Hôm nay,  

Cờ Vi Một Ván

16/08/200800:00:00(Xem: 11195)
...cào cho nát để đối phương không thể phục hồi được...

Những nước cờ phản công của Mỹ tại Georgia...

Tháng Giêng năm 1979, Đặng Tiểu Bình chính thức thăm viếng Hoa Kỳ và nhắc lại với Chính quyền Jimmy Carter điều mà Chính quyền Bắc Kinh đã thông báo: "sẽ cho Việt Nam một bài học!" Ngày 15 tháng Hai, chuyện ấy thành hiện thực, và Lạng Sơn đã thành bình địa vì lối đánh tiêu thổ của hai chục vạn quân Trung Quốc, đằng sau là bốn chục vạn quân yểm trợ.

Bắc Kinh có bị rát tay vì bài học này nên Đặng Tiểu Bình càng quyết tâm cải cách để canh tân quân đội. Hà Nội cũng bị rát mặt vì bài học đảo điên của mình sau khi say đòn vì chiến thắng 1975: ngả theo Liên Xô và can thiệp vào Cambốt không là cách thể hiện tình nghĩa anh em xã hội chủ nghĩa với kẻ đã yểm trợ mình từ thời kháng chiến cho đến thời tấn công miền Nam.

Khi ấy, chiến sự Hoa-Việt đã bùng nổ trước sự hoan hỉ của Hoa Kỳ. Chính quyền Carter đoạn giao với Đài Loan và mở cửa cho Trung Quốc vào Liên hiệp quốc.

Gần ba chục năm sau, vụ Georgia lại xảy ra.

Cũng vẫn lối đánh tiêu thổ - cào cho nát để đối phương không thể phục hồi được - Liên bang Nga của Vladimir Putin đã cho Georgia một bài học. Lần này, sự thể lại khác: Georgia là một đồng minh của Hoa Kỳ. Trong hoàn cảnh ấy, Chính quyền Bush có thể làm gì"....

Ông Bush có thể học lối đánh cờ "vi" của Trung Quốc (cờ "Go" theo lối viết của Nhật"): mở ra mặt trận khác để vay lại đối phương. Miễn là... quân mình đừng vây quân ta.

****

Suốt một tuần chiến cuộc, từ mùng tám đến 15, người ta có đủ thông tin để hiểu ra nước cờ ngoạn mục của Putin. Dù chỉ là Thủ tướng, ông trực tiếp điều động cuộc chiến từ Bắc Kinh và trở về át lời Tổng thống con cưng của mình là Dmitri Medvedev trước truyền thông quốc tế để cho thấy một bản lãnh đáng nể. Cuộc tấn công được chỉ đạo tuyệt vời bởi bộ phận an ninh hơn là thuần túy quân sự: nó kết hợp mọi hình thái chiến tranh, cả tình báo, quân sự lẫn chính trị và  ngoại giao, vận dụng cả chiến tranh điện tử, các băng đảng tội ác và thổ phỉ lẫn... truyền hình CNN của Mỹ (xin đọc bài "Điểm nóng Georgia" trên cột báo này trong số ra ngày Thứ Năm 14).

Lối đánh thô bạo cố hữu của Hồng quân Liên Xô đã được cải tiến nhờ vai trò của Putin - một nhân viên tình báo kỳ cựu. Putin còn có một lợi thế là đối phương chính - các nước Tây phương - lại đang phân thân và phân vân.

Hoa Kỳ đang ở giữa giai đoạn tranh cử kịch liệt nhất, trong khi Tổng thống Bush chờ ngày ra về và cố gói lại cho gọn một số hồ sơ nóng của mình, nóng nhất là chuyện Iran. Quốc hội trong tay đảng Dân Chủ chỉ nhìn thấy trách nhiệm của Bush trong mọi vấn đề trên thế giới. Thái độ lạnh lùng ngang ngược của Putin được nhiều nhà  bình luận Dân Chủ so sánh với vẻ nham hiểm của Phó Tổng thống Dick Cheney! Chống Mỹ còn hơn Nga.

Dư luận Mỹ thì ưu lo về tình hình kinh tế, và nếu có chú ý đến chuyện Georgia thì cũng ngả theo lập luận phổ biến của truyền thông: "lỗi cả đôi bên" vì Tổng thống Mikhail Saaskashvili mang tội khiêu khích khi đưa quân vào khu vực Nam Ossetia. Họ không nhìn ra là Nga đã bố trí mọi việc từ đầu và lập tức đẩy quân qua biên giới vây chặt các tỉnh của Georgia nằm ngoài khu vực Nam Ossetia và Abkhazia.

Liên hiệp Âu Châu lại ở vào cảnh phân thân.

Các nước Tây Âu - Âu Châu cũ - thì ưu tiên quan tâm đến kinh tế, một tình hình kinh tế còn bết bát hơn Hoa Kỳ, và e ngại đòn trả đũa của Nga về năng lượng. Các nước Đông Âu - Âu Châu mới - gồm ba nước ven bờ Baltic và Ukraine tới Ba Lan hay Cộng hoà Tiệp thì ưu tiên quan tâm đến an ninh vì ở ngay tuyến đầu, áp ngực vào lưỡi lê của Nga. Trong cảnh phân thân như vậy, Âu Châu phân vân về cách ứng xử, và không thể có lập trường thống nhất.

Trong vai trò Chủ tịch Luân phiên của Âu Châu - cho tới cuối năm nay -Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mau mắn tìm ra giải pháp tuyệt vời là kêu gọi ngưng bắn nhưng mặc nhiên công nhận là Georgia hết còn chủ quyền trên hai khu vực Nam Ossetia và Abkhazia. Ngoại trưởng Nga xác nhận sự thể phũ phàng ấy khi khẳng định rằng "đã hết rồi, sự toàn vẹn lãnh thổ của Georgia".

Nếu đẩy trí tưởng tượng cho xa để hiểu ra sự phũ phàng ấy, ta có thể nghĩ tới giải pháp "tái phân lãnh thổ" cho Việt Nam: từ Tây Ninh xuống Rạch Giá là của Khờ Me Đỏ, và Lạng Sơn là đất của Quảng Tây!

Sau mấy ngày lúng túng - rõ ràng là lúng túng vì Tổng trưởng Quốc phòng Robert Gates cho biết rằng Nga gây ra chuyện bất ngờ, trái với những cam kết mới nhất của họ - Chính quyền Bush đã đi nước phản công.

Về ngoại giao thì Ngoại trưởng Condoleezza Rice qua Pháp và Georgia để khẳng định hậu thuẫn của Hoa Kỳ cho Tbilisi đồng thời gây sức ép đòi Moscow phải tôn trọng những cam kết ngưng bắn đã thoả thuận với Sarkozy. Về quân sự thì Tổng trưởng Quốc phòng Gates sẽ chỉ đạo việc đưa quân vào Georgia cứu trợ nhân đạo, nhưng mặc nhiên là bảo vệ hành lang vận chuyển từ Tây sang Đông, từ hải cảng Poti bên Hắc hải về tới thủ đô Tbilisi. Thà yếu còn hơn không và đây là những điều cần thiết.

Nhưng chưa đủ.

Lý do là trên bàn cờ vi của Georgia, Putin không chỉ nhắm vào Georgia. Tê liệt hoá Georgia xong, Nga sẽ trung lập hoá Đông Âu để xây dựng vùng trái độn do mình kiểm soát được. Liên bang Nga nay đã hồi sinh và chinh phục lại thế lực đã mất của Liên Xô - hay của Đế quốc Nga.

Trong hoàn cảnh ấy, Hoa Kỳ hay Chính quyền Bush còn có thể làm gì hơn trên bàn cờ vi bát ngát này"

***

Khi thấy lãnh đạo của các nước Đông Âu cũ cùng xuất hiện tại Tbilisi bên cạnh Tổng thống Saaskashvili của Georgia vào ngày Thứ Tư 13, Hoa Kỳ phải thấy lằn ranh sinh tử Đông-Tây trong khối Âu Châu: Đông sợ chết, Tây sợ đói. Ưu tiên cấp bách là phải vạch ra chiến hào để ngăn ngừa Putin thừa thắng xông lên.

Ngày Thứ Năm 14, Hoa Kỳ và Ba Lan ra tuyên bố chung: trong hệ thống phòng thủ chiến lược BMD (ballistic missile defense), Mỹ sẽ thiết trí vĩnh viễn các hoả tiễn trên lãnh thổ Ba Lan, sẽ tăng cường hệ thống phòng không Ba Lan với hoả tiễn Patriot và sẽ gửi các đơn vị qua yểm trợ việc huấn luyện. Chưa biết là Mỹ sẽ gửi qua bao nhiêu lính nhưng chi tiết thứ ba này rất đáng chú ý: binh lính Mỹ sẽ có mặt trên lãnh thổ Ba Lan. Khác với vụ không tập các đơn vị Serbia để giải cứu Kosovo thời ông Bill Clinton làm Tổng thống, lần này, Mỹ sẽ cho quân buông chân xướng đất!

Việc tiến hành kế hoạch sẽ phải mất nhiều tháng mới xong, nhưng ít ra cũng là tín hiệu cần thiết cho các nước Đông Âu, tiền đồn dân chủ của Tây phương trên tuyến đầu của chiến tranh lạnh Đông Tây. Nghĩa là một tuần sau khi Putin đi nước cờ đầu, Hoa Kỳ đang lập cầu không vận để phá vỡ đòn phong toả của Nga tại Georgia và vạch ra một vùng hỏa tuyến khác từ Ba Lan. Trong khi ấy, Ngoại trưởng Rice tiếp tục nói chuyện lễ giáo: Liên bang Nga coi chừng sẽ tự cô lập trên các diễn đàn quốc tế.

Nói về dụng lễ, Hoa Kỳ còn nhiều biện pháp ở trong tay và bắt đầu cho thấy những nước cờ mới.

Cả thế giới đang theo dõi Thế vận hội mùa Hè tại Bắc Kinh, Hoa Kỳ có thể bắn tin là sẽ tẩy chay Thế vận hội mùa Đông tại Sochi của Nga vào năm 2014 tới đây. Thành phố này nằm bên bờ Hắc hải, cách Georgia có một sải tay (cách Abkhazia hơn hai chục cây số). Không có lực sĩ Mỹ - và nhiều xứ Âu Châu khác - ai sẽ trượt tuyết với đội tuyển của Nga"

Ngay lập tức, Mỹ có thể cho biết là Nga sẽ không gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, là lập trường của Georgia từ năm ngoái. Các hội viên WTO không thể nã pháo vào nhau được!

Từ sáu năm nay, Hoa Kỳ vẫn mời Nga tham dự Hội đồng hỗn hợp NATO và Liên bang Nga. Bây giờ, cửa vào hội nghị với NATO sẽ được đóng. Cũng với đòn đóng cửa cho Moscow đứng ngoài cơ cấu đối thoại NATO, Hoa Kỳ còn có thể đề nghị.... giải tán khối G-8. Hết có Thượng đỉnh G-8 với sự tham dự của Nga, nhưng nhóm G-& vẫn tái nhóm.

Nôm na là Nga không xứng đáng ngồi cùng bàn với thất hùng kinh tế để quyết định về thiên hạ sự được nữa.

Nếu phải dụng lễ, tẩy chay Sochi, đóng cửa WTO và NATO, và dẹp luôn G-8 là bốn chiêu cờ vi Hoa Kỳ có thể ra đòn mà khỏi vòng qua Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, là nơi Nga có lá phiếu phủ quyết. Ứng cử viên Cộng Hoà là Nghị sĩ John McCain đã nhá ra một số đề nghị trả đũa theo chiều hướng ấy.

Nhưng, dụng lễ không xong, Hoa Kỳ vẫn có thể dụng binh. Bằng sức người khác.

***

Chúng ta cần lùi lại để nhìn... giá dầu trong một tuần biến động vừa qua.

Năm ngoái, khi Nigeria có loạn là dầu thô được thể lên giá vù vù.

Tuần qua, khi Georgia có giặc, dầu thô vẫn tuột giá đều đều!

Lãnh thổ Georgia có ống dẫn dầu thô và khí đốt từ hải cảng Baku của xứ Azerbaijan trên bờ biển Caspian qua thủ đô Tbilisi của Georgia xuống tới xứ Turkey trổ ra Địa trung hải. Đây là nguồn năng lượng từ biển Caspian chảy vào Tây phương mà không do Liên bang Nga kiểm soát. Nga có thể bắt bí Âu Châu, nhất là nước Đức, nhờ ống dẫn khí thổi qua Ukraine. Nhưng không thể làm gì với các ống dẫn dầu và khí đốt từ biển Caspian qua Zerbaijan, Armenia, Georgia vào hải cảng Ceyhan của Turkey. 

Khía cạnh năng lượng của trận chiến tại Georgia tất nhiên được giới kinh tế chú ý và được tổ hợp dầu khí BP của Anh báo động. Nhưng vì sao dầu thô và khí đốt lại không lên giá trong tuần qua" Có lẽ chúng ta phải tìm ra giải đáp ở một nơi xa hơn. Tại Saudi Arabia.

Xứ này đã thu vào mỗi ngày một tỷ đô la nhờ dầu thô tăng giá nhưng vì nhìn xa trông rộng bên biết sợ giá dầu trăm rưởi (xin xem lại bài "Cầu Dầu Trơn Trượt" trên cột báo này trong số ra ngày 26 tháng Bảy). Dầu thô lên giá quá đáng là kinh tế của các nước tiêu thụ bị ảnh hưởng và số cầu sút giảm sẽ đánh sụt giá dầu, là điều đang xảy ra. Vì chuyện ấy, Hoàng gia Saudi trở thành một thế lực... hiếu hoà nhất trong khối Hồi giáo, và có phương tiện - petrodollars - tranh thủ hoà bình, bằng các mua chuộc các lực lượng hay quốc gia hiếu chiến.

Bây giờ, một đồng nghiệp bán dầu là Liên bang Nga bỗng dưng chơi bạo! Các nước Tây Âu có thể không sợ chiến xa của Nga nhưng biết sợ dầu thô lên giá, và có thể thông cảm với lập trường của Saudi Arabia, một xứ xưa nay không mấy hữu nghị với Moscow mà lại gần với Hoa Kỳ.

Trong quá khứ, Saudi Arabia đã từng tung tiền yểm trợ kháng chiến (hay khủng bố, tùy lập trường) Hồi giáo chống Liên bang Xô viết tại Afghanistan và cả phiến quân Chechen đòi quyền độc lập cho Chechnya (cuộc chiến dai dẳng khiến Putin được đưa lên ngôi để dẹp loạn). Bây giờ, Putin xúi giục hai địa phương Abkhazia và Nam Ossetia để điểm huyệt Georgia và uy hiếp Đông Âu.

Biết đâu, nước cờ vi ấy có khi lại bật ngược thành đòn "gậy ông đập lưng ông""

Trong lãnh thổ Liên bang Nga, nhiều sắc tộc Hồi giáo cũng đang muốn được độc lập và Putin tốn kém rất nhiều công sức để mua chuộc hay trung hoà ảnh hưởng. Họ sống dọc biên giới Nga với Georgia, từ phía Tây-Bắc xuống Đông-Nam là các địa phương Karachay-Cherkessia, Kabardino-Balkaria, Ingushetia, Chechnya và Dagestan. Ba khu vực sau cùng này đã gây nhức đầu cho Moscow và có thể gây khó cho Putin, nếu được ai đó xúi giục hay yểm trợ.

Xa hơn thế trong lãnh thổ Nga, có hai nước Cộng hoà Hồi giáo cũng đã mơ ước độc lập, từ sông Volga qua hướng Đông tới chân núi Urals là Tatarstan và Bashkortostan, đất của dân Tartar và dân Baskirs. 

Là đối thủ kỳ cựu của Nga và đồng minh kỳ cựu của Mỹ, Saudi Arabia có sẵn đường dây liên lạc - và tiếp vận - với các lực lượng Hồi giáo trong lãnh thổ Nga. Chỉ thiếu nhu cầu hâm nóng mối quan hệ đó mà thôi. Bây giờ, vì vụ Georgia, dường như nhu cầu đó đang manh nha. Hoặc được Hoa Kỳ nhắc tới, nhất là khi Putin có thể chiếu bí Chính quyền Bush bằng cách tiếp sức cho xứ Iran, một đối thủ kỳ cựu khác của Hoàng gia Saudi. Vấn để chỉ còn là ngã giá bao nhiêu thì đủ!

Bên cạnh Saudi và nằm ngang đại lục Âu-Á là một cường quốc Hồi giáo khác, thành viên của NATO, tức là xứ Turkey, xưa nay không mấy có thiện cảm với Liên Xô hay Liên bang Nga.

Tổng thống Bush chỉ còn năm tháng tại chức thôi và một nước cờ vi quy mô như vậy sẽ đòi hòi thời giờ chuẩn bị. Nhưng ông có thể chuẩn bị được, và có khi đã tính rồi mà người ta không biết. Người sẽ hạ viên cờ xuống bàn cờ vi của Putin có thể là vị Tổng thống tân cử của Mỹ.

Người ấy là ai" - Nhiều phần không phải là Nghị sĩ Barack Obama!

****

Suốt một tuần khủng hoảng tại Georgia, Nghị sĩ Obama bận nghỉ hè tại Hawaii và trong ba ngày từ Thứ Ba 11 tới Thứ Năm 14 đã có ba lập trường khác nhau. Ban đầu là chê trách cả đôi bên theo kiểu rất... Âu Châu. Kế tiếp là đòi đem vấn đề ra trước Liên hiệp quốc, theo phép tắc của đảng Dân Chủ Mỹ. Sau đó mới là công kích Liên bang Nga. Mà cậu bé quàng khăn đỏ càng nhích về cánh hữu theo nhịp độ học bài quốc tế của mình thì càng.... đứng gần McCain. Tới dưới nách.

Lại còn để Nghị sĩ Hillary Clinton thắng một nước cờ vi vĩ đại.

Bị dụ hay bị doạ - có khi cả hai - Ô Ba Hoa đã cho phép Nga đưa quân vào Georgia! Không, viết sai rồi, Obama đã cho phép Hillary tiến vào Đại hội đảng Dân chủ vào cuối tháng này tại Denver. Đang là ứng cử viên được đảng Dân Chủ tuyển chọn, Obama nhường cho Hillary vào điểm quân tính số ngay trong Đại hội! Lạnh lùng chẳng kém Putin, Hillary sẽ tung quân tranh thủ hậu thuẫn đảng viên của mình để lung lạc Đại hội. Nói theo giọng Putin tại Georgia: những ai hay nơi nào của Hillary thì vẫn là của Hillary, những ai hay nơi nào của Obama thì đảng ta sẽ nên xét lại!

Chưa ra quân đối đầu với Liên bang Nga, Barack Obama đã nhường thế mạnh cho Hillary thì làm sao ăn nói với tay kỳ vương lạnh lùng là Vladimir Putin"

Đâm ra, nước cờ vi của Vladimir đã gieo họa cho Putin. Vì dồn phiếu cho McCain!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
Chúng ta đang bước vào năm bầu cử. Năm 2024 sẽ có một cuộc bầu cử có tính quyết liệt, vì các lựa chọn chắc chắn sẽ gây tranh cãi trong nội bộ cộng đồng gốc Việt, trong các gia đình người Việt, giữa các lựa chọn về cấp tiến và bảo thủ, giữa các thế hệ trẻ và già ở hải ngoại. Và chắc chắn là bầu cử tháng 11/2024 tại Hoa Kỳ sẽ ảnh hưởng tới cuộc chiến Trung Đông, cuộc chiến ở Ukraine, và ở cả Đài Loan. Tác động như thế nào, chúng ta khó đo lường hết tất cả các ảnh hưởng. Trong đó, một tác động lớn là từ tin giả, nói kiểu Mỹ là Fake News, tức là tin không thật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.