Hôm nay,  

Mcnamara, Chiến Tranh Việt Nam Và Nước Mỹ

09/07/200900:00:00(Xem: 5940)

McNamara, chiến tranh Việt Nam và nước Mỹ

Trần Bình Nam
Robert S. McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ dưới hai chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson vừa qua đời hôm Thứ Hai 6/7/2009 tại nhà riêng ở thủ đô Washington. Ông McNamara sinh năm 1916 tại San Francisco, thọ 93 tuổi. Ông là một nhân vật đặc biệt ở chỗ trước khi được tổng thống Kenndy mời làm bộ trưởng quốc phòng ông chưa có một chút kinh nghiệm gì về quân sự (ngoài lon đại úy giả định sau khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản năm 1941do biệt tài về điều hành và thống kê). Ông tốt nghiệp tại UC Berkeley và trường hành chánh tại Harvard.
Năm 1945 hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và làm việc cho hãng Ford chuyên sản xuất xe hơi. Năm 1960 ông được công ty Ford bổ nhiệm làm chủ tịch hãng Ford, người chủ tịch đầu tiên không thuộc gia đình họ nhà Ford. Mấy tháng sau tổng thống đắc cử Kennedy mời ông làm bộ trưởng quốc phòng.
Tổng thống Kennedy tin rằng điều hành thành công một công ty lớn như công ty Ford ông McNamara sẽ điều hành nổi bộ máy quân sự Hoa Kỳ khổng lồ của Hoa Kỳ. Lúc này tổng thống Kennedy chưa có chính sách dứt khoát đối với cuộc chiến Việt Nam là nên tiến hay thối, và trong thâm tâm ông hy vọng ông McNamara với tài điều hành giỏi từng chứng tỏ ở cương vị chủ tịch hãng Ford sẽ có đối sách đúng đối với cuộc chiến Việt Nam.
Nếu tổng thống Kennedy không bị ám sát chết năm 1963 (và cái chết của tổng thống Kenndy có liên quan gì đến cuộc chiến Việt Nam không vẫn là một nghi vấn có thể chẳng bao giờ có câu trả dứt khoát) có thể ông sẽ xuống thang cuộc chiến vào nhiệm kỳ 2 (1964-1968) và cũng rất có thể ông McNamara sẽ là người làm công việc này một cách êm xuôi. Nhưng lịch sử chuyển qua một hướng khác. Tổng thống Kennedy chết, Phó tổng thống Johnson lên thay và cuộc chiến Việt Nam leo thang trong năm 1964 và trong suốt nhiệm kỳ 1964-1968 của ông Johnson. Và Robert McNamara đã là người thực hiện chính sách leo thang bằng con số và bằng các đồ thị từ văn phòng bộ trưởng ở Ngũ giác đài.
Là một người Mỹ ông tin rằng bộ máy kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ là vô địch, và vì Hoa Kỳ chưa hề bại trận trong suốt lịch sử từ ngày lập quốc, ông McNamara tin rằng nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến Việt Nam và sẽ thắng một cách gọn nhẹ với sự điều hành một cách khoa học của ông.  Ông tin như vậy và với sự hậu thuẫn của tập đoàn tư bản Hoa Kỳ ông đã thuyết phục dễ dàng tổng thống Johnson và quốc  hội. Nhưng chiến tranh không phải chỉ thuần là khoa học và sự thiếu kinh nghiệm chiến lược của ông McNama đã làm cho Hoa Kỳ sa lầy. Từ con số 400 quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt ông McNamara phái qua Việt Nam sau khi tổng thống Kennedy nhậm chức, đến tháng 11/1963 khi ông Kennedy bị ám sát, quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên 17.000 người và vào năm 1965 khi Hoa Kỳ chuẩn bị oanh tạc liên tục miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ có 175.000 quân tại Việt Nam. Tất cả đều do tài đạo diễn của ông McNamara.
Cũng trong khoảng thời gian 1965 này ông McNamara bắt đầu nghi ngờ về chiến thắng tại Việt Nam và vào mùa thu năm 1966 sự nghi ngờ của ông không che dấu được ai trong giới thân cận. Tuy nhiên bên ngoài ông McNamara vẫn tỏ ra là con diều hâu của chiến tranh và thiết lập các kế hoạch tăng quân và tăng cường độ các cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
Muốn rút bài học cho Hoa Kỳ và cho chính bản thân, năm 1967 ông McNamara bí mật ra lệnh điều tra nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không thông báo cho tổng thống Johnson. Kết quả là tài liệu mật “Pentagon Papers” mà ông Daniel Ellsburg, một thành phần trong ban nghiên cứu đã cung cấp (một phần) cho tờ New York Times năm 1971 tạo chấn động dư luận Hoa Kỳ. Giữa năm 1967 tổng thống Johnson biết việc sưu tầm này ông nghi ngờ ông McNamara thu thập tài liệu để giúp ông Robert Kennedy ra tranh sự bổ nhiệm của đảng Dân Chủ với ông trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-1972, đo đó quan hệ giũa tổng thống  Johnson và ông McNamara trở nên nguội lạnh.


Năm 1968 sau cuộc tấn công Mậu Thân, tướng Westmoreland xin thêm quân, ông McNamara là người khuyến cáo không tăng và quan hệ đối với tổng thống Johnson trở nên căng thẳng hơn. Những ngày huy hoàng của McNamara chấm dứt.
Cuối tháng 2/1968 ông McNamara từ chức bộ trưởng quốc phòng (trên thực tế bị tổng thống Johnson cách chức) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới (World Bank). Một tháng sau, tổng thống Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-72 và đề nghị mở cuộc thương  thuyết với Hà Nội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.
Lúc này Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân tại Việt Nam và đã có 30.000 quân nhân tử trận. Cuộc chiến McNamara (McNamara’s war, theo cách mô tả của Thượng nghị sĩ Wayne Morse, một Thượng nghĩ sĩ chống chiến tranh Việt Nam thuộc đảng Dân chủ, bang Oregon) xuống thang nhưng từ đó cho đến khi Hoa Kỳ ký được bản Hiệp ước Paris năm 1973 Hoa Kỳ còn tổn thất thêm 28,000 binh sĩ nâng tổng số tổn thất nhân mạng binh sĩ Hoa Kỳ lên 58.000 người.
Chiến tranh Việt Nam với tổn thất to lớn về nhân mạng và để lại hội chứng bại trận (Vietnam syndrome) trong tâm lý quốc gia là một dấu ấn lớn đối với ông McNamara. Tuy nhiên mãi gần 30 năm sau ông mới công khai nói ra cái nhìn của ông trong cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam ông viết và phát hành năm 1995, qua đó ông nói rằng sai lầm của cuộc chiến do hoàn cảnh khách quan của tình hình thế giới và sự phức tạp của chiến tranh chứ không phải là sai lầm của cá nhân ông. Cuốn sách đã gây ra nhiều tranh luận tại Hoa Kỳ. Giới quân nhân giải ngũ và thân nhân các tử sĩ bỏ mình tại Việt Nam cho ông McNamara phản bội và chất vấn ông tại sao trong thâm tâm ông biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam là một sai lầm từ năm 1965 ông vẫn công khai thúc đẩy tổng thống Johnson tiếp tục gởi quân sang Việt Nam và nướng thêm hàng chục ngàn thanh niên Mỹ nữa, chưa nói thêm một triệu người Việt Nam bỏ mình vì cuộc chiến.
Cuốn sách In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam của ông McNamara phát hành tháng 4 năm 1995 gồm 11 chương không thuyết phục được ai nếu không nói mang thêm nghi ngờ đối với tư cách và lòng yêu nước của ông  McNamara.
Trong nỗ lực thanh minh thêm lập trường kiên định, năm 2003 ông  McNamara cho nhà đạo diễn Errol Morris thực hiện một cuốn phim bằng cách phỏng vấn ông nhan đề: “The Fog of War” nhưng vẫn cung cách không nhận sai lầm của chính mình mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vậy ông vẫn không chinh phục được lòng tin của người Mỹ.
Bây giờ ông nằm xuống, nhưng vết hằn ông ấn lên nước Mỹ vẫn chưa nhòa. Nói đến ông người ta sẽ nhớ đến nhận xét của nhà văn David Halberstam, tác giả cuốn sách “The Best and the Brightest” (những khuôn mặt thông minh và sáng giá) rằng: “Ông McNamara trung thành với người lãnh đạo ông chứ không trung thành với sự thật. Ông nói láo và khuyến khích những phụ tá của ông nói láo. Ông nói láo với Kennedy, ông nói láo với Johnson, và chỉ khi sự thất bại hiện ra rành rành trước mắt ông mới thấy lúng lúng không dám nói láo nữa” (nguyên văn: McNamara’s loyal was to his bosses and not the truth. He lied to them. He had people under him lying. He did it with Kennedy and he did it with Johnson and it was only when he was impaled with the failure of the war that he didn’t know what to do.”
Và nói như John Hurley, một sĩ quan từng chiến đấu tại Việt Nam và sau này trở thành một phụ tá thân cận của ứng cử viên tổng thống John F. Kerry năm 2004 rằng: “Ông McNamara không hiểu chiến tranh là gì và cũng chẳng hiểu cái giá sinh mạng của chiến tranh. Đối với ông ấy Việt Nam chỉ là một con số khô khan trên máy tính. (nguyên văn: He never understand, never seemed to care about the humain cost of the war…. To him, Vietnam was just a policy issues, sterile numbers to be managed.”
Robert McNamara qua đời để lại người vợ thứ hai, bà Diana Masieri Byfield và ba người con với vợ trước, bà Margaret qua đời năm 1981 gồm: Craig of Winters, Margaret Pastor và Kathleen McNamara.
Trần Bình Nam
July 7, 2009
binhnam@sbcglobal.net
www.tranbinhnam.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.