Hôm nay,  

Câu Chuyện Thời Sự: Đồng Thuận Thật Hay Đồng Thuận Giả?

20/06/200900:00:00(Xem: 5351)
Câu Chuyện Thời Sự: Đồng thuận thật hay đồng thuận giả"
Bùi Tín
Thế là kỳ họp thứ 5 quốc hội khoá XII đã kết thúc.
Vấn đề nóng bỏng nhất của kỳ họp này là vấn đề khai thác bôxít được nhóm lãnh đạo đảng coi như ổn, không gây nên sóng gió gì lớn, không gây nên đảo lộn. Họ có thể hài lòng, cứ thế mà làm, coi như việc đã rồi, để ăn mừng với nhau là tai qua nạn khỏi.
Nhưng xin chớ vội hý hửng ! Thái độ gò ép, áp đặt, độc đoán của kỳ họp 5 đang khiêu khích công luận, đẻ thêm nhiều vấn đề gay go mới.
2 ngày rưỡi chất vấn của các đại biểu và trả lời của các thành viên chính phủ là thời điểm được quan tâm theo dõi nhiều nhất. Nhưng chỉ có 6 đại biểu nêu lên vấn đề khai thác bôxít, còn hơn 20 đại biểu nêu lên những chuyện khác, về tiền học phí, về vệ sinh thực phẩm, về sân golf tràn lan, về chống tham nhũng, về nông dân nghèo ... Việc trả lời chất vấn về khai thác bôxít không hề giải đáp những vướng mắc, còn đẻ thêm ra nhiều vướng mắc, bất ổn mới.
Giới trí thức tiêu biểu ký Kiến nghị 12 tháng 4 có lý do để buồn và bực; buồn cho nhân tình thế thái; buồn cho đất nước và nhân dân số phận vẫn còn điêu đứng hẩm hiu; buồn cho cái quốc hội vẫn trong cảnh "cá chậu chim lồng". Bực mình khi thấy đất nước bị cai trị bởi những con người "chẳng ra làm sao", những thủ tướng, phó thủ tướng, bộ trưởng, những chủ tịch, phó chủ tịch quốc hội, những chủ nhiệm và phó chủ nhiệm các uỷ ban của quốc hội... cũng "chẳng ra làm sao", phơi bày cả "tâm" và "tầm" quá ư thấp kém ra trước cử tri và dân chúng. Vẫn là cảnh "ngao ngán thường ngày" khi phải ngắm nhìn các nhà lãnh đạo nước nhà mà  nhà văn Phạm Đình Trọng đã có lần mô tả sinh động.
Hãy nghe nhà văn - nhà thơ Phạm Viết Đào ở trong nước, được bạn trẻ mến mộ, nhận xét về các buổi điều trần tại quốc hội mấy hôm trước : " ... chính phủ gồm những ông dở khôn dở dại, như ông Nguyễn Thiện Nhân, lại thêm những ông cù lần, lỳ lợm như Vũ Huy Hoàng, lèo lá lươn lẹo như Võ Hồng Phúc, như Nguyễn Sinh Hùng. Và Phạm Khôi Nguyên lúc nào cũng thấy nói năng linh tinh như anh say rượu ".
Ông chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cứ như mê ngủ để nhắc đi nhắc lại rằng : quốc hội và nhân dân đều đồng thuận lớn(!) trong chủ trương và thực hiện khai thác bôxít.
Ông Trọng không cần biết có hơn 2000 trí thức tiêu biểu, phần lớn là tinh hoa khoa học ở trong nước, yêu cầu ngừng ngay việc khai thác bôxít chứa đầy hiểm nguy kinh khủng này. Ông Trọng không cần biết là đại tướng Giáp cùng một loạt tướng, tá và sỹ quan tại ngũ cùng cựu chiến binh yêu cầu ngừng ngay các dự án, kể cả các dự án làm thử.
Ông Trọng lờ tịt yêu cầu của nhiều cử tri, của cả một số ĐB QH, kể cả một số chủ nhiệm các ban của Quốc hội yêu cầu tổ chức một cuộc thảo luận công khai, thấu đáo ngay tại kỳ họp về vấn đề cực kỳ hệ trọng này. Ông cầm đầu một cơ chế dân chủ mà lại sợ dân chủ đến vậy.
Lẽ ra chủ tịch quốc hội phải là người khêu gợi ý kiến, ông lại là kẻ chỉ lo bịt miệng các ĐB, còn đưa ra những nhận định vô căn cứ, chủ quan, áp đặt, theo kiểu nói lấy được, nói không có bằng chứng.
Đã có thảo luận, tranh luận đâu, đã có bỏ phiếu hay dơ tay để bày tỏ chính kiến mỗi người đâu mà ông dám bảo là quốc hội, toàn dân đồng thuận, lại còn "đồng thuận cao"(!) ;  Kiểu nói lấy được như thế là một kiểu lừa dối, một kiểu ăn gian,rất thiếu nhân cách.
Nhiều câu hỏi của các ĐB QH không được chủ tịch quốc hội, thủ tướng chính phủ hay các chuyên gia nhà nước trả lời cho rõ ràng, mạch lạc, có dẫn chứng, có sức thuyết phục. 
Ba vấn đề băn khoăn, vướng mắc lớn nhất của các nhà khoa học, của dư luận là:
- khai thác bôxít ở nước ta có lãi không" hay sẽ lỗ " như vậy có kinh tế không" có cấp bách không " hay cứ để đó làm tài sản cho con cháu "
- bùn đỏ độc hại và bụi đỏ ô nhiễm có cách nào khắc phục có hiệu quả không" lợi và hại cân nhắc ra sao" đã thử nghiệm chưa "
- vấn đề an ninh quốc phòng sẽ bị ảnh hưởng ra sao"  vấn đề lao động nước ngoài giải quyết ra sao " Sao việc "trong nhà chưa rõ, ngoài ngõ đã hay", từ 2001 ông Mạnh đã ký với Giang Trạch Dân về bôxít Tây nguyên" danh nghĩa nào phép nước nào cho ông làm "
Một số bộ trưởng trả lời theo kiểu xoa dịu, tránh né, tỏ rõ không ngang tầm hiểu biết, không nắm chắc vần đề, lại có khi như dụ dỗ trẻ con, "gãi không đúng chỗ ngứa ", chỉ làm đẻ thêm vấn đề.
Ba vấn đề cảnh báo và răn đe lớn nhất do các nhà khoa học có trình độ và tâm huyết nêu lên là :

- không thể khai thác bôxít với bất cứ giá nào, bắt đồng bào các dân tộc ta và các thế hệ mai sau gánh những tai hoạ nghèo đói, bệnh tật hiểm nghèo ;
- không thể làm kinh tế theo kiểu ăn xổi, vung tay quá trán, thậm chí theo kiểu đánh bạc, 5 ăn 5 thua, may rủi, không tính toán chu đáo, thậm chí khi lỗ to là ăn chắc !
- tại sao Trung quốc đóng cửa hàng trăm mỏ bôxít rồi ép ta khai thác alumin cho họ, có lợi cho họ, có hại lớn cho nước ta; khôn ngoan của ta ở đâu" đâu là chủ quyền của ta " đều không được giải quyết một cách rốt ráo, minh bạch, có sức thuyết phục.
Vì lẽ ấy, nhóm đứng đầu Kiến nghị buộc phải báo động ngay cho một số tổ chức kinh tế-giáo dục-khoa học-văn hoá của Liên Hợp Quốc, từ UNDP-United Nations Development Program, WHO-World Health Organisation, đến UNIDO-United Nations Industrial Development Organisation, UNICEF-United Nations Children Emergency Fund và UNESCO-United Nations Education Science Culture Organisation, vì các tổ chức này đều cấp viện trợ cho Việt nam về kinh tế, tài chính, môi trường, y tế, giáo dục, khoa học và văn hóa, thảm họa bôxít sẽ phá hoại nặng nề các nỗ lực đó nếu không chung sức và kịp thời ngăn chặn một cách kiên quyết. Các bạn trí thức đang kéo họ vào cuộc. Một lực lượng không nhỏ ! Cuộc tranh đấu đang mở rộng.
Cho nên vụ đấu tranh quyết liệt về bôxít mới chỉ mở cuộc đột phá ngoạn mục đầu tiên tại quốc hội Hànội. Nó còn mở rộng thêm với thời gian và không gian.
Bởi vì là cuộc đấu tranh:  - cho cuộc sống, chống cái chết bi thảm, cho phát triển bền vững, chống phát triển kiểu chụp giựt, dựa trên ánh sáng khoa học thực chứng, chống sự mù quáng tối tăm,                              - vì lợi ích của toàn dân chống đặc lợi của nhóm độc quyền tham nhũng,                             - và cuối cùng, nó là cuộc đấu tranh sinh tử vì chủ quyền dân tộc của mọi người Việt nam yêu dân mình, thương nước mình, chống nhóm lãnh đạo hiến mình cho ngoại bang từ gần 20 năm nay.
Đây là một cuộc đấu tranh ôn hoà nhưng quyết liệt, kiên cường để thúc đẩy sự hội nhập trọn vẹn của nước ta vào cộng đồng dân chủ, văn minh và tiến bộ trên thế giới, thoát khỏi di hại dai dẳng của chế độ độc đảng chà đạp lên luật pháp và nhân quyền, một chế độ lạc lõng đã thuộc hẳn về quá khứ mà vẫn chưa chịu ra đi.
Qua cuộc đấu tranh quyết liệt bền bỉ về vấn đề khai thác bôxít, lực lượng 2 bên đang chuyển hóa nhanh.
Lương tâm Việt nam, trí tuệ Việt nam đang thức tỉnh và vào cuộc.
Khoa học, thời đại, thông tin đang là những thế lực hỗ trợ vô giá cho cuộc đấu tranh đang mở rộng.
Kỳ 5 quốc hội khoá XII bế mạc, để lại nhiều dư âm đầy tai tiếng rất không ổn cho giới cầm quyền. Một thủ tướng bị chất vấn đích danh 23 câu cụ thể lại trốn tránh, dấu mặt, giao cho một phó thủ tướng trả lời thay ! Kể ra cũng khó trả lời cho kẻ dối trá, khi bị chất vấn rằng ông có hứa với tướng Giáp là nghe theo lời khuyên của ông ta để ngay hôm sau lại nói ngược lại là vẫn thực hiện chủ trương lớn của đảng" vậy lúc nào ông nói thật "
Hãy lắng nghe sự phán xét của nhân dân, hãy lắng nghe những nhận xét xác đáng của các trí thức tiêu biểu (bauxiteVietnam.info), trong thời  "hậu kỳ 5 quốc hội" này.
Hào khí Nguyễn Trãi, hào khí Chu Văn An, hào khí Phan Chu Trinh đầu thế kỷ 21 này lại trỗi dậy. Hào khí kẻ sỹ Bắc Hà bừng dậy đang là món quà chào mừng Ngàn Năm Thăng Long có ý nghĩa nhất. Vận nước đang chuyển.
Đồng bào Việt nam ta với truyền thống quật khởi bất khuất xứng đáng được hưởng một cuộc sống sung túc, tự do, có nhân phẩm, có môi trường trong sạch, không thể cứ lẹt đẹt mãi ở hàng cuối của các nước khác về mọi mặt: giáo dục, y tế, tự do báo chí, dân chủ, mức sống..., hậu quả hiển nhiên của một kiểu cai trị độc quyền đảng trị cổ hủ, gốc gác của mọi hiểm hoạ khác.
Hiểm hoạ bôxít và hiểm hoạ mất chủ quyền gắn chặt với nhau và sẽ còn ở trong chương trình bàn bạc và  chương trình hành động của toàn dân ta cho đến ngày giải toả được trọn vẹn những tai ương này.
Bùi Tín      
Paris 19-6-2009.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.