Hôm nay,  

Ai Được, Ai Thua Trong Vụ Xử Này?

3/31/200700:00:00(View: 9339)

Vụ Xử Án Quái Lạ: Ai Được, Ai Thua Trong Vụ Xử Này"

Giữa cố đô Huế, chế độ độc đảng, nền tư pháp độc đảng, bộ chính trị độc đảng vừa biểu diễn một cuộc xử án cực kỳ ngoạn mục.

Bị cáo có 5 người, một linh mục từng 3 lần ngồi tù trong 14 năm, 2 phụ nữ, trong đó có 1 cô giáo 21 tuổi.

Vụ xử diễn ra có chừng 5 tiếng đồng hồ, không cần luật sư, chẳng cần phản biện, không cần tranh cãi theo luật định, để cuối cùng chánh án Bùi Quốc Hiệp tỉnh khô tuyên án linh mục Lý 8 năm tù giam về tội ''tuyên truyền chống nhà nước, liên lạc với tổ chức phản động ở nước ngoài''; 2 cô phụ nữ bị kết án 18 tháng tù treo.

Xin lấy ra những nét bi hài của vụ xử, tiêu biểu cho thế kẹt cứng của một chế độ nửa chừng xuân, nửa tỉnh nửa mê, khi mê khi tỉnh, vừa mê say hội nhập để nhận đầu tư quy mô lớn, lại vừa run lẩy bẩy khi hội nhập vì sợ mất độc quyền cai trị cùng độc quyền tham nhũng…

Họ dọa linh mục Lý là không chịu khuất phục thì sẽ xử mức cao nhất là 20 năm tù hay cả tử hình, nhưng lại tuyên án 8 năm tù !

Họ định xử kín để không ai thấy trò xử án kỳ khôi, vi phạm ngay luật tố tụng hình sự của họ, nhưng cuối cùng đã phải để 20 phóng viên trong nước của báo Lao động, Thanh niên, Tuổi trẻ, VN Net… cũng như các phóng viên nước ngoài của AFP, AP, Reuters đến dự.

Muốn xử kín để trò hề xử án kiểu độc tài nhố nhăng khỏi lộ liễu, nhưng do sức ép từ phương Tây, ngày cuối cùng họ đành miễn cưỡng để các nhà ngoại giao của Mỹ, Úc, Bỉ, Thụy điển, Thụy Sĩ từ Hànội vào Huế đến dự phiên tòa. Nhưng khi đến dự rồi, lại có lệnh của bộ Công an ngăn chặn họ vào trong phòng xử. Thế là tại trụ sở uỷ ban tỉnh nổ ra cuộc đấu khẩu của đại diện 3 bộ tư pháp, ngoại giao và công an, không ai chịu ai. Cuối cùng đành đi đến giải pháp dở hơi, cũng lại nửa chừng xuân : cho người nước ngoài dự vài phút khai mạc, rồi mời họ ra xem trên máy truyền hình, và chờ vào lại dự lúc tuyên án.

Bộ máy an ninh ngành truyền thông có phương án phá sóng để làm rối loạn việc truyền tin về vụ xử án ra nước ngoài, nhưng thất bại to ; tiến trình vụ xử được truyền gần như tức thời. Cả khi linh mục ngồi lỳ không chịu đứng dậy, và nhất là khi linh mục hô to 2 lần:

- đả đảo đảng cộng sản Việt nam !

Mặc dù đài và loa của đảng oang oang vu cáo linh mục Lý và 4 bị cáo khác, bà con cả giáo và lương trong cố đô Huế cũng như từ ngoại thành kéo đến đông trước và quanh tòa án, bàn tán và truyền nhau mấy câu thơ cha Lý vừa nhắn gửi ra : ''Tòa án cộng sản Việt nam

Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười!''

Ai cũng biết linh mục Lý đã tuyệt thực từ ngày 16-3 , nhưng khi công an cử một bác sỹ ngày 27 -3 đến với chủ ý chứng nhận linh mục quá yếu không thể ra tòa để họ xử vắng mặt cho gọn, thì linh mục liền khẳng định có đủ sức khỏe để có mặt tại tòa ngày 30 như dự định.

Khi bộ máy tuyên truyền ra rả vu cáo là linh mục Lý rất đơn độc trong việc làm của ông thì các linh mục trẻ và toàn bộ giáo dân quanh vùng xóm Củi thường xuyên kéo đến thăm hỏi ân cần, như các cha Nguyễn văn Chánh, Nguyễn văn Huy và Lê Đình Du; các vị này còn công khai nói lên lòng cảm phục gương đấu tranh cao đẹp của cha Lý.

Một thất bại khá nặng của công an Huế là họ ra sức tách cha Lý khỏi tòa giám mục Huế, tuyên truyền xuyên tạc rằng cha Lý không được Đức tổng giám mục Địa phận Huế đồng tình! Ngày 28-5 Đức Tổng giám mục Nguyễn Như Thể đã công khai cho chuyển đến linh mục Lý 4 củ sâm quý cũng như gói quà có nhiều ý nghĩa, đàng hoàng cổ vũ cha Lý hồi phục sức để ra tòa thuận lợi. Ngay sau đó cha Lý đã uống sữa, ăn bánh để lấy lại sức cho cuộc đấu tranh trực diện với bạo quyền phi nhân.

Biết là mình không thể nói gì nhiều với cái tòa án kỳ dị nhất thế giới văn minh hiện tại mang nhầm danh hiệu '' tòa án nhân dân '', linh mục Lý đã khôn khéo gửi ra trước một bản viết đề là : Lời Chứng ,

trong đó ông khẳng định với nhân dân mình, với toàn thế giới rằng :

'' … không có tự do tôn giáo thực sự ở Việt nam,

… chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là tai họa của loài người và của dân tộc

… không nên thử nghiệm cái chủ nghĩa ấy nữa,

… cái chủ nghĩa ấy chỉ là chế độ độc tài gian trá, tàn bạo tinh vi ''.

Lời chứng chính là lời buộc tội chế độ của cha Lý trước tòa. Nó đi xa.

Một thất bại nữa của chế độ độc đoán là họ định xử cha Lý như một người thường, không cho mặc áo linh mục thì ông liền cảnh báo rằng nếu đụng đến áo linh mục thì ông sẽ ở trần trước tòa. Thế là bọn họ phải chùn tay.

Phiên tòa kỳ dị giữa cố đô Huế ngày 30-3 là một trò hề của nền tư pháp độc đoán. Sao họ không hăng hái như vậy trong vụ tham nhũng số 1 là vụ PMU 18 dính chặt đến cha con ông tổng Mạnh và một lô quan tham bự, kéo dài 14 tháng rồi mà vẫn chưa xong khâu điều tra .

Nó còn mãi là một vết nhơ trên trán của một chế độ toàn trị đang tự mình phơi bầy bản chất vô đạo bất nhân trước nhân dân và thế giới.

Chế độ độc đoán đã thua, thua to trong vụ xử án kỳ khôi này.

Paris 30-3-2007

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
An tâm/hoan hỉ xoa tay vì Phật sự đã có người tài đức đứng ra đảm nhiệm, và quay lưng trước cửa thiền (mặc cho quỷ lộng chùa hoang) e không phải là cách ứng xử hoàn toàn đúng đắn của một phật tử giữa mùa pháp Nạn, hay một công dân trong cơn quốc nạn...
Đảng Cộng sản đã ồn ào vẽ rắn thêm chân, vẽ rồng thêm cánh để tô son điểm phấn cho kỷ niệm 80 năm ngày ra đời “Đề Cương văn hóa” tháng 2 năm 1943, nhưng quên rằng đảng đã đàn áp trí thức không nương tay. Bằng chứng đảng không coi trí thức và Văn nghệ sỹ ra gì đã xẩy ra trong vụ án Nhân văn-Giai phẩm ở miền Bắc từ 1955 đến năm 1958...
“Chuyến thăm của tổng thống Biden tới Ukraine là một cú đấm trời giáng vào nhà lãnh đạo Nga. Biden vừa phá hủy hy vọng cuối cùng của Putin.”
Sau cuộc viếng thăm đầu tháng 11/2022 của Thái tử và Công nương Đan Mạch dẫn đầu hơn 30 doanh nghiệp đến Việt Nam với chủ đề “Chung tay kiến tạo tương lai xanh hơn’’, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng đã nhanh chóng ghé thăm Hà Nội trên đường đi dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Indonesia, để nhắc lại tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác tốt đẹp Đức-Việt cũng như trình bày một kế hoạch hành động với các dự án chung quan trọng...
Vì vậy, sau 19 năm ra đời của Nghị quyết 36 (NQ-36) “Về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài”, ban hành ngày 26/3/2004, mọi chuyện vẫn giậm chân tại chỗ. Vì vậy, Bộ Chính trị phải ra thêm Kết luận 12-KL/TW ngày 12/8/2021 “về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.”
Tôi thành thực không tin rằng Burma có chút tương lai sáng sủa nào trên Con Đường Tơ Lụa Mới của Tập Cận Bình, và xem ra thì đất nước này cũng chả còn có lựa chọn nào khác nữa. Cũng y như Miên, Việt với Lào thôi. Suu Kyi của lòng tôi, và Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (của nàng) quả đã làm cho không ít người thất vọng!
Trong những ngày gần đây, thấy tình hình Ukraine có vẻ tạm lắng dịu, nhiều nhà bình luận đưa ra đề nghị nên tiến hành đàm phán để giải quyết chiến tranh Ukraine, tránh chết chóc thảm khóc cho hai bên và dân chúng Ukraine cảnh cơ cực. Có cả vài nhà bình luận Pháp lại cho rằng có nhượng bộ Putin cũng là điều tự nhiên vì tránh voi có gì xấu mặt, hơn là để cuộc chiến leo thang và chiến tranh thứ III sẽ bùng nổ còn thảm hại hơn nữa. Nhưng đồng thời cũng có nhiều người am hiểu về Nga và nhứt là Putin, trái lại, cho rằng giải pháp dứt khoát chỉ có hạ được Putin, đưa Nga trở thành một nước Âu Châu để thiên hạ thái bình...
Nửa triệu lính Nga. Putin muốn có một cuộc tổng tấn công vào Ukraine trước khi xe tăng của phương Tây đến nơi. Liệu điều này có thành công không? Một số người nghi ngờ, nhưng một số lượng binh lính lớn như vậy có thể đóng một vai trò lớn. Có những dấu hiệu cho thấy sẽ có một điều gì đó lớn lao, mang tính quyết định đang diễn ra ở cuộc chiến Nga - Ukraine, cả ở Moscow và Kiev. Chuyến thăm sắp tới của Putin với "người hướng dẫn tinh thần" của ông, Cha Tikhon, tại thành phố Pskov là một dấu hiệu cho thấy ông sắp có một "quyết định quan trọng", và hiển nhiên quyết định này liên quan đến cuộc chiến.
Khi Phạm Thế Duyệt còn tại chức, đôi lúc, tôi vẫn thường nghe nhân vật này than phiền rằng mình không thể nào tiếp xúc trực tiếp được với những nhóm dân bản địa, vì rất nhiều người (Thượng, Nùng, Tầy, Mán, Mèo, Do, Khơ Mú, Cơ Tu, Lô Lô, Chu Ru…) hoàn toàn không biết tiếng Kinh.
Việc ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị mất hết các chức vụ hôm 17/01/2023 đã thách đố quyền lực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lý do vì vào hôm 4/2 (2023), ông Phúc đã tuyên bố: “Gia đình tôi, vợ, các con tôi không tư lợi, tham nhũng liên quan đến Việt Á, chưa bao giờ gặp Giám đốc Việt Á. Điều này đã được Ủy ban Kiểm tra Trung ương kết luận rõ ràng”.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.