Hôm nay,  

Lá Phiếu Âu Châu

23/07/200800:00:00(Xem: 7213)
...nếu cử tri Mỹ lại bỏ phiếu khác với cử tri Âu Châu - nhiều phần là như vậy - quan hệ Mỹ-Âu sẽ không được hàn gắn...

Khi Âu và Mỹ cùng nhìn về một hướng...

Tuần này, dư luận Âu Châu sẽ có dịp chiêm ngưỡng dung nhan của Nghị sĩ Barack Obama, ứng cử viên sẽ thành chính thức của đảng Dân Chủ trong cuộc tranh cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây sẽ là dịp khiến người ta tự hỏi vì sao Âu Châu cứ bỏ phiếu... trật, rồi hậm hực với Mỹ.

Mọi chuyện dường như xảy ra tại... Florida.

Trong cuộc bầu cử năm 2000, đại đa số dân chúng Âu Châu đều có thiện cảm với ứng cử viên Al Gore, Phó tống thống trong tám năm của ông Bill Clinton. Trong các cuộc khảo sát ý kiến, hơn 70% dân chúng Âu Châu cho biết là họ sẽ dồn phiếu cho Al Gore nếu được phép đi bầu. Tỷ lệ quá lớn ấy cho thấy dân chúng Âu Châu nói chung thiên tả hơn dân Mỹ, cũng chẳng sao vì mỗi nơi lại có những đặc tính hay ràng buộc riêng về tư tưởng và quan điểm.

Chuyện éo le không phải là không một ứng cử viên tổng thống nào lại có thể đạt được số phiếu tới 70% của cử tri Mỹ. Chuyện éo le là cuộc bầu cử ngang ngửa tại Mỹ vào năm 2000 khiến lá phiếu của cử tri tại một quận của Florida lại quyết định về kết quả của cả tiểu bang, và từ đó kết quả của cuộc bầu cử.

Âu Châu theo dõi chuyện kiện cáo và đếm phiếu rất sát. Tới khi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết, với đa số là một phiếu, về việc đếm phiếu tại Florida, dư luận Âu Châu cay cú kết luận là Bush đã thắng một cách bất xứng. Họ còn cay cú hơn cả Al Gore, và không che giấu ác cảm dành cho một tay cao bồi Texas, đầy vẻ Mỹ ruộng, rất kém văn hoá.

Tuần trăng mật giữa Tổng thống Bush với Hoa Kỳ không bao giờ có: Bush không quên lá phiếu chật vuột và thái độ khiếm nhã của Âu châu. Ông đi tìm một Âu Châu khác.

Nhậm chức vào tháng Giêng, Bush tham dự thượng đỉnh Âu-Mỹ vào tháng Sáu, nhưng không đặt chân vào hai cột trụ chính của Âu Châu là Đức và Pháp. Ông tới Tây Ban Nha họp Thượng đỉnh của Minh ước NATO và bay thẳng qua Thụy Điển dự thượng đỉnh Âu-Mỹ rồi ghé thăm Ba Lan, nói chuyện với Âu Châu từ thủ đô Warsaw. Chủ điểm là tự do - một nhắc nhở về quá khứ đen tối của Âu Châu khi tự do bị vùi dập, và thảm kịch xảy ra.

Bài diễn văn ấy trở thành cương lĩnh đối ngoại của vị Tổng thống thứ 43 của Hoa Kỳ. Mà Âu Châu không hiểu.

Tại thủ đô của Ba Lan, ông Bush nói về nền tảng bất di bất dịch của Tây phương, cả Âu lẫn Mỹ, là tự do và dân chủ, là quyền tự quyết của các dân tộc, và nỗ lực của các quốc gia nhằm phát huy tinh thần độc lập, sự cởi mở về tư tưởng và thịnh vượng về kinh tế. Âu Châu vẫn nghĩ rằng đây là khẩu hiệu nhàm chán, nhưng lúng túng khi Bush nói thêm về chuyện mới cũ: nền dân chủ mới tranh thủ của Ba Lan là biểu hiệu chói lọi về tinh thần dân tộc của quốc gia này. Bush gián tiếp làm nổi bật vai trò của Hoa Kỳ khi đưa quân sang bảo vệ Âu Châu rồi góp phần tái thiết và xây dựng dân chủ cho Tây Âu. Trước Tổng trưởng Donald Rumsfeld mấy năm, ông Bush đã nghĩ tới hai Âu Châu "cũ" và "mới". Âu Châu cũ đã quên chuyện cũ, và quên cả sự đóng góp của Hoa Kỳ.

Khi gặp các lãnh tụ Anh, Đức, Pháp của Âu Châu, Barack Obama không nên quên một kết luận đầy tính tiên tri của Bush: "Khi Âu Châu và Hoa Kỳ mà thiếu thống nhất, thảm kịch thường hay xảy ra!" Tiên tri khi ta nhớ tới thời sự hiện đại, kế hoạch chế tạo võ khí hạch tâm của Iran.

Một cựu sĩ quan đã từng phục vụ tại Tây Đức và rất được lòng dư luận Âu Châu là Ngoại trưởng Colin Powell cũng không nói khác: Tại Âu châu, Hoa Kỳ không chinh phục xâm chiếm gì hơn là khoảnh đất an táng các chiến binh Mỹ đã hy sinh trên chiến trường Âu Châu, cho tự do của người dân Âu Châu. Vậy mà các nước Âu Châu vẫn chưa hiểu.

Hoa Kỳ cũng không hiểu vì sao việc Tổng thống Ronald Reagan thiết trí các hoả tiển tầm trung tại Đức để bảo vệ Tây Âu trước 60 sư đoàn và rất nhiều phi đạn Liên Xô lại bị dân Đức biểu tình phản đối với khẩu hiệu "Thà đỏ hơn chết". Đó là chuyện xưa. Chuyện nay, Hoa Kỳ càng không hiểu vì sao mà sau khi Mỹ bị vụ khủng bố 9-11, vẫn còn người Đức giăng biểu ngữ trên cổng Brandenburg: "Thưa Tổng thống, ông đừng gây chiến!"

Khoảng cách tư duy của hai thế giới Âu-Mỹ quả là đã mở rộng và lỗi đó không hoàn toàn vì Bush.

Sau vụ khủng bố 9-11, Minh ước NATO viện dẫn điều năm của Hiến chương: "tấn công một thành viên của NATO là tấn công tất cả các hội viên NATO". Vì vậy, chiến dịch Afghanistan khai mở với sự tham dự của NATO bên cạnh các đơn vị Hoa Kỳ. Lúc ấy, Chính quyền Bush mới chưng hửng về khả năng đóng góp rất thấp của các đơn vị tác chiến Âu Châu. Vấn đề không phải là NATO gop được hai vạn quân đứng cùng chiến tuyến với hai vạn lính Mỹ. Vấn đề là làm sao đưa các đơn vị đó từ Âu Châu ra tới vùng hoả tuyến Afghanistan. Mỹ đi gánh nợ của quân vận.

Các nước Âu Châu (cũ) thường dõng dạc lên tiếng về mọi chuyện của thế giới, nhưng nói rồi phải làm, khi làm thì lực bất tòng tâm. Đấy là mặt trái, quân sự, của sự gắn bó Âu-Mỹ khi nhập trận tại Afghanistan. Mãi tới gần đây, Canada còn than phiền và đòi rút quân vì thấy các thành viên Âu Châu của Minh ước NATO không góp thêm quân như đã hứa hẹn. Mà Canada không phải là một xứ cao bồi Texas hoàn toàn tâm phục và khẩu phục ông Bush!

Mỗi khi phải đóng góp xương máu để giải quyết thiên hạ sự, Âu Châu cứ như người bị nhổ răng và trong rất nhiều trường hợp, thường chọn giải pháp hoà hoãn để khỏi bị mất máu.

Nhưng, tệ nhất là khi Âu Châu bàn lui rồi còn dạy dỗ Hoa Kỳ về lề lối cư xử.

Trước khi Iraq tấn công Kuweit, các nước Âu Châu đều biết bản chất của chế độ Saddam Hussein, sau đó càng rõ hơn khi Saddam Hussein dùng võ khí tàn sát để giết cả trăm ngàn dân Kurd và dân Shia - của Iraq. Âu Châu cũng biết Saddam Hussein thường xuyên vi phạm nghị quyết của Liên hiệp quốc và tấn công các phi cơ Hoa Kỳ - dưới màu cờ quốc tế - bảo vệ vùng cấm bay tại phía Bắc và phía Nam. Các lãnh tụ Âu Châu cũng đều được tình báo - của mình - cho biết Saddam Hussein vẫn tiến hành kế hoạch chế tạo võ khí tàn sát, có khi còn tiến tới loại võ khí nguyên tử.

Khi Chính quyền Bush đề nghị Liên hiệp quốc áp dụng những nghị quyết đã có về Iraq, các nước Âu Châu đều ủng hộ. Nhưng cuối cùng thì Pháp lại bàn lui, với sự đồng tình của Đức. Để Busch lãnh tội một mình là đơn phương tấn công Iraq. Người ta không tính đến sự tham gia của hơn hai chục quốc gia khác! Đó là chuyện 2003.
Qua cuộc bầu cử 2004, Âu Châu lại bỏ phiếu trật nữa!

Giữa hai ứng cử viên George W. Bush và John Kerry, dư luận Âu Châu thiên về Kerry với tỷ lệ 71%. Nghĩa là còn bảo hoàng hơn vua và tái diễn hài kịch Al Gore của bốn năm trước.

Nếu dân Mỹ chỉ bỏ phiếu căn cứ trên chương trình tái tranh cử của Bush thì Kerry sẽ thắng to, nhưng không thể nào thắng với tỷ lệ hoang đường là 70%. Nhưng khốn nỗi, thiên hạ lại bỏ phiếu cho Bush chính là vì Kerry, vì con người và chủ trương của ông ta. Nghĩa là đảng Dân Chủ chọn lầm ứng cử viên chứ nếu không thì ông Bush lại theo cha, thành tổng thống một nhiệm kỳ.

Chuyện này, dân Âu Châu không hiểu nên coi Bush như pha, và nếu được đáp lễ - bị Bush coi như pha - thì cũng là huề. Thật ra, qua nhiệm kỳ hai, Chính quyền Bush có thiện chí hàn gắn mối quan hệ lạnh nhạt với Âu Châu và cả Liên hiệp quốc.

Ngoại trưởng Condoleezza Rice ra sức làm việc thợ hàn đó, mà vẫn không thành vị sự dị ứng quá sâu quá nặng của Âu Châu với tất cả những gì có màu George Bush.

May là Angela Merkel lên làm Thủ tướng Đức rồi Nicolas Sarkozy lên làm Tổng thống Pháp. Hai lãnh tụ mới của Âu Châu "cũ" đã hoàn thành phần vụ của mình và quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu đã có đôi chút cải thiện. Nhưng, nước Mỹ lại có bầu cử và lá phiếu Âu Châu lại dồn qua Obama.

Dư luận Đức nức nở ngợi ca Obama, với tỷ lệ tin tưởng còn cao hơn cho Gore và Kerry: 72%. Một đại trí thức Pháp là Bernard Henry Levy thì không ngần ngại viết thẳng vì sao ông ta ủng hộ Obama.

Nếu Nghị sĩ Obahoa này tưởng thật và đứng trên diễn đàn Âu Châu mà quạt ngược về Mỹ để tranh thủ cử tri Hoa Kỳ, ông sẽ khiến Âu Châu sướng rêm, nhưng có khi thất cử. Từ Âu Châu, ta nên nói về chuyện bầu cử đó.

Nếu chỉ nhìn vào diện mạo và chương trình tranh cử của John McCain, cử tri sẽ chọn Obama, dù không với tỷ lệ áp đảo của cử tri Âu Châu. Nhưng, khốn nỗi Obama lại là... Obama và chương trình tranh cử lắc lư ngoắt ngoéo của chàng là lợi thế mạnh nhất của McCain. Cho nên, kết quả bầu cử tại Mỹ sẽ lại là một bất ngờ nữa, cho dân Âu Châu.

Họ không tin vào điều ấy vì trên lá tử vi chính trị của McCain, ngần ấy hung tinh đều đắc địa: 1) dân Mỹ muốn thay đổi, 2) thiên về đảng Dân Chủ với tỷ lệ rất cao, 3) muốn có lãnh đạo trẻ có thể vượt qua mọi dị biệt về màu da; 4) và có khả năng giải quyết những vấn đề kinh tế trước mắt. McCain không thể thỏa mãn ngần ấy ước mơ, vậy mà Obama chưa thể bung quá 50% và vẫn cứ ngang ngửa McCain mới là chuyện lạ.

Trong ba năm làm Nghị sĩ trong Ủy ban Ngoại giao Thượng viện, Obama chưa hề đặt chân tới Afghanistan, thực địa sáu năm của cuộc chiến đầy gai góc gian khổ; chàng chỉ một lần ghé qua Iraq. những 900 ngày về trước; không gặp riêng Tư lệnh chiến trường Iraq - Tư lệnh tân nhậm của Quân khu Trung ương CENTCOM nên sẽ chỉ huy cả hai chiến trường - là tướng David H. Petraeus, hầu có thể hỏi thêm về tình hình tại chỗ.

Khi cần tìm hiểu thì chàng lại biến chuyến du học thành màn tranh cử ngược từ hải ngoại về quốc nội. Và được dân Âu Châu tung hô! Gần như được dân Âu Châu công kênh trên vai để dạy dỗ nước Mỹ. Trong khi ấy, Obama còn khiến Thủ tướng Đức phật ý, bà từ chối việc Obama xuất hiện trước cổng Brandenburg của thủ đô Berlin! Phải chi Obama biết tránh qua một bên, là đứng trên bậc thềm của toà Đại sứ Hoa Kỳ - công thự mới khai trương ngay trước cổng Brandenburg - để nói về nước Mỹ!

Cho nên, nếu cử tri Hoa Kỳ lại bỏ phiếu khác với cử tri Âu Châu - nhiều phần là như vậy - quan hệ Mỹ-Âu sẽ không được hàn gắn. Mà sự kiện đáng tiếc này không thuộc trách nhiệm của McCain! Nếu khéo xử, McCain nên nhắc nhở dân Mỹ là Âu Châu và Hoa Kỳ không nên nhìn vào mặt nhau như đối thủ, mà nên cùng nhìn về một hướng.

Như Bush đã nói bảy năm về trước! (080721).

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.