Hôm nay,  

Jarai, Những Người Bị Hy Sinh Cho Công Nghệ Vàng Trắng

04/05/200900:00:00(Xem: 5189)

Jarai, những người bị hy sinh cho công nghệ Vàng trắng

Nhạc Jarai được Unesco công nhận là thuộc gia tài Việt nam (EdM).


Phan Văn Song


Phỏng theo phóng sự  của Jean-Matthieu Gauthier (Tổ Chức Les Enfants du Mékong). 
Sáng sớm tinh sương, cây cỏ mờ hơi sương. Hàng cây thẳng tắp bên lề đường trông như những bức họa đồ của  kiến trúc sư, từng hàng sọc thẳng tắp đen trắng. Nhửng hàng cây đen tạo những hàng sọc, trong màu sương sửa đục lẫn lộn xa xa nét chấm phá của vài đám người  đang đục, khoét,  thâu gom những giọt sửa đục quý giá của mủ cao su, « Vàng trắng ».
Hình ảnh tuy thoáng thoáng ẩn hiện trong buổi sáng mờ sương hôm ấy với tôi thật là hình ảnh đầy cảm xúc.
« Rubber tree, rubber tree » (Cây cao su) Aong la to giới thiệu để át tiếng nổ cùa chiếc xe mô tô  chở hai chúng tôi đang vùn vụt lao dưới dước cơn mưa đầu mùa. « But it was the jungle before », và anh bạn người Jarai thêm một câu thòng « a long time ago .... » cùng trong một giọng nói ấy, nhưng tôi cảm như một tiếng nức nở nghẹn ngào ( Nhưng đây trước kia là rừng già, trước kia ...xưa lắm ).
Rừng già ư ".  Không tin được. Trên đoạn đường dài, như cuốn phim đang chiếu và bị cà lăm, những hình ảnh đang trãi dài, tiếp nối nhau, giống hệt y  nhau, lặp lại nhau, trãi dài trên hàng cây số, những hàng cây cao su thẳng tắp, gạch sọc, tiếp nối nhau vùn vụt  chạy dọc theo nhau  bên lề đường.  Và thỉnh thoảng những đồn điền cây cao su, nhường cho vài hàng café của những đồn diền cà phê, ... Nhưng rừng già đâu " Không có, và không thể tin là có được. .
Một nền Văn hóa đang diệt vong:
Chỉ cần có 30 năm là đủ để hủy hoại toàn bộ  « khu rừng muôn vạn thánh » (la forêt des mille génies ). « Cuộc tàn phá bắt đầu ngay vào những ngày đầu những ngày Thống Nhứt đất nước Việt Nam năm 1975»  Tiến sĩ Matthieu Guérin, giáo sư Trưởng khoa Sử Hiện đại của Viện Đại Học Caen và chuyên viên nghiên cứu nền Văn hóa dân tộc Jarai tiếp tục nhấn mạnh để gây sự chú ý của các thính giả trong buổi nói chuyện tuần vừa qua ở thính phòng Đại học Sorbonne về cuôc tàn phá Rừng già và cướp đất  ở Tây nguyên Viêt nam .
Hiện tượng một nền nông nghiệp lương thực (của người dân tộc Jarai ) được biến thành một nền nông nghiệp công nghệ và thương mãi dài hạn ngày nay đã lên đến một mức độ trầm trọng có nguy cơ  đến tương lai của người Jarai. « Trước hoàn cảnh bị cướp đất có kế hoạch, người dân Jarai trước chỉ biết lùi sâu vào vùng rừng già. Nhưng ngày nay, gần như không còn rừng già nữa, và họ đang bị đưa vào bẩy sập. Không biết làm sao hơn, hoặc là chấp nhận số phận, bị đồng hóa vào dân tộc Kinh, hoặc là kêu gọi mở ra một cuộc đấu tranh đầy tuyệt vọng ».
Thật vậy, đây là một nền Văn hóa đang bị hủy hoại. Cách đây không bao lâu, người dân tộc Jarai di săn cọp trong những khu rừng già (của họ), câu cá trên những giòng nước chảy siết, hái hoa, hái trái, đốt rừng làm rẩy ... và dân tộc Jarai, những đứa con của rừng lớn lên, sanh tồn,  sống và sanh hoạt trong  rừng, với  rừng.  Và còn hơn thế nữa, dân tộc Jarai  có một mối  tương quan liên hệ đặc biệt và mật thiết  với rừng, họ với rừng mà một, như những tài liệu nghiên cứu của nhà truyền giáo – nhân chủng học Jacques Dournes đã chứng minh. 
Nhưng, ...ngày nay «Hãy tưởng tượng rằng trong vòng chỉ 30 năm ngắn ngủi, quý bạn đang nhìn thấy gia tài văn hóa của quý bạn đang bị tiêu hủy  và trên đường sụp đổ » Tiến sĩ Matthieu Guérin  nói tiếp. «  Đó là những gì hiện đang xảy ra với dân tộc Jarai. Nếu họ không hòa đồng, nếu họ không chấp nhận lối sống của người Kinh, và nếu họ không chấp nhận lối sống định cư, họ sẽ không còn nơi cư ngụ. Và để kết luận chúng tôi gọi đây là một loại diệt (nhân) chủng (ethnocide) ».
Sự khan hiếm đất đai :
Cũng bắt đầu vào những năm 1990,  với những chánh sách  Đổi mới, với sự tăng vụt của thị trường Cả phê, với những luật lệ mới về địền địa ... cuộc sống của người dân tộc Jarai bắt đầu đi vào ngỏ cụt . Cũng bởi  chánh sách Đổi mới, dân Kinh mới có  ý thức  tiềm năng của đất đai  màu mỡ, giàu có  nhưng kém sử dụng của Tây nguyên. Nhiều vùng họ có cảm tưởng còn « bị bỏ hoang », và cứ thế  mạnh ai nấy đỗ xô vào xâm chiếm. Nhưng luật điền địa 1993 cũng không giúp đỡ anh dân tộc địa phương Jarai. Với luật nầy, anh nông dân Jarai về mặt pháp lý là sở hữu chủ của mãnh đất mình, nhưng Nhà nước quản lý việc sủ dụng và khai thác.  Và sự thật là, Nhà nước chỉ cho phép anh nông dân chủ nhơn ông quyền khai thác có hạn định theo mủa màn, hằng năm hay vĩnh viễn cũng tùy theo loại ngũ cốc hay hoa mầu. Khốn nạn thay cho dân tộc Jarai, là họ canh tác theo kiểu Jarai là kiểu du mục,  đốt rừng làm rẩy, năm nay làm ở đây, năm sau đi chổ khác, để cho nương cũ, rẩy cũ nghỉ mễt, họ canh tác với những loại ngũ cốc lương thực, kém giá trị kinh tê,  và đau đớn hơn là trong tay họ không có một tấm giấy chứng minh những mãnh đất ấy là gia sản của họ...  Và cứ thế là đất đai của họ lần lần bị lấn chiếm.
Đồng thời gian ấy, khi những đồn điền cà phê vùng Tây nguyên Trung phần đưa Việt nam lên hàng số hai thế giới về mức xuất cảng cà phê, thì những đồn điền cao su cũng tăng nhanh vượt bực mức sản xuất đem về cho Việt nam trên 15 Tỷ đồng hằng năm (khỏang 700 Triệu €) và Tiến sĩ Matthieu Guérin kết luận rằng nay  : « Cà phê đã biến thành  Vàng đen, cao su là Vàng trắng, và một cuộc di dân khổng lồ bắt đầu được tổ chức để  đem người Kinh miền dưới xâm nhập vùng Cao nguyên Trung phần ».
Ngày nay tại thành phố Pleiku thủ phủ Tỉnh Gia Rai, có 200 ngàn người Việt gốc Kinh và  40 ngàn người dân tộc Jarai. Để so sánh, trước Đệ nhị thế chiến, tỷ số dân Thượng* ở Tây nguyên Trung Phần Việt nam là 93%.
Ngày nay nếu ta đến viếng Pleiku, «phố núi cao, của các em Pleiku mà đỏ môi hồng », nếu ta đi giữa thành phố, nay,  không còn « là đi năm phút quay về chốn cũ » nữa, mà sẽ thấy một thị xã tân thời, đầy những cao ốc, với những nạn kẹt xe, bụi bặm, ồn ào bởi những tiếng xe gắn máy, chúng ta chỉ tìm thấy bóng người Thượng, người dân tộc Jarai  ở tụ tập ( bị vất)  bên ven bờ thành phố,  trong những nhà tôn, vách ván trên nền đất nện tạo thành những khu nhà bình dân (bidonville – slum) điêu tàn, dơ dáy. ...
Anh bạn Aong vừa cười vừa nói «Anh tìm xem có hàng cây nào không " » Thật vậy, những nhà sàn truyền thống trên vùng Gia Rai phải tìm đỏ con mắt mới thấy, và rừng già phải còn lâu mới nhìn thấy. Trái lại trong khu bình dân ấy, trong những căn nhà ván mái tôn ấy , đêm như ngày, ngày như đem, đen tối không một ánh sáng, dơ dáy, bẩn thỉu, hoang trống, ít bàn ít ghế, chỉ những sạp ngủ, vài hình ảnh lẫn lộn được chưng lên bàn thờ, hình Hồ chí Minh bắt buộc, hình Đức mẹ, thánh giá Thiên Chúa. Trong một căn nhà kia, trên chiếc bàn xiêu vẹo, một gà-mên móp méo chứa vài thức ăn thừa: vài muổng cơm nguội, ba quả bắp « Bửa cơm trưa còn lại và đó cũng là phần cơm chiều »
Aong cắt nghĩa sau khi đã hỏi bà chủ nhà.
Đừng nghĩ rằng tình trạng kinh tế của dân tộc Jarai khá hơn lúc trước vì nhờ nến kinh tế vùng Tây nguyên đã phát triển. Rất ít gia đình người dân tộc có điện vào nhà, và rất hiếm nhà người dân tộc có TV, ta có thể kết luận nhà người dân tộc Jarai sống cũng giống như giấc mơ của họ: tí ti, tạm sống qua ngày.


Giấc mơ thực sự củ họ ư " Họ mong Nhà nước Việt nam trả đất lại cho họ. Trả đất của tổ tiên họ cho họ. Và có thể cho phép họ được tự do thờ phượng, như Hiến Pháp nước Việt nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa đã quy định. Họ có xin quyền Tự chủ không " « Thật sư mà nói – Aong trả lời – Cũng có vài người có nghĩ đến, nhưng đó là một  chuyện khác ».
Trước những tình trạng đói khổ và những đòi hỏi nhơn quyền nầy, rất dễ đưa đến những sự  xung đột : một cuộc cưởng chiếm đất của Nhà nước để quy hoạch cho công nghệ, một chuyện ép giá của một chủ xí nghiệp tư  để mua đất, ... và còn nhiều chuyện không được các cơ quan cầm quyền địa phương xữ lý công bằng đã đem lại một cuộc nỗi dậy và cuộc đàn áp dữ dội đỗ máu vào năm 2001.
*Người Thượng: một từ ngữ mới được cầu chứng tại Tòa. Lúc xưa người miền xuôi thường gọi người Thượng là Mọi. Người Thượng thực sự là từ chung để gọi toàn thể  các dân tộc  thiểu số vùng Tây Nguyên Trung phần Việt nam : Jarai, Bahnar, Rhadé, Sédang, Koho, Bru, Pacoh, Katu, Sré ..Tất cả là 40 dân tộc khác nhau gọi chung theo một từ chung (cấm ) là Degar, từ  ngôn ngữ có nghĩa là « những người con của rừng núi ». Tổng dân số vào khoảng 400 ngàn, trong ấy có 100 ngàn người Jarai.
Nhưng ngày nay, nếu tình hình có vẽ tương đối lắng dịu,  vẫn còn lai rai ,vài tuần một lần, những cuộc xuống đường nho nhỏ đòi hỏi công bằng, công lý trong những giải quyết một vài hồ sơ đất đai.
Sau nhiều giờ lội bộ len lỏi, trên một lối đường mòn mà trận mưa rào đêm trước đã biến thành những vũng lầy trơn trợt, chúng tôi đến một khoảng trống trong rừng. Buổi thánh lễ diễn trong một nhà kho biến thành một Nhà Thờ bao bọc chung quanh bởi những  hàng cây cao su thẳng thắp như lập một giàn chào đứng nghiêm che chở, vừa tan. Màn đêm sửa soạn xuống , từng giọt nắng cuối cùng cố xuyên qua tàng cây cao su, cố tranh thủ với ánh đêm  đang bắt đầu lấn áp. Tôi có cảm tưởng gặp lại một hình ảnh quen thuộc của  buổi tan lễ ở làng chúng ta, bên Pháp. Cũng những câu chào nhau, cũng những câu chuyện bắt đầu nhưng không dứt được vì vợ con hối thúc phải về nhanh, cũng những cai vẩy tay, cũng những bắt tay vội vã, cũng những câu trao đổi tiếp tục nhưng ở đây là  chung quanh các gốc cây cao su. Đây là một nhóm người Jarai đặc biệt, ngoài cái họ cùng gia đình tôn giáo với đa số dân Jarai -  90 % người Jarai là người đạo Thờ Chúa (Tin lành hay thuộc Thiên Chúa Giáo La mã) -  họ là chủ nhơn của các cao su chung quanh nhà Thờ nầy.
Đây là một thí dụ để các người Jarai khác noi gương theo. Nên hay không nên. Chuyện ấy là việc riêng anh em người Jarai; Nhưng phải nhìn nhận là một số người vẫn sống dễ dàng và « thành công » với chế độ, nhưng chúng ta cũng phải tự hạn chế cái nhìn: theo thống kê chánh thức có 8 000 công nhơn gốc người Thượng trên toàn bộ 20 000 công nhơn công nghiệp cao su của Tỉnh Gia Rai. Aong và các bạn bè anh vừa cười vừa nói «  Đó là con số được thổi phồng, cho cho chúng ta và ngưới ngoại quốc ... Nếu thực sự có nhiều công nhơn Jarai làm việc cho các đồn điền cao su thì đâu có cảnh người Jarai thất nghiệp như ngày hôm nay ... ».
Bổn phận người làm Anh đối với người Em :
Đây là một lý thuyết chánh trị đã được áp dụng trong hướng chánh trị của Đảng Cộng sản Việt nam và Nhà nước Việt nam đối với 54 dân tộc thiểu số của đất nước Việt nam. Matthieu Giérin không ngần ngại gọi đây là một « hảo tâm » « Nó phát xuất từ cái sơ đồ quan niệm chánh trị của Staline, khi Staline tuyên bố rằng ngưới Nga (dân tộc Nga) phải giúp đở các dân tộc thiểu số khác phát triển ». Và Đảng Cộng sản Việt nam tuyên bố rằng người Kinh Việt nam phải giúp người Thượng đi vào Văn minh. Một chuyện làm càng nực cười hơn, khi  trong khoảng thời gian gần đây, người  Kinh  muốn người Thượng theo học Khổng Giáo.
Để kết luận, đối với một số đông người Việt, « giúp đở » người Thượng là giúp đở kinh tế, và xa hơn nữa giúp đở kinh tế và văn hóa nhưng phải biết tôn trọng dị biệt văn hóa người Thượng – nhưng hãy cẩn thận đừng để Vùng Tây nguyên biến thành những khu « biệt lập người Da đỏ » (Réserves d' Indiens ) kiểu Mỹ,  chuyên biểu diễn Múa Vũ Văn Hóa cho các đoàn du khách đến thăm viếng.
Hiện nay, mặc dù có những khó khăn, thiếu thốn nhưng giới trẻ Jarai đã nắm và rút kinh nghiệm của các  thế hệ trước. Sau một thời gian khúm núm trước Nhà cầm quyền Trung ương người Kinh, người Dân tộc Jarai không quên họ là một bộ phận của  gia đình đa dân tộc Việt. Họ không quên  rằng vào thế kỷ thứ 19, không xa lắm, các Hoàng Đế Triều đình Huế đã tiếp các potaos, các Vua Jarai, như những vị Vua đồng minh trong việc giữ nước và mở mang bờ cõi. Họ hiểu rằng họ có một vai trò quan trọng trong Đại Gia đình  đa dân tộc Việt  trong việc cứu nước và giữ nước Việt nam .
Ngày nay Hiểm họa Trung Quốc bành trướng đang mỗi ngày mỗi lớn. Di dân Trung hoa Cộng sản đang tràn ngập xâm phạm vào lãnh thổ Việt nam. Những công trường, nông trường,  xí nghiệp nếu chẳng may cho nhà thầu Trung hoa trúng tuyển, thì công trường, nông trường, xí nghiệp ấy là cửa ngõ để công nhơn Trung quốc hay quân đội Trung quốc trá hình " Đột nhập tràn vào.  Với chế độ  đải ngộ đặc biệt dễ dãi với công dân Trung quốc Cộng sản, người Hoa có quốc tịch Trung Hoa Công sản, có thông hành Trung hoa Cộng sản được nhập vào Việt nam không chiếu khán,  đi lại tự do, làm việc tự do trên đất Việt nam. Hiện nay vì nạn thất nghiệp do khủng hoảng kinh tế, các xí nghiệp Tàu phài di cư sang Việt nam, công nhơn Tàu cũng phải di cư sang Việt nam. Việc ký  cho nhà thầu Trung Hoa Cộng sản mở mang khai thác quặng nhôm trên vùng Tây nguyên sẽ là một vấn nạn lớn cho Việt nam. Thoạt đầu, một vấn nạn hủy hoại môi sanh, mội trường, thiên nhiên, sau là vấn nạn kinh tế, chế độ khai thác quặng nhôm sẽ làm chai đá đất đai mầu mỡ của Tây nguyên, hủy hoại tiềm năng nông nghiệp cao su và cà phê của đất Tây nguyên, đúng là thả mồi bắt bóng.   Và cuối cùng đem 10 ngàn công nhơn Trung hoa vào Tây nguyên cạnh tranh với người công nhơn Việt nam Kinh và Thượng , đặt biệt Thượng là một mối họa diệt Văn hóa, diệt chủng (ethnocide) người thiểu số địa phương.
Nguy hiểm hơn nữa, vì chế độ chánh trị thiếu công bằng, bất công  hiện nay của nhà cầm quyền Cộng sản Hà nội đã gây nhiều bất mãn cho dân tộc thiểu số ngưới Thượng. Buộc người Thượng bỏ nền Văn hóa cỗ truyền của mình để hội nhập vào nền Văn hóa Kinh là khinh người Thượng, với một chế độ chánh trị nhưng vậy là đẩy người Thượng  đi theo người Tàu. Chỉ cần Trung quốc hứa giúp đở người Thượng giữ quyền Tự chủ và  viện trợ dài hạn để độc lập kinh tế với Trung ương Việt nam là người Thượng có thể sẽ ra khỏi gia đình dân tộc Việt ngay. Người Tàu chỉ cần nói họ trọng người dân tộc thiểu số Thượng và họ bảo đảm  người dân tộc thiệu Thượng giữ  một bản sắc của mình, là người thiểu số Thượng sẽ theo Trung Quốc ngay. Vả lại Trung quốc sẽ kiểm soát Lào và Cam bốt Dia thì Vùng tự trị Tây Nguyên Việt nam sẽ là vùng chiến lược số một vì ở trên nóc nhà của Việt nam.
Nhà cấm quyền Việt nam, hãy  mau mau thức dậy, 
Hãy coi chừng vùng Tây Nguyên, cột xuơng sống Trường Sơn của đất nước Việt nam có thể bị bẻ gảy nếu Nhà cầm quyền Cộng sản  Việt nam đang tiếp tục đi từ sai trái nầy đến sai trái khác.
21 tháng 4 năm 2009.
Phan Văn Song 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.