Hôm nay,  

Về Những Vụ Án Đầu Xuân: Chớ Có Nhầm, Rồi Hối Không Kịp!

10/02/200900:00:00(Xem: 14363)

Về Những Vụ Án Đầu Xuân: Chớ có nhầm, rồi hối không kịp!

Bùi Tín
Nhiều người Việt trong và ngoài nước quan tâm đến vụ CPI , vụ án quan chức Việt nam ăn hối lộ quy mô lớn từ Cơ quan tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (Consultant Pacific International) có trụ sở ở Tôkyô / Nhật bản.
Vụ án này cực lớn vì nhiều lẽ : số tiền hối lộ lên đến 2 triệu 6 đôla, liên quan đến nhiều dự án cầu đường quan trọng; Nhật bản lại là nước hào phóng nhất trong viện trợ và cho vay dài hạn với lãi xuất ưu đãi cho Việt nam, vượt rất xa mọi nước khác.
Vụ án bị tiết lộ từ tháng 7-2008, sang tháng 8 chính phủ Nhật đã thông báo ngày càng tỷ mỷ cho phía Việt nam, chuyển hàng nghìn trang hồ sơ, lý lịch, khẩu cung, nhận xét, ảnh sao chụp của 4 bị cáo Nhật bản đều là quan chức cấp cao của CPI, yêu cầu phía Việt nam khẩn trương hợp tác để sớm kết thúc vụ án; phía Việt nam  bất động, coi như không có chuyện gì xẩy ra, còn yêu cầu phía Nhật không đưa ra công khai vụ án, vì những điều do phía Nhật đưa ra "không có cơ sở thực tế " (!).
Phía Nhật phản ứng ngay bằng cách bắt giam cả 4 bị cáo vào tháng 10-2008, mở phiên toà xét sử gấp và cử nhiều phái viên sang Hànội yêu cầu phía Việt nam phối hợp chặt chẽ. Phía Việt nam chỉ "hứa hẹn hợp tác", thực tế là vẫn bất động. Phía Nhật đặt ra 23 câu hỏi về vụ án, về ông Huỳnh Ngọc Sỹ, phía Việt nam vẫn không đáp ứng, lờ tịt.
Thế là "quả bom kinh tế - ngoại giao" Nhật nổ tại Hànội; giữa cuộc họp cuối năm về đầu tư và viện trợ quốc tế đầu tháng 12 -2008, đại sứ Nhật M.Sakaba thừa lệnh thủ tướng Nhật tuyên bố đình chỉ lập tức khoản ODA (Official Development Assistance) - Nguồn Hỗ trợ Phát triển Chính thức, lên đến 900 triệu đôla, liên quan đến 6 dự án lớn đang triển khai, "cho đến khi vụ án được phía Việt nam làm sáng tỏ". Giữa cuộc khủng hoảng tài chính, việc đình hoãn số tiền gần 1 tỷ đôla, ngừng 6 công trình lớn, là một tổn thất lớn cho công cuộc phát triển đất nước.
Những tưởng phía Việt nam giật mình, tỉnh ra, để hợp tác với phía Nhật. Nhưng bộ chính trị và cả ban chấp hành trung ương họp đầu tháng 1-2009 vẫn bất động. Các báo đài vẫn bị cấm không được nói về Huỳnh Ngọc Sỹ, về vụ CPI, về vụ PMU 18, về vụ Tổng cục 2 và vụ T4, về vụ biên giới và hải đảo bị mất, trong khi công luận vẫn bàn tán dai dẳng, càng cấm càng bàn nhiều.
Mồng 3 Tết Kỷ Sửu, phía Nhật lại thúc một nước cờ. Toà án Tôkyô kết án cả 4 quan chức cấp cao CPI từ 1 năm rưỡi đến 2 năm tù giam, cho hưởng án treo trong 3 năm (nghĩa là trong vòng 3 năm nếu tái phạm thì sẽ bị gộp vào án mới để thi hành án).  Phía Nhật vẫn yêu cầu phía Việt nam xét sử những kẻ phạm pháp trong vụ án CPI, còn trên thực tế coi là điều kiện để nối lại nguồn ODA mà Việt nam rất mong mỏi.
Thái độ của đại sứ Nhật ở Hà nội là rất thẳng thắn và kiên quyết. Đã 3 lần ông nói :" Tôi chờ phía Việt nam hành động ! ".Ông còn cảnh báo : " sau vụ này, rất khó lấy lại sự ủng hộ của công chúng Nhật đối với khoản ODA cấp cho Việt nam."
Thế nhưng 15 nhân vật trong bộ chính trị Hànội mắc bệnh chủ quan, duy ý chí khá nặng. Họ chỉ lo bênh che bằng mọi giá cho những cán bộ tham nhũng trong bộ máy lãnh đạo, sợ rằng vụ CPI đổ bể sẽ phơi bày quá nhiều thối tha ở thượng đỉnh. Trong vụ án lớn Trương Văn Cam (năm 2003) ngoài 4 tên xã hội đen bị tử hình, trung tướng thứ trưởng Công an Bùi Quốc Huy bị 4 năm tù, phó Viện trưởng Kiểm sát Tối cao Phạm Sỹ Chiến 6 năm tù, phó chủ tịch Hội nhà báo Trần Mai Hạnh 9 năm tù... Bộ chính trị cộng sản xưa nay chỉ "đánh từ vai trở xuống", Bùi Quốc Huy và Trần Mai Hạnh  là uỷ viên trung ương đảng, cấp này rất hiếm khi bị tù. Vụ CPI này, theo tiết lộ từ Văn phòng Trung ương đảng và từ câu lạc bộ Thăng long gồm các quan chức cộng sản về hưu, có dính đến một số uỷ viên bộ chính trị đương chức, trước hết là Lê Thanh Hải, nguyên là chủ tịch uỷ ban Nhân dân, nay là bí thư thành uỷ Sàigòn, rồi đến Trương Tấn Sang, nguyên chủ tịch Sàigòn, hiện là thường trực ban bí thư trung ương đảng, đến cả Nguyễn Minh Triết là bí thư thành uỷ Sàigòn khi các vụ hối lộ của CPI xảy ra.
Nhưng vụ án bị bế tắc, " bị chết cứng ", " bị đông đặc " - theo cách nói ở Câu lạc bộ Thăng long, - là vì có liên quan chặt chẽ đến " ông số 1 ",  "ông tổng Nông", "ông Tài Nông Đức Mỏng ". Mối quan hệ này rất rối rắm phức tạp. Ông Mạnh chủ trương khoanh vụ PMU18, gỡ tội cho nguyên thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến, lật án nhằm giải hết tội nặng của Tiến, còn trị tội một loạt các nhà báo kiên quyết chống tham nhũng để bịt mồm cả làng báo Việt nam, theo đúng đường lối " khoanh lại ".
Nguyễn Việt Tiến là nguyên thứ trưởng thường trực bộ Giao thông Vận tải(GTVT), bí thư đảng uỷ, trưởng Ban phòng chống tham nhũng của bộ, phụ trách giám sát các dự án PMU, các dự án đường Bắc - Nam, Đông - Tây, trong đó có những dự án dính đến Công ty PCI . Đào Đình Bình nguyên bộ trưởng GTVT cùng thứ trưởng thường trực Nguyễn Việt Tiến là 2 đệ tử thân thiết của ông Mạnh. Từ năm 1999, ông Mạnh đã gửi con rể, rồi sau đó là con gái làm việc ở ngay Văn phòng của Bộ GTVT. Ở bộ GTVT, người ta gọi cặp vợ chồng này là "Phò mã Hải" và "Công chúa Liên" .
Có thể suy luận rằng 15 bộ óc trong bộ chính trị cùng nghĩ theo ông tổng Mạnh rằng : ta đã khoanh được vụ PMU18, khoanh được theo kiểu giam lỏng, răn đe cả làng báo Việt nam, khoanh được Vụ án Siêu nghiêm trọng Tổng cục 2, ỉm đi bản báo cáo của Ban kiểm tra Liên ngành về Tổng cục 2, thì có gì mà không khoanh nổi.
Quả là căn bệnh chủ quan, duy ý chí của nhóm lãnh đạo cộng sản là không có giới hạn .
Theo não trạng nguy hiểm như thế, một số báo chí Hànội gần đây vẫn đưa  những tin tức tràn đầy "lạc quan" về quan hệ Nhật - Việt;  bộ trưởng kế hoạch và đầu tư Võ Hồng Phúc cũng nói từ cuối tháng 11-2008 rằng : " tôi tin rằng chỉ 2 tháng nữa ODA Nhật bản sẽ được nối lại; tôi và Ngài đại sứ Nhật sẽ ký Nghị định thư về việc này "(!). Hai tháng rưỡi rồi đấy ! Chờ xem.
 Bộ chính trị ở Hànội không muốn, không chịu hiểu rằng "quả bóng đang ở phía Việt nam ", như báo Yomuiri Shimbun nhận xét. Một ủy ban hỗn hợp Việt - Nhật đã được thành lập để xem xét kỹ các cam kết và việc thực thi các dự án ODA, để đảm bảo vốn ODA của Nhật đưa vào không bị cắt xén, rò rỉ. Chính người phía Nhật trong Uỷ ban này yêu cầu phía Việt nam phải hợp tác thật sự trong việc xét sử nghiêm tội phạm CPI.
Không đưa ra xét sử và xét sử không nghiêm thì thoả thuận mới về ODA và công việc của Uỷ ban hỗn hợp sẽ bế tắc.
Chẳng lẽ trả lời phía Nhật rằng chúng tôi đã xử lý nội bộ(!) kẻ can phạm, đã xử nghiêm (!) và cho hưởng án treo, và đã thu hồi (!) số tiền hối lộ, vì chúng tôi có cách giải quyết của riêng chúng tôi (!)... thì phía Nhật làm sao chấp nhận được; chỉ khiêu khích thêm dư luận trong nước, làm bế tắc thêm nguồn ODA Nhật bản và các nước khác, tự bôi xấu thêm chế độ, làm trò cười. Các luật gia trong nước sẽ phản ứng ngay. Vì trong vụ án này, kẻ phạm tội chính là bọn ăn hối lộ ở phía Việt nam; theo Luật chống tham nhũng hiện hành, tham ô lên đến mức 1 tỷ đồng là đã có thể bị tử hình; trong vụ này số tiền  lên đến 2 triệu 6 đôla, tương đương với hơn 40 tỷ đồng, nghĩa là có thể bị rơi rụng hơn 4O cái đầu  kia đấy.  Làm sao có thể xí xoá kiểu ngang ngược, luật rừng như thế!  
Xin nhớ rằng phía Chính phủ Nhật bản là một chính quyền Quân chủ lập Hiến, có pháp luật rất nghiêm. với một Quốc hội kiểm soát chính phủ rất chặt, trong đó mỗi cương vị có trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng minh bạch. Do không hiểu sâu sắc điều ấy, trong  tháng 1-2009  khi cựu  thủ tướng Nhật Fucuda thăm Hànội trong một chuyến du lịch, các quan chức Việt nam không bỏ qua cơ hội yêu cầu ông "ủng hộ việc nối lại ODA vừa bị cắt", ông già Fucuda vui cười tán thành ngay; báo chí Hànội hối hả đưa tin với tít đậm, cố tình hay ngây ngô hiểu lầm một nụ cười ngoại giao không có thực chất nào. Báo Nhân dân còn hý hửng hão rằng nhân chuyến thăm xã giao từ 9 đến 15-2 của Hoàng Thái tử Nhật Naruhito dịp kỷ niệm bang giao Nhật - Việt, ODA sẽ được nối lại. Vẫn là lấy giấc mơ làm sự thật ! Cựu thủ tướng hay Hoàng Thái tử đều không có một quyền lực thực tế nào trong vụ này.


Vẫn theo kiểu cách làm báo ấu trĩ như thế, ngày thứ sáu 6-2-2009 mới đây, phóng viên thường trú đài Tiếng nói VN ở Tôkyô phỏng vấn người phát ngôn bộ ngoại giao Nhật Yasuhisa Kawamura  về quan hệ Nhật - Việt, rồi đưa tin :  sự hỗ trợ ODA của Nhật cho Việt nam có 2 phần, phần đầu tiên là viện trợ không hoàn lại và tiền chi cho chương trình hợp tác kỹ thuật; phần thứ hai là cho vay với lãi xuất ưu đãi. Nhật bản chỉ tạm thời ngừng phần thứ hai thôi (!). Còn 2 khoản viện trợ trong phần đầu tiên vẫn giữ nguyên.  Thật ra giá trị của phần đầu chỉ bằng 7 tỷ 3 Yên, còn giá trị của phần hai lên đến 97 tỷ 8 Yên, nghĩa là phần bị đình chỉ chiếm đến 94% nguồn ODA của Nhật cho Việt nam. Người phát ngôn Nhật cho biết : "một số nhân vật chính phủ và Quốc hội Nhật ủng hộ việc nối lại nguồn ODA cho Việt nam, nhưng để có thể  chính thức nối lại ODA vẫn cần một thời gian nữa". Bà nói rõ thêm : " Phía Nhật mong muốn phía Việt nam có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với hành vi hối lộ trong vụ CPI. Lúc đó chính phủ Nhật mới có thể  trả lời chính thức về thời gian cụ thể việc nối lại khoản cho vay dài hạn nguồn ODA cho Việt nam ".
Đó, chỉ 2 câu mà bao nhiêu là điều kiện, những :  "nhưng", "để có thể", "vẫn cần một thời gian", "xử lý nghiêm khắc", "lúc đó", "mới có thể"  ...  Mỗi chữ đều có ý nghĩa, bên cạnh nụ cười ngoại giao, bên cạnh 2, 3 cái cúi đầu thật thấp kiểu Nhật, là những yêu cầu cực nghiêm : phía Việt nam không được, không thể chỉ nói mà không hành động, mà phải hành động nghiêm khắc, chứ không thể qua loa, hình thức, chiếu lệ; sau đó rồi phía Nhật mới có thể xem xét và quyết định...Rõ ràng quả bóng vẫn nằm lỳ ở Hànội. 
Phía Nhật là phía nhà giàu số một Châu Á, là chủ chi tiền, là nước viện trợ số một cho Việt nam, là người có quyền ra điều kiện, có quyền mở và đóng vòi viện trợ, có quyền xem xét và đánh giá phía Việt nam có nghiêm khắc chống tham nhũng hay không, có nên mở lại vòi,  bao giờ mở và vòi vẫn lớn như xưa, hay to hơn, hay nhỏ hơn ...Họ còn phải nghe ngóng Quốc hội Nhật, báo chí Nhật, người dân Nhật...
Đầu óc của 15 nhân vật chóp bu còn ngớ ngẩn không chịu hiểu rằng thân phận mình là kẻ chịu ơn, kẻ ngửa tay, không thể trịch thượng, làm cao được. Lạc điệu !
Huống gì công luận Nhật đang vô cùng bất bình, khi báo Asahi Shimbun đưa tin tại hội Tết hoa Xuân giữa Hànội, tất cả hoa Anh đào công phu chuyên chở từ Nhật sang đã bị tàn phá, cướp dật sạch; báo Yomuiri đưa tin tỷ mỷ về vụ người lái, chiêu đãi viên, người học nghề Việt nam lập cả một mạng lưới ăn cắp có hệ thống trên đất Nhật.
Muốn nhận tiếp được nguồn ODA, Việt nam không cần nói nhiều, hứa nhiều nữa, nhân dịp này hãy làm nhiều hơn nói, làm thật nghiêm, không bỏ sót kẻ phạm tội dù kẻ đó là ai, ở chức vụ nào, trong vụ việc nào, ngay bây giờ là trong vụ CPI.
Nếu 15 người tự cho mình toàn quyền cai trị đất nước vẫn đặt việc bảo vệ nhóm tội phạm trong vụ án CPI cao hơn cuộc sống của nhân dân, không mảy may nghĩ đến những thiệt thòi mà đất nước và nhân dân phải gánh chịu, họ sẽ phải trả giá cho lập trường sai lầm ấy. Hãy xem : cả tháng 1-2009, nguồn ODA đổ vào chỉ có 185 triệu đôla, bằng 11% tháng 1-2008, so với ODA Nhật hiện bị treo lên đến 900 triệu đôla.
Họ có thể tạm giữ được ghế ở chóp bu, gây tiếp vô vàn tai hoạ cho đất nước, nhưng nền đất dưới ghế họ bám đã lung lay và còn lung lay dữ dội.
Đầu Xuân này, vụ CPI cay đắng đã gõ cửa xông đất nhóm lãnh đạo chóp bu cộng sản.
Các Vụ án lớn khác đang xếp hàng nối tiếp.
Ngay trước mắt, vụ khai thác bô-xít ở Tây nguyên đang nổ lớn. Tiến lùi đều khó. Ông tướng Giáp đã mang chút sức còn lại của tuổi 99 vào cuộc; nhiều trí thức có uy tín lên tiếng, như ông Nguyễn Trung vừa lên tận huyện Đắc nông để cảnh báo về thảm họa môi sinh, như nhà văn Nguyên Ngọc gắn bó với Tây Nguyên dự báo bùn đỏ bôxít sẽ tận diệt cuộc sống Tây nguyên. "Vụ bôxít " đang nổ lớn khi có tin hàng mấy trăm công nhân của Bắc kinh hiện đã có mặt ở Đắc nông để triển khai đào mỏ, mà quốc hội Hànội không hề hay biết. Vụ này đang nổ to thêm từng ngày khi Nhân dân Nhật báo Bắc Kinh đưa tin: năm 2008, Trung quốc đã ra lệnh đóng cửa gần một trăm mỏ bôxít  trong vùng Thái nguyên thuộc tỉnh Sơn Tây và trong huyện Tĩnh Tây thuộc tỉnh Quảng Tây, "vì quặng bôxít tàn phá môi trường, còn gây nên nhiều bệnh lạ cực nguy hiểm cho con người". Giở lại Tuyên bố chung Trung - Việt (1-6-2008) nhân chuyến Nông Đức Mạnh sang Bắc Kinh, có ghi : "2 bên tăng cường hợp tác trong các dự án như : bôxít Đắc Nông ...".  Thế là rõ, Đắc Nông  là đầu vị của hợp tác. Cái đểu giả kinh khủng của bọn bành trướng là đóng cửa hàng trăm mỏ bôxít trên đất chúng vì tai hoạ môi sinh, rồi bắt buộc bộ hạ ở nước ta khai mỏ để cung cấp nguyên liệu cho chúng phát triển ngành nhôm cho công nghiêp hàng không, tàu chiến, tên lửa... Một kiểu xuất khẩu tai hoạ môi sinh theo tư duy Đại Hán, buộc các nhược tiểu dân tộc gánh thay. Hàng nghìn dân Tàu nữa sắp đến Đăc Nông, theo tôi biết, cầm chắc là số lao động của Tổng cục kinh tế Quân giải phóng, nghĩa là những chiến binh thực thụ. Bộ chính trị đang "rước voi dữ" vào nước ta, mà tổng Mạnh và thủ Dũng tỏ ra hăng hái nhất trong việc mời đón này. Nay mới biết, ông Dũng đã hạ bút ký Quyết định 167, phê duyệt quy hoạch khai thác mỏ bôxít lớn Đắc nông từ ngày 1-11-2007. Họ đã đi đêm với nhau từ lâu. Không cần súng đạn, quân bành trướng đã cắm chốt trên địa bàn chiến lược Tây Nguyên.
Vụ án lớn nữa đang nổ bung ra là vụ cắm xong mốc biên giới trên đất liền, khai thác tài nguyên trong vịnh Bắc bộ và chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Có gì khiêu khích dư luận nước ta hơn là khi báo Nhân dân và người phát ngôn bộ ngoại giao báo tin là "2 nước sẽ cùng nhau mở hội ăn mừng Tuyên bố chung (đã ký) và Nghị định thư cùng tập bản đồ (sẽ công bố)". Tiện đây cần chỉ ra luận điệu của
Trưởng ban biên giới Nguyễn Hồng Thao nói với BBC rằng phải hơn 1 năm nữa việc vẽ bản đồ tỷ mỷ mới xong. "Còn phải làm vệ sinh quanh các cột mốc (!)". Thật ra việc vẽ bản đồ đã xong hết rồi. Các nhà chuyên môn về đồ bản cho rằng với máy computơ chuyên dùng, chỉ cần không đến một tuần lễ là chắp nối xong tập bản đồ đã vẽ theo bất kể tỷ lệ nào. Ông Thao vẫn theo kiểu cách của các ông Lê Công Phụng, Vũ Dũng, Lê Dũng ... quanh co, nguỵ biện, dối trá, không dám trả lời nhiều câu hỏi vì trả lời không nổi. Họ rất sợ việc công bố bản đồ biên giới, cố trì hoãn một việc tất phải đến gần, lẽ ra đã xảy ra cuối năm 2008, như đã định.
Phía đồng bào ta  có gì vui để mà mở hội, đánh trống, cắm cờ, đốt pháo và múa lân.
Xin mời 15 người trong bộ chính trị ra làm những trò ấy nếu như họ muốn.
Tết vừa qua, tuần báo DU LỊCH  ra số Tết, in đẹp, 10 vạn bản , với nội dung nói nhiều đến Biên giới, Trường Sa, Hoàng Sa, Ải Nam quan. Các quan chức của Tổng cục du lịch - cơ quan chủ quản của báo -  bị trưởng ban tuyên giáo Tô Huy Rứa quở mắng tơi bời. Báo bán chạy. Ra lệnh cấm sẽ quảng cáo cho báo; đành lặng lẽ thu hồi để hủy. 
Nhiều trí thức trong nước lên tiếng về chủ quyền Việt nam ở Trường Sa và Hoàng Sa. Nhà sử học Nguyễn Nhã giữa Sàigòn công khai yêu cầu chính quyền đưa gấp vấn đề này ra trước Liên Hợp Quốc, dựa vào Luật quốc tế về Biển.
Một loạt luật sư, nhà giáo, nhà báo  cùng lên tiếng, tỏ ý kiên quyết mở rộng thông tin, bền bỉ nêu vấn đề với các bạn đồng nghiệp, với giới trí thức, đánh thức mọi tấm lòng yêu nước để chung sức góp phần bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước.
Ba vụ án lớn trên đây đang nổ, và nổ dây chuyền. Ba miếng xương cực lớn đang bị hóc. Bị hóc cùng một lúc. Chưa kể vụ án siêu nghiêm trọng Tổng cục 2,  tuy nuốt qua cổ vẫn không tiêu nổi, thành ung thư trong ruột của nhóm lãnh đạo độc quyền.
Người dân vỉa hè Hànội thốt lên : " Thật quá thể đáng! ". Đó là sự gộp lại 2 lời than.
"Thật quá thể !"  và " thật quá đáng !".
Lãnh đạo là phải mẫu mực, làm gương. Lãnh đạo lại đi đầu trong tham nhũng và đi đầu trong bảo vệ tham nhũng thì thật quá đáng. Lãnh đạo là phải đi đầu trong bảo vệ cuộc sống của nhân dân, bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Lãnh đạo không làm vậy, lại làm ngược, khuất phục, đi đêm với kẻ bành trướng, nhân nhượng hết biên giới đến lãnh hải, hải đảo, còn vâng lệnh chúng, cho chúng xuất khẩu tai họa và còn mời một kiểu "quân ngầm" sang đóng trên đất nước ta, thì  lãnh đạo như thế còn có tư cách cầm quyền và lãnh đạo không.
Thật quá thể ! Quá sức chịu đựng của nhân dân.
Thật quá thể ! không thể tưởng tượng trong thời đổi mới và hội nhập.
Tình hình thực tế đầu Xuân này cảnh báo nhóm lãnh đạo tài nông, đức mỏng :  chớ coi thường sự nổi giận chính đáng của nhân dân ngày càng đông đảo.
Bùi Tín  - Paris 10-2-2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.