Hôm nay,  

Đảng Tân Đại Việt Tổ Chức Hội Luận Dân Chủ

1/23/201000:00:00(View: 4077)

Đảng Tân Đại Việt Tổ Chức Hội Luận Dân Chủ

Từ trái: đứng Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Bác Sĩ Mã Xái, Luật Sư Đoàn Thanh Liêm, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, Ông David Satter, Ông Ngụy Kim Sinh, Cô Hoàng Sĩ Bình, Ông Đinh Xuân Quân

Westminster (Bình Sa)- - Lúc 1 giờ 30 chiều Thứ Sáu  ngày 22 tháng 1 năm 2010, tại hội trường Coastline Community College, buổi hội luận diễn ra với sự tham dự một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh và các thành viên trong Đảng Tân Đại Việt. Trên bàn chủ tọa nhận thấy có: Tiến Sĩ Lê Minh Nguyên, Bác Sĩ Mã Xái, Luật Sư Đoàn Thanh Liêm, Tiến Sĩ Phạm Kim Long, Ông David Satter, Ông Ngụy Kim Sinh, Cô Hoàng Sĩ Bình, Ông Đinh Xuân Quân. Sau phần nghi thức, các diễn giả lần lược trình bày về phương thức đấu tranh, phát triển dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam, Trung Hoa và những bài học kinh nghiệm rút ra từ Nga.
Được biết sau ngày hội luận một buổi họp báo sẽ diễn ra vào lúc 2 giờ 30 chiều Thứ Bảy ngày 23 tháng 1 năm 2010 tại hội trường Lê Văn Duyệt Foundation 15361 Brookhust St # 207 Westminster, CA 92683.
Trong buổi hội luận nầy ban tổ chức đã cho phổ biến "Bản Lên Tiếng Của Đảng Tân Đại Việt" về việc bốn nhà hoạt động dân chủ bị cộng sản Việt Nam xử án trong đó có các Ông Trần Huỳnh Duy Thức, Ông Nguyễn Tiến Trung, Luật Sư Lê Công Định, Ông Lê Thăng Long. Trong bản lên tiếng: . .  cực lực lên án hành động kết án thô bạo của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối với bốn nhà tranh đấu. . . Đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt ngay những vụ đàn áp, khủng bố mà dư luận quốc tế từng lên án, đồng thời lập tức trả tự do cho những nhà đấu tranh đang bị giam giử. . . Quyết tâm cùng đồng bào hải ngoại và quốc nội vận động áp lực buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho bốn nhà hoạt động dân chủ kể trên và các nhà hoạt động dân chủ đang bị giam cầm... Kêu gọi dư luận báo chí quốc tế và chính quyền các quốc gia dân chủ nổ lực can thiệp đòi nhà cầm quyền CSVN ngưng mọi hành động đàn áp dân chủ, tước đoạt tự do và chà đạp nhân quyền đối với nhân dân Việt Nam. Bản lên tiếng do Bác Sĩ Mã Xái, Chủ Tịch Ban Lãnh Đạo Trung Ương Đảng Tân Đại Việt phổ biến ngày 21 tháng 1 năm 2010.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Sau khi ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, Chủ tịch nước Tô Lâm nổi lên là ứng viên hàng đầu thay ông Trọng. Nhưng Việt Nam dưới thời Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ như thế nào? Thắc mắc này không khó trả lời vì tập quán của CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Mùa Hè năm ngoái, cũng vào khoảng này đây, gần như mọi cơ quan truyền thông (trên toàn thế giới) đều hớn hở loan tin: đã tìm thấy bốn em bé biệt tăm, sau khi khiến chiếc phi cơ Cessna 206 bất ngờ bị hỏng máy và rơi xuống rừng sâu núi sâu.
Thời đại Nguyễn Phú Trọng đã khép lại sau 57 năm chuyên chính vô sản và tiếp tục độc tài Cộng sản. Ông Trong qua đời ngày 19/07/2024, thọ 80 tuổi, đã để lại một gia sản dở dang “chống tham nhũng” và “xây dựng, chỉnh đốn Đảng”...
Làm thế nào để ngăn chặn Trung Quốc tiến hành một cuộc xâm lược quân sự toàn diện nhằm chiếm Đài Loan bằng vũ lực? Sau đây là một số suy nghĩ cá nhân về vấn đề quan trọng này, tôi trình bày với tư cách là một học giả về Trung Quốc và không phải là đại diện chính thức của chính phủ Úc...
Tôi không thân thiết, và cũng chả quen biết chi nhiều với Trương Văn Dũng (TVD). Thản hoặc, mới có chút chuyện cần – cần phải trao đổi đôi ba câu ngăn ngắn – thế thôi. Tuy thế, tôi hoàn toàn không ngạc nhiên khi nghe ông bị “túm”, và bị kết án tù. Dù rất ngại làm mất lòng thiên hạ (và cũng rất sợ gạch đá tán loạn, từ khắp bốn phương) nhưng tôi vẫn phải khách quan mà nhìn nhận rằng ông Tô Lâm chưa hề bắt “lộn” một nhân vật bất đồng chính kiến nào (ráo trọi) nhất là trường hợp của TVD!
Khi bài này đến với độc giả thì Tổng Bí thư đảng CSVN, Nguyễn Phú Trọng đã vắng mặt gần một tháng mà không có lời giải thích nào của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Lần gần nhất công chúng Việt Nam nhìn thấy ông Trọng là khi ông tiếp Tổng thống Putin thăm Hà Nội ngày 20/06/2024. Sau đó ông đã vắng mặt tại các buổi họp quan trọng...
Không ai biết chắc khi nào một đế chế sẽ sụp đổ. Chẳng ai có thể xác định chính xác thời điểm Đế chế La Mã, Bồ Đào Nha, Ottoman hay Anh kết thúc. Trong bài thơ "Waiting for the Barbarians", nhà thơ Hy lạp Constantine P. Cavafy nhiều lần khẳng định rằng những kẻ man rợ sẽ đến hôm nay. Người ta chờ đợi, như thể đây là chuyện thường nhật như việc một công ty sẽ phá sản, hay một buổi lễ ra trường vậy. Nhưng một đế chế thì sao? Liệu vào thời của mình, nhà thơ Hy Lạp Cavafy có thuộc về một đế chế nào đáng để gọi là đế chế không?
Tôi hoàn toàn (và tuyệt đối) không có năng khiếu hay tham vọng gì ráo trong lãnh vực thơ văn/thi phú. Suốt đời chỉ ước mong sao có sách báo để đọc, để thưởng thức những lời hay ý đẹp của giới văn nhân thi sỹ, là vui thích lắm rồi. Sở thích, cùng niềm vui, tuy giản dị thế thôi nhưng đôi lúc tôi vẫn bị lôi thôi vì những câu cú (vô cùng) tối nghĩa:
Tệ nạn “dưới đẩy lên, trên đùn xuống” và “vô trách nhiệm” không mới trong cán bộ, đảng viên CSVN, nhưng số người “sáng vác ô đi tối vác về” vẫn khơi khơi trong hệ thống cầm quyền mới là điều lạ. Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từng nói:“Ai không làm thì đứng sang một bên cho người khác làm”, nhưng không ai muốn về vườn vì chứng bệnh nan y “tham quyền cố vị” đã có trong máu thịt Đảng...
Đảng CSVN đang bối rối về câu hỏi: Tại sao phải kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh để xây dựng đất nước? Lý do đơn giản, vì đảng sợ “dân chủ”, nhát “tự do” và lo phải đối phó với tình trạng “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong nội bộ đảng, đe dọa sự sống còn của chế độ...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.