Hôm nay,  

Cẩm Nang Của Nhà Độc Tài

11/07/200900:00:00(Xem: 4250)

Cẩm Nang của Nhà Độc Tài
Paul Collier, Quốc Văn dịch
(Các nhà lãnh đạo Liên Bang Sô Viết khi xưa rất sợ bầu cử tự do, vì sao" Vì những cuộc bầu cử tự do cho người dân phương tiện để chống đối các chế độ chuyên chính. Cùng với sự sụp đổ của Bức Màn Sắt, bầu cử tự do trở nên phổ thông tại nhiều nơi trên thế giới. Thế nhưng bầu cử tự do dường như cũng không thực sự mang lại dân chủ như người ta tưởng. Vẫn những khuôn mặt cũ lãnh đạo đất nước, đường lối cai trị vẫn không khác xưa.
Có một điều gì đó sai lầm"
Để trả lời cho câu hỏi này, tôi (P. Collier, tác giả) giả tưởng mình là một nhà độc tài nào đó -chẳng hạn ông Mubarak, Tổng Thống Ai Cập - đang nắm quyền lãnh đạo một quốc gia "dân chủ", để thử xem tôi phải đối đầu với những vấn đề gì. Điều đầu tiên, mặc dù khó nuốt, tôi phải nhận ngay là: Quần chúng rất ghét tôi. Không thiết gì đến những "thành quả vĩ đại" tôi đã thực hiện, càng lúc quần chúng càng ý thức được là sau nhiều năm dưới sự lãnh đạo sáng suốt của tôi đất nước đã tụt hậu nhiều so với các quốc gia khác cùng tầm vóc.
Tạm gác vấn đề đó sang một bên, trước cuộc bầu cử sắp tới, tôi có những giải pháp nào để thực hiện, tôi sẽ viết xuống, đánh giá từng điểm, điểm mạnh điểm yếu, khách quan và thẳng thắn. --Paul Collier)
Giải Pháp 1: Xây Dựng một Chính Quyền Trong Sạch
Ưu: Có lẽ ai cũng tán thành giải pháp này. Nghĩ đến thôi tôi đã thấy lương tâm yên ổn đôi chút. Làm một điều gì để con cháu có thể hãnh diễn về cha ông nó chớ.
Khuyết: Tôi chưa biết phải làm thế nào. Qua nhiều năm cầm quyền khả năng của tôi được trui rèn theo hướng khác, là duy trì quyền lực qua sự hậu thuẩn của những kẻ sống với những đặc quyền được ban phát -và, trời biết tôi đã làm gì để có được quyền lực hôm nay.
Mà cho dù tôi thử cố gắng làm đi nữa, cái chính quyền thối nát này cũng không có khả năng thực hiện cải tổ. Và những người có khả năng, có thiện chí và thẳng thắn - tức là những thứ người cứng đầu khó trị… tôi đã loại trừ hết. Lấy ai để thực hiện cải cách đây.
Đừng quên là cải tổ thường khi trở nên rất nguy hiểm. Những người hỗ trợ tôi - những kẻ cơ hội ăn bám - chúng nó sẽ lo sợ, và không chừng dám âm mưu lật đổ tôi. Chúng sẽ làm cái mà chúng sẽ rêu rao là "một cuộc cách mạng".
Nhưng cứ giả sử là tôi thực hiện cải cách đi: tôi đã xây dựng được một chính quyền trong sạch. Nhưng xin hỏi là vậy rồi tôi có được tái đắc cử không" Tôi vẫn thường gặp các nhà lãnh đạo các xứ dân chủ, mấy anh này thường lên lớp tôi về sự cần thiết xây dựng một chính quyền trong sạch. Để ý coi, có mấy anh được tiếp tục cho nắm ghế nhiệm kỳ sau.
Tóm lại, một chính quyền trong sạch không đồng nghiã với sự bảo đảm chiếc ghế lãnh đạo. Tốt hơn hết là đừng.
Bá đạo là tốt nhất. Nhưng làm sao đây"
Giải Pháp 2: Lường Gạt Cử Tri
Ưu: Chuyện này không khó vì tôi nắm hết truyền thông trong nước. Hơn nữa quần chúng của tôi có trình độ thấp và rất thiếu thông tin nên họ không biết rõõ lắm về tình trạng tệ hại đến mức độ nào. Tôi có thể thuyết phục họ đất nước đang phát triển, chính quyền tốt, lãnh đạo tốt.
Khuyết: Tôi đã làm như thế nhiều năm rồi, càng ngày dân chúng càng ít tin những gì tôi nói. Tóm lại, vẫn cần phải nói dối, nhưng chỉ dối trá thôi không đủ bảo đảm thắng lợi trong bầu cử.
Giải Pháp 3: Đổ Lỗi
Ưu: Giải pháp này hiệu quả! Tôi có thể đổ lỗi cho một nhóm thiểu số nào đó ít được biết tới, ít có những phản ứng nguy hiểm. Hay đổ cho một quốc gia nào đó đã gây ra tình trạng khó khăn hiện nay. Chính sách này từ lâu đã cho thấy hiệu quả của nó, nhất là trong thời gian đang vận động tranh cử. Thí dụ như ở nước Bờ Biển Ngà, người ta đổ lỗi cho nhóm nhập cư nguời Burkinabe; ở Zimbabwe, đổ cho người da trắng; ở nước Cộng Hoà Congo, đổ cho người Tutsi. Không có ai khác thì tôi vẫn có thể đổ cho Đế Quốc Mỹ. Bảo đảm quần chúng sẽ ủng hộâ tôi.
Khuyết: Bao giờ cũng có một số những ủng hộ viên nhiệt tình nhất thuộc nhóm người thiểu số. Từ lâu họ đã đóng góp tài chính để đổi lấy những yêu cầu này nọ. Tôi thích làm việc với họ, vì rất an toàn; dù giầu có đến mấy đi nữa, họ không bao giờ dám thách thức quyền lực của mình. Đó là những nhóm không bao giờ nên đụng đến. Bằng không thì thiệt hại, mất tiền. Cho nên, đổ lỗi là một giải pháp có thể dùng được, nhưng chỉ có thể áp dụng giới hạn thôi.
Giải Pháp 4: Mua Phiếu
Ưu: Mua chuộc cử tri là phương cách thuận tiện hơn cả - phương tiện tài chánh của tôi luôn luôn dồi dào hơn đối lập.
Khuyết: Có thể hoàn toàn tin được cử tri không" Họ có thực sự dồn phiếu cho mình sau khi đã nhận tiền" Thế nào cũng có những tên dối trá.
Tôi tình cờ vừa đọc được bài khảo cứu của một người tên là Pedro Vicente tại Đại học Oxford. Vicente đã tiến hành một cuộc khảo sát về việc mua phiếu tại São Tomé và Principe. Tại đây, có những khu vực bị kiểm soát, có nơi không. Tại những nơi không có kiểm soát, ứng cử viên thắng cử là những kẻ mua phiếu. Vậy giải pháp này cũng hiệu quả chứ.


Thực tế có hai cách mua phiếu: mua từng cá nhân hay mua cả nhóm. Mặc dù tốn kém hơn và phiền toái hơn, mua từng cá nhân chắc ăn hơn, vì mình sẽ nhắm vào từng đối tượng một.
Nhưng mua phiếu có những tác hại của nó. Ví dụ Đảng Lao Động Anh bị bắt quả tang đưa tiền cho ai đó để kiếm phiếu, thật khó lường được hậu quả của việc này. Tuy nhiên ở nhiều nơi khác thì vấn đề có khác: Các chính trị gia chẳng làm được mấy chuyện hữu ích trong nhiệm kỳ của họ, do vậy điều còn lại họ có thể làm là chia chác quyền lợi. Và kim tiền thì bằng gấp mấy lần những lời hứa hẹn.
Nhưng giả sử tôi có thực hiện được việc mua phiếu mà không bị lộ đi, lấy gì chắc là cử tri bị mua sẽ thực sự bỏ phiếu cho tôi. Vì việc bỏ phiếu là việc kín, họ lén bỏ cho người khác thì sao" Ở Kenya, phe đối lập không cần nói là "đừng nhận tiền", trái lại họ còn khuyên cử tri là cứ nhận tiền nhưng bầu cho người khác.
Tuy vậy tôi vẫn còn hai điểm để dựa vào. Thứ nhất (mỉa mai thay) là lương tâm: một người bình thường sẽ thấy lương tâm bị cắn rứt nếu đã ăn tiền lại không giữ lời hứa. Thứ hai là sợ bị phát hiện: Phòng phiếu có thực là kín không" Ở Zimbabwe, Tổng Thống Robert Mugabe cho người đi rải tin đồn rằng chính quyền biết ai bầu cho ai, và dưới một chế độ như thế tin đồn kia không chỉ  có nghĩa là một lời cảnh cáo suông.
Thế mua một cử tri nào đó tốn kém bao nhiêu" Liệu tôi cần bao nhiêu phiếu, và tôi có bao nhiêu tiền" Có cách nào rẻ hơn không"
Có: mua cả nhóm. Phương cách này thường áp dụng cho những khu vực xa xôi, nghèo, bảo thủ, những nơi mà mọi người đều nghe theo một tay lãnh đạo địa phương nào đó. Chỉ cần mua được tay lãnh đạo này, có khi một ứng cử viên được luôn trăm phần trăm phiếu bầu. Mua như thế rẻ hơn nhiều.
Nói chung mua chuộc là một phần trong chiến thuật của tôi. Vấn đề là tôi có đủ tiền trải ra cho tới chiến thắng cuối cùng hay không thôi.
Giải Pháp 5: Ngăn Cản cuôc Đầu Phiếu
Ưu: Nhiều chính trị gia tìm mọi cách để lấy lòng cử tri, những còn có một cách khác: đe dọa họ. Không phải ai cũng là người can đảm, khi đối diện với bạo lực nguy hiểm cho bản thân, người ta thường lùi bước thay vì đương đầu với bạo quyền.
Lợi điểm của giải pháp này là mặc dù không biết cử tri bầu cho ai nhưng ta có thể biết được họ có đi bầu hay không. Và nếu như ta có sẵn lý lịch của cử tri, thì ta cũng có thể biết được họ có khuynh hướng bầu cho đối lập hay không, Từ đó, ta có thể đe dọa họ.
Khuyết: Trong chính trị, một khi bạo lực bộc phát, rất khó kìm hãm lại, có khi dẫn đến tình trạng tệ hại. Nói chung họ, những cử tri cần đe dọa, thường là đa số -nếu không thì ta lo lắng làm gì. Tôi không muốn phải giải quyết vấn đề một khi bạo lực đã xẩy ra. Nhiều người còn nhớ cuộc tuần hành phản kháng ở Iran đã đánh đổ chế độ của sa hoàng, hay ở Haiti, ở Romania, và nhất là vụ lật đổ Suharto ở Indonesia. Tới tình trạng đó thì không phải lúc nào cũng dùng súng ống mà được đâu.
Giải Pháp 6: Loại bỏ Ứng Cử Viên
Ưu: Phương cách này rất hấp dẫn vì cùng lúc gia tăng khả năng đắc cử của tôi, nó lại giúp loại đi những nhân vật tôi vốn rất căm ghét:  đám đối lập. Dĩ nhiên phải có lý do để cấm họ ứng cử, nhưng điều này không khó lắm. Tôi có thể buộc họ tham nhũng, thực tế thì điều này thường là đúng. Không phải quần chúng luôn kêu đòi phải trừng trị tham nhũng hay sao. Thật là thuận lợi.
Nếu như nhắc đến vấn đề tham nhũng "không tiện", thì có những lý do khác như quốc tịch chẳng hạn. Cứ lục trong lý lịch của ứng cử viên, ngược tới cha ông họ, thì có vấn đề ngay.
Khuyết: Nếu đã làm thì phải làm tới nơi tới chốn, loại trừ cho hết, như gã Sani Abacha ở Nigeria, cho chí tới khi chỉ còn một mình là ứng cử viên duy nhất. Bằng không, có cái tâm lý kì cục là nếu còn ai đó, bất kể tốt xấu, tự nhiên quần chúng sẽ dồn phiếu cho hắn.
Dù sao cũng phải rà soát kỹ xem còn giải pháp nào nữa không đây.
Giải pháp 7: Kiểm Phiếu Gian Lận
Ưu: Giải pháp này mới hay làm sao. Cuối cùng thì phải vậy chớ… không thể thất bại được. Cho dù tôi chỉ được 1 phiếu trên 10 triệu, nhưng tin sẽ chạy trên mặt báo là "Đương kim Tổng thống/Thủ tướng/Chủ tịch (tức là tôi) đã thắng khít khao." Ngoài ra nếu có thể làm cho cử tri tin rằng dù gì thì người đương quyền cũng thắng, rằng lá phiếu của họ vô giá trị, họ dễ bị mua chuộc hơn, dễ bị lung lạc để bỏ phe đối lập.
Tiệân một điều là nếu ta đang thắng, thì chẳng phải làm gì cả. Chỉ khi thấy có mòi thua, thì mới áp dụng.
Khuyết: Quốc tế không ưa trò bịp này. Mỗi lần đi đâu ra nước ngoài, rất phiền. Bầu cử kiểu Sô Viết coi không được chút nào.
Thống kê cho thấy là ở các nước nghèo và chậm tiến, dù dân chúng đa số bất mãn đủ chuyện, những người đang cầm quyền bao giờ cũng thắng "vẻ vang", 74%. Có nơi họ thắng tới 88%. Cho thấy họ rất biết cách để thắng cử.
Những chính thể độc tài như chế độ Sô Viết vẫn đe dọa những người đối lập. Nội việc có được cuộc bầu cử công bình đã là sự tiến bộ rồi. Nhưng các nhà độc tài không bao giờ lui bước, không bao giờ từ bỏ ý định khuynh đảo các cuộc bầu cử. Thực tế là vậy.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.