Hôm nay,  

Cải Tổ Y Tế, Phần 3: Tại Sao Đang Gặp Khó Khăn?

01/09/200900:00:00(Xem: 7999)

Cải Tổ Y Tế, Phần 3: Tại Sao Đang Gặp Khó Khăn"
Vũ Linh

...Bảo hiểm tư sẽ chết, đưa đến độc quyền bảo hiểm quốc doanh...

Theo tất cả các thăm dò dư luận, đề nghị cải tổ bảo hiểm y tế của TT Obama đang gặp khó khăn, và không có hy vọng được quốc hội thông qua nếu không có những tu chính quan trọng.
Kế hoạch cải tổ y tế đang bị phe bảo thủ Cộng Hòa chống đối mãnh liệt là dĩ nhiên. Nhưng khó khăn không phải ở đó. Đảng Dân Chủ hiện đang kiểm soát một cách tuyệt đối cả hành pháp lẫn lập pháp, và trên nguyên tắc, có thừa phiếu để thông qua mọi dự luật, bất chấp mọi chống đối của Cộng Hòa. Nhưng trong tình trạng hiện tại, dự luật cải tổ y tế khó được chấp nhận chính vì sự chống đối từ trong hàng ngũ đảng Dân Chủ. Điều đó phản ánh một sự chống đối ngay từ khối cử tri Dân Chủ.
Theo các thăm dò mới nhất, hơn 50% các lão niên chống đối. Hình ảnh trên truyền hình về các cuộc thảo luận nhóm giữa các vị dân cử và cử tri của họ (townhall discussions) cho thấy những người lớn tiếng chỉ trích mạnh nhất là những ông già bà lão lo sợ cải tổ y tế sẽ cắt giảm Medicare của họ. Không ai dám làm mất lòng các cụ, là những người “rảnh rỗi”, chịu khó bầu bán tích cực nhất. Do đó, những chống đối từ phía cử tri bắt buộc các vị dân cử Dân Chủ phải suy nghĩ lại trước khi biểu quyết về dự luật.
Trong cả thượng viện lẫn hạ viện đều có khối Dân Chủ bảo thủ chống đối những đề nghị của TT Obama. Nếu không có hậu thuẫn của khối này, dự luật không thể nào được thông qua. Và đó chính là khó khăn lớn nhất của TT Obama, chứ không phải sự chống đối của Cộng Hòa hay của các hãng bảo hiểm như một vài bài báo đã nhận định một cách hời hợt.
TT Obama nhìn thấy khó khăn nên đã lên tiếng. Ông phớt lờ những chống đối từ hàng ngũ Dân Chủ, mà chỉ đả kích Cộng Hòa đã xuyên tạc kế hoạch của ông bằng những điều mà ông gọi là huyền thoại (myths). Ông tuyên bố đã đến lúc cần phải lật tẩy những huyền thoại này để có một cuộc tranh luận lương thiện (honest discussion). Mỗi khi nghe thấy các chính trị gia nói đến chữ "lương thiện" là ta nên cẩn thận!
TT Obama xác định ông sẽ:
- không cung cấp bảo hiểm cho dân ở lậu;
- không trả tiền phá thai;
- không giết ai hết, cũng như không có “hội đồng tử hình” (death panel); 
- không bắt buộc phải có bảo hiểm công, chỉ là một đề nghị.
Chúng ta hãy xét lại cái “bốn không” này.
Về vấn đề dân cư ở lậu, đây là lần đầu tiên TT Obama nói rõ là không. Trước đây, ông hết sức lập lờ.
Khi tranh cử, ông tuyên bố muốn cung cấp bảo hiểm cho tất cả 47 triệu người hiện nay không có bảo hiểm vì căn cứ trên cuộc khảo sát của Census Bureau Mỹ năm 2007. Nhưng con số này bao gồm gần chục triệu dân cư ở lậu lẫn những người... không muốn mua bảo hiểm. Ông cũng từng tuyên bố “nguyên tắc nhân đạo căn bản đòi hỏi chúng ta phải cung cấp bảo hiểm cho các cư dân bất hợp pháp”. Ông quên rằng với đa số dân Mỹ, nguyên tắc công bằng căn bản đòi hỏi phải có đóng góp mới có quyền lợi. Nếu dân ở lậu chưa đóng một đồng thuế, làm sao có thể đòi bảo hiểm y tế hay quyền lợi an sinh xã hội khác" Hay là Nhà Nước sẽ lo cho họ - với tiền thuế của người khác chăng" Lập trường TT Obama có lẽ đã thay đổi trước áp lực, và vấn đề đã được sáng tỏ"
Chuyện phá thai, đây là vấn đề nhỏ, chỉ có một số nhỏ khối bảo thủ cực đoan nêu lên. Do đó thực sự không đe dọa kế hoạch cải tổ. TT Obama cố làm to chuyện để lấy lòng khối cấp tiến cực đoan đòi cho phá thai dễ dàng: họ đang nghi ngờ lập trường của ông.
Về chuyện hội đồng tử hình, không ai nghĩ TT Obama muốn lập ủy ban để giết ai hết. Tuy nhiên, việc dự luật đề nghị trả tiền để khuyến khích việc tham khảo ý kiến một hội đồng về chấm dứt mạng sống (end-of-life consultations) làm thiên hạ đặt vấn đề rằng có phải các dịch vụ y tế sẽ được gạn lọc để chấm dứt việc chữa trị và những người bệnh nặng quá nên được mớm cho giải pháp “ra đi” sớm không"
Bây giờ điều luật này đã được gạch bỏ, và TT Obama xác nhận không có hội đồng tử hình thì đó cũng là điều tốt, đã làm sáng tỏ phần nào vấn đề.
Chuyện bảo hiểm công thì những cải chính của TT Obama vẫn chưa làm sáng tỏ gì hết, mà trái lại còn làm mù mờ thêm. Thông điệp của tổng thống và cấp lãnh đạo Dân Chủ đối chọi nhau, khiến không ai biết đâu là đâu. Và đây không phải là “huyền thoại” do phe Cộng Hòa tung ra để phá đám.
Đầu tiên thì TT Obama tuyên bố bảo hiểm công là yếu tố then chốt (essential) của cuộc cải cách - là lập trường của ông từ khi tranh cử. Sau khi gặp chống đối mạnh, TT Obama đổi giọng, cho rằng đây chỉ là một phần rất nhỏ (sliver) của kế hoạch. Bà Chủ Tịch Hạ Viện thì lại khẳng định không có bảo hiểm công là dự luật sẽ không qua được Hạ Viện. Ngay sau đó, nhân vật thứ nhì của Hạ Viện Dân Chủ, Steny Hoyer, lại tuyên bố ngược là có thể sẽ hủy bỏ điều khoản này trong dự luật. Rồi một khối 50 dân biểu cấp tiến Dân Chủ ký tuyên cáo sẽ chống lại dự luật nếu không có bảo hiểm công. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc xác nhận đây là yếu tố then chốt. Bây giờ TT Obama lại nói không cần thiết.
Nếu quý độc giả đọc đoạn trên mà không hiểu rõ tóm lại là như thế nào - có hay không có một chế độ bảo hiểm công" - thì đó chính là mấu chốt vấn đề. Thiên hạ bị rối trí và chẳng hiểu gì hết.
Thật ra, đây là yếu tố then chốt của cuộc cải tổ vì khó mà có bảo hiểm toàn diện nếu không có một hình thức bảo hiểm công. Nhưng TT Obama, là người thực tế, đã thấy ít hy vọng thành hình, nên tìm cách rào đón, làm giảm tầm quan trọng của ý kiến để sau này có thể chấp nhận bỏ ý kiến đó.
Việc TT Obama lên tiếng giải tỏa “huyền thoại” đã giúp làm sáng tỏ vài khúc mắc. Nhưng hiển nhiên là còn nhiều khúc mắc quan trọng khác đưa đến chống đối dự luật mà ông đã không đề cập đến. Như vậy có lẽ những khúc mắc này là vấn đề thực sự chứ không phải là huyền thoại"
Có hai vấn đề lớn mà thiên hạ lo ngại.
- cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế thêm cho 47 triệu người;
- quốc doanh ngành bảo hiểm y tế.


Việc cung cấp bảo hiểm cho toàn dân sẽ đưa đến cung cấp bảo hiểm và dịch vụ y tế cho gần năm chục triệu người hiện không có bảo hiểm. Vấn đề đặt ra là không thể có ngay số bác sĩ và nhà thương cần thiết. Cũng như Nhà Nước không thể có cả chục ngàn tỷ tung ra để tài trợ. Do đó bắt buộc phải có những biện pháp như giới hạn, gạn lọc các dịch vụ y tế, đồng thời tăng thuế hay cắt giảm Medicare và Medicaid.
Hãy lấy một hình ảnh tiêu biểu.
Có sáu người ngồi chia nhau ăn một cái pizza. Bây giờ có thêm hai người nữa nhập cuộc. Sáu người này phân vân không biết mỗi người phải cắt bớt phần của mình để chia cho hai người mới, hay phải hùn tiền mua thêm pizza. TT Obama khẳng định không ai bị bớt phần hết, và cũng không ai phải hùn thêm tiền gì hết. TT Obama sẽ tăng thuế “nhà giàu” để mua thêm pizza cho mọi người. Cái đó gọi là phép lạ mỵ dân Obama.
Đây là chương trình vĩ đại thứ tư của Obama, sau các chương trình cứu nguy ngân hàng, cứu nguy hãng xe, và kích động kinh tế. Chương trình nào cũng tốn cả ngàn tỷ, đưa đến thâm thủng ngân sách khoảng mười ngàn tỷ đô trong mười năm tới. Nhưng không sao, chương trình nào thì cũng sẽ được tài trợ bằng thuế trên “nhà giàu”. Đã đến lúc thiên hạ thắc mắc nhà giàu đóng được bao nhiêu tiền thuế trước khi kiệt lực"
Dù tăng thuế nhà giàu đi nữa thì vẫn chưa đủ, nên bắt buộc phải tiết chế dịch vụ y tế. Đó là nhiệm vụ của “hội đồng y tế”: gạn lọc các bệnh nhân và phương tiện cứu chữa, chăm sóc. Vẫn chưa ai biết hội đồng sẽ làm việc dựa trên tiêu chuẩn nào.
Ta hãy tạm bỏ qua chuyện hội đồng có thể chấm dứt việc chữa trị một người bệnh nặng để họ “ra đi” sớm vì theo TT Obama, sẽ không có chuyện này - không có gì bảo đảm, nhưng ta hãy tạm tin lời của tổng thống để trở lại ví dụ cụ bà 80 tuổi cần phải thay xương chậu đã được bàn trên cột báo này tuần trước. TT Obama vẫn chưa nói rõ cụ sẽ được hội đồng y tế cho phép thay, hay sẽ phải ráng chịu đau, đi cà nhắc đến hết đời.
Vấn đề kế là những tiết chế và gạn lọc sẽ ảnh hưởng như thế nào lên Medicare và Medicaid. TT Obama xác định sẽ không ai bị cắt gì hết. Nhưng các dân biểu Dân Chủ trong Hạ Viện đã đưa ra một dự luật phụ đính nhằm cắt 200 tỷ tiền Medicare để cung cấp bảo hiểm cho những người hiện không có bảo hiểm. Trống đánh xuôi kèn thổi ngược" Thực tế, dịch vụ y tế qua Medicare cho các cụ và Medicaid cho người nghèo hiện nay chiếm hơn hai phần ba tổng số dịch vụ cung cấp, không làm sao có thể tiết chế mà không đụng đến hai chương trình này.
Và đây chính là mối lo lớn của mấy người già Mỹ, mà cũng là ưu tư của rất nhiều dân tỵ nạn ta đang nương tựa vào Medicare và Medicaid.
Ưu tư lớn thứ hai là việc xã hội hóa ngành bảo hiểm y tế.
TT Obama đã nói thật khi ông xác nhận mọi người đều có quyền giữ bảo hiểm tư đang có nếu muốn, và ông không chủ trương triệt tiêu chế độ bảo hiểm tư. Nhưng người ta sẽ thấy bảo hiểm công rẻ tiền hơn bảo hiểm tư vì được Nhà Nước bao cấp không sợ lỗ lã. Thiên hạ sẽ chạy qua bảo hiểm công hết. Gần ba phần tư những người có bảo hiểm hiện nay là qua các công ty chủ nhân của họ mua bảo hiểm tập thể cho họ. Nếu như có bảo hiểm công rẻ hơn, tất nhiên các công ty này sẽ chuyển hết qua bảo hiểm công để tiết kiệm, bất kể phẩm chất hay hiệu năng. Không có chủ nhân nào dại dột đi giữ bảo hiểm tư đắt tiền cho nhân viên. Cuối cùng thì bảo hiểm tư không thể cạnh tranh được với bảo hiểm công vì túi tiền không đáy và quyền lực chính trị của bảo hiểm công. Bảo hiểm tư sẽ chết, đưa đến độc quyền bảo hiểm quốc doanh.
Dân Việt Nam ta nhìn vào tiến trình này thì liên tưởng ngay đến chuyện không biết có phải TT Obama đang áp dụng mô thức “kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ nghĩa” không" Bắt đầu bằng gia tăng cạnh tranh giữa công và tư với thế mạnh cho "thành phần kinh tế quốc doanh" như cách gọi của Hà Nội, để rồi cuối cùng vào tay Nhà Nước hết.
Dù sao thì điều này không được đa số dân Mỹ ủng hộ. Khi nhìn vào thành quả của Quỹ An Sinh Xã Hội (Social Security Fund), Medicare, Medicaid, Sở Bưu Điện Liên Bang (US Post Office) chẳng hạn thì họ lo lắng cho khả năng quản lý kinh doanh của Nhà Nước. Tất cả các cơ quan Nhà Nước ấy đáng lẽ đều xập tiệm từ lâu rồi nếu không có bao cấp vô giới hạn của Nhà Nước. Nhà Nước tiếp tục đè cổ dân đóng thuế để nuôi loại cơ sở quốc doanh đó. Mai mốt sẽ có thêm bảo hiểm công phải nuôi nữa.
Thượng Nghị Sĩ Joe Lieberman - ứng viên Phó TT bên Al Gore vào năm 2000 - cho rằng thời buổi khó khăn kinh tế hiện nay không cho phép nhà Nước tung ra cả ngàn tỷ để cải tổ toàn diện y tế sau khi đã tung ra cả ngàn tỷ khác cho các chương trình cứu nguy đủ thứ. Nhất là khi hơn 80% dân Mỹ thỏa mãn với bảo hiểm y tế họ đang có. Chuyện cải tổ tuy cần thiết nhưng không khẩn cấp, có thể chờ qua cơn khủng hoảng.
Một lý do quan trọng khiến dự luật đang bị chống đối là sự hấp tấp của TT Obama đã không tham khảo khối Dân Chủ một cách kỹ lưỡng. Ông ý thức rõ ràng cái đa số tuyệt đối 60 phiếu mà Dân Chủ hiện có ở Thượng Viện hết sức lỏng lẻo và khó có hy vọng duy trì qua cuộc bầu cử năm 2010, nên tìm cách thông qua càng sớm càng tốt những thay đổi mà ông muốn thực hiện. Chỉ sợ dục tốc bất đạt.
Dù sao đi nữa, nếu TT Obama thất bại, không thông qua được dự luật cải tổ, hoặc phải xếp qua một bên một vài đề nghị quan trọng, thì đó không phải là do phá đám của Cộng Hòa, mà chỉ vì không có hậu thuẫn của chính cử tri Dân Chủ và dân biểu nghị sĩ Dân Chủ. Trong vấn đề cải tổ y tế này, Cộng Hòa thật sự chẳng có tiếng nói gì vì là thiểu số trong quốc hội. Thành hay bại hoàn toàn tùy thuộc khối dân biểu nghị sĩ Dân Chủ. Trong những ngày tháng tới, TT Obama sẽ rất bận rộn thuyết phục họ, hay đổi chác gì đó với họ, may ra mới cứu được kế hoạch cải tổ y tế (30-8-09).
Quý độc giả có thể trực tiếp liên lạc với tác giả để góp ý, đề nghị, khuyến khích hay... chỉ trích qua email: Vulinh11@gmail.com

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.