Hôm nay,  

Vì Sao Mà Báo Chí Coi Lệnh Đảng Chẳng Ra Gì?

12/01/200700:00:00(Xem: 9732)

Việt Nam: Đảng Càng Xiết, Báo Chí Càng Muốn Cởi , Vì Sao Mà Báo chí Coi Lệnh Đảng Chẳng Ra Gì"

Hoa Thịnh Đốn.- Trước ngày Việt Nam chính thức trở thành Thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương Mại Thế Giới (World Trade Organization, WTO) 11-01-07, Ban Bí thư Đảng Trung ương Đảng đã giáng cho làng Báo  một trận đòn nhừ tử vì đã không làm tròn nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền cho quyền lợi Nhà nước  mà còn tìm cách lánh xa Đảng.

Nội dung này đã  bao phủ  Cuộc Hội thảo từ ngày 8 đến 10-1-2007, tại Quảng Ninh,  tập trung vào việc "Sơ kết về công tác lãnh đạo, quản lý báo chí; tuyên truyền các vấn đề, sự kiện lớn của đất nước năm 2007."  Nhưng thực chất là rà soát lại kết qủa "sau 2 năm thực hiện Thông báo kết luận số 162-TB/TW của Bộ Chính trị về một số biện pháp tăng cường lãnh đạo, quản lý báo chí."

Trong số các bài Tham luận, bài của Hồng Vinh, Phó Trưởng Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương có nội dung "hành tội" Báo chí nặng hơn cả.

Vinh nói: "Cùng với ưu điểm và thành tích nêu trên, những khuyết điểm, yếu kém mà Chỉ thị 22-CT/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa VIII), Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa IX), Kết luận Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX), Thông báo 162-TB/T.Ư của Bộ Chính trị (khóa IX) và một số văn bản khác của Trung ương Đảng và Chính phủ đã nêu ra chậm được khắc phục; có mặt, có lúc, có cơ quan còn trầm trọng thêm.  Biểu hiện cụ thể là: Một số cơ quan báo chí thiếu nhạy bén chính trị, chưa làm tốt chức năng tư tưởng, văn hóa của báo chí cách mạng, thậm chí có biểu hiện xa rời sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước; xa rời tôn chỉ, mục đích; thông tin không trung thực, suy diễn chủ quan, áp đặt vô lối, sa đà vào những tiêu cực, yếu kém, mặt trái xã hội; xem nhẹ việc phát hiện, biểu dương nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt; khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo, kinh doanh, dịch vụ truyền thông ngày càng tăng; một số báo, đài phát thanh, truyền hình, tạp chí có vị trí quan trọng nhưng chậm đổi mới, chưa đủ sức làm chủ, chi phối thông tin; hệ thống các đài phát thanh, truyền hình thiếu quy hoạch, kế hoạch phát triển, gây lãng phí, tốn kém."

Như thế là làm sao " Chả nhẽ người làm báo trong nước bây giờ, dù bị Đảng kiểm soát hầu bao, vẫn có thể coi thường lệnh Đảng  liên tiếp trong hai nhiệm kỳ Đảng, từ khóa VIII sang khoá IX, rồi bây giờ đã lan qua khóa X, để làm báo theo ý riêng của mình, quan trọng hơn, theo lời Hồng Vinh, đã  gia tăng cả  "khuynh hướng tư nhân hóa báo chí, tư nhân núp bóng Nhà nước để ra báo, kinh doanh, dịch vụ truyền thông…"

Trong một Quốc gia có Chính phủ độc tài của một đảng duy nhất nắm quyền cai trị mà  Báo chí vẫn cố tìm cách  đi tìm tự do cho mình thì nhất định đảng cầm quyền đã không còn được báo chí tín nhiệm 100 phần trăm.

Theo lời Vinh: "Nguyên nhân những yếu kém, khuyết điểm là do việc quán triệt, thực hiện các Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí chưa nghiêm túc; Sự phân công, phối hợp giữa cơ quan chỉ đạo, quản lý và cơ quan chủ quản chưa rõ ràng, chặt chẽ; Một số tổng biên tập, ban biên tập cơ quan báo, đài chưa thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao; Xây dựng và triển khai thực hiện chiến lược thông tin quốc gia còn lúng túng; công tác quy hoạch phát triển báo chí còn chậm; Việc cung cấp thông tin cho báo chí còn nhiều yếu kém, sơ hở; Nhận thức một số khái niệm, vấn đề cơ bản trong hoạt động báo chí chưa thống nhất; công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về báo chí chưa theo kịp bước phát triển của toàn ngành; Công tác đào tạo, giáo dục, sử dụng cán bộ, phóng viên, nhân viên ở một số cơ quan báo chí chưa tốt; Tác động tiêu cực từ bên ngoài."

Nhưng "Tiêu cực từ bên ngoài" là tiêu cực gì và do ai chủ động thì không thấy Vinh nói tới. Nhưng ngay sau đó, vẫn luận điệu cũ từ nhiều năm qua, Vinh lại đổ tội cho "diễn biến hòa bình' và "các thế lực cơ hội, thù địch".

Vinh nói: "Báo chí nước ta đang đứng trước thời cơ, vận hội mới, đồng thời phải đối mặt những khó khăn, thách thức không nhỏ trong quá trình phát triển, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, mở cửa, hội nhập quốc tế; trong tình hình các thế lực cơ hội, thù địch ráo riết triển khai chiến lược "diễn biến hòa bình" trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa."

Khi nói đến "diễn biến hòa bình", CSVN  thường ám chỉ  đó là ảnh hưởng của  các hoạt động do người nước ngoài chủ động trên lãnh thổ Việt Nam, từ ngoài Việt Nam xâm nhập qua các phương tiện Truyền thông và Báo chí; Văn hoá  phẩm được gọi là "độc hại" của Tây phương, đứng đầu là Hoa Kỳ,  đã xâm nhập vào Việt Nam làm cho nhiều giới trẻ bị ảnh hưởng xấu.

Nhưng khi Vinh nói đến "các thế lực cơ hội" là có ý nói đến  các Nhà đấu tranh cho Dân chủ, Tự do và Nhân quyền trong nước. Và "thù địch" thường là thứ ngôn ngữ  để CSVN ám chỉ  những ai chống chế độ.

Nhằm kiểm soát Báo chí chặt chẽ hơn từ Trung ương xuống các Địa phương trong thờI gian tới, Vinh nói  Nhà nước phải "Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng và hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với công tác báo chí theo tinh thần Thông báo kết luận số 41-TB/T.Ư", theo đó, Đảng sẽ: "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động báo chí, nhất là định hướng phát triển, định hướng thông tin, công tác cán bộ, chủ trương xuất bản báo, tạp chí, lập các đài phát thanh, truyền hình. Đặc biệt coi trọng việc xây dựng tổ chức đảng trong cơ quan báo chí vững mạnh về mọi mặt; đề cao vai trò đảng viên của người làm báo, nhất là người giữ cương vị lãnh đạo; trên cơ sở đó nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng hoạt động theo đúng tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan báo chí và nhà báo."

Vinh nhấn mạnh cần:  "Đảm bảo nguyên tắc: Tổng biên tập, phó tổng biên tập, giám đốc, phó giám đốc cơ quan báo chí có nội dung chính trị - xã hội nhất thiết phải có bằng đại học về chuyên môn và bằng cao cấp chính trị trở lên."

"Nâng cao chất lượng tư tưởng, chính trị, văn hóa, khoa học của từng cơ quan báo chí, để báo chí thật sự là tiếng nói của Đảng, Nhà nước; các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp; diễn đàn tin cậy của nhân dân."

"Các cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan chủ quản tăng cường lãnh đạo, quản lý hệ thống báo chí của ngành, địa phương, đơn vị mình. Xây dựng, hoàn thiện quy chế quản lý, quy chế phối hợp, chế độ trách nhiệm giữa cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí dưới quyền, nhất là trong các vấn đề nội dung, nhân sự, tài chính."

Ngoài ra, đội ngũ làm báo ăn cơm đảng còn phải chịu kiểm soát chặt chẽ thêm của các cơ sở đảng từ Trung ương xuống thôn xã : "Xây dựng và thực hiện quy chế phối hợp giữa cơ quan báo chí Trung ương, các bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương với ban tuyên giáo, sở văn hóa - thông tin, hội nhà báo các địa phương trong việc quản lý, giám sát hoạt động của phóng viên lưu động, phóng viên thường trú, văn phòng đại diện các cơ quan báo chí; nâng cao chất lượng chính trị, năng lực chuyên môn, kiến thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho lực lượng này; xử lý nghiêm minh những người lợi dụng danh nghĩa nhà báo hoặc cơ quan báo chí để nhũng nhiễu, thực hiện các hành vi tiêu cực; chấm dứt tình trạng buông lỏng quản lý như vừa qua."

Một số biện pháp mới như việc "cấp giấy phép hoạt động báo chí, Quy chế cấp Thẻ nhà báo (hoặc Thẻ hành nghề báo chí), Quy chế xử phạt các vi phạm trong hoạt động báo chí… Quy chế xem xét, Tiến hành kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh tế, tài chính trong các cơ quan báo chí" cũng sẽ được triển khai sau Hội nghị này.

Cũng nhằm mục đích xiết chặt thêm  Báo chí trong vòng kiểm soát của Đảng, Vinh công bố kế họach  "đổi mới" Báo chí từ nay đến 2015 để hướng  tới   năm  2020, thời điểm đảng CSVN  dự trù Việt Nam  sẽ trở  thành một nước Công nghiệp tiến bộ.

Vinh phác họa: "Trên cơ sở rà soát chức năng, nhiệm vụ từng cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, khẩn trương lập Đề án đổi mới, sắp xếp lại hệ thống các cơ quan báo chí cả nước, của từng bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị theo hướng hợp lý, tinh gọn, thiết thực, hiệu quả. Phân chia các cơ quan báo chí thành hai bộ phận tùy theo tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ: bộ phận thông tin, tuyên truyền và bộ phận thương mại. Bộ phận thông tin tuyên truyền được hưởng một số chính sách ưu đãi của Nhà nước, nhất là báo, đài của các tổ chức chính trị và chính trị - xã hội. Bộ phận thương mại hoạt động như các doanh nghiệp, được tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký hoạt động trên cơ sở tôn trọng pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế và các khoản đóng góp cho ngân sách. Kiên quyết xử lý, thu gọn các báo, tạp chí xét thấy không cần thiết, nội dung trùng lặp, hoạt động không đúng tôn chỉ, mục đích hoặc để sai phạm kéo dài."

Kế đến,  Đỗ Quý Doãn, Thứ trưởng Văn hóa - Thông tin  đã chỉ trích Báo chí  vẫn tồn tại  các  khuyết tật như: "Thông tin sai sự thật vẫn tiếp tục diễn ra nhưng chậm được khắc phục, thể hiện chủ yếu ở mảng bài viết về các vụ án. Thông tin xâm phạm bí mật đời tư công dân, thậm chí xúc phạm nghiêm trọng uy tín, danh dự nhân phẩm của công dân, vi phạm các quy định của Luật Dân sự và Luật Báo chí. Thông tin thiếu nhạy cảm về chính trị, không phù hợp lợi ích của đất nước, gây bất lợi cho hoạt động kinh tế, đối ngoại. Thông tin dung tục, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam, làm suy giảm tính định hướng, tính giáo dục và tính thẩm mỹ của báo chí."

Do những khuyết điểm  liên tiếp xẩy ra trong 2 năm qua, theo lời Dõan, Nhà nước đã: "Nhắc nhở, phê bình, đề nghị kiểm điểm đối với hơn 80 trường hợp; Xử phạt vi phạm hành chính đối với 74 lượt cơ quan báo chí với tổng số tiền phạt là 657.300.000 đồng; Thu hồi 13 Thẻ nhà báo; tám cơ quan báo chí bị đình bản tạm thời; một tạp chí, một ấn phẩm bị thu hồi giấy phép hoạt động; Thu hồi năm số báo của năm ấn phẩm báo chí; Tiếp nhận và giải quyết 716 đơn thư khiếu nại, tố cáo, phản ánh về những thông tin không chính xác trên báo chí do các cá nhân, tổ chức trong cả nước gửi tới liên quan đến 512 vụ việc."

TÔ HUY RỨA LẠI ĐE

Đến phiên Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cũng không tiếc lời khiển trách  Báo chí:" Cho phép tôi được thẳng thắn nói rằng, vẫn còn không ít cơ quan chủ quản và cơ quan báo chí, có thể suy nghĩ đơn giản, cho rằng, những vấn đề cần chỉ đạo, quản lý đang "lên dây cót", đang "siết chặt" lại. Những suy nghĩ, quan niệm đó đều không đúng."

"Chúng ta nói nhiều về những yếu kém của báo chí như xa rời tôn chỉ mục đích, sa vào giật gân, câu khách, chạy theo lợi ích kinh tế thuần túy, sao nhãng biểu dương người tốt việc tốt, nặng thông tin mặt tiêu cực, mặt trái xã hội, làm "nóng" một số vấn đề kinh tế - xã hội đất nước một cách không đáng có ... Điều này ai cũng thấy, cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; cơ quan chủ quản thấy, cơ quan báo chí và mỗi cán bộ, phóng viên đều thấy; dư luận bạn đọc cũng thấy rõ và phản ánh nhiều lần. Vậy vì sao chúng ta không giải quyết, không khắc phục được một cách cơ bản" Tại sao chúng ta biết có những thông tin nếu công khai trên báo chí sẽ làm tổn hại đến lợi ích đất nước, lợi ích của Đảng, của nhân dân, sẽ bị kẻ địch bên ngoài lợi dụng bôi nhọ, đả kích, chống phá ta, vậy mà vẫn đăng lên báo, phát trên đài" Cùng với tuân thủ pháp luật theo tiêu chí đúng/sai, cơ quan báo chí do Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, quản lý còn có một tiêu chí khác không kém phần quan trọng là: nên hay không nên. Để thực hiện tiêu chí này, rất cần nhãn quan chính trị đúng đắn, sự nhạy cảm và tinh thần trách nhiệm cao của người làm báo, nhất là cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí."

Ô hay, thế ra Báo chí chỉ nên khoe những gì tốt đẹp còn cái xấu, khuyết tật của đảng viên, của  hệ thống cai trị của Đảng và Nhà nước thì che đi" Nhưng cái gì  là "lợi ích của đất nước, lợi ích của Đảng, của nhân dân"" Người dân, kể cả  người nước ngoài ngoài  đâu cần phải đợi cho  báo, đài trong nước đưa tin mới biết các tệ nạn  Quan liêu, Tham nhũng, Lãng phí đã ngập đầu trong nhiều năm  mà đảng vẫn chưa giải quyết  được"

Tất cả những chứng hư tật xấu của  cán bộ, đảng viên đang diễn ra hàng ngày trước mắt người dân thì giấu bằng  cách nào"  Những tác phong "hành dân" của cán bộ làm việc trong nền hành chính cửa quyền đâu phải mới xẩy ra trong thời Đổi mới mà chúng chỉ gia tăng nhanh hơn, cường bạo hơn, công khai hơn mà thôi.

Chính các Lãnh đạo Đảng từ Nông Đức Mạnh, Tổng Bí thư trở xuống đã nói công khai nhiều lần những khuyết tật của cán bộ, đảng viên và hệ thống cầm quyền thì tại sao khi Báo chí loan tin  lại bị chỉ trích là "vạch áo cho người xem lưng", để cho "kẻ địch bên ngoài lợi dụng bôi nhọ, đả kích chống phá ta.""

Muốn "chống phá"  đảng và nhà nước CSVN thì cần gì phải "lợi dụng" tin tức của Việt Nam mới "chống phá" được. Chiếc áo mà đảng CSVN đang mặc đã rách bươm từ lâu bởi các ung nhọt của Hệ thống cầm quyền đẻ ra cho  xã hội trong mọi  lĩnh vực nên không cần phải "vạch áo" mới thấy được mặt xấu của  Chế độ. Cứ nhìn vào   Bộ máy cai trị của Chính quyền qua các Chính sách Giáo dục-Văn hóa nửa khép nửa mở chỉ sợ  bị các tư tưởng Tự do, Dân chủ  lấn sân cho đến cách sống, cách làm việc của phần lớn cán bộ, đảng viên chỉ biết dựa vào Cửa quyền, Quan liêu, Tham nhũng và Hành dân để đạt tiêu chuẩn thì cần gì phải  "bôi nhọ" cũng đã thấy những nét khó coi trên mặt Đảng.

Cũng trong dịp này, Rứa loan báo: "Năm 2007, vào giữa năm, Hội nghị TW5 (khóa X) sẽ được tổ chức; trong đó có nội dung quan trọng - thảo luận và ra nghị quyết về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí. Đây là lần đầu tiên Ban Chấp hành TW Đảng sẽ bàn sâu, bàn kỹ về lĩnh vực này. Điều đó càng chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo báo chí với mục đích là để báo chí nước nhà phát triển đúng hướng, mạnh mẽ, vững chắc. Việc tổ chức tốt Hội nghị này là một bước chuẩn bị cần thiết, rất bổ ích cho Hội nghị TW5 (khóa X) sắp tới."

Vấn đề đặt ra là Báo chí phải làm gì để tồn tại sau Hội nghị ở Quảng Ninh hay Hội nghị này sẽ mở đầu cho Chiến dịch thanh lọc hàng ngũ người làm báo gay gắt hơn trong thời gian tới"

Dù tốt hay xấu, những diễn biến trong thời gian qua  cho thấy  đang có  những dấu hiệu người làm báo không  muốn  tiếp tục làm công cụ cho  đảng  và có người còn muốn  lách  ra khỏi sự kìm kẹp của đảng. -/-

1-07

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Người Trung Hoa đã nói: “Đại thống nhất”, họ tự cho họ là cái rốn của vũ trụ, là một dân tộc ưu việt. Nên xem các nước láng giềng là “man di” cần đem
Trưa thứ bảy 22 tháng 3, mặc dù trời mưa tuyết và gió rét giữa mùa Phục Sinh, đáp lời kêu gọi của bà Deki Youdon, đại diện Cộng đồng Tây Tạng tị nạn vùng
Cách đây đúng một năm, Iraq qua báo chí Mỹ là một biển máu. Mỗi tháng, trung bình có khoảng 2.000 thường dân Iraq và 200 lính Mỹ bị chết
Từ mấy tuần qua, một số dư luận quan tâm về kinh tế của Hoa Kỳ - và thế giới - có nhắc đến viễn ảnh của cuộc Tổng khủng hoảng 1929-1933.
Năm Mậu Tý 2008 là đúng 40 năm sau biến cố Tết Mậu Thân và cuộc thảm sát tại Huế. Đúng vào thời điểm này, sau 17 năm yên lặng làm chủ nhiệm Việt Báo
Chiến tranh lạnh Đông Âu chưa kịp nguội thì lại đến nạn diệt chủng ở Kosovo. Khối Bắc Đại Tây Dương với sự dẫn đầu của Chú Sam đã oanh tạc trừng phạt đất Serbia
"Giải Khăn Sô Cho Huế," là bút ký về những ngày địa ngục tại Huế Tết Mậu Thân 1968 khi cộng quân chiếm thành phố. Toàn bộ tác quyền từ sách này được góp vào việc trùng tu
Ai có khả năng ra lệnh cho bộ công an, viện kiểm sát , tòa án đình chỉ điều tra vụ án liên quan đến vụ án giết người" Ai chỉ thị công an tịch thu xác một cách bất bình thường"
Có lẽ trong đời, nhiều người đã từng nói, hoặc từng nghĩ tới câu này “Đi tìm quê hương”. Ai đi tìm quê hương" Chắc hẳn phải ngầm có chủ từ Tôi, Anh, Chị
“Little Saigon” là một cái tên để chỉ nơi có nhiều cơ sở thương mại của người Việt trên đất Mỹ
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.