Hôm nay,  

Một Thế Giới Xúc Động

03/01/200700:00:00(Xem: 8002)

Một Thế Giới Xúc Động

Lời giới thiệu: Khi cuốn sách “The Clash of Civilizations” của Samuel Huntington ra đời cách đây hơn 10 năm, nhiều học giả cho rằng nhan đề cuốn sách nhắc nhớ lại sự khác biệt giữa hai nền văn minh đã sinh ra các cuộc thánh chiến kéo dài trong nhiều thế kỷ trong lịch sử, trong lúc thế giới đang đối đầu trước một sự căng thẳng mới giữa hai nền văn minh Thiên chúa giáo và Hồi giáo là một nhan đề thiếu tế nhị.

Nhưng nếu không có sự đụng chạm giữa các nền văn minh, thế giới chúng ta cũng đang đối đối đầu trước một sự đụng chạm khác. Học giả Dominique Moĩsi, một cố vấn thâm niên của Viện Nghiên cứu Bang giao Quốc tế Pháp đặt trụ sở tại Paris (Institut Francais des Relations Internationales – IFRI) cho rằng sự đụng chạm đó là sự xúc động. Và ông trình bày ý của ông trong một tiểu luận nhan đề “The Clash of Emotions” (Sự đụng chạm của xúc động) đăng trong tạp chí Foreign Affairs số tháng Giêng/Hai 2007 và tôi lược dịch các ý chính sau đây.

Học giả Dominique Moĩsi viết tiểu luận này trước khi chính phủ Iraq do những người Shiite cầm đầu treo cổ ông Saddam Hussein (sáng ngày Thứ Bảy 30/12/2006), 4 ngày sau khi một tòa án Iraq xử y án bản án tử hình do một tòa án dưới xử và tuyên án ngày 5/11/2006. Việc ông Saddam Hussein bị treo cổ một cách vội vàng chứng tỏ đó là một hành động do sự xúc động của những thế lực liên hệ.

Không ai chối cãi ông Saddam Hussein đáng tội chết nhưng theo thông lệ của thế giới văn minh án tử hình cần thời gian để duyệt xét trước khi hành hình. Hơn nữa bản  chất vụ án ông Saddam Hussein là một vụ án chính trị sự thi hành bản án cần phải thận trọng hơn có nghĩa là cần thời gian hơn. Giết ông Saddam Hussein ngay không làm cho thế giới ổn định hơn nếu không muốn nói làm cho cuộc nội chiến tại Iraq trở nên khốc liệt và tàn bạo hơn. Thêm nhiều người Iraq vô tội  sẽ chết. Và mối hận thù giữa Hoa Kỳ và Iraq trở nên khó hòa giải hơn. Và nếu ngoại giao sẽ là giải pháp cuối cùng của mọi tranh chấp, sự sống còn trong nhà tù của ông Saddam Hussein biết đâu cũng có thể giúp cho một giải pháp trong tương lai. Trong bối cảnh đó, việc treo cổ ông Saddam Hussein bốn ngày sau khi tòa chung quyết có thể làm thỏa  mãn sự xúc động của một số người nhưng hẳn không phải là một quyết định khôn ngoan, đóng góp cho sự ổn định của thế giới.

** Trần Bình Nam **

SỰ ĐỤNG CHẠM CỦA MỘT THẾ GIỚI ĐẦY XÚC ĐỘNG

Mùa hè năm 1993 ông Samuel Huntington cho xuất bản cuốn sách “clash of civilizations” chủ trương rằng những khác biệt về văn hóa, về quyền lợi quốc gia và triết  lý chính trị là những yếu tố chi phối mọi hoạt động chính trị trên thế giới. Những gì đã diễn ra trong 13 năm qua cho thấy ông Samuel Huntington nói không sai. Có một điều ông Huntington quên không nhắc tới  là thế giới cũng đang bị chi phối bởi “xúc động”. Sự xúc động diễn ra dưới nhiều hình thức: thế giới Tây phương “lo lắng” (cho an ninh đất nước *) thế giới A Rập và Hồi giáo cảm thấy “sĩ nhục” (vì bị Tây phương uy hiếp *) và Á châu thì xúc động bởi niềm “hy vọng” muốn vươn lên.

Tây phương, chính yếu là Hoa Kỳ và Âu châu giải quyết sự  lo lắng cho nền an ninh của đất nước mình một cách khác nhau. Trong khi thế giới Hồi giáo đoàn kết với nhau chung quanh những lực lượng quá khích để chống lại sự  uy hiếp bằng hận thù. Lợi dụng không khí tranh chấp giữa Tây phương và Hồi giáo, Á châu im lặng toan tính cho tương lai.

Tuy nhiên có hai vùng trên thế giới là Nga Sô và Nam Mỹ cả ba sự xúc động đều hiện diện và tác động lẫn nhau và cũng sẽ ảnh hưởng không ít đến tương lai của thế giới.

Hoa Kỳ và Âu châu lo gì"

Lo thế tương đối của nhau, lo cho tương lai, lo mất bản thể quốc gia trong một thế giới càng ngày càng phức tạp.

Âu châu có nhiều mối lo hơn Hoa Kỳ. Âu châu lo ngại bị thế giới nghèo xâm nhập, nhất là từ phía nam với dân số đông đảo. Hình ảnh những người Phi châu bị giết khi leo qua hàng rào giây thép gai bao bọc chung quanh khu riêng biệt của người Tây ban nha tại Morocco làm chúng ta nhớ lại hình ảnh cách đây không lâu khi dân Đông Đức bị bắn chết khi vượt bức tường Bá Linh để tìm tự do. Người Đông Đức bị giết vì chạy trốn sự áp bức, trong khi người Phi châu bị giết vì chạy trốn sự nghèo khó.

Dân Âu Châu lo ngại bị thành phần Hồi giáo quá khích phá hoại, và lo ngại đạo  Hồi giáo đông đảo sẽ tràn ngập Âu châu và biến lục địa này thành lục địa “Eurabia”. Sau cuộc khủng bố năm 2004 tại Madrid, cũng như năm 2005 tại Luân Đôn và những vụ khủng bố bị phát giác mùa hè năm 2006 vừa qua, người Âu châu chợt thấy mình đứng trước một thực tế là Âu châu chẳng những là đất bị khủng bố mà còn là căn cứ địa của những tổ chức khủng bố.

Sau cùng là mối lo ngại bị tụt hậu về kinh tế. Đối với dân Âu châu, toàn cầu hóa là nguyên nhân tạo ra bất ổn và mất công ăn việc làm. Dân Âu châu bị ám ảnh bởi nổi lo rằng Âu châu sẽ biến thành một tàng cổ viện – như thành phố Venice - , một nơi dành cho du khách và người nghỉ hưu chứ không còn là một trung tâm của uy quyền và tư tưởng của những thế kỷ trước.

Sau cùng, người dân Âu châu lo sợ những cường quốc bên ngoài lục địa như nước bạn Hoa Kỳ, hoặc một tổ chức không hình không bóng nhưng nhiều quyền lực như Hội đồng Âu châu (European Commission) uy hiếp.

Cái làm cho những mối lo riêng lẻ nói trên trở thành một mối lo to lớn là sự mất quyền kiểm soát đất đai, mất an ninh và đánh mất bản thể Âu châu, nói cách khác là lo không điều khiển nổi vận mệnh của mình. Đó là lý do tại sao năm 2005 người Pháp và người Hòa Lan đã bỏ phiếu chống Hiến pháp Âu châu. Và cũng là lý do tại sao nhiều quốc gia tại Âu châu đã bày tỏ tinh thần tự hào dân tộc một cách quá hăng say trong dịp tranh tài World Cup vừa qua.

Người Mỹ cũng có một cảm giác chơi vơi như sợ đánh mất sự kiểm soát chính mình như vậy, mặc dù tại Hoa Kỳ sự hội nhập của người Mễ ít có vấn đề như sự hội nhập của người Hồi giáo tại Âu châu. Nếu tại Hoa Kỳ nguời ta đã tranh cãi nhau có nên có một bài quốc ca Mỹ bằng tiếng Tây Ban nha (tức tiếng người Mễ dùng) thì nó cũng như sự cãi vã tại Âu châu về việc choàng khăn che đầu và che mặt của người theo đạo Hồi giáo.

Mức tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ cao hơn mức tăng trưởng các nước Âu châu nên Hoa Kỳ không lo ngại tình trạng kinh tế xuống dốc như người Âu châu, ngoại trừ  sự lo lắng công ăn việc làm của người Mỹ chạy ra nước ngoài - một hiện tượng gọi là outsourcing). Tuy nhiên người Mỹ lo về những hiện tượng suy thoái khác như chứng béo phì, ngân sách thâm thủng, và gần như không xác định nổi mục tiêu lâu dài của quốc gia.

Sự quá lo lắng về an ninh của Hoa Kỳ sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 (năm 2001) là chính đáng và hợp lý. Nhưng những hành động do sự quá lo lắng đó mà ra đã làm cho hình ảnh và ảnh hưởng của Hoa Kỳ trên thế giới bị mất mát như thế nào" Vụ vi phạm nhân quyền do sự giam người tại Guantanamo và những khó khăn du khách gặp phải khi nhập cảnh Hoa Kỳ đã làm cho Hoa Kỳ mất cái giá trị cố hữu của nó là một quốc gia luôn mở rộng đôi cánh tay và có một giá trị luân lý đặc thù cao hơn các quốc gia khác.

Trong khi người Âu châu tìm cách tự bảo vệ bằng sự tránh né khó khăn và tương nhượng, người Mỹ tìm cách giải quyết tận gốc ở nước ngoài. Nhưng thực tế là ông Bush càng biện minh chính sách của ông để đáp ứng vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 bằng những lời lẽ lạc quan bao nhiêu thì Hoa Kỳ càng ít được lòng người trên thế giới hơn. Vụ đánh Iraq chẳng hạn đã tạo thêm nhiều vấn đề hơn là nó giải quyết. Iraq rơi vào nội chiến và quyền hành trong thế giới Hồi giáo lọt vào tay những thành phần qua khích thuộc khuynh hướng Shiite.

Còn sự xúc động của nguời Hồi giáo như thế nào"

Người Hồi giáo cảm thấy họ xuống dốc từ nhiều thế kỷ qua, trong khi người dân Âu châu cảm thấy sự xuống dốc sau khi chấm dứt cuộc Thế chiến I: Năm 1919 nhà thơ Pháp Paul Valéry viết: “Chúng ta biết nền văn minh của  chúng ta không phải là bất tử”. Khi Âu châu còn nằm trong thời Trung cổ (được ghi nhận từ 476 đến 1450 sau Thiên chuá giáng sinh *) thì nền văn minh của Hồi giáo đang hồi cực thịnh. Và khi Âu châu bước vào thời đại phát huy văn học và nghệ thuật (thế kỷ 14, 15 và 16 *) thì thế giới Hồi giáo bắt đầu đi xuống. Đế quốc Ottoman (tượng trưng cho văn minh Hồi giáo), bị hạm đội Thiên chúa giáo đánh bại tại Lepanto năm 1571, sau đó thất bại không chiếm được thành Vienna năm 1683 và cuối cùng biến mất trên diễn đàn thế giới sau cuộc Thế chiến thứ I.

Đối với người Hồi giáo sự hình thành nước Do thái ngay trên vùng đất của họ là chứng minh hùng hồn nhất sự thất bại của Hồi giáo. Đối với người Do Thái trái lại sự hình thành nước Israel là một điều hợp lý bởi nhiều lý do: trước hết là lời nguyền của tôn giáo, sự hứa hẹn lập quốc và là sự đền bù của thế giới đối với thảm họa Holocaust. Đối với người A Rập họ cho rằng sự lập quốc Do Thái là một hình thức thực dân của Tây phương vào thời đại chế độ thực dân đang tan rã. Người A Rập tin rằng tội diệt chủng của Tây phương đối với người Do Thái lại bắt họ phải trả.

Và cuộc tranh chấp dai dẵng không có lối thoát giữa Do Thái và các nước A Rập tại Trung đông đã biến cái cảm giác bị uy hiếp thành hận thù. Và qua thời gian, sự hận thù xuất phát do tranh chấp đất đai biến thành sự hận thù giữa hai tôn giáo: đạo Hồi và đạo  Do thái, nếu không muốn nói là hận thù giữa Hồi giáo và thế giới Tây phương.

Cuộc nội chiến tại Iraq và trận chiến cuối năm 2006 mới đây giữa Do Thái và nhóm  Herbollah tại Liban (được Iran và các nước đồng minh của Iraq yểm trợ và khai thác) làm cho khối người Hồi giáo thêm bất mãn. Trong một cuộc chiến mà nguyên nhân không gì khác hơn là cho rằng mình bị làm nhục và bị uy hiếp, những người Shiite quá khích trở nên người cầm cờ dẫn đấu chống lại sự uy hiếp và càng bị đánh, quyết tâm chiến đấu của họ càng mạnh thêm.

Sự toàn cầu hóa làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Dân chúng vùng Trung đông chứng kiến sự phồn thịnh của Tây phương và Đông Á do việc toàn cầu hóa trong khi họ bị bỏ lại đàng sau.

Cái cảm giác bị uy hiếp không những chỉ có tại Trung đông mà còn hiện diện trong các cộng đồng người Hồi giáo tại các nước Tây phương. Vụ thanh thiếu niên gốc Hồi giáo đốt xe, phá rối trị an tại Pháp mùa thu năm 2005 có nguồn gốc kinh tế và xã hội, biểu lộ sự bất mãn của một lớp người thiể`u số trong một nước nói là đối đãi bình đẳng với mọi sắc dân nhưng thực tế ngược lại.

Sự khác biệt giữa Tây phương và thế giới Hồi giáo còn do cái nhìn khác nhau về  thế giới do lịch sử để lại. Trong khi các nước Âu châu càng lúc càng xa rời tôn giáo, người Hồi giáo càng lúc càng sùng đạo như một cứu cánh của cuộc đời, không khác gì người Âu châu đã vì tôn giáo mà gây ra bao cuộc chiến tranh trong thế kỷ 16 và thế kỷ 17. Tại Hoa Kỳ cũng có hiện tượng đó nhưng nhẹ nhàng hơn, vì chính yếu Hoa Kỳ vẫn còn là một quốc gia sùng đạo và hiện tượng trở về với đạo lại được khơi dậy mới đây (tác giả ám chỉ cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2004 *). Tóm lại nhóm quá khích trong Hồi giáo hành động do sự thúc đẩy bởi hai mối hận: thứ nhất là nhóm thiểu số Shiite chống lại nhóm đa số Sunni và giữa Hồi giáo và Tây phương.

Trong khi thế giới Tây phương và Trung đông đánh nhau thì Á châu cảm nhận một niềm hy vọng mới. Cuộc triển lãm mang tên “Ba vị hoàng đế Trung quốc từ 1662 đến 1795” năm 2005 và 2006 tại Hàn Lâm Viên nghệ thuật hoàng gia Anh tại Luân Đôn đã phản ánh suy nghĩ mới của người Trung hoa. Thông điệp của Bắc Kinh qua cuộc triển lãm là: “Trung quốc đang trở lại chính trường quốc tế”. Đến xem triển lãm ai cũng phải chú ý đến một bức tranh đồ sộ vẽ từ thế kỷ thứ 18 ghi lại hình ảnh các sứ giả Tây phương đang đến chào mừng hoàng đế nước Tàu. Sau hai thế kỷ suy thoái, Trung quốc đang dần khôi phục uy thế quốc tế của mình. Chính sách của Trung quốc đặt trọng tâm vào phát triển kinh tế và tránh đụng chạm với các thế lực lớn trên thế giới  là một chính sách khôn ngoan làm cho Trung quốc vừa có lợi vật chất vừa tạo thêm uy ín.

Trong khi đó Ấn Độ độc lập và cũng trở thành một sức mạnh đáng nể trên thế giới. Ấn Độ hợp tác ngoại giao với Hoa Kỳ, buôn bán với Âu châu, và giới chất xám của  Ấn Độ chứng tỏ tự tin và lạc quan hơn giới chất xám của Trung quốc. Ấn Độ là một quốc gia dân chủ lớn nhất thế giới và dân số sắp vượt qua Trung quốc sẽ là một quốc gia có tiềm năng vô giới hạn.

Lẽ dĩ nhiên có nhiều bất trắc trước mắt đối với Á châu như học giả Cassandras tiên đoán rằng những khó khăn về chiến lược, kinh tế, xã hội có thể làm cho niềm hy vọng vươn lên của Á châu không trở thành sự thật. Các nước Á châu chưa thực hiện được sự hòa giải giữa các quốc gia do lịch sử để lại như Âu châu. Trung quốc và Nam Hàn vẫn còn tố cáo những hành vi thái quá của quân đội Nhật Bản trong chiến tranh (giống như tình trạng hiềm khích giữa các nước tại Âu châu vào thập niên 1950).  Bắc Hàn đang là một quốc gia bất trị nguy hiểm. Và một cuộc chạy đua vũ trang nguyên tử là mối đe dọa thường trực cho an ninh của Á châu.

Tại Trung quốc sự mâu thuẫn giữa sự phát triển kinh tế và thể chế chính trị độc đảng (và không có dấu hiệu nào những người lãnh đạo Trung quốc muốn thay đổi) sẽ làm cản đường cho một sự phát triển hài hòa của Trung quốc. Tuy vậy, cho đến giờ phút này các nhà lãnh đạo Trung quốc và quần chúng hình như vẫn lạc quan cho rằng không có vấn đề gì trầm trọng trước mắt chừng nào kinh tế vẫn phát triển.

Vậy phải làm gì trước một thế giới đầy xúc động" Trước hết Tây phương cần nhìn nhận rằng cái cảm nhận bị khinh khi của thế giới Hồi giáo là một mối đe dọa cho Hoa Kỳ và Âu Châu. Bỏ qua hay coi thường cái cảm nhận “bị khinh dể” của Hồi giáo là một sai lầm nghiêm trọng. Tuy nhiên đáp ứng bằng nhượng bộ hay bằng sức mạnh đều không giải quyết được vấn đề. Chiến tranh đang diễn ra tại Iraq cho người Hồi giáo thấy rằng dù họ hy sinh bao nhiêu để rửa nhục họ cũng chưa mang lại đuợc thắng lợi nào, nhưng nó cũng chứng tỏ rằng thế giới Tây phương có thể thất bại vì chúng ta phải tôn trọng luật pháp quốc tế và quyền tự do cá nhân. Tây phương cũng không thể thành công bằng cách thuyết phục những người Hồi giáo ôn hòa chống lại những người Hồi giáo quá khích. Cách tốt nhất có lẽ là tạo điều kiện làm cho xã hội Hồi giáo cảm thấy hy vọng và tiến bộ để cho khối người Hồi giáo trầm lặng không rơi vào đôi tay đang chờ đón của những thành phần quá khích.

Nhìn dưới góc độ đó, cuộc tranh chấp Do Thái – Palestine có thể là cái mẫu thu nhỏ của cuộc xung đột Tây Phương và Hồi giáo trong tương lai. Do Thái hiện nay (và Tây Phương trong tương lai) bị bao vây bởi sự hận thù (vì người Hồi giáo cho rằng họ bị làm nhục) đang tìm đường thoát ra khỏi vòng vây để tạo một niềm hy vọng vĩnh cửu cho đất nước. Nhưng trước hết phải tìm một giải pháp cho Palestine, nếu không Do Thái không có hy vọng gì thoát khỏi vòng vây của hận thù.

Cũng vậy, Hoa Kỳ và Âu châu đều muốn thoát ra khỏi sự bao vây của hận thù. Nhưng Hoa Kỳ và Âu Châu chỉ có thể thành công khi tìm được một công thức giúp người Hồi giáo giải quyết những khó khăn của họ.

Dominique Moĩsi

Jan. 2, 2007

(*) ghi chú của người lược dịch

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.