Hôm nay,  

Thiền Đạo - Một Thế Giới Phật Giáo Nhân Bản

20/01/201000:00:00(Xem: 4959)

Thiền Đạo - Một Thế Giới Phật Giáo Nhân Bản

Mường Giang
Chân lý của Phật Giáo từ mấy ngàn năm về trước, căn bản vẫn là con đường Đạo Đức và Chánh Pháp do Phật Tổ Như Lai vạch ra nhưng chính chúng sinh tự mình, phải đi tìm chân lý của nguồn khổ để diệt khổ. Cho nên trong Tứ Diệu Đế quẩn quanh cũng chỉ có một chữ duy nhất ' KHỔ ' vì bệnh, già, tham sân si, ảo vọng, vô thường.. Tóm lại muốn diệt Khổ, mọi người phải đi trên con đường Bát Chánh, tuân theo Ngũ Giới " Cấm Sát Sanh, Dâm Loàn, Tửu Sắc, Đạo Tặc và Ngoa Ngữ.. Các tín đồ thuộc Phật giáo Mật Tông mà hầu hết là người Tạng, Mông và Mãn Châu .. có thờ Song Tôn Phật (còn gọi là Hoan Hĩ Phật), qua cảnh nam nữ ôm nhau , trong tư thế như đang hành lạc. Sự thật, đây chỉ là một biểu tượng của sự tu trì mà các vị cao tăng để đạt tới cảnh giới ' Vô Thượng Du Gia Bộ ' . Cùng trong ý nghĩa này, nam giới coi như đại diện cho ' Trí Tuệ ', còn phụ nữ thì tượng trưng cho ' Thiền Định '.Sự kết hợp nam nữ là cảnh giới cao nhất của sự tu trì, mà Mật Tông gọi là ' Định Tuệ Song Tu ' , mà vị Hoan Hĩ Phật được coi như Hộ Pháp..
Trong chùa vốn không có Phật vì Phật ở trong tâm ta. Nếu tâm ta lắng lại và trí tuệ xuất hiện, đó chính là Phật. Bởi vậy, VN mới có câu tục ngữ ' Tu đâu cho bằng tu nhà, thờ cha kính mẹ mới là tu thân '.Đây cũng là mục đích và ý nghĩa của Thiền Đạo, được coi như một thế giới của Phật Giáo Nhân Bản mà hiện nay khắp nhân loại đang tìm, để tự mình trai giới, tiến tới con đường chân, thiện, mỹ..
Trong cuộc hội thảo thế giới về Thiền và Phân Tâm Học vào năm 1957 ở thủ đô Mexico. Tại đây, nhà khảo cứu đạo Phật là giáo sư Erich Fromm, đã căn cứ vào định nghĩa của Thiền Sư Suzuki (Nhật) mà minh định : ' Thiền là nghệ thuật nhìn vào bản tính của hiện hữu mình. Đó chính là con đường dẫn chính ta từ hệ lụy do bản năng gây ra, tiến tới sự tự do của tâm thức. Đó là phương tiện giúp ta ngăn chận khỏi sự điên rồ của tinh thần, sự tàn phế của cơ thể và trên hết thúc đẩy ta dám công khai bộc lộ, cái khả năng hạnh phúc và thương yêu mọi người chung quanh mình.
Là Phật tử hay các nhà biên khảo-nghiên cứu, không ai không thấu triệt về những danh hiệu của các vị bồ tát trong Phật Môn. Nhờ đó ta biết " Quán Tự Tại Bồ Tát " cũng chính là Quan Thế Âm được dịch từ Phạn Ngữ Alavokitesvara. Riêng danh từ Bồ Tát cũng từ Phạn Ngữ Bodhi sattva, có nghĩa là người đã giác ngộ rồi NHƯNG vì thế nhân, mà phải nán lại trần tục, để giúp cho chúng sinh, cùng giác ngộ và thức tỉnh như chính mình. Tóm lại, dù có dựa vào tài liệu nào hay định nghĩa gì chăng nửa, cuối cùng danh hiệu Quan Thế Âm Bồ Tát, tức là Bồ Đề Tát Đỏa. Đó là người đã giác ngộ trọn vẹn rồi nhưng vì chúng sinh, mà chưa thể làm Phật, hoặc đã thành Phật nhưng do thệ nguyện, mà cam chịu làm chúng sinh để cứu độ thế nhân, đang chịu trầm luân trong bể khổ.
Ngày nay sau hơn hai ngàn năm hiện hữu của Phật giáo, chúng sinh mới hiểu thấu các vị Bồ Tát, chính là những vị Phật hữu tình, từ bi rất là người và vì người mà cười vui giúp đời giác ngộ. Cho nên ta không ngạc nhiên khi nghe lời Phật giảng " là tượng, ta cũng chỉ là gỗ cây, khi cần có thể chẻ làm củi " hay nhìn thấy hầu như tất cả các tượng Phật đều chắp tay mỉm cười với hình thái vô cùng, vô lượng. Đó vì Phật lúc nào cũng từ bi, biết lắng nghe tiếng kêu than của người trần thế. Chỉ bao nhiêu đó cũng đủ rồi, cũng khiến cho những kẻ khổ đau hoạn nạn được an ủi, hy vọng, vì biết rằng trong niềm đau của mình, đã có người khác xẻ chia cứu giúp. Đó không phải là từ bi hỉ xả hay sao " giống như nước thánh cam lồ chứa trong bình tịnh thủy, mà Bồ tát Quan Âm luôn có trong tay để bất cứ lúc nào, cũng kịp thời ' cưú khổ cứu nạn ' mọi người trong muôn ngàn hoàn cảnh.
Phật Môn hiện có thiên kinh vạn quyển nhưng mục đích cũng chỉ có một, là giúp chúng sinh bước vào thế giới của ' Hành Thâm Bát Nhã ' để vào cõi ngộ ' chiếu kiến ngũ uẩn giai không '.Nhưng đâu có phải cứ tham thiền hay tụng tâm kinh vài ba chục năm, là đã thực sự tiếp nhận và hành trì, đã quán chiếu thâm sâu lẽ đạo. Trong lúc mặt thật là phải thực chứng, đốn ngộ, thương người, mến dân yêu nước, chứ không phải học thuộc, tu lâu, suy luận là đại công cáo thành và làm thầy thiên hạ được.
Thiền đạo là con đường mà chúng sinh phải thực chúng, nếm trãi và sống bằng tâm kinh, giúp ta tự vượt qua những lo âu phiền lụy, cũng như nguy cơ bệnh tật, sinh tử tới từ mọi phía. Thế nhân đi tìm nẻo tới cõi thiền xưa nay, thường bối rối hay khựng điếng trước những tài liệu cao siêu qua các công án, huyền thoại, những tình tiết ly kỳ khó hiểu, khiến cho người sau luôn hoài nghi, phải chăng thiền môn có một bí quyết nào giúp đời, mà vẫn cố giấu "
 Ngày nay ta biết thiền không phải là phương pháp tự hủy diệt tri thức, để biến thành trì độn mới ngộ được. Nhưng chắc chắc ai cũng biết ' bát nhã là một tri thức ' và Thiền chính là một khoảnh khắc nào đó, làm cho ta chợt biến thành người vô tư lự trong cõi hư không, chẳng suy nghĩ, hết toan tính và như có như không trong cõi hồn nhiên tĩnh mịch. Hơn hai ngàn năm về trước, Phật đã dạy chúng sinh thiền tâm qua kinh ' Quán Niệm Hơi Thở ', vì bất cứ ai khi thiền đã định thì tâm mới được yên , mà bước vào cỏi tu trì với nghiệp duyên sinh, duyên khởi, vô ngã, vô thường.. không vướng bận.
Các vị thiền sư ngày nay cũng thường thuyết giảng: 'Người biết nghe là nghe những tiếng vô thanh, người biết nhìn là nhìn được thế giới nội tâm'. Nói chung ai cũng đều nghe thấy nhưng khó có ai, dám nói là mình đã nghe thấy sự thật, vì sự đời là cõi phù du, thấy vậy mà không phải vậy, nên quý nhất là học tĩnh lặng để mà lắng nghe sự thật của lương tâm, khi không còn bùn nhơ vấy bám.


Vào chùa tình cờ xuống nhà hậu, ngang qua những vò muối tương rât lấy làm lạ, vì mệng vò bị bịt kín, cớ sao hương thơm từ trong càng thơm ngào ngạt ". Đó không phải là giống như cấm ngữ hay phép ' ninh tĩnh chi viễn ' của nhà Phật hay sao " Chính Lão Tử cũng đã từng nói : ' ngũ sắc làm mắt ta mù, ngũ âm làm tai ta điếc ', mắt nhìn, tai nghe, miệng nói nhưng chắc gì ta không mù, không điếc, trong thế giới xô bồ của âm thanh âm sắc " Ludwig Van Beethoven bị điếc từ thuở nhỏ, nhưng lớn lên lại trở thành một nhạc sư vĩ đại của nước Áo và thế giới. Ngoài ra còn có Helen Keller bị khuyết mục bẩm sinh, nhưng sau đó cũng trở thành một nhà bác học. Điều đó cho thấy, có một thế giới đặc biệt, ở đó thế nhân không thể ngó-nghe, qua các giác quan bình thường của con người. Thế giới này, chính là cõi Thiền, mà cách đây hơn ngàn rưởi năm, Tổ Bồ Đề Đạt Ma đã phải trải qua 9 năm diện bích, mới đốn ngộ.
Thiếu Lâm Tự được xây dựng trong rặng Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, xưa nay cũng vẫn là một ngôi Phật Tự, chẳng những nổi tiếng nhất tại Trung Hoa mà còn vang danh trên thế giới, về các huyền thoại có liên quan tới võ thuật nhưng trên hết, đây chính là nơi mà Bồ Đề Đạt Ma đã chọn đưa Thiền Phái, từ Ấn Độ vào với Phật Giao Trung Hoa.
Thiền là một minh triết truyền thống của Á Đông và hơn một ngàn năm trăm năm về trước được du nhập vào Nhật Bản , dưới danh xưng là ZEN. Đậy là một danh từ phiên âm qua Phạn Ngữ DHYĂNA, tức là Tĩnh Lự hay Im Lặng mà suy nghĩ. Tóm lại dù ở đâu, ý nghĩa của Thiền cũng vẫn giống nhau vì đời sống của Thiền, là phải đối xử với chính mình và thế gian, bằng một tâm thức yêu mến và tôn kính nhất. Do tinh thần vi tha bác ái và tính khoan dung, cho nên Thiền ngày nay đã vượt khỏi biên giới của Châu Á, ảnh hưởng càng ngày càng rộng tới nhiều nước Âu Mỹ.
Theo truyền thuyết được ghi trong sử liệu, thì nhân vật sáng lập ra Môn Phái Thiếu Lâm chính là Tổ Sư Bồ Đề Đạt Ma. Năm 470 sau Tây Lịch (STL), ông đã tới Trung Hoa bằng thuyền buồm và lưu tại nước Lương ở miền Nam, là một trong những nước rất sùng kính Phật Giáo thời Nam Bắc Triều. Nhưng vì tư tưởng không phù hợp, nên ngay trong lần tiếp kiến đầu tiên, Vua Lương Võ Đế dù rất mộ đạo, cũng đả nổi giận và ra lệnh đuổi Đạt Ma ra khỏi nước.
Rời Lương nhà sư sống những ngày lang bạt qua cuộc hành trình về phương bắc, sau khi vượt qua sông Trường Giang mênh mông sóng cuộn trong mùa nước lũ. Tại đây Đại sư đã bị cảnh hoang dại nhưng đầy hùng vỹ của rặng núi Tung Sơn thuộc tỉnh Hà Nam, lúc đó đã có ngôi cổ tự Thiếu Lâm được xây dưới chân núi, đứng ẩn mình trong rừng cây rậm rạp quyến rũ và mời mọc. Do bản tính thích tịch mịch, nay bỗng dưng ngộ được chốn muôn bề hoang vắng, cô quạnh. Vì vậy người quyết định ở lại tham thiền trong một hang động nhỏ phía sau chùa. Sau đó trải qua nhiều năm, ông đã ngồi diện bích bất động, mặt hướng vào vách núi, không để ý tới ngoại cảnh bốn mùa. Tính chung Bồ Đề Đạt Ma đã diện bích trong hang đá, hơn 9 năm mới đắc đạo và tại đây, mặt trời cũng đã thiêu cháy cái bóng của nhà sư trên vách núi. Phiến đá này về sau được các đệ tử của Ngài đem về trưng bày trong chùa Thiếu Lâm . tới nay vẫn còn nguyên vẹn.
Hiện có nhiều giai thoại liên quan tới sự tham thiền của Bồ Đề Đạt Ma như chuyện ông tự cắt phăng đôi mí mắt của mình, để không buồn ngủ khi tham thiền và thịt này, về sau mọc thành cây Trà. Việc Đạt Ma thu nhận Thần Quang (Tuệ Khả), Huệ Dương và Sinh Châu làm đệ tử cũng là những giai thoại đặc biệt, cho thấy tất cả đều từ những cơ duyên mà có. Và chính nhờ những người đệ tử tài ba này giúp sức, trong việc phiên dịch và chú giải các kinh sách Phật môn từ Phạn sang Hoa ngữ hay ngược lại, trong đó có bộ kinh Sutras. Chính hai đại sư Huệ Dương và Sinh Châu đã giúp Bồ Đề Đạt Ma, đem võ thuật Trung Hoa từ ngoài vào chùa Thiếu Lâm. Vì là ngươi nổi tiếng hành đạo thời đó, nên năm 552 vua Hiếu Xương đã xây cho Đại Sư Sinh Châu một ngôi chùa riêng tại sườn phía nam Long Son, trong dãy Thánh Thất. Tại đây ông đã viết hai bộ kinh về Thiền Đạo.
Riêng Bồ Đề Đạt Ma sau khi rời hang đá, đã đem phép thiền định truyền lại cho các đệ tử nhưng ít người đốn ngộ nổi vì hay bị ngủ gục và không thể chịu dựng được sự tham thiền dài ngày, trong một hoàn cảnh khắc nghiệt. Sau khi tìm ra lý do bế tắc, Đạt Ma đã đem các phương pháp luyện tập cơ thể từ YOGA mà Ngài từng học, giúp đệ tử tăng cường phát triển nội lực, để giải trừ mọi căng thẳng về thể xác lẫn tinh thần.
Tất cả đến nay vẫn còn là huyền thoại, kể cả việc giảng dạy và luyện tập võ thuật, cũng như câu chuyện về căn phòng ngầm dưới mặt đất, chứa đầy máy móc và các mộc nhân võ sĩ. Theo truyền thuyết, đây chính là nơi cuối cùng, để trắc nghiệm tài nghệ cũng như lòng dũng cảm của các nhà sư trẻ và các tăng đồ khi xuống núi. Nhưng chắc chắn theo sử liệu, chính Thiếu Lâm Tự là nơi đầu tiên, mà Bồ Đề Đạt Ma đã đưa Thiền Đạo Phật Môn tới Trung Hoa và gây ảnh hưởng lớn sang Nhận Bản trở thành ZEN sau này. Chùa Thiếu Lâm cũng là nơi phát xuất nền võ thuật Phật Học đầu tiên tại nước Tàu, bằng phương pháp hòa hợp giữa tinh thần và thể xác, thu hút bao nhiêu thế hệ suốt 1500 năm qua, nay vẫn tiếp tục và càng được phát huy tốt đep.
'Lưỡi vướng vì ngon, tai vướng tiếng
Mắt theo hình sắc, mũi theo hương
Lênh đênh làm khách phong trần mãi
Ngày hết quê xa, vạn dặm đường.
(Trần Thái Tôn).
Nhân gian ai cũng đã bước và vói tới cõi thiền rồi nhưng ít người biết nghe, là nghe được những tiếng vô thanh, ít người biết nhìn là nhìn được thế giới nội tâm. Đằng sau những bi kịch đời lại là lối dẫn về cõi Thiền. Đó là nghệ thuật tự nhìn vào bản tính mình, một thế giới mênh mông kỳ lạ, mà ta không thể nghe ngó, bằng các giác quan của người trần tục.
Cách đây hơn 25 thế kỷ, Đức Phật đã từ bỏ cung vàng điện ngọc, vinh hoa phú quý và hạnh phúc gia đình để cùng đời sống khổ. Theo chân Đức Thế Tôn, trải dài bao thế kỷ và mãi mãi về sau, đã có không biết bao nhiêu vĩ nhân một đời vì nước như Thánh Ghandi ngày trước hay Đức Đạt Ma Lạt Ma của Tây Tạng hiện tại, làm cho chiếc áo vàng của Phật Giáo càng ngày càng tỏa sáng hào quang dưới ánh mặt trời, vì đó là biểu tượng của trí tuệ tâm linh và tự do nhân quyền. Với dân tộc VN, Phật Giáo đã và đang đồng hành suốt giòng sông lịch sử, ngay từ thời các Tổ Hùng dựng nước Văn Lang tới nay, đã góp không biết bao nhiêu máu xương để cùng với đồng bào, trãi qua bao đời giữ và dựng nước. .
 Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
Đầu Giêng 2010
MƯỜNG GIANG

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.