Hôm nay,  

Tự Do Cho Tây Tạng

19/03/200700:00:00(Xem: 8423)

...Tôi có mặt tại quảng trường trước tu viện chính của Phật giáo Tây Tạng ở Dharamsala trước rừng người đang quỳ gối cầu kinh...

Mùa Xuân năm Kỷ Hợi, ngày 10 tháng Ba năm 1959, dân Tây Tạng tại thủ đô Lhasa đã nổi dậy chống lại cuộc xâm lăng của quân đội Trung Quốc và bị thảm sát. Ngày 17, vị lãnh đạo tinh thần và chính trị của xứ này phải nửa đêm rời Lhasa vượt núi vượt đèo qua Ấn Độ. Đấy là đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 Tenzin Gyatso, mà những người theo Phật giáo Tây Tạng tin là hoá thân của Quán Thế Âm Bồ Tát, một hiện thân của lòng từ bi. Từ đó, ngài đã thành lập Chính phủ Tây Tạng Lưu vong tại thị trấn Dharamsala trong bang Himachal Pradesh bên Ấn Độ và quảng bá Phật giáo trên toàn thế giới.

Để kỷ niệm biến cố xảy ra đúng 48 năm trước, mùa Xuân Đinh Hợi năm nay, vào ngày 10 tháng Ba vừa qua, dân Tây Tạng tại Dharamsala đã có cuộc biểu tình nhắc nhở thế giới về hiện trạng thiếu tự do của người Tây Tạng ngay trên quê hương của họ, hiện vẫn bị Trung Quốc cai trị và đồng hoá.

Cộng tác viên của đài Á Châu Tự Do, kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa đã có mặt tại chỗ và tường trình lại về những sinh hoạt đấu tranh của người Tây Tạng tại thủ đô lưu vong của họ, ở Dharamsala. Sau đây là phần tường trình của ông gửi tới quý thính giả...

- NXN: Trong bài diễn văn đọc ngày 10 tháng Ba vừa qua dưới cơn mưa tầm tã tại Dharamsala để kỷ niệm 48 năm cuộc nổi dậy của dân chúng Tây Tạng ở thủ đô Lhasa, vị Thủ tướng cầm đầu Nội các Kashag của dân Tây Tạng đã kêu gọi dân chúng cùng cầu nguyện vào ngày 14 để hồi hướng công đức cho vị lãnh đạo của họ là đức Đạt Lai Lạt Ma được trường thọ và chuyển pháp luân để làm thay đổi tình hình cho Tây Tạng.

Tôi có mặt tại quảng trường trước tu viện chính của Phật giáo Tây Tạng ở Dharamsala trước rừng người đang quỳ gối cầu kinh. Tâm thành và ý chí của đám đông chung quanh khiến chúng ta phải rùng mình và kính phục. Nhờ có thẻ báo chí do bộ Thông tin và Liên lạc Quốc tế của Chính phủ Tây Tạng cấp phát, chúng tôi được bước vào trong điện với máy ghi âm và thu hình.

- Câu hỏi: Theo chúng tôi hiểu thì ông đến Dharamsala để nghe đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp từ mùng ba đến ngày hôm qua 13, và gặp gỡ một số cao tăng Tây Tạng. Ông có thể cho biết đôi chút về buổi thuyết pháp đó không"

- Hàng năm, ngày rầm Tháng Giêng âm lịch, tức là sau Tết Nguyên đán hai tuần, người Tây Tạng có hội lễ Monlam để cầu Phật vào đầu năm. Đấy cũng là cơ hội mà đức Đạt Lai Lạt Ma, Giải Nobel Hoà bình năm 1989, trực tiếp xuất hiện sau lễ Monlam và thuyết pháp cho tăng chúng và khách thập phương từ khắp nơi đổ về. Đề tài năm nay của Ngài là Bồ Tát Hạnh và Bồ Đề Tâm. Suốt một tuần, Dharamsala rực rỡ nắng Xuân ấm áp với khoảng năm sáu ngàn người, ngồi kín các tầng lầu của tu viện ra tới quảng trường bên ngoài. Phân nửa là các nhà sư Tây Tạng, kể cả các tỳ kheo và sư nữ da trắng, đã ngồi nghe pháp từ chính nhân vật được mọi người tôn là đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Phần còn lại là khách thập phương từ mọi nơi đổ về, nhưng phải ghi danh và có thẻ tùy thân mới được vào quảng trường. Non nửa số khách thập phương này là người Âu-Mỹ da trắng, còn lại là dân Á châu từ khắp nơi, như Nhật Bản Đại Hàn, Đài Loan, Ấn Độ và khá đông là người Nga tại Trung Á.

Thế rồi đến ngày mùng chín, mọi sự lại chuyển động như một làn sóng ngầm.

Các xe phóng thanh và tăng chúng áo đỏ leo dốc đi tới khắp nơi nhắc nhở dân chúng Dharamsala, mà chừng một phần tư là người Tây Tạng lưu vong, về cuộc biểu tình ngày mai để kỷ niệm cuộc nổi dậy tại Lhasa 48 năm trước.

Dân làng, kể cả người Ấn, có cho biết là ngày mai thể nào trời cũng mưa. Trước sự hoài nghi của chúng tôi, họ thản nhiên giải thích: bên kia núi có mấy con rồng, khi Bồ Tát thuyết pháp, chúng hoan hỷ phun mưa cho hoa cỏ tốt tươi và rửa sạch bụi trần.

Đêm đó, quả nhiên giông bão vần vũ và mưa rơi nặng hột. Nhưng dù mưa lớn thì từ mờ sáng nhiều đoàn người đã kéo tới tu viện chính nằm trên đầu dốc nhìn xuống dinh Chính phủ Lưu vong. Họ đi trong mưa lũ, dưới khí lạnh có mười mấy độ, hô khẩu hiệu vang dội bằng tiếng Tây Tạng. Vào quảng trường chỉ được che bạt có một nửa, họ ngồi bệt xuống đất, tức là trên vũng nước mưa, chờ đức Đạt Lai Lạt Ma xuất hiện.

Họ đây là người dân Tây Tạng, có đủ nam phụ lão ấu và các em học sinh thì mặc đồng phục màu xanh, Người nào cũng ướt như chuột, nhưng mặt mày rạng rỡ. Nơi che bạt nylon được dành cho các nhà sư và khách thập phương, rất nhiều là người Âu châu, từ đó đến Ấn Độ chỉ bay mất bốn năm tiếng.

Từ trong dinh Chính phủ Lưu vong bước ra cùng nhân viên Nội các và Quốc hội Tây Tạng và quan khách Ấn Độ, đức Đạt Lai Lạt Ma được mọi người quỳ lạy ngay dưới đất. Sự tôn kính của mọi người với vị Phật Sống này là điều ai cũng thấy, và thấy là tự nhiên. Ngài chào hỏi mọi người và bước qua hàng rào các thiếu nhi mặc quốc phục. Đây là dàn hợp xướng có đầy đủ nhạc cụ sẽ hát quốc ca Tây Tạng để mở đầu buổi lễ.

- Câu hỏi: Ông có thể cho biết sơ qua về buổi lễ hôm mùng 10 đó không"

- Thưa mở đầu vẫn là một khoá lễ để tán thán công đức chư Phật theo phong tục Tây Tạng, kế tiếp là bài phát biểu của một vị cao tăng, hoá thân của một Lạt Ma, hiện là Thủ tướng của Chính quyền Tây Tạng lưu vong, tức là cầm đầu Nội các họ gọi loà Kashag. Sau đó là diễn văn của vị Chủ tịch Quốc hội Tây Tạng vì đức Đạt Lai Lạt Ma đã cải cách chính quyền theo nguyên tắc dân chủ và còn ngỏ ý muốn chỉ giữ một chức vụ tôn giáo trong cộng đồng Tây Tạng mà thôi. Trong số quan khách có nhiều chức sắc của chính quyền Ấn Độ và ba vị đã lên phát biểu và được dân chúng nhiệt liệt vỗ tay. Sau cùng mới là diễn văn chính thức của đức Đạt Lai Lạt Ma.

Trước hết, Ngài ngợi ca và nguyện cầu cho những người Tây Tạng đã hy sinh vì xứ sở và cho những người vẫn đang bị tù đầy và bách hại trên quê hương mình. Sau đó, Ngài tổng kết về những đổi thay tiêu cực và tích cực từ phía Trung Quốc. Trong khi nhiều trí thức Hoa lục đã công nhận yêu cầu tâm linh của đời sống và nhiều người đã tìm hiểu về văn hoá và tôn giáo Tây Tạng như một giải pháp đáng chú ý thì một số lãnh đạo thủ cựu lại tăng cường chiến dịch đả kích Tây Tạng và ra tay đàn áp người dân tại Tây Tạng.

Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại lập trường trung đạo Ngài đã đề nghị từ 28 năm nay để dung hợp quan điểm và quyền lợi của người dân hai nước, người Tây Tạng và người Hánh. Nhưng dù Hiến pháp Trung Quốc công nhận quyền tự trị của các sắc tộc thiểu số, chính quyền Bắc Kinh không duy trì và bảo vệ bản sắc và văn hoá của dân thiểu số và văn hoá của các sắc dân này đang bị tiêu diệt. Việc cải cách hạ tầng vận chuyển như đường xe lửa tại Tây Tạng chỉ gia tăng việc đưa thêm người Hán vào lãnh thổ Tây Tạng, đồng thời lạm thác tài nguyên và hủy hoại môi sinh Tây Tạng.

Dù một số người sắc tộc đã được kết nạp vào đảng Cộng sản Trung Quốc, đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tiếp trước quần chúng ngồi quanh, quá ít người được đưa lên cấp lãnh đạo quốc gia và nhiều người trong số này còn bị phê bình là có tinh thần phân liệt.

Kết thúc bài phát biểu, đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định rằng dân Tây Tạng không có ẩn ý gì khác, quan điểm của họ như được Ngài trình bày nhiều lần là phải thực sự tôn trọng quyền tự trị của người Tây Tạng. Và người Tây Tạng lưu vong đã thiết lập một cơ chế dân chủ đích thực để theo đuổi việc đấu tranh ấy, từ thế hệ này cho tới thế hệ khác. Từ năm 2002 đến nay, đôi bên đã có năm cuộc gặp gỡ để thẳng thắn thảo luận về những dị biệt hay nghi kỵ, những cuộc thảo luận này cần phải tiếp tục. Sau khi ngợi ca sự phấn đấu bền bỉ của dân Tây Tạng ở trong nước, Ngài ngỏ ý cảm tạ nhân dân và chính quyền Ấn Độ đã kiên trì và hào hiệp yểm trợ Tây Tạng và tri ân dân chúng và các chính quyền thế giới đã quan tâm và hỗ trợ Tây Tạng.

Sau buổi lễ kỷ niệm thật cảm động này, đức Đạt Lai Lạt Ma đã rẽ đám đông quỳ vái chung quanh để trở về tư thất ở bên kia quảng trường. Cả tiếng đồng hồ sau đám đông mới rút khỏi quảng trường và đi biểu tình tuần hành trên đường xá gập ghềnh của Dharamsala, một thị trấn ở trên cao độ 1.700 trăm thước, bậc thềm dẫn lên rặng Hy Mã Lạp Sơn. Bên kia là đất Tây Tạng và sáu triệu người dân đang khắc khoải sống cùng bảy triệu người Hán, như một loại công dân nô lệ.

- Câu hỏi: Trở về buổi cầu nguyện ngày 14, ông có thể tường trình cho thính giả biết những gì đã xảy ra.

- Chúng tôi đã chứng kiến một buổi lễ rất lạ. Trước hết, quảng trường và tu viện chính hiện đông đặc những người, có thể lên tới hàng vạn. Nên nhớ là dân số Dharamsala chỉ vỏn vẹn có hai vạn người mà thôi. Người ta ngồi ngổn ngang ở khắp mọi nơi, dưới sàn, dưới đất, ngoài đường, trên bờ tường và ngay bên trong các hành lang của một tu viện cao bảy tầng bên triền núi.

Trong chánh điện của Tu viện chính, đức Đạt Lai Lạt Ma ngồi trên một bệ cao, ngai của Ngài có phủ gấm vàng, cùng màu với cái mão Ngài đội, phía sau là một tượng Phật cực lớn, được trình bày theo quy cách Tây Tạng. Trong chánh điện như một đại sảnh là các vị cao tăng áo đỏ, choàng khăn vàng. Ngồi chính giữa là vị Đạo sư Sakya Trizin, được coi là đại diện của cả hàng ngũ Tăng già lẫn giới chức trong Nội các Kashaq, Quốc hội và mọi địa phương Tây Tạng. Nếu trí nhớ của tôi không lầm thì Ngài được tin là một hoá thân của đức Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi. Theo đẳng trật Tây Tạng thì cao cấp nhất là đức Đạt Lai Lạt Ma, kế tiếp là đức Ban Thiền Lạt Ma mà vị hoá thân đã bị Trung Quốc bắt cóc và giam giữ ở một nơi bí mật từ nhiều năm nay. Vị thứ ba chính là Ngài Đạo sư Sakya Trizin này.

Vừa rồi, vị Đạo sư thay mặt mọi người đọc kinh thỉnh nguyện dài hơn 45 phút cho đức Đạt Lai Lạt Ma được trường thọ và còn hiện hữu trên thế gian này để cứu giúp dân tộc Tây Tạng và hoằng dương Phật pháp trên toàn thế giới. Sau đấy, Ngài dẫn đầu một đoàn người lên tới cả trăm để dâng phẩm vật cúng dường lên đức Đạt Lai Lạt Ma.

Đáng chú ý nhất trong buổi lễ là sự xuất hiện của hai người, một nam một nữ, mặc trang phục rực rỡ màu sắc của các vị tiên tri được đồng nhập để loan báo một số chuyện vị lai cho riêng đức Đạt Lai Lạt Ma. Tiếng Anh gọi nhân vật này là Oracle.

Âm thanh và cảnh sắc tạo ra không khí trang nghiêm thần bí cho mọi người. Theo tín ngưỡng Tây Tạng, một vị thần nhân siêu phàm là Palden Lhamo có thể biết trước mọi sự và đầu năm thông báo tin tức theo thể thức bí truyền cho đức Đạt Lai Lạt Ma. Người tiếp nhận thông tin ấy được gọi theo tiếng Tây Tạng là Nechung, mà nếu tôi không lầm thì ta gọi là "chu cô" theo lối âm Hán Việt. Nhìn cảnh tượng đồng nhập rồi đồng thăng sau khi thì thầm với đức Đạt Lai Lạt Ma nay đã thay mão màu đỏ, chúng tôi có cảm giác bàng hoàng, rất lạ.

Cuối buổi lễ, các vị sư trẻ khuân từ trong điện ra hàng núi thức ăn và phẩm vật cúng dường để chia lộc Phật cho mọi người, cho cả vạn người ngồi la liệt khắp nơi. Riêng tôi thì giật mình thấy rất nhiều người da trắng vái lạy và nhận bánh được phát như một báu vật và kính cẩn ngồi ăn dưới đất. Thế rồi họ chồm dậy để quỳ lạy khi đức Đạt Lai Lạt Ma cùng hàng giáo phẩm Tây Tạng bước xuống và chen khỏi đám đông sùng bái để trở về tư thất. Buổi lễ kéo dài đúng hai tiếng 42 phút, và lần này, dưới ánh nắng chan hoà.

Tường thuật từ Dharamsala, Ấn Độ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
Quán bún bò 199 là chỗ dựa tài chính vững chắc giúp ông Lâm Kim Hùng (66 tuổi, Đồng Nai) nuôi hàng chục sinh viên nghèo hiếu học. Quán của ông vừa là nơi ăn ở miễn phí vừa là nơi tạo công ăn việc làm cho các bạn kiếm thêm thu nhập…May mắn trong việc kinh doanh, quán bún bò mang lại nguồn thu nhập ổn định. Thế nhưng, vì sống một mình, nên khoảng lợi nhuận ấy quá dư giả so với cuộc sống bình thường của ông. Nhận thấy cứ để dành tiền mãi cũng chẳng được gì nên ông quyết định giúp đỡ cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.