Hôm nay,  

Việt Nam Nói Đúng, Làm Sai

11/07/200800:00:00(Xem: 9018)
Hoa Thịnh Đốn - Ở một nơi nào khác  thì “nói đúng” và “làm sai”  là hai việc khác nhau, nhưng ở Việt Nam có đảng Cộng sản một mình một chợ thì không phân biệt được hoặc phải  đảo  ngược  là “làm sai nói đúng” , hay “nói một đường, làm một nẻo” thì mới hợp tình hợp lý.

Hãy nghe Trương Tấn Sang, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư nói trong ngày “kỷ niệm 83 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam ( 21/6/1925 - 21/6/2008)”: “Chúng ta rất vui mừng vì trong sự nghiệp đổi mới đất nước, báo chí nước ta cũng có nhiều đổi mới và vươn lên mạnh mẽ…Báo chí đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, pháp luật, chính sách của Nhà nước; thông tin, cổ vũ phong trào hành động cách mạng, phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân; phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành quả của công cuộc đổi mới; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, chống thông tin, quan điểm sai trái, chống âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; góp phần thắt chặt tình hữu nghị, sự hợp tác nhiều mặt của đất nước ta với bạn bè quốc tế.”

 “Bên cạnh ưu điểm nổi bật và thành tích to lớn vừa nêu, hoạt động báo chí và công tác lãnh đạo, quản lý báo chí những năm qua cũng bộc lộ một số yếu kém cần nhìn nhận đúng, rõ và tập trung khắc phục. Một số cơ quan báo chí chưa chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; có biểu hiện coi nhẹ, hạ thấp chức năng chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí cách mạng; chưa coi trọng phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; xa rời tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và những yếu kém của xã hội. Một số đơn vị trong Hội Nhà báo của chúng ta hoạt động còn nặng về hình thức, chưa chủ động tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí; tham gia quản lý công tác báo chí; giáo dục chính trị, tư tưởng, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho hội viên; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên, xử lý hội viên vi phạm.”

Ô hay, một nước có bề dầy lịch sử Báo chí tới 83 năm mà sao vẫn còn  tình trạng đảng đi một đường, báo đi một nẻo " Nghiêm trọng hơn lại có Báo  chẳng những “Chưa chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; có biểu hiện coi nhẹ, hạ thấp chức năng chính trị, tư tưởng, giáo dục của báo chí cách mạng…”  mà còn  bị  “sa đà khi phản ánh các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và những yếu kém của xã hội…”

Điều này có nghĩa đảng không còn kiểm soát được báo của đảng hay những người làm báo có lương tâm đã biết phá rào  không  tuân lệnh đảng để  nói về cái tốt và  che những chứng hư tật  xấu cho cán bộ, đảng viên.

Nhưng đâu phải chỉ có  Báo  lơ là nhiệm vụ với đảng mà cả Hội Nhà báo,  đại diện cho trên 6,000 cơ quan báo chí lớn nhỏ, thành  viên của Mặt trận Tổ quốc, một tổ chức chính trị ngoại vi của đảng, cũng  coi  thường lệnh đảng.  Vì vậy Sang đã  lớn tiếng quở trách một số đơn vị của Hội này  chỉ “ hoạt động  hình thức” , không chịu “tham gia xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí”, không  “quản lý công tác báo chí”,  và  không chịu “ giáo dục chính trị, tư tưởng”  cho người làm báo.

Tại sao đội ngũ làm công tác tuyên truyền của đảng lại không nghe theo đảng "  Có phải vì họ đã thấy đảng  tụt hậu,  không nhận ra  được sự  chuyển hướng  tư tưởng  mau chóng của người làm báo không chịu  để cho đảng tự do xỏ mũi dẫn đi như đã ngồi lên đầu thế hệ cha anh của họ "

Chẳng hạn như chuyện đến bây giờ, giữa thời đại điện tử ở Thế kỷ 21, mà  đảng còn bắt  báo chí  phải thường xuyên “tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”  đến người đọc trong khi người dân ai cũng biết nước  Nga, sào huyệt của Chủ nghĩa Cộng sản, và khối các nước Xã hội Chủ nghĩa Đông Âu trước đây  không còn do đảng Cộng sản nắm quyền cai trị nữa.  Sinh viên, học sinh các nước này cũng không còn bị  ép phải học  chủ nghĩa Cộng sản như nền giáo dục lạc hậu, giáo điều của Việt Nam .

THAM QUYỀN-THAM NHŨNG

Vậy tại sao đảng CSVN vẫn chưa biết mở mắt theo gương"  Có nhiều cách lý giải.

Thứ nhất ,vì đảng tham quyền cố vị,  không biết đặt  quyền lợi của dân và của tổ quốc trên quyền lợi riêng tư của đảng.

Thứ nhì,  tính kiêu căng , bảo thủ, chậm tiến của thiểu số lãnh đạo từ Trung ương về địa phương đã gây bè, kết cánh thành nhiều phe phái, băng đảng để chia quyền, chia lợi nên nội bộ lúc nào cũng rối ren, không bảo được nhau gây khó khăn cho đời sống người dân.

Thứ ba,  dù cấp lãnh đạo phủ nhận, Việt Nam đã bị chi phối và  ảnh hưởng nặng nề của  đảng Cộng sản Trung Hoa nên cấp lãnh đạo đảng  CSVN bị thụ động, không dám tự quyết định lấy vận mệnh chính trị cho dân tộc nên đất nước tiềp tục bị lôi đi mất định hướng.

Cũng may mà  chuyện kiên trì theo Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã bị người dân, nhất là thế hệ sinh sau 1975, coi  như  chuyện riêng của đảng và nhà nước,  nên  dù đảng có bắt  Báo chí phải “ bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng”  cũng không lay động được  ai.

Nhưng nguyên nhân sâu xa của chuyện báo chí “coi trời bằng vung” là do đảng và nhà nước đã  vi hiến và chà đạp lên luật pháp để kiểm soát  người làm báo.

Điều 2 của Luật Báo chí viết : “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình.

Báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ ; không một tổ chức, cá nhân nào được hạn chế, cản trở báo chí, nhà báo hoạt động. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tập thể và công dân.”

Nhưng người làm báo, dù làm báo cho Nhà nước, có được  pháp luật bảo vệ  hay không "

Vụ Nhà nước , ngày 12/5 (08), bắt hai ký gỉa  Nguyễn Việt Chiến, Báo Thanh Niên, và nhà báo Nguyễn Văn Hải, Báo Tuổi Trẻ TP.HCM, về tội "lợi dụng chức vụ và quyền hạn trong khi thi hành công vụ" (điều 281 Bộ luật Hình sự) trong việc đưa tin bài về vụ tham nhũng tại Ban quản lý các dự án 18 (PMU 18)  là một tỷ dụ cho chủ trương nói một đường làm một nẻo của đảng.

Cùng bị bắt với hai nhà báo còn có thượng tá Đinh Văn Huynh - Nguyên trưởng Phòng 9, C14 về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan An ninh điều tra cũng khởi tố thiếu tướng Phạm Xuân Quắc Nguyên Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (C14), trưởng ban chuyên án vụ PMU18 về tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Tóm lại,  4 những người đi tiên phong trong công tác chống tham nhũng, theo chủ trương của đảng, đã bị nhà nước “quật lại” nhưng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ lại nói 2 ký gỉa bị bắt về chuyện khác, không liên quan đến những bài báo chống tham nhũng  của họ. Tuy nhiên, Dũng không cho biết họ bị bắt về tội gì !

Thế mà Trương Tấn Sang, trong dịp kỷ niệm 83 năm “Báo chí Cách mạng”,  vẫn có thể kêu gọi báo chí “tích cực đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội.”

Báo chí Việt Nam, sau vài ngày loan tin vụ 2 ký gỉa bị bắt, đã im hơi lặng tiếng theo lệnh đảng, phản ảnh chủ trương “bóp cổ” báo chí,  ngược lại  với tuyên truyền “tự do báo chí”  của đảng.

Đảng thì  hành động  ngược ngạo như vậy mà  Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Bộ Thông tin-Truyền thông vẫn kên kên nói với Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 21-6 (2008) : “Với những nhà báo viết bài chống tiêu cực, nếu thông tin của họ trung thực, chính xác, tác động tốt đến xã hội thì rất tốt, rất đáng quý. Chưa bao giờ các nhà báo viết bài chống tiêu cực bị đối xử không công bằng. Khi xem xét, xử lý một trường hợp nào đó, các cơ quan quản lý luôn tuân thủ luật pháp, luôn có sự phân tích, có sự phân biệt rõ ràng, đầy đủ. Nếu nói không công bằng thì thử hỏi: Không công bằng chỗ nào" việc nào" Cách đặt vấn đề không đúng dễ làm dư luận hiểu sai về sự điều hành của các cơ quan quản lý. Quả là có người nghĩ, việc báo chí đấu tranh chống tiêu cực sẽ bị hạn chế, người viết và các cơ quan báo chí sẽ “chùn tay”. Tôi nghĩ không phải như vậy.”

Con vẹt Đỗ Quý Dõan còn tiếp tục huyênh hoang : “Lẽ công bằng, người tốt phải được khen thưởng, người sai phạm phải bị xử lý. “Pháp luật bất vi thân”, ai vi phạm cũng phải được xử lý, như vậy là công bằng chứ sao lại không công bằng" Nhà báo cũng là công dân, khi sai phạm cũng phải được xử lý. Việc xử lý sai phạm của một số cơ quan báo chí cũng nhằm giúp các cơ quan báo chí thực hiện nghiêm túc hơn các quy định. Không ai được phép đặt mình ra ngoài hoặc trên pháp luật. Làm được điều đó, chính là chúng ta cũng đang thực hiện việc công bằng xã hội.”

Doãn nói  nghe hay lắm, nhưng khi đảng và nhà nước tự cho phép mình đứng “ra ngoài hoặc trên pháp luật”  như trong việc xét xử vụ PMU 18  và bắt những người có công chống tham nhũng thì việc nói đúng làm sai không còn là chuyện ngạc nhiên  đối với đảng CSVN./.

Phạm Trần
(07/08)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai cuộc thử nghiệm  lòng  dân cùng xẩy ra một ngày, ở hai lục địa khác nhau nhưng có cùng một bài học về dân chủ  cho đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên các báo mạng ra ngày 27-11-2007, và cả báo truyền khẩu quán cóc vỉa hè, xe ôm, hớt tóc dạo... tất cả đều luân lưu những bản tin
Hội Đồng Giám Sát Quận Cam đã vinh danh ông Nguyễn Nam Lộc vì đã hoạt động liên tục 32 năm qua
Trong dịp ra mắt CD "Lá Rơi Bên Thềm” của Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn ở Paris, Tuyết Mai được dịp gặp gỡ một số nghệ sĩ tài danh ở đây
Vào giữa tháng 11, 2007, báo chí loan tin: Mới đây, 20.000 công dân của Hiệp hội Những người ăn chay ở Pháp
Tôi đã quan sát sự tương quan giữa nền kinh tế của Việt Nam và vấn đề tham nhũng tại đó trong nhiều năm qua. Chính tôi nhìn thấy nhà nước cộng sản
Vào đầu năm tới, một hội nghị quốc tế sẽ được tổ chức tại Việt Nam với chủ đề "Việt Nam, một ngôi sao đang lên". Hội nghị do tạp chí chuyên đề nổi tiếng
Sau khi thành công chế tạo bom áp nhiệt, một loại vũ khí quan trọng đã giúp giảm thiểu số tử vong của binh sĩ Hoa Kỳ
Vì thời tiết ẩm ướt đang đến, các giới chức tiểu bang và liên bang thúc giục cư dân tiểu bang California bị ảnh hưởng bởi hỏa hoạn năm 2007
Sau năm 1975, bộ đội Bắc Việt thường khoe với nhân dân miền Nam về kỹ thuật chiến đấu cao độ của các phi công Bắc Việt là "máy bay của ta
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.