Hôm nay,  

Thiên Đàng Cộng Sản: Staline Ơi, Sao Mi Đã Bỏ Rơi Chúng Tao?

23/04/200900:00:00(Xem: 14973)

Thiên Đàng Cộng Sản: Staline ơi, Sao mi đã bỏ rơi chúng tao"

Xin xem chú thích ảnh cuối bài.


Phan Văn Song


Họ là người Mỹ, nhưng họ vẫn mê và tin vào giấc mơ Sô-Viết. Họ bỏ quê hương di cư và cuối cùng đi vào sống ở Goulag.
Tôi vừa nhận được một tờ giới thiệu sách, giới thiệu đến tôi cuốn sách tựa Pháp ngữ  là Les Abandonnés (Những kẻ bị bỏ rơi), tác giả là Tim Tzouliadis viết bằng Anh ngữ,  của nhà xuất bản J.C. Lattès, 516 trang,  Thierry Piélat  chuyển sang Pháp ngữ .
Tôi xin giới thiệu cùng quý độc giả, để  gởi đến những ai còn « tin », còn « say  mê » Thiên Đường Cộng sản...
Năm 1931, ( trong sau khủng hoảng kinh tế 1929/30) Amtrog, văn phòng của cơ quan đại diện thương mại Liên bang Sô viết được đặt tại Manhattan New York ra quảng cáo tuyển dụng 6 000 công nhơn  di dân làm việc cho Liên Sô. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, thiên hạ đỗ xô đi xin việc làm. Trên một trăm ngàn đơn xin việc. Nào là thợ hàn, nào là thợ mộc, nào là tay nấu bếp hạng cừ, nào là tay thợ điện thứ chiến, toàn là những người tử tế, lương thiện ...và một nhóm người  Cộng sản  thứ thiệt, đam mê, quá khích, bán nhà, bán cữa, bứt đứt giây rễ, hoan hỉ  ra đi, đầy tin tưởng. Đi về đất Liên Sô của Staline, đi về miền đất hứa, nơi không còn có giai cấp, nơi không có nạn thất nghiệp, nơi mà các thợ thuyền, công nhơn, đen hay trắng đều lên làm chủ. Chưa bao giờ có một số đông người Mỹ như vậy đã bỏ nước Mỹ ra đi  (cũng có vài  gia đình Âu châu và đặc biệt vài người Pháp ).
Tim Tzouladis, sau một thời gian tham khảo, nghiên cứu, (thơ, và chuyện kể trong gia đình của vài nhơn chứng còn sống sót, văn khố Mỹ ) đã viết cuốn truyện nầy để kể lại cho chúng ta những mẫu chuyện của những di dân nầy.  Thoạt mới đầu, thật sự là một thiên đường. Tại thủ đô Mạc Tư Khoa, dân di cư chơi base ball trên những thảm cỏ của công trường Gorki Park,  những di dân ôm nhau nhảy vũ trên những điệu nhạc jazz. Và mặt trời cũng lường gạt cả dân di dân, mùa Hè ấy trời ấm áp rất đẹp. Vào năm 1933,, khi nước Mỹ và Liên Sô giao hảo với nhau, thì cũng là thời điểm của  bộ máy của chánh sách khủng bố của Staline bắt đầu hoạt động. Nạn đói đang bắt đầu ở Ukraina, các nhà thờ đang bị phá sập, những cuộc bố ráp càng ngày càng  tăng dần.
Các di dân Mỹ bắt đầu hoảng sợ, họ muốn trở về quê cũ, nhưng đã quá trễ. Staline không để những nhơn chứng như vậy lọt ra ngoài. Khi mới nhập cảng vào Liên Sô, họ đã giao tất cả những thông hành Mỹ (passeport) cho các cơ quan cầm quyền sô viết. « Những kẻ bị bỏ rơi »  đểu bị đưa đi « học tập cải tạo » ở những « trại lao động cải tạo » ở Sibêria.
Đây là câu chuyện của những kẻ bị bỏ rơi:
Đây là chuyện của Thomas Sgovio, sanh viên hội họa. Anh đã sống 30 năm ở Liên Sô, nhưng 25 năm trong tại Lao động cải tạo. Anh là một kẻ sống sót.
Khi Joseph, cha anh vừa bị bắt, Thomas Sgovio hoảng hốt. 21 tuổi đầu chàng thanh niên quê  ở  Buffalo, Tiểu bang New York không biết làm gì hơn là chãy ngay đến nơi anh nghĩ là an toàn nhứt là Tòa Sứ Quán Hoa Kỳ nằm tại đường Moskhovạa. Cùng một lúc tất cả các Sứ quán của tất cả các quốc gia có mặt tại Liên Sô ở Mạc Tư Khoa đều bị tràn ngập bởi các di dân Mỹ xin được tỵ nạn .. rời Liên Sô. . .
Mười ngày sau, ngày 21 tháng 3 năm 1938, sau khi anh bạn Marvin  (của Thomas Sgovio) bị bắt, anh trở lại Tòa Đại sứ Hoa kỳ ở Mạc Tư Khoa , và , anh rất ngạc nhiên khi nhìn thấy phòng đợi của Tòa Đại sứ  hoàn toàn vắng vẽ giữa ban ngày, khác với lần trước, đầy chật những người nhẫn nại sắp hàng chờ đợi phiên mình được tiếp đón. Và anh được trả lời, hãy trở lại tuần sau, hồ sơ của anh đang được cứu xét. Không một ai báo cho anh biết là những đi lại và đơn xin trở về Mỹ là một điều nguy hiểm đến tính mạng anh. Anh rời Toà Đại sứ Hoa kỳ và đi ra về đầy với tấm lòng biết ơn và đầy tin tưởng.
Anh ra khỏi Tòa Đại sứ  lúc 11 giờ 15 và liền bị Công An Liên Sô NKVD ( tiền thân KGB) bắt nay ở quảng trường Sverdlov, bị đẩy lên một chiếc xe bịt bùng mầu đen và bị chở đến cơ quan Công An Trung Ương đường Loubianka ( Trước đây là trụ sở KGB). Lúc ấy Thomas  Sgovio mới 21 tuồi, anh sống ở nước Nga được 2 năm rưởi.
Rất khó cắt nghĩa những thái độ của các nhà ngoại giao Mỹ và các quốc gia khác có mặt tại Mạc Tư Khoa lúc bấy giờ. Có thể họ xem các di dân gốc Hoa Kỳ như những con chiên ghẻ đã bỏ xứ sở của mình ra đi. Cũng có thể là Bộ Quốc Phòng và Bộ Nội Vụ Hoa kỳ không muốn rước những « của  nợ  ấy », thành phần chống đối thiên tả bất hảo, đã không tiếp nhận được một xã hội Mỹ đang thời hậu khủng hoảng kinh tế  đầy khó khăn, và trước đó nước Mỹ đã nhìn thấy họ  ra đi không luyến tiếc.


Đây là một điển hình  : Vị Đại sứ Hoa kỳ tại Mạc Tư Khoa Ông Joseph Davies, khi vừa về đến Mỹ ngày 6 tháng 4 1937, với các phóng viên vây quanh phỏng vấn vì đói tin tức của một nước Nga khép kín, đã không ngần ngại tuyên bố, trong khi ấy tình hình khủng bố ở Nga đã được Staline đưa đến một giai đoạn đẩm máu:
«  Hiện nay, một cuộc thí nghiệm khá ngoạn mục và đầy hứng thú đang xãy ra tại Liên Sô. Đấy là một phòng thí nghiệm  khổng lồ, với những nghiên cứu tìm tòi sâu rộng để tạo một ngành hành chánh quản trị đát nước tốt. Liên Sô đang thành công ngoài sức tưởng tượng. Những nhà lãnh tụ chánh trị là một nhóm người nam như nữ đều có bản lãnh, đàng hoàng, chăm chỉ và đầy quyền uy. » (Une expérience  merveilleusement stimulante est actuellement menée en Union soviétique. C'est un immense laboratoire dans lequel les recherches les plus approfondies sont faites dans le domaine de l'administration de l' Etat. L' Union soviétique accomplit des choses extraordinaires. Les dirigeants politiques forment un groupe d'hommes et de femmes extrêmement capables, sérieux, travailleurs et puissants).
Đến những tay công an kiểm duyệt ở Nga cũng không tìm ra một lỗi nào trong  những lời tuyên bố của ông Đại sứ Mỹ.  Các báo chí ở Nga đã lặp lại toàn bộ những lời bàn và tuyên bố của ngài Đại sứ Mỹ.
Tại New York, Ngài Đại sứ Mỹ Joseph Davies không đá động gì đến  số phận các người di dân Mỹ đẵ bị mất tích, thậm chí ông cũng không nói đến những cú điện thoại của những thân nhơn các người bị bắt, ông cũng chẳng thèm cho báo chí hoa Kỳ biết đến chuyện những chuyến xe lữa đầy kiều dân Mỹ mà nhơn viên Sứ quán  nhìn thấy trên đường rời Mạc Tư Khoa. Và đặc biệt hơn nữa, Ông cũng không kể cho ai nghe việc bà vợ ông mất ngủ vi những tiếng động ồn ào quanh căn nhà Ông ở khu Spaso.
Chỉ có vài năm sau đó, khi ông và bà đã ly hôn với nhau, bà Marjorie Merriweather Post mớui thú nhận là bà đã nghe tiếng máy những chiếc xe bít bùng của Công An NKVD Liên Sô đậu trước những cao ốc chung quanh  vườn hoa của biệt thự của ông bà Đại sứ Mỹ. Và hàng đêm, đêm nầy qua đêm khác bà vẫn thường nghe những tiếng kêu cứu hay cầu nguyện của những gia đình  Mỹ kiều bị bắt và tiếng khóc sợ hãi  của những con trẻ bị bắt đi.
Thay lời kết:
Chuyện ấy đã xãy ra thời Cộng sản cực thạnh. Thế giới đang mê Công sản Chủ nghĩa. Bây giờ chắc không xảy ra đâu. Nước Nga lúc ấy đang đói, Staline đang thời quá độ.... Ai bảo đảm Việt nam ngày nay không bị nạn đói... " Năm 1931 vừa sau khủng hoảng 29/30, Nga nghĩ rằng chế độ Cộng sản siêu việt sẽ vượt qua tất cả. Ngày nay, khủng hoảng đang hoành hành, chưa chắc sẽ có giải pháp để thoát ra. Lúc bấy giờ dân Cộng sản Mỹ di dân vào Liên Sô, xây dựng chế độ chủ nghĩa Sô Viết. Ngày hôm nay, người Mỹ gốc Việt, người Pháp gốc Việt cứ trở về đi. Nếu rủi ro bị đàn áp, e rằng chạy đi không kịp. Mỹ và Âu Châu sẽ cứu kiều dân của họ  trong trường hợp gặp khó khăn.  Nhưng coi chừng ! Một người , hai người có thể cứu, nhiều quá, đem về làm sao lo đây" Vả lại các anh đả bỏ chúng tôi, việc gì chúng tôi cứu... Đây là một bài học đáng để chúng ta suy gẩm.
16 tháng 4 2009
Phan Văn Song
GHI CHÚ HÌNH: Từ góc trái, hàng trên, theo chiều kim đồng hồ. Ngồi bình an, đây là những ngày Hè vui khi vừa mới đến, trước những ngày Đông của Goulag.
Hình 1: Những nạn nhơn và những tòng phạm: Hội các công nhơn ngoại quốc Mạc tư Khoa tranh tài với Hội các công nhơn nhà máy xe hơi Gorki, Mac Tư Khoa tháng 6 1934. Trong buổi chiều hè oi bức, hai Hội gồm nhiều công nhơn gốc di dân Hoa kỳ tranh trận thư hùng « base ball americanski » trên những sân vận động Mạc Tư Khoa. Ủy ban tối cao Thể dục Thể thao Sô viết  ra Nghị định là Môn thể thao nầy là một  « thể thao quốc gia ».
Hình 2: Kẻ sống sót: chân dung Thomas Sgovio, hôm bị bắt lần thứ hai, năm 1948. Hôm ấy, Thomas Sgovio, sanh viên trường Mỹ Thuật, bị nhốt kín, chật chội,  trong một toa xe lữa cùng 70 tù nhơn khác, rời Mạc Tư Khoa, lên đường đi về phía Đông, và sống 25 năm trong một Goulag, trại lao động cải tao.
Hinh 3: Cực đoan: Giữa hình: ca sĩ Hoa kỳ paul Roberson, người yêu chuộng thế giới sô viết, trong một bửa tiệc kỷ niệm 33 năm ngày Cách mạng Sô viết thành công tại Tòa Đại sứ Liên Sô tại Hoa kỳ, ở Wasshington năm 1950. « Ở Nga, tôi thực sự là con người. Ở đấy khôngbao giờ có chuyện kỳ thị mầu da ».

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.