Hôm nay,  

Cải Tổ Y Tế, Phần 5:huyền Thoại Của Tt Obama

27/10/200900:00:00(Xem: 9328)

Cải Tổ Y Tế, Phần 5:Huyền Thoại Của TT Obama

Vũ Linh

...Obama chủ trương đánh thuế nhà giàu đến chết...

Uỷ Ban Tài Chánh Thượng Viện Mỹ vừa thông qua được một dự luật về cải tổ y tế.
Có ba điểm đáng nói. Thứ nhất, chẳng ai biết những gì đã được trao đổi trong hậu trường nhưng kết cuộc chỉ có đúng một thượng nghị sĩ Cộng Hòa bỏ phiếu thuận. Thứ nhì, đảng Dân Chủ nắm đa số tuyệt đối trên cả hai viện, mà sao tranh cãi mãi đến ba tháng rồi chỉ có một ủy ban thông qua được một dự luật" Thứ ba, dự luật của ủy ban này chỉ mới là một trong năm dự luật đang được lưỡng viện thảo luận. Có nghĩa là con đường còn rất dài. Tại sao khó khăn vậy"
TT Obama than phiền những người chống đối kế hoạch đã cố tình xuyên tạc, khiến ông phải đích thân lên tiếng phá vỡ những cái mà ông gọi là “huyền thoại” do đối lập dựng lên.
Những người ủng hộ tổng thống đã chăm chỉ lập lại lý luận của tổng thống. Họ cũng cho rằng ông là người can đảm, đầy lòng nhân ái, đang cố thay đổi một chế độ y tế chẳng những bất công và ích kỷ mà còn tàn nhẫn, hoàn toàn bị chi phối bởi bọn tài phiệt bất lương. Những cố gắng của TT Obama nhằm mang lại một chế độ y tế “tốt hơn và nhân bản hơn” đã bị chống phá bởi nhiều khối thế lực qua những luận điệu ru ngủ mị dân nhằm mục đích làm rối trí thiên hạ, hay có tính cách hù dọa những người thiếu hiểu biết, với mục đích “bảo vệ nồi cơm” của những thế lực đó.
Nếu quý độc giả đọc kỹ một chút về lập luận trên thì sẽ thấy có cái gì đó không ổn.
Theo lập luận này, chỉ có Obama và phe cấp tiến là những người “tốt”, “nhân bản”, còn những người chống Obama đều là xấu, loại cường hào ác bá chỉ biết bảo vệ “nồi cơm” của mình. Đây chỉ là chiêu “độc quyền yêu nước” một chiều hình như chép theo sách vở xã hội chủ nghĩa.
TT Obama có lý khi nói vấn đề đã thành rối mù chằng vì những xuyên tạc và huyền thoại. Nhưng điều ông không nói ra là những huyền thoại không phải chỉ đến từ phe chống đối, mà cũng đầy rẫy ngay trong lập luận của chính tổng thống và các đồng minh.
Những thiếu sót của chế độ y tế Mỹ không phải là chuyện mới có, phải đợi đến khi có Đấng Tiên Tri Barack Obama giáng thế mới được đề cập đến. Đây là mối nhức đầu lớn nhất của TT Harry Truman từ nửa thế kỷ trước, và cũng là mối quan tâm của gần một tá tổng thống Mỹ từ đó đến nay.
Điều này chứng tỏ vấn đề chẳng giản dị như mấy ông tự xưng cấp tiến hiện đang mô tả. Nếu cái huyền thoại “tốt và nhân bản” là sự thật thì không ai giải thích được tại sao qua bao nhiêu đời tổng thống, Dân Chủ cũng như Cộng Hòa, mà vẫn không thể áp dụng được trong nửa thế kỷ qua. Nước Mỹ là nước dân chủ nhất thế giới từ xưa đến nay, chứ có phải là xứ độc tài kiểu Staline trong đó tiếng nói của dân bị thiểu số gian tham dìm chết đâu.
Một huyền thoại lớn đang được nhóm cấp tiến thổi phồng là các dân cử đối lập Cộng Hòa đã bị đồng tiền của tài phiệt chi phối.
Nếu phe cấp tiến xỉ vả những chính khách bị đồng tiền mua chuộc thì họ nghĩ thế nào về TT Obama là người đã đắc cử vào Tòa Bạch Ốc (hay là mua") với cái giá chưa từng thấy là 700 triệu đô la, hai phần ba số tiền đó đến từ các đại công ty, các khối quyền lợi, các công đoàn, các tỷ phú từ Wall Street đến Hollywood" Hoan hô Obama trong khi chỉ trích các chính khách khác đã bị đồng tiền chi phối, nghe có nghịch lý không" Nhất là khi các chính khách Cộng Hòa “hủ hóa” này nếu kiếm được 1% của số tiền Obama thu được đã là giỏi lắm rồi.
Nhìn cho kỹ, ta thấy cải tổ y tế đang gặp khó khăn không phải vì huyền thoại Cộng Hòa chống đối vì đảng này là thiểu số tuyệt đối. Cũng không phải do chống phá của tổng giám đốc các hãng bảo hiểm vì những ông này không có quyền bỏ phiếu trong cả hai viện. Thật ra, những vấn đề của chế độ y tế Mỹ phức tạp hơn luận điệu ấu trĩ trên.
Không kể những lý do chi tiết, có hai lý do chính chống lại cải tổ y tế của TT Obama. Thứ nhất là chi phí quá cao, và thứ nhì là nguy cơ quốc hữu hoá chính sách y tế.
Vấn đề thứ nhất là chi phí. Chưa kể chi phí cải tổ y tế này thì ngân sách Mỹ đã thâm thủng khoảng mười ngàn tỷ trong mười năm tới, nhờ tính “nhân bản” của TT Obama, sẵn sàng lấy tiền thuế của dân “nhà giàu” tái phân phối lại cho dân “nhà nghèo”. TT Obama tuyên bố chắc nịch kế hoạch cải tổ y tế của ông, dù tốn một ngàn tỷ, nhưng ngân sách sẽ không bị thâm thủng thêm, cho dù là một xu, và những quyền lợi y tế hiện hữu trong Medicare và Medicaid sẽ không bị cắt gì hết.
Đây là lý luận của một phù thủy có phép tàng hình, đi trên mặt nước được, và vỗ tay ra 1.000 tỷ, mà chỉ những đệ tử cuồng tín nhất mới tin được. Thăm dò mới nhất cho thấy trong 10 người Mỹ, có 8 người tin rằng cải tổ y tế sẽ gia tăng phí tổn hay tiết giảm dịch vụ y tế họ đang có, và chỉ có 4 người ủng hộ kế hoạch của TT Obama.
Đại cương, TT Obama hứa sẽ chu cấp cho kế hoạch này bằng hai cách. Thứ nhất là cắt giảm phí phạm hành chánh, được ước tính có thể lên đến một phần ba chi phí cải tổ. Và thứ nhì là tăng thuế nhà giàu.
Obama là tổng thống thứ… 44 của Mỹ đã hứa hẹn cắt giảm phí phạm hành chánh. Chưa có một tổng thống nào mà lại không hứa cắt giảm phí phạm. Thực tế nếu làm được thì không còn lý do để TT Obama cho đến ngày nay, hơn 200 năm sau TT George Washington, vẫn tiếp tục hứa hẹn cắt giảm phí phạm. Và cũng chỉ có những đệ tử ngoan đạo nhất của giáo chủ Obama mới tin ông này có phép lạ làm được chuyện mà 43 tổng thống trước không làm được. Ta hãy chờ xem.
Về chuyện tăng thuế “nhà giàu” thì lập luận của TT Obama và phe cấp tiến nghe như những “nhà giàu” đều là những tên cướp cạn, làm giàu trên xương máu dân nghèo, nên cần phải bị đẽo lột thuế tận cùng. Nghe cũ rích, “bác” Các-Mác đã nói từ hơn một thế kỷ trước, và các “bác” Mao và Hồ đã ra tay trừng trị, đấu tố, chôn sống.
Chuyện chính quyền Obama dùng lại lập luận của mấy “bác” này không là chuyện lạ khi ta nhớ lại bà Anita Dunn, Giám Đốc Thông Tin của Tòa Bạch Ốc, công khai tuyên bố Mao Trạch Đông là “triết gia chính trị bà ái mộ nhất” (my favorite political philosopher).


Nhiều người rất mau miệng xỉ vả dân “nhà giàu”, tức là những người giàu hơn họ, mà lại quên mất chính họ cũng bị nhiều người nghèo hơn chỉ trích vì cái tội… giàu hơn những người này. Giàu nghèo chỉ là chuyện tương đối. Ta không cần tranh cãi thêm, mà chỉ cần nhìn lại lịch sử thế giới. Đầu máy cho thịnh vượng kinh tế luôn luôn là mấy ông “nhà giàu” đáng ghét này chứ chưa bao giờ là các công chức lè phè làm việc “vì dân, do dân, bởi dân”. Ngay chính Đặng Tiểu Bình cũng đã phải nhìn nhận “làm giàu không phải là cái tội”, và nhờ vậy Trung Quốc ngày nay đã không còn là cái Trung Quốc khốn khổ của “nhẩy vọt xuống hố” hay “cắt mạng văn hoá” nữa.
Có người lý luận là không thể chấp nhận được chuyện một tổng giám đốc làm lương 60 triệu một năm, gấp 6.000 lần một công nhân lãnh 10.000 một năm. Do đó phải đè xấn ông này xuống để lấy thuế cho công bằng. Lý luận kiểu mỵ dân này cũng từ sách vở của “bác” Các-Mác ra.
Thứ nhất, không ai bắt buộc công ty phải trả 60 triệu cho ông tổng giám đốc này. Công ty có thể mướn một người khác - như mướn kẻ viết bài này với mức lương 10.000 cũng đủ rồi! - tại sao công ty không làm vậy" Mức lương đó là một sự trao đổi và thỏa thuận trong tự do giữa hai bên, do nhu cầu của hai bên, không ai lỗi, không ai phải hết.
Thứ nhì, so sánh mức lương dựa trên năng xuất đó không giải thích được chuyện một chị Oprah Windfrey nói chuyện cà kê trên TV mà lãnh 80 triệu một năm, hay anh Tiger Woods chỉ đánh gôn chơi mà thu được một trăm triệu một năm trong khi TT Obama, bù đầu với sinh mạng của hơn 300 triệu dân Mỹ trong gần bẩy tỷ người trên thế giới lại chỉ lãnh có 400.000 một năm. Obama phải cật lưng làm việc 20 tiếng một ngày, 365 ngày một năm, trong 250 năm mới bằng Tiger đánh gôn trong một chục cái cuối tuần.
Cái nghịch lý đó chính là nền tảng của kinh tế thị trường, tự do bán, tự do mua.
Nếu TT Obama thấy lương tổng thống quá ít, ông không cần ra tranh cử, đi bán xe cũ chắc nhiều tiền hơn với tài ăn nói của ông. Cái chế độ “bất công” đó đưa đến tình trạng một thiểu số rất nhỏ có lợi tức lố bịch, nhưng đại đa số còn lại vẫn sung túc hơn là trong chế độ công bằng trước chén bo bo của xã hội chủ nghĩa.
Có thể cái lý tưởng công bằng của TT Obama là 1% dân giàu nhất đóng hết thuế để 99% số dân còn lại có được tất cả miễn phí. Kẻ viết này không thuộc thành phần 1% giàu đó nên không màng, mặc dù cái lý tưởng đó khuyến khích 99% dân chúng vứt bỏ hết tinh thần trách nhiệm và nỗ lực cá nhân. Nhưng thực tế không bao giờ có được chuyện này. Thực tế là không có cách nào 1% những nhà giàu này có đủ tiền để chu cấp hơn mười ngàn tỷ phí tổn của các chương trình vĩ đại của TT Obama, cho dù tất cả lợi tức của họ bị tịch thu qua thuế.
Có một nghịch lý hiển nhiên nữa mà những người hoan hô Obama không nhìn thấy hay không muốn nhìn thấy. Ứng viên Obama chủ trương đánh thuế nhà giàu đến chết, nhưng trong cuộc tranh cử tổng thống, theo tài liệu được công bố, đa số các tài phiệt ở Wall Street lại ủng hộ Obama, trong đó có những tỷ phú nổi tiếng thế giới như George Sorros hay Warren Buffet" Họ điên hết rồi sao"
Thật ra họ ủng hộ Obama thứ nhất để tránh tiếng là thuộc phe “nhà giàu da trắng” chuyên bóc lột thiên hạ. Thứ nhì là họ thính mũi, biết trước McCain không thể thắng được, nên ủng hộ Obama trước để lấy điểm. Thứ ba là họ chẳng sợ bị Obama đánh thuế, vì có tăng thuế bao nhiêu thì họ cũng có cách bán cái lên đầu chúng ta, người tiêu thụ. Nếu các doanh gia này ngồi im chấp nhận trả thuế nhiều hơn mà không tìm cách gỡ lại thì họ quả là không khôn ngoan lắm, và nếu không khôn ngoan lắm, chắc họ... cũng như chúng ta thôi, không thể thành tỷ phú được. Tăng thuế trên lợi tức của họ thì họ sẽ đòi công ty tăng lương để bù đắp lại, và công ty cần họ, sẽ tăng lương, rồi tìm cách gỡ bài cào bằng cách tăng giá hàng bán cho chúng ta. Và đó chính là cái thuế gián tiếp và vô hình mà chúng ta phải gánh trong khi TT Obama vẫn có thể quả quyết ông đã giữ lời hứa không tăng “thuế” giới nghèo và trung lưu.
Hơn nữa, mấy ông nhà giàu nào cũng có cả chục cố vấn chỉ dẫn cách tránh thuế - rất hợp pháp. Nếu như TT Obama quyết định tăng thuế nhà giàu tới mức 50% chẳng hạn, và nếu có người nào nghĩ rằng anh Tiger sẽ đóng năm chục triệu tiền thuế thì người đó phải là người ngây thơ nhất thế giới.
Lời xác định của TT Obama là sẽ không tốn thêm một xu hay không cắt giảm quyền lợi gì hết chỉ là một huyền thoại mà TT Obama dùng để rao bán cải tổ y tế. TT Obama phải tăng thuế (trực tiếp, gián tiếp, vô hình, hữu hình), hoặc là cắt giảm ngân sách an sinh, y tế, an ninh, quốc phòng, hay gì gì đó.
Lý do chống đối thứ hai là nguy cơ quốc hữu hoá chế độ y tế Mỹ.
Đề nghị của TT Obama dĩ nhiên còn xa lắm mới đi đến chuyện có thể gọi là quốc doanh hoá chế độ y tế, và chúng ta chưa cần lo sợ nước Mỹ trở thành Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Hoa Kỳ, nhưng có quyền lo sợ sẽ phải cõng thêm một con khủng long quốc doanh là hệ thống bảo hiểm công do công chức điều hành. Kinh nghiệm nhìn thấy mười mươi là các cơ quan do các công chức quản lý, như Quỹ An Sinh, Medicare, Medicaid, bưu điện USPS, xe lửa Amtrack, hoặc hai cơ sở bán công về tin dụng gia cư là Fannie Mae và Freddie Mac… đều lủng đáy và đã phá sản từ lâu nếu không được Nhà Nước nuôi hoặc cấp cứu bằng tiền thuế của chúng ta. Cho nên lý luận bảo hiểm công sẽ cắt giảm chi phí y tế cũng chỉ là một huyền thoại khác của TT Obama.
***
Những người ủng hộ TT Obama cho rằng chống đối kế hoạch cải tổ y tế là những người chủ trương duy trì tình trạng tệ hại hiện tại. Nói vậy có tính cách hàm hồ, kiểu đánh phủ đầu những ai không đồng ý với mình. Những thiếu sót của hệ thống y tế Mỹ là chuyện rõ hơn ban ngày, và ai cũng thấy nhu cầu cải tổ. Cải tổ như thế nào mới là khúc mắc chưa có giải pháp.
Từ thời ông Harry Truman đến nay, tất cả các tổng thống đều đã làm một cái gì, không nhiều thì ít. Ngay cả tổng thống Bush là người bị cho là bảo thủ nhất, cũng đã cải tổ chế độ thuốc men trong Medicare.
Vấn đề của cuộc cải tổ lần này của TT Obama là quá lớn, quá mạnh, quá mau, và quá đắt. Nếu như kế hoạch được cứu xét lại, điều chỉnh bớt lại, thì có thể sẽ được chấp nhận dễ hơn và hy vọng thành công lớn hơn. Và cả nước sẽ được nhờ hơn. Nhưng ông là bậc giáo chủ siêu phàm nên đòi làm tất cả và thấy có sự chống đối là đả kích những người không đồng ý là dựng ra huyền thoại. Chuyện ông Obama có thể làm được mọi việc mới là huyền thoại, lớn nhất (25-10-09).
Quý độc giả có thể liên lạc với tác giả để góp ý qua email: Vulinh11@gmail.com. Bài của tác giả được đăng trên Việt Báo mỗi Thứ Ba.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.