là Sự Bất Hạnh Của Nó

12/02/201000:00:00(Xem: 8082)

Cái Đó Không Phải Lỗi Của Nó, Mà Là Sự Bất Hạnh Của Nó 

Đoàn Thanh Liêm
Hồi tôi mới có 7-8 tuổi, còn theo học ở trường làng, thì trong lớp có một cô bé gái cũng cỡ ngang tuổi bỗng dưng thôi học. Cô bé này là người thuộc một gia đình sinh sống tại xóm chợ, ăn mặc luộm thuộm và học hành cũng chểnh mảng. Hỏi các bạn cùng lớp, thì tôi mới được biết là cô ấy đã đi lấy chồng, theo tục lệ còn thịnh hành hồi trước năm 1945 ở miền quê, mà được gọi là “tảo hôn”, tức là trai gái mà cưới hỏi lúc vẫn còn nhỏ tuổi. Tôi có kể lại việc này với gia đình, thì được cha tôi giải thích thêm cho là : “ Con phải nhận ra là nhà mình thật may mắn lắm đó, bà con họ hàng nội ngoại đều cùng cư ngụ chung trong một thôn xóm và gắn bó thân thương với nhau, giúp đõ lẫn nhau để làm ăn sinh sống lương thiện. Khác với ở xóm chợ, thì nhiều gia đình lộn xộn vì mắc vướng vào cái tệ nạn cờ bạc, rượu chè, trai gái, hút sách ( mà sau này, tôi được nghe bà con gọi là “tứ đổ tường”), nên con cái dễ bị lây nhiễm những thói hư tật xấu đó. Trường hợp của đứa bạn học cuả con ấy, mới còn nhỏ tuổi mà đã bị gả bán đi lấy chồng, thì thật là tội nghiệp cho nó lắm vậy đó !”
Cũng tương tự như vậy, mỗi khi mấy anh chị lớn than phiền về chuyện mấy người trong làng mà có hành vi ngang ngược, trái khuấy làm phiền hà cho bà con làng nước, thì cha tôi cũng hay khuyên nhủ: “Các con nên biết là mấy người hay làm điều xằng bậy đó, thì rõ rệt là người ta đâu có nghĩ được như mình. Vì thế, cho nên mình cũng nên thông cảm và không nên xét nét quá đáng về những người đó. Túc là ta nên có thái độ bao dung, xí xóa trước sự việc không hay như thế…”
Lớn khôn hơn nữa, tôi được học hỏi nhiều và trí khôn mỗi ngày được mở rộng, hiểu biết việc đời hơn. Và khi được đọc chuyện của văn hào Anatole France của Pháp, thì tôi rất tâm đắc câu văn sau đây của ông : “Đó không phải là cái lỗi của nó, mà là sự bất hạnh của nó” (nguyên  văn tiếng Pháp : Ce n’est pas sa faute, c’est son malheur!) Đây chính là câu mà người cha nói với con, trong câu chuyện người con than phiền là trong một cuộc đi chơi với chúng bạn trong làng, thì bị một tên bạn to lớn hơn hiếp đáp, bắt thằng nhỏ phải hầu hạ bằng cách xách đôi gưốc nặng cho anh ta suốt dọc đường đi ở trong rừng, giữa buổi trưa nóng bức. Người cha tìm cách an ủi, xoa dịu sự ấm ức của con mình, nên đã giải thích cho con là nên thông cảm với nỗi bất hạnh của chính người đã hành hạ mình như thế. Thái độ cao thượng này lại củng cố thêm cho cái điều tôi đã tiếp nhận được qua lời giáo huấn của cha tôi như vừa mới ghi trên đây.
Và như tôi đã có dịp trình bày chi tiết hơn trong bài “Lượng cả bao dung” cũng gần đây vào năm 2009 thôi, một trong những đức tính của người sĩ phu quân tử trong truyền thống văn hóa dân tộc Việt nam ta là : người trượng phu thì phải có tấm lòng đại lượng rộng rãi, luôn có sự thông cảm và bao dung đối với những sai sót, lỗi lầm của người khác. Người được gọi là có “lượng cả”, thì không nên quá khe khắt trong việc bắt lỗi kẻ xúc phạm đến mình, mà luôn tỏ ra hào hiệp để bỏ qua đi điều sai trái lẻ tẻ, vặt vãnh đó. Tư cách thanh cao mã thượng của người quân tử như thế mới gây được sự cảm phục nể trọng nơi những người xung quanh mình, và nhất là có tác dụng cảm hóa được tâm hồn của người vừa mới phạm điều sai trái đó.


Sau năm 1975, bà con từ làng quê tôi ở miền Bắc vào miền Nam, thì họ kể lại nhiều chuyện đau lòng, nhất là trong thời kỳ “cải cách ruộng đất” năm 1955-56. Đại khái họ nói : Đội cải cách thâu dụng mấy phần tử loại “đầu đường xó chợ” để hợp tác với họ trong các phiên đấu tố, triệt hạ uy tín cuả một số người trong làng mà bị đội xếp vào loại “thành phần điạ chủ”. Những người cộng tác này được coi là “thành phần cốt cán, bần cố nông” và được hưá cho một số quyền lợi ưu tiên nào đó; cho nên bọn họ đã ra tay tiếp sức với đội cải cách mà “làm tình làm tội” đối với những người xưa nay vốn được coi là dân lương thiện trong làng. Cũng may là trong làng chúng tôi, thì không có một ai bị xử tử hình như ở mấy làng xung quanh. Nhưng sau khi chiến dịch này qua đi với đợt “sưả sai chỉnh đốn”, thì mấy phần tử “cộng tác mà làm điều thất nhân thất đức” như thế đều bị dân làng coi khinh, bị bà con xúi bẩy trẻ con nói mánh nói khoé châm chọc, thật là đáng xấu hổ. Dân gian gọi họ là loại “mèo lại hoàn mèo”, chẳng làm sao mà ngóc đầu lên được. Bà con kể rõ tên tuổi cuả mấy người “thủ phạm” cũng như “nạn nhân” trong chiến dịch cải cách này. Các nạn nhân thật đáng thương, nhưng các thủ phạm thì cũng thật tội nghiệp cho họ, vì họ bị đội cải cách cuả nhà nước xúi bảy, dụ dỗ mua chuộc, chứ không phải chính họ tự ý đứng ra làm cái điều ôi ác, táng tận lương tâm như thế. Đến nay, thì câu chuyện đáng buồn này đã xảy ra trên nưả thế kỷ rồi, cũng chẳng còn ai trong dân làng mà còn giữ cái lòng hận thù, giận dữ đối với mấy phần tử bất hảo như thế nưã. Có chăng, thì chỉ còn là những lời truyền tụng bâng quơ nào đó, được coi là “chuyện ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ” vậy thôi.
Tôi luôn chủ trương là nên có sự thông cảm, bao dung đối với sự yếu đuối cuả con người. Và cần phải tìm hiểu về hoàn cảnh “đáng tội nghiệp, đáng xót thương” cuả mỗi con người, mà bị lâm vào tình trạng phải làm điều sai trái như vậy. Nhưng đối với kẻ cố tình chủ mưu để gây ra điều tai ác như trong chiến dịch “cải cách ruộng đất”, mà người cộng sản còn gọi là “một cuộc cách mạng long trời lở đất” với bao nhiêu tội ác, bao nhiêu đau thương khốn khổ cho hàng triệu gia đình bà con người Việt nam chúng ta, thì tôi nhất quyết không thể bỏ qua cho được. Nói cho rõ hơn, cái trách nhiệm cuả giới lãnh đạo cộng sản trong vụ cải cách ruộng đất này, cũng như trong vụ thảm sát mấy ngàn đồng bào ở Huế hồi Tết Mậu Thân năm 1968 đó, và còn nhiều, rất nhiều vụ tàn bạo man rợ khác nưã, thì đã quá rõ ràng không thể nào mà họ còn có thể nào mà lẩn tránh vào đâu được nưã. Đó là những món nợ rất lớn mà đảng cộng sản vẫn còn thiếu đối với toàn thể dân tộc Việt nam chúng ta. Dứt khoát là như vậy, chứ không thể nào mà chúng ta lại có thể xí xoá, bỏ qua cho cái tội ác, do tập đoàn cộng sản đã du nhập vào trong nước ta cái chủ trương độc tài chuyên chế sắt máu, vô luân, thất đức, chuyên đào sâu hận thù với đấu tranh giai cấp, tạo ra sự chia ly phân tán trong đại khối dân tộc, vốn xưa kia rất ư là thuận hoà nhân ái, theo truyền thống tốt đẹp cuả cha ông chúng ta.
Mà ngay đến tận ngày hôm nay, cái tập đoàn tội ác này vẫn còn tiếp tục mua chuộc và xuí giục bọn côn đồ, mà chúng gọi là “quần chúng tự phát”, để mà hành hung, đánh đập tàn tệ các tín đồ và tu sĩ thuộc các tôn giáo như trong các vụ Chuà Bát Nhã ở Lâm Đồng, vụ giáo xứ Tam Toà ở Đồng Hới và vưà đây vụ giáo xứ Đồng Chiêm ngay gần Hanoi v.v... Rõ ràng là hàng ngũ lãnh đạo cộng sản chóp bu ở Hanoi vẫn còn ngoan cố trong việc đàn áp người  đối lập, diệt trừ loại bỏ tôn giáo, bằng cách sử dụng bạo lực cuả toà án, cuả lực lượng công an cảnh sát để trấn áp quần chúng tôn giáo, cũng như dùng mọi thủ đoạn tàn bạo thâm độc để chia rẽ, phân hoá hàng ngũ các tín đồ và giới tu sĩ.
Trong bộ luật hình sự cuả bất kỳ một nước văn minh nào, thì người ta đều trù liệu hình phạt nặng đối với các tội phạm có chủ ý và có dự mưu trước (intentional, with premeditation). Thậm chí đối với loại tội mà cứ tiếp tục tái phạm nhiều lần, thì đó là trường hợp gia trọng, hình phạt càng nặng nề hơn (aggravating circumstances).
Trước những hành động tội ác tày trời cuả đảng cộng sản như thế, chúng ta kiên quyết không thể nào mà bỏ qua cho giới lãnh đạo cộng sản được nưã. Mà muôn người như một, chúng ta hãy cùng nhau nói lớn tiếng lời cảnh cáo nghiêm khắc đối với đảng cộng sản rằng: “Sức chiụ đựng cuả dân tộc Việt nam đã hết mức rồi : các người phải ngưng ngay tức khắc cái lối đàn áp dã man thất đức, vô nhân đạo đó! Enough is enough! “
Sự thông cảm khoan dung chỉ có thể dành cho những cá nhân đáng thương, vì yếu đuối mà bị dụ dỗ làm điều xằng bậy. Chứ nhất quyết không thể dành cho bọn đồ tể chủ mưu ngoan cố trong hàng ngũ lãnh đạo cộng sản Hanoi được. Đó là một lời khẳng định dứt khoát và chung cuộc cuả toàn thể dân tộc Việt nam chúng ta hiện nay vậy./
California, Tháng Hai 2010
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Đảng CSVN đang rối beng lên về tình trạng cán bộ tham nhũng quyền lực, nhưng lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau khiến dân te tua. Tình trạng này được báo của Trung ương đảng “vạch áo cho người xem lưng” cả trong hai lĩnh vực...
Số lượng người nhập cư trái phép vào Hoa Kỳ cao kỷ lục đang khiến cho hệ thống nhập cư vốn đã quá tải càng thêm phần căng thẳng. Dữ liệu mới đây của chính phủ cho thấy các viên chức biên phòng đã thực hiện 2.05 triệu vụ bắt giữ trong năm tài chánh kết thúc vào tháng 9. Đây là năm thứ hai liên tiếp mà số vụ bắt giữ như vậy cao hơn 2 triệu. Trong quá khứ, các con số tăng và giảm dựa trên những thay đổi quan trọng về kinh tế và chính sách, như các đợt suy thoái kinh tế và siết chặt biên giới trong thời kỳ đại dịch. Nhưng chưa bao giờ số vụ bắt giữ vượt quá 1.7 triệu, và cũng chưa bao giờ duy trì ở mức cao như vậy trong mấy năm liên tục.
Hai việc đang làm cho Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng mất ăn mất ngủ là “tình trạng xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh” và “tham nhũng quyền lực” ngay trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên có nhiệm vụ chống tham nhũng, thanh tra và thi hành kỷ luật...
Lúc còn tại thế, có lúc ông Phạm Văn Đồng đã phải đối diện với một câu hỏi khó: “Xin Thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979… Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương…
Văn phòng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ báo cáo thường niên trước Quốc hội: Những diễn biến quân sự và an ninh liên quan đến Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc...
Tại sao chính sách Hoa Kỳ phải giúp đỡ những quốc gia khác, kể cả những quốc gia chống đối quyền lực của Hoa Kỳ? Có anh hàng xóm tức giận muốn qua đốt cháy nhà mình, mình lại đem tiền qua giúp đỡ; đôi khi lại mang con qua xây dựng hàng rào, chuồng gà, sơn quét nhà cửa cho anh ta. Chuyện thật ngược đời. Đảng Cộng Hòa nói: Không được. Đảng Dân Chủ nói: Được. Đáng giúp đỡ. Còn bạn, nghĩ sao? Ngày 18 tháng 10 năm 2023, Hãng thông tấn ABC News đưa tin: “Chính quyền Biden đang soạn thảo gói viện trợ nước ngoài trị giá 100 tỷ USD, bao gồm hỗ trợ cho Israel cũng như các ưu tiên an ninh hàng đầu khác.” Dự thảo này phải được quốc hội phê chuẩn. Chắc hẳn sẽ gặp khó khăn vì Đảng Cộng Hòa giữ đa số ở hạ viện. 100 tỷ là số tiền khá lớn, trong lập luận của đảng Cộng Hòa, tại sao không dùng số tiền này để phát triển kinh tế nước Mỹ? Xây dựng những công trình nội địa mang lợi ích đến cho người dân? Trong lập luận của đảng Dân Chủ, giúp người tức là tự giúp mình
Lại một lần nữa, cộng đồng tình báo quốc tế cho thấy khả năng dự báo hoàn toàn sai lạc khi nhận định rằng xung đột Trung Đông không có dấu hiệu leo thang trong khi chiến tranh Ukraine đang tiếp diễn. Nhưng Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu phạm phải sai lầm nghiêm trọng hơn khi thiếu chuẩn bị các biện pháp phòng thủ cần thiết, vì ông tin tưởng tuyệt đối ưu thế quân sự của 170.000 quân Do Thái so với 40.000 chiến binh Hamas. Chính ông Ehud Barak, cựu Thủ tướng và Bộ trưởng Quốc phòng Israel, cùng 80% dân chúng cũng đồng quan điểm, cho rằng Thủ tướng Netanyahu phải chịu trách nhiệm chính trị cho thảm hoạ hiện nay.
Thái độ chán học Mác và ngán nghe theo lời Bác dậy lan tràn trong sinh viên, học viên các trường Đảng đã làm cho tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” trong đảng tăng cao đe dọa sự tồn vong của chế độ...
Nhà báo Xuân Ba kể lại: “Đêm chuyển về sáng một ngày tháng tư năm một ngàn chín trăm tám tư, Vũ Bằng thều thào với Long kiếm cho ba cái điếu?! Trời đất, bệnh nặng vậy mà hút chi? Nhưng ông cứ kéo cái điếu về phía mình kéo một hơi rồi ho sặc sụa... Vũ Bằng sau hơi thuốc dim lim vẻ như khỏe lại? Nhưng rồi cứ lịm dần, lịm dần... Nhà văn Vũ Bằng trút hơi thở cuối cùng lúc bốn giờ ba mươi sáng. Vũ Bằng nghèo quá, túng quá! Tội vạ bất như bần!”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.