Hôm nay,  

Vịt Tứ Xuyên

08/06/200900:00:00(Xem: 8814)

Vịt Tứ Xuyên

Nguyễn Xuân Nghĩa
Tiêu biểu cho bệnh đầy hơi Trung Quốc...

Xa thì ta có đất Ba Thục và Gia Cát Lượng của "Tam Quốc Chí Diễn nghĩa". Gần thì ta có Dư Thương Hải và phái Thanh Thành trong truyện võ hiệp Kim Dung: Tứ Xuyên là vùng đất lạ mà quen của nhiều người Việt chúng ta. Tứ Xuyên cũng là một tiêu biểu cho loại "Vấn đề Trung Quốc của Bắc Kinh" (xin xem lại loạt bài được trình bày liên tục trên cột báo này).
Nhìn vào đó, có khi mình hiểu vì sao xứ này gặp loạn... Và loạn như thế nào.
***
ĐỊA DƯ HÌNH THỂ VÀ SUY THOÁI KINH TẾ
Trước khi kinh tế toàn cầu rơi vào nạn suy thoái như hiện nay, Trung Quốc đã có vấn đề, một vấn đề gắn liền với địa dư hình thể của họ.
Đế quốc gia bát ngát và đông dân nhất thế giới thật ra gồm có ba "nước", đó là ba khu vực với những dị biệt "truyền kiếp" thường dẫn tới phân hoá hay chiến tranh.
Nạn suy thoái hiện nay sẽ đào sâu những dị biệt đó vì lãnh đạo Bắc Kinh không thể áp dụng một giải pháp ứng phó đồng hạng cho cả nước. Mà đưa ra một kế hoạch tinh vi để đáp ứng tình hình khác biệt của từng khu vực lại là chuyện khó xử cho lãnh đạo của một chế độ chưa có dân chủ và chưa muốn áp dụng thể chế liên bang.
Trước nhất, xin hãy nhìn theo trục Bắc-Nam.
Trung Quốc có phần đất miền Bắc với sông Hoàng hà và một vùng châu thổ có đất canh tác để nuôi dân. Nhưng việc vận chuyển trên dòng sông này không hoàn toàn tiện lợi, việc khai thác hay "trị thủy" cũng không dễ dàng, thiên tai lũ lụt vẫn thường xảy ra. Từ khu vực ấy mà tập trung kiểm soát được vùng đất ôn đới của miền Nam - và hai con sông Dương tử và Châu giang - là việc nan giải. Địa dư, khí hậu khác biệt và dịch bệnh tại miền Nam là bài toán muôn thuở, mà... Tào Tháo đã gặp tại trận Xích Bích được La Quán Trung thi vị hoá trong "Tam Quốc Chí Diễn nghĩa!"
Cửa khẩu của hai con sông miền Nam nói trên lại có các hải cảng thông thương với bên ngoài, như Thượng Hải, Hong Kong hay Quảng Châu... Miền Nam vì vậy vẫn có khuynh hướng tự nhiên là vươn ra ngoài và tuột khỏi tầm kiểm soát của triều đình hay chính quyền ở miền Bắc.
Chính quyền Bắc Kinh ngày nay cũng thế. Họ đang gặp loại vấn đề nan giải khiến Trung Quốc thường vỡ đôi theo kiểu Nam-Bắc triều.
Ưa đọc truyện Tầu, người Việt ta đều có thể mường tượng ra chuyện đó. Hiện đại hoá thì ta nghĩ đến "Đại vận hà", con kinh nhân tạo vĩ đại có khả năng nối liền ba dòng sông Hoàng hà, Dương tử và Châu giang và đưa bàn tay quyền lực của Bắc Kinh xuống tới miền cực Nam. Loại vấn đề đã có từ thời Ngô Phù Sai vào đời Chiến Quốc - để thôn tính nước Việt của Câu Tiễn - cho tới Bộ Chính trị ngày nay...
Một bài toán về đầu tư có ảnh hưởng tới an ninh và quyền lực. Đấy là một cách nhìn theo cái trục Bắc-Nam.
Nhìn theo ngả Đông-Tây, Trung Quốc lại có ba khu vực khác biệt.
Miền Đông của đường "đẳng cao tuyến" nối liền mỏm cực Bắc của biên giới với Miến Điện, qua thủ phủ Thành Đô của tỉnh Tứ Xuyên lên tới Bắc Kinh và phân nửa Mãn Châu, là nơi có độ ẩm đủ cao cho việc canh tác: thiên nhiên đã vạch ra một khu vực có trình độ phát triển cao hơn nơi khác. Kế hoạch hiện đại hoá của Đặng Tiểu Bình đẩy tiếp đà phát triển của khu vực miền Đông lên mức cao hơn nữa, chưa từng có trong lịch sử xứ này, cho nên cả thế giới đều nói tới "phép lạ Trung Quốc".
Chỉ vì người ta chỉ nhìn vào cái tủ kiếng của khu vực hướng ngoại ở miền Đông. Bây giờ, khu vực ấy đang bị ảnh hưởng nặng nhất của nạn suy thoái toàn cầu vì các thị trường quốc tế của hàng hoá Trung Quốc đều bị co cụm.
Khu vực thứ hai là các tỉnh "miền Trung" - tại hướng Tây của đẳng cao tuyến nói trên.
Bị khoá trong lục địa với khí hậu khô cằn và thiên nhiên hiểm trở, khu vực này thường chậm phát triển và luôn luôn có tư tưởng "Đông tiến" - tiến về hướng Đông - để tìm bát cơm, hoặc quyền bính. Các cuộc vận động lịch sử gọi là nội loạn, gồm thâu thiên hạ, hay cách mạng của xứ này thường xuất phát từ nơi ấy. Tần Thủy Hoàng đế hay Mao Trạch Đông cũng lên nắm quyền tại miền Đông là nhờ đám người đi ra từ khu vực hiểm trở và khó sống này ở miền Tây. Chiến lược gia thiên tài như Gia Cát Lượng mà "lục xuất Kỳ sơn" không thành thì cũng đành ngậm ngùi với cảnh sao rơi Ngũ trượng nguyên vì bị khoá trong vùng nội địa...
Thời nay, từ cả chục năm nay, khu vực này đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn hơn, mà không có, và dị biệt ngày một sâu rộng về lợi tức lẫn quyền hạn giữa hai khu vực Đông-Tây ấy là một vấn đề cho lãnh đạo tại Trung ương thuộc thế hệ thứ tư như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo. Khi các tỉnh miền Đông đang bị ảnh hưởng nặng (nhất) của nạn suy thoái ngày nay, thì lãnh đạo các tỉnh càng không vui với chiến lược tái phân lợi tức của Trung ương tại Bắc Kinh.
Khu vực thứ ba thì còn khô cằn và hiểm trở hơn nữa, với sức đóng góp thấp nhất cho sản lượng kinh tế quốc dân nhưng tầm quan trọng chiến lược nhất cho sự toàn vẹn lãnh thổ.
Đó là vùng phiên trấn che chở Trung Quốc khỏi các mối nguy truyền kiếp của các dị tộc từ bên trong lục địa Âu-Á đổ xuống. Nó trải rộng từ Cao nguyên Thanh Tạng qua đất Tây Tạng đang bị chiếm đóng, tới Tân Cương, Nội Mông và phân nửa miền Tây của Mãn Châu. Đấy cũng là khu vực mà Hán tộc (chiếm 92% dân số toàn quốc) lại gặp sức ly tâm của các sắc tộc khác.
Giữ vị trí bản lề trong khu vực hiểm yếu đó có tỉnh Tứ Xuyên với thủ phủ là Thành Đô, và thành phố Trùng Khánh - từ năm 1997 đã trở thành một đơn vị hành chánh trực thuộc Trung ương. Đây là thành phố lớn nhất, đông dân nhất (31 triệu dân, vượt qua Thượng Hải, Bắc Kinh, Thiên Tân hay Quảng Châu)...


Đất Tứ Xuyên này kết tinh những mâu thuẫn và nguy cơ phân hoá của Trung Quốc.
***
TỨ XUYÊN ĐẠI LỘ... VÀ ĐẠI HỌA
Tỉnh Tứ Xuyên có tên đầy đủ là "Tứ Xuyên Lộ" - hay Xuyên Giáp Tứ Lộ - là hệ thống sông ngòi và sơn ải chia cả khu vực ra làm nhiều mảnh.
Tỉnh này có dân số đứng hàng thứ ba trong các tỉnh Trung Quốc, lớn hơn Việt Nam chút đỉnh  với 89 triệu dân, và có rất nhiều sắc thái khác biệt. Tứ Xuyên có canh nông và mục súc và tài nguyên khoáng sản và nền móng kỹ nghệ. Đập Tam Giáp được xây tại tỉnh Hồ Bắc gần đó cũng tránh được nạn lũ lụt cho Bình nguyên Tứ Xuyên, nơi có con sông lớn là Mân giang, một chi nhánh chảy vào sông Dương tử. Tứ Xuyên là một tỉnh có bình nguyên ở giữa và được núi non che chở ở ba mặt (Bắc, Tây và Nam). Trùng Khánh có đường thông thương ra hướng Đông nhờ con sông Dương tử này.
Nhìn ra ngoài, Tứ Xuyên tiếp giáp với các tỉnh Thiểm Tây, Vân Nam, Quý Châu, Cam Túc, và... rặng Hy Mã Lạp Sơn, với các vùng thuộc khu vực phiên trấn như vừa nói ở trên, tức là Cao nguyên Thanh Tạng và "Đặc khu Tự trị Tây Tạng" - đất Tây Tạng bị chiếm đóng.
Không kể vết nứt địa chất Long môn sơn nằm giữa lãnh thổ - và cơn địa chấn tại huyện Vấn Xuyên hồi tháng Năm năm ngoái làm tám vạn người chết - Tứ Xuyên còn nằm trên vết nứt của địa dư chính trị: muốn ngả về Đông đề tìm sinh lộ kinh tế cũng được mà có bị đẩy vào vị trí phòng thủ miền Tây thì cũng đúng. Tứ Xuyên là đất "Viễn Tây" của khu vực trù phú và hướng ngoại miền Đông.
Vì vậy, Trung Quốc mà trị hay loạn thì ta có thể nhìn thấy trước tiên là tại Tứ Xuyên.
Trong dịp kỷ niệm 20 năm vụ tàn sát Thiên an môn, Chính quyền Bắc Kinh ráo riết kiểm soát an ninh và không thấy ai bị mất mạng tại thủ đô. Nhưng thời sự đầy bình an và ổn định ấy không nói tới nhiều vụ bạo động chết người tại Trùng Khánh và các địa phương trong tỉnh Tứ Xuyên làm nhân viên trong bộ Công an đã bận không ít từ mấy ngày qua. Thật ra từ mấy tháng qua...
Về kinh tế thì sản lượng của tỉnh đã đạt mức tăng trưởng "đầy ấn tượng" là 14,5% vào quý một năm ngoái - khi kinh tế Mỹ đi vào suy trầm. Trận động đất Vấn Xuyên đánh sụt sản lượng với đà tăng trưởng chỉ còn 4,6% vào quý hai. Tính ra toàn năm thì sản lượng kinh tế của tỉnh trong cả năm ngoái đã lên tới hơn 180 tỷ đô la (gấp đôi Việt Nam, với một dân số gần tương tự). Trong quý một năm nay, sản lượng của Tứ Xuyên đã tăng được gần 11% so với trung bình toàn quốc là hơn 6%. Nhìn như thế thì kết quả kinh tế không đến nỗi tệ và đáng cho truyền thông Tây phương trầm trồ về sức bật của Trung Quốc trong vụ suy thoái toàn cầu.
Nếu vậy, vì sao Bắc Kinh vừa quyết định sẽ bơm vào Tứ Xuyên khoảng 146 tỷ đô la - một phần tư của kế hoạch kích cầu trị giá chừng 585 tỷ đô la cho toàn quốc" (Xin đọc bài "Vấn Đề Trung Quốc... của Bắc Kinh" trên cột báo này trong số ra ngày 30 tháng Năm, của tuần trước). Vì sao phải rót vào Tứ Xuyên một khoản tiền cao bằng 80% sản lượng của toàn tỉnh (146 tỷ đô la cho một tỉnh đang sản xuất ra chừng 182 tỷ)" Hãy tưởng tượng đến việc chính quyền liên bang Hoa Kỳ phải bơm vào kinh tế khoảng 11.500 tỷ cho một nền kinh tế có sản lượng chừng 14.00 tỷ thi ta mới thấy kích thước vĩ đại và kỳ dị của vấn đề.
Một trong các lý do là vì Tứ Xuyên không chỉ xuất cảng món vịt quay dòn tan mà còn nhập cảng lao động từ tỉnh khác.
Hàng năm, chừng 11% dân số Trung Quốc vẫn thủ vai siêu tán, bỏ quê đi kiếm việc làm nơi khác, và số dân siêu tán đi vào Tứ Xuyên là đông nhất. Mà con số chính thức về hiện tượng di dân nội địa ấy (là 11% dân số) vẫn chưa là con số thật - tỷ lệ thất nghiệp của cả tỉnh Tứ Xuyên là 4,4% cũng thế. Thấp hơn thực tế vì dù con số thống kê không biết nói dối, kẻ dối trá cũng biết lập thống kê!
Bây giờ, trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu, các tỉnh miền Đông bỗng đói thị trường xuất cảng và thừa nhân công. Người dân mà Trung Quốc gọi là "dân công" đang phải hồi hương, và ào ạt hồi hương. Tứ Xuyên hiện có chừng 10 triệu người như vậy, sau khi các di dân phải giã từ những trung tâm xuất cảng lớn tại Quảng Đông hay Chiết Giang trở về. Dân số 11 triệu người của thủ phủ Thành Đô bỗng tăng thêm hơn mười vạn. Trùng Khánh là nơi xuất cảng lao động khá mạnh - khoảng 12 triệu - nay lại nhận về một khối lượng hồi hương rất lớn.
Bài toán di dân nội địa ấy đang gây nguy cơ động loạn cho tỉnh Tứ Xuyên và thành phố Trùng Khánh. Khi cư dân lại bất mãn vì những tai họa xảy ra từ trận động đất Vấn Xuyên năm ngoái và những chậm lụt trong việc cứu trợ, Tứ Xuyên bỗng như thùng thuốc nổ.
Vì thế, Bắc Kinh phải ráo riết trút tiền vào Tứ Xuyên.
***
Huống hồ, Tứ Xuyên còn là nơi sinh sống của nhiều sắc tộc thiểu số, như dân Lô Lô - nay được gọi là người Di - và... dân Tây Tạng.
Năm 2009 này là dịp tưởng niệm việc Tây Tạng bị chiếm đóng 50 năm về trước và từ năm ngoái, bạo động thường xuyên xảy ra trong khu vực sinh sống của người Tây Tạng. Đàn áp thi càng dẫn tới phản ứng ly khai mà không đàn áp thì lại bị phong trào đòi tự trị.
Vì vậy, Tứ Xuyên gặp một chuỗi tai họa kinh tế, xã hội và chính trị trên một nền móng cho nhiều bất ổn. Khi theo dõi vấn đề Trung Quốc của Bắc Kinh, hoặc tai hoạ bốc xít từ Hà Nội, lâu lâu cũng nên liếc vào Tứ Xuyên hay đường về Trùng Khánh... Trung Quốc không thể tự tung tự tác như nhiều người đang nghĩ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Danh hiệu “Nhân Vật Của Năm” do TIME bắt đầu từ năm 1927 – theo truyền thống được trao cho những người có ảnh hưởng đáng kể trong các sự kiện toàn cầu, từ chính trị đến văn hóa, môi trường, nghệ thuật. Những người được chọn đóng vai trò như một “thước đo phong vũ” về sức lan tỏa trong xã hội đương đại. Ảnh hưởng đó, theo tiêu chuẩn do chính TIME đề ra, có thể là “for better or for worse – làm cho thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại hơn.”
Tiễn 2024, thế giới sẽ chào đón một năm mới 2025 mang theo cả bóng tối lẫn ánh sáng. Các cuộc xung đột, sự phân cực chính trị và những rủi ro khôn lường là lời nhắc nhở về sự bất ổn của thời đại. Nhưng đồng thời, khả năng phục hồi kinh tế, sự phát triển công nghệ, tinh thần hợp tác quốc tế, hơi thở và sự sống còn bất khuất của từng người mẹ, từng đứa trẻ vực dậy và vươn lên từ những đống gạch vụn đổ nát ở Ukraine, ở Gaza, ở Syria… cũng là cảm hứng và hy vọng cho tương lai nhân loại. Nhà văn Albert Camus đã viết: “Giữa mùa đông lạnh giá nhất, tôi tìm thấy, trong mình, một mùa hè bất khả chiến bại.”* Thế giới năm 2025, với tất cả những hỗn loạn, vẫn mang đến cơ hội để con người vượt qua và xây dựng một cuộc sống tốt đẹp, tử tế hơn. Đó cũng là lời chúc chân thành cuối năm của toàn ban biên tập Việt Báo gửi đến quý độc giả: một năm 2025 tràn trề cơ hội và hy vọng.
Trong ba năm học gần đây, PEN America đã ghi nhận hàng loạt trường hợp cấm sách xảy ra trên toàn nước Mỹ, đặc biệt trong các trường công lập. Những nỗ lực xóa bỏ một số câu chuyện và bản sắc khỏi thư viện trường học không chỉ gia tăng mà còn trở thành dấu hiệu của một sự chuyển đổi lớn hơn, đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về tương lai của giáo dục công lập. Việc kiểm duyệt này phản ánh một xu hướng đáng lo ngại: sự tập trung vào việc kiểm soát nội dung văn hóa và giáo dục, thay vì khuyến khích học sinh tiếp cận kiến thức đa chiều.
Syria đang sống trong một bước ngoặt lịch sử sau khi chế độ độc tài sụp đổ nhanh chóng và Bashar al-Assad trốn sang Nga để tị nạn. Các nhóm nổi dậy chiến thắng đang cố gắng duy trì trật tự công cộng và thảo luận về các kịch bản cho tương lai. Lòng dân hân hoan về một khởi đầu mới đầy hứa hẹn pha trộn với những lo âu vì tương lai đất nước còn đầy bất trắc. Trong 54 năm qua, chế độ Assad đã cai trị đất nước như một tài sản riêng của gia đình và bảo vệ cho chế độ trường tồn là khẩu hiệu chung của giới thân cận.
Các số liệu gần đây cho thấy những thách thức mà nhà lãnh đạo Trung Quốc phải đối mặt để phục hồi kinh tế cho năm 2025, khi quan hệ thương mại với thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc có thể xấu đi cùng lúc mức tiêu thụ trong nước vẫn sụt giảm. Và thật sự thì nền kinh tế Trung Quốc tệ đến mức nào? Việc đặt câu hỏi này ngày càng trở nên hợp lý khi Trung Quốc đang đối mặt với tình trạng sản xuất trì trễ và tiền tệ mất giá kéo dài trong những năm gần đây. Đặc biệt, chính quyền Bắc Kinh dường như không muốn công khai toàn bộ thực trạng.
Chiều ngày Thứ Ba 17/12, tòa án New York kết án Luigi Mangione 11 tội danh, bao gồm tội giết người cấp độ 1, hai tội giết người cấp độ 2 cùng các tội danh khác về vũ khí và làm giả danh tính. Theo bản cáo trạng, một bồi thẩm đoàn ở Manhattan đã truy tố Mangione về tội giết người cấp độ hai là tội khủng bố. Tòa đã kết tội hành động của Luigi Mangione – một hành động nổi loạn khó có thể bào chữa dù đó là tiếng kêu cuối cùng của tuyệt vọng.
Ngay từ thời điểm này, cho dù chưa chính thức bước vào Tòa Bạch Ốc, tổng thống đắc cử Donald Trump đã hứa hẹn một chiến dịch bài trừ di dân lớn nhất lịch sử Mỹ. Những cuộc kiểm soát, bắt bớ, trục xuất di dân dự kiến sẽ diễn ra với qui mô lớn trong vài năm tới. Nhiều sắc dân nhập cư ở Mỹ sẽ phải lo lắng, nhưng cộng đồng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sẽ là cộng đồng di dân gốc Mỹ Latin. Lời hứa này đang làm hài lòng những người Mỹ xem dân nhập cư là kẻ cướp đi việc làm và quyền lợi của mình. Rất đông trong số này thuộc các cộng đồng di dân, trong đó có cộng đồng gốc Việt. Tuy nhiên, có bao nhiêu người thấy được toàn cảnh ảnh hưởng của những chính sách bài trừ di dân đến nền kinh tế và xã hội Hoa Kỳ?
Trong tài liệu của Thư Viện Quốc Hội ghi rằng, nguồn gốc của quyền ân xá trong Hiến Pháp Hoa Kỳ đến từ lịch sử Anh quốc. Quyền ân xá xuất hiện lần đầu tiên dưới thời trị vì của Vua Ine xứ Wessex vào thế kỷ thứ bảy. Mặc dù tình trạng lạm dụng quyền ân xá ngày càng tăng theo thời gian, dẫn đến những hạn chế sau đó, nhưng quyền ân xá vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thuộc địa của Mỹ.
Tôi cộng tác với tuần báo Trẻ (tờ báo có nhiều ấn bản nhất tại Hoa Kỳ) gần hai chục năm qua. Sự gắn bó lâu dài này không chỉ vì tấm lòng yêu nghề (và thái độ thân thiện cởi mở) của ban biên tập mà còn vì chút tình riêng. Mỗi tuần Trẻ đều dành hẳn một trang báo, để trân trọng giới thiệu đến độc giả hai ba vị thương phế binh (Việt Nam Cộng Hòa) đang sống trong cảnh rất ngặt nghèo ở quê nhà. Nhìn hình ảnh đồng đội của mình đang ngồi trên xe lăn, hay nằm thoi thóp trong một gian nhà tồi tàn nào đó – lắm lúc – tôi không khỏi băn khoăn tự hỏi: “Liệu có còn ai nhớ đến những kẻ đã từng vì đời mà đi không vậy?
Đến đây thì như nước vỡ bờ, hầu như tất cả chúng tôi cùng lao mình vào cuộc. Kẻ bênh cũng sôi nổi không kém người chỉ trích. Buổi gặp mặt của chúng tôi hôm ấy, đương nhiên, đã không tránh được nhiều căng thẳng. Riêng tôi, cho đến giờ vẫn khá ngạc nhiên trước sự phản đối mạnh mẽ mà ông Biden phải gặp phải trong quyết định ân xá con trai Hunter Biden. Điều gì đã khiến mọi người có phản ứng mãnh liệt như vậy? Tôi đi tìm câu trả lời...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.