Hôm nay,  

Mấy Kỷ Niệm Dễ Thương Tại Geneva, Thụy Sĩ

20/11/200900:00:00(Xem: 6072)

Mấy Kỷ Niệm Dễ Thương Tại  Geneva, Thụy Sĩ

Đoàn Thanh Liêm 
Tôi có hai lần đến thăm viếng và làm việc ở thành phố Geneva, Thụy sĩ vào năm 1970 và 1972. Lần đầu tiên, tôi được anh bạn Đặng Tiến chở xe hơi từ Pháp qua thăm viếng bạn bè ở thành phố này trong một tuần lễ vào cuối năm 1970. Lần thứ hai là vào đầu năm 1972, tôi đi máy bay từ Saigon đến thẳng Geneva để làm việc với World Council of Churches (WCC =Hội đồng Tôn giáo Thế giới) trong khoảng một tháng. Cả hai lần, tôi đều gặp gỡ nhiều bà con, bạn hữu người Việt cũng như người ngoại quốc. Và hai chuyến đi này đã để lại trong tôi nhiều kỷ niệm dễ thương khó mà quên được.
Nay rảnh rỗi mà nhớ lại cái thời trai trẻ còn hăng say với công việc về văn hóa xã hội tại mấy thành phố ở Âu châu vào thập niên 1970, tôi xin ghi lại mấy kỷ niệm ngộ nghĩnh đó để chia sẻ với bà con đọc cho vui vậy nhé. Đầu tiên là tại thành phố Geneva, Thụy sĩ.
1/Vào thời đó tại Geneva có rất ít người Việt, chỉ có một số sinh viên du học và vài ba viên chức ngoại giao làm việc tại văn phòng liên lạc với Liên hiệp quốc. Đặng Tiến và tôi cư ngụ tại nhà anh chị Tôn Thất Duyệt – Hương ngay tại khu downtown. Tôi thật tình cờ được gặp lại anh Nguyễn Hữu Trụ là bạn cùng học tại trường Luật Saigon hồi giữa thập niên 1950. Trụ vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ luật tại đại học Geneva và đang đợi được bổ nhiệm làm giảng viên tại một trường đại học trong vùng. (Năm 1972, tôi qua lại Geneva, thì gặp đúng lúc Trụ làm đám cưới với một cô y tá người  Thụy sĩ, và tôi là người bạn duy nhất từ Việt nam qua tham dự trong bữa tiệc cưới tại đây). Trụ cũng cho tôi nguyên văn bản luận án được nhà xuất bản đại học trình bày rất gọn gàng đẹp đẽ, nhan đề là : “La succession d’état au Vietnam après la dissolution du régime colonial francais”.
Cũng vào dịp cuối năm 1970 này, các bạn Tiến và Duyệt còn chở tôi tới đại học Fribourg để tôi viếng thăm anh bạn người Balan tôi không còn nhớ rõ tên, mà là phu quân của chị Trần Thị Lài, ái nữ của cụ Trần Văn Lý, nguyên Thủ hiến Trung Việt thời chánh phủ Bảo Đại. Anh bạn này làm Tổng thư ký Pax Romana (Phong trào Quốc tế Trí thức Công giáo MIIC), nhưng rất tiếc là vì sát với dịp lễ Noel, nên anh bạn đã về quê ở Balan. Thành ra tôi đã không được gặp anh, như chị Lài đã dặn tôi khi chị về Saigon dịp đáng tang cuả cụ thân sinh cuả chị vào giưã năm 1970. Fribourg cũng như Lausanne là khu vực nói tiếng Pháp gọi là Suisse Romande, để phân biệt với khu vực nói tiếng Đức gọi là Suisse Allemanique như ở thành phố Zurich.
Tôi cũng đến thăm mục sư Graeme Jackson, người Anh làm việc với WCC. Chúng tôi quen nhau vào năm 1969 khi ông đến thăm Việt nam. Ông bà mời tôi tới nhà dùng cơm, đặc biệt bà đãi tôi cái món “fromage fondu”, tức là trộn mấy thứ pho mát nấu chung với rượu vang cho chảy hết ra trong một cái nồi sôi sục, và dùng chiếc xiên có quấn bánh mì để chấm vào fromage nóng chảy, rồi đợi một chút cho nguội bớt mà ăn. Bà mục sư giải thích cho tôi đây là món ăn lâu đời trong các làng quê ở Thụy sĩ, gặp lúc trời đổ tuyết nhiều không đi lại được, có khi cả tuần lễ liền, thì người ta mới chế ra cái món này để nấu cho gia đình ăn. Dĩ nhiên là tôi cũng đến thăm trụ sở của WCC ở khu ngoại ô Geneva, trên đường nổi danh là Route de Ferney, mà hồi xưa văn hào Voltaire đã tới cư ngụ một thời gian dài. Nhân tiện, cũng xin ghi thêm Geneva là nơi giảng đạo của một trong các nhà sáng lập phong trào cải cách Thiên chúa giáo vào hồi thế kỷ XVI (Reformation), đó là Jean Calvin. Nên thành phố vẫn còn giữ được nguyên vẹn căn nhà xưa của Calvin để làm viện bảo tàng. Còn về văn hào Jean Jacques Rousseau, một công dân nổi danh của Geneva, thì có một bức tượng khá đẹp được đặt trên hòn đảo nhỏ trong hồ Geneva, mệnh danh là “Ile de Rousseau”.
Quả thật Geneva không những là một thành phố quốc tế với cả mấy ngàn tổ chức ngoại quốc, kể cả các tổ chức của Liên hiệp quốc, mà còn chứa đựng rất nhiều di tích văn hóa lịch sử của Âu châu. Nhất là nước Thụy sĩ suốt mấy trăm năm nay đã tránh được cảnh chiến tranh tàn phá, nhờ vào sự khôn khéo giũ được tính cách trung lập trong vùng này. 
Dĩ nhiên là Geneva còn có một địa danh rất nổi tiếng khác, đó là hồ Leman, mà hồi năm 1954, ông Võ Thành Minh đã căng lều thổi sáo não nùng bao nhiêu ngày đêm bên cạnh bờ hồ, để phản đối việc quốc tế ra quyết định chia cắt nước Việt nam thành 2 phần qua “Hiệp định Geneva 1954”. Hồ này rộng lớn như một cái biển, giáp ranh đến cả nước Pháp nữa. Đặc biệt giữa hồ còn có một cột phun nước cao đến cả hàng trăm thước, khách du lịch coi thấy thật là lạ mắt và sinh động; mà gặp bữa trời có gió mạnh, thì nước bị thổi bay tới cả mấy con đường ven hồ nữa. 
2/ Năm 1972, tôi nhận cộng tác với WCC trong cương vị là Giám đốc Văn phòng nghiên cứu và Liên lạc tại Saigon (Saigon WCC Research and Liaison Office). Do vậy mà tôi được mời sang làm việc, trao đổi với các cơ quan thuộc WCC tại Geneva đến cả một tháng trời. Người bạn Việt nam mà làm việc với WCC tại Geneva là anh Nguyễn Tăng Cảnh, vốn là một sinh viên du học tại Thụy sĩ đã từ lâu. Anh Cảnh sắp xếp chương trình làm việc cho tôi ở đây rất chu đáo, cụ thể là giới thiệu cho tôi đến gặp gỡ trao đổi với các viên chức trong ban lãnh đạo các cơ sở chuyên trách thuộc hệ thống WCC. Nhờ vậy mà tôi có dịp thấu hiểu tường tận hơn về đường lối hoạt động của WCC, để từ đó mà đề ra chương trình làm việc riêng của văn phòng ở Saigon sao cho thích hợp với chủ trương đường lối của WCC liên hệ đến Việt nam. Chi tiết về chuyện này khá dài dòng và có tính cách chuyên môn về sinh hoạt tôn giáo, tôi sẽ xin viết vào một dịp khác.


Vì lần này, tôi ở lại Geneva đến cả một tháng, nên có dịp gặp gỡ nhiều bạn hữu một cách rất tình cờ với nhiều câu chuyện ngộ nghĩnh. Trước hết là chị Catherine Schenker người Thuỵ sĩ, mà cũng lại ở Geneva. Tôi gặp và quen biết với chị trong chuyến bay từ Bangkok đến Cairo. Chị đi cùng đoàn ký giả đài truyền hình Âu châu (Eurovision) để làm phóng sự về Thế vận hội muà Đông được tổ chức tại Sapporo Nhật bản, và nay đang trên đường trở lại Âu châu. Sau khi đến Geneva ít lâu, thì Catherine cùng bà mẹ đến đón tôi về nhà chơi ăn cơm vào một buổi tối. Bà cụ nấu ăn rất ngon và cả hai mẹ con đều tiếp đãi tôi rất thân tình, lịch sự. Cụ khen là tổ chức WCC mà tôi cộng tác, thì rất tiến bộ đàng hoàng. Tôi có hỏi thăm về ông cụ, thì bà cho biết là ông đang phải làm việc bên London, Anh quốc. Thật là một gia đình hạnh phúc, ấm cúng.
Vào muà hè năm 1972 đó, ở Saigon tôi lại nhận được một tấm thiệp cuả Catherine gửi đi từ Munich, Đức quốc. Chị mô tả vụ quân cảm tử Palestine vaò giưã đêm đã đột nhập vào khu vực cư ngụ cuả các lực sĩ Do Thái và gây ra cảnh giết chóc kinh hoàng tại làng Thế vận hội ở Munich. Chị viết: Tôi vưà phải chứng kiến cuộc khủng bố. “Quelle horreur!” (Thật là hãi hùng!)
Một chị bạn khác là Eva trong nhóm nữ tu công giáo  “Nữ Trợ tá Quốc tế” (AFI = Auxiliaires Feminines Internationales). Eva dẫn tôi đến ăn trưa với một nhóm thanh niên trẻ cỡ trên dưới 30 tuổi. Có người là linh mục công giáo tại một xứ đạo Pháp sát với biên giới Thuỵ sĩ. Để làm kế sinh nhai, ông làm tài xế xe vận tải cho một hãng chuyên buôn bán nông phẩm. Mỗi buổi sáng, ông lái xe chở hàng rau tươi, thịt v.v... sang Geneva. Rồi buổi chiều mới về lại xứ đạo để làm lễ. Có người là sinh viên từ bên Italia qua học ở đây, nhưng lại tự nguyện dấn thân vào việc bênh đỡ các công nhân ngoại quốc đến làm việc tại Thuỵ sĩ, gọi là “migrant workers”. Họ cùng Eva và một vài bạn khác hơp lại để ăn bưã trưa chung với nhau, và trao đổi về các vấn đề xã hội cấp bách cần phải giải quyết tại điạ phương. Gặp tôi mới từ Việt nam tới, thì họ cũng tò mò hỏi tôi về tình hình cuộc chiến tại Việt nam liệu có triển vọng chấm dứt ra sao. Tôi nói là vào  năm 1972 này, thì viễn ảnh hoà bình đối với dân Việt nam chúng tôi vẫn còn xa vời lắm. Đaị khái nhóm này là một hình thức gặp gỡ cuả những người trẻ có sự quan tâm đến vấn đề xã hội trong môi trường xung quanh mình, mà tôi thấy họ thật tâm muốn đóng góp cụ thể vào vấn đề cải thiện nếp sinh hoạt cuả cộng đồng điạ phương nơi thành phố Geneva này. Là một khách mời, tôi tế nhị để tâm theo dõi quan sát nhiều hơn là tham gia thảo luận với họ.
Có một buổi chiều anh David Gill, người gốc ở New Zealand mà làm việc với WCC, anh lấy xe chở tôi lên núi chơi. Chạy loanh quanh cả một giờ đồng hồ theo đường thoai thoải lên dốc, rồi David ngừng xe bên một bờ hồ gần đỉnh nuí và mời tôi uống bia tại một quán lộ thiên ven hồ. Phong cảnh vào muà xuân nơi đây thật đẹp đẽ và êm ả lạ thường. David chỉ cho tôi coi một khúc tường dài cả trăm mét, cao đến 3 mét dọc theo sườn núi và nói đó là một mảnh còn lại cuả bức trường thành mà quân đội La mã xây dựng dọc theo biên giới khắp Âu châu cách nay cũng đến gần 20 thế kỷ, để bảo vệ cho cái đế quốc cuả họ. Sát liền với bức tường còn có cả một con lộ lát toàn bằng đá đủ rộng cho xe ngưạ có thể di chuyển được. Đó quả là một công trình vĩ đại, nó làm tốn phí không biết bao nhiêu là tiền bạc và công sức cuả người La mã, cũng như cuả người dân trong các xứ bị họ xâm lăng chiếm giũ. Nhưng rút cục, bức trường thành này cũng đã chẳng bảo vệ được cho đế quốc La mã khỏi sụp đổ vào thế kỷ thứ tư sau công nguyên! Tôi bèn nảy ra ý nghĩ riêng, mà không nói với David : “ So với bức trường thành này, thì bức tường Berlin mà người cộng sản xây lên bên nước Đức vào năm 1961, nào có thấm vào đâu " “
Ngoài ra còn một chuyện tức cười khác, nó chứng tỏ sự quê kệch cuả tôi. Đó là anh Nguyễn Tăng Cảnh và tôi được ông bà mục sư Mottu ở Geneva mời đến nhà dùng cơm tối. Chẳng là ông bà sắp sưả qua Saigon để coi sóc nhà thờ tin lành cuả người nói tiếng Pháp toạ lạc trên đường Thống nhất (Eglise Reformee de langue francaise). Cảnh lấy xe chở tôi đi. Dọc đường tôi đề nghị anh cho tôi mua một ít hoa tặng bà mục sư. Đến nhà ga xe lưả, Cảnh ngừng xe để cho tôi vào đó mua hoa. Tôi chọn mua một lẵng hoa đẹp nhất, và người bán hoa lại khen rằng bó hoa này sẽ làm đẹp lòng người yêu cuả bạn đó (votre bien aimée). Khi tới nhà gia chủ, tôi đã đem tặng cho bà Mottu. Bà vui vẻ cảm ơn. Và chúng tôi được mời vào trong nhà dùng cơm và chuyện trò thật vui vẻ, thân tình với hai ông bà đã vào tuổi trên 50.
Sau vài giờ, chủ nhà tiễn chúng tôi ra về. Trên đường về nhà, Cảnh nói với tôi : “Ông có để ý không, lúc ông tặng hoa cho bà Mottu, thì mặt bà ấy đỏ hẳn lên. Vì hoa ông tặng là loại hoa hồng, mà theo phong tục người phương Tây, thì loại hoa đó chỉ để tặng cho người yêu mà thôi!“ Tôi thật chưng hửng, nhất là khi nhớ lại lời khen cuả người bán hoa tôi vưà mua tại nhà ga khi nãy. Rõ ràng tôi là một thằng nhà quê hết chỗ nói. Ở Saigon, chẳng gì mình đã là một vị luật sư đã từng đi ngoại quốc nhiều lần. Ấy thế mà lần này vô ý để mắc phải cái chuyện đáng chê trách như thế đó! Âu cũng là một bài học để đời cho mình vậy./
California, Tháng 11 Năm 2009
Đoàn Thanh Liêm

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.