Hôm nay,  

Nhân Mùa Xuân Thứ 85 Của Một Nữ Sĩ Hải Ngoại

15/05/200900:00:00(Xem: 4882)
Nhân mùa xuân thứ 85 của MỘT NỮ SĨ HẢI NGOẠi 
Bài viết của Đỗ xuân Tê
Cuối năm ngoái, tình cờ  trên báo điện tử, tôi được đọc bài phỏng vấn của Mặc Lâm đài RFA với nhà văn nữ lão thành Nguyễn thị Vinh, người được xem như một trong ba thành viên cuối cùng của nhóm Tự Lực Văn Đoàn. Cứ tính theo năm sanh thì bà năm nay ở tuổi thọ 85, đang sống tị nạn tại Na-uy (Bắc Âu) và chưa có dấu hiệu gì mệt mỏi trong sự nghiệp viết văn và xuất bản văn học qua quãng đời cầm bút trải dài trên nửa thế kỷ, từ tác phẩm đầu tay ’Hai Chị Em’ (Sàigòn 1953) đến ‘Cỏ Bồng Lìa Gốc’ (San Jose 2005). Cũng theo độ tuổi của bà tự nhiên tôi lại liên tưởng đến một nữ sĩ Anh quốc, người mới được trao giải Nobel văn học ở tuổi 88!
Tôi xin phép được ghi lại một số quan điểm của bà trên khía cạnh văn học xét ra rất giá trị của một bậc nữ lưu đi truớc, một người đã bước vào mùa xuân thứ 85 của cuộc đời và sự nghiệp văn học đã qua khỏi mốc 60 mang dấu ấn năm tháng của một cây đại thụ trong văn học sử Việt. 
Khi được hỏi mối tương quan giữa ‘văn học và chính trị’, bà cho biết văn học có thể tương quan với chính trị, nhưng tuyệt đối không bị bó buộc phải phục vụ chính trị, giáo điều. Bà cho là dòng văn học Việt nam ở trong nuớc hiện nay còn bị kiểm duyệt, kiểm soát tư tưởng một cách ‘thô bạo’ và điều này tự nó chưa thể theo kịp trào lưu văn học thế giới.
Lại được hỏi bà có nhận định gì về đóng góp của những người viết văn hải ngoại, liệu có đủ lực lượng hình thành ‘một dòng văn học khác song song với dòng văn học trong nước’" Bà trả lời, “Việt nam chỉ có một dòng văn học, dù nhà văn sống ở trong hay ngoài đất nước. Vấn đề là tác giả nào, tác phẩm ra làm sao... Còn những người viết ở hải ngoại" chắc chắn đa số đã viết khác với phần đông những người ở trong nước, bởi nhân sinh quan, bối cảnh tinh thần, vật chất không giống nhau...” Bà công nhận họ đã hình thành một dòng văn học khác với trong nước và đối với một số bản thảo của một số nhà văn ở trong nước hiện đang được xuất bản ở hải ngoại cũng góp phần trong dòng văn học này.
Có điều làm người viết ngạc nhiên khi nhà nước Hà nội đã đánh giá lại và cho in toàn bộ các tác phẩm của nhóm Tự Lực Văn Đoàn cách đây mấy năm, trong đó có cả những tác phẩm của nữ sĩ sáng tác trong thời điểm sinh hoạt với văn đoàn, thì tác giả Nguyễn thị Vinh lại tỏ ra  không hài lòng lắm khi bà nghĩ rằng ‘vì điều này chỉ mang tính tích cực một khi cổ súy được tinh thần tự lực và nâng cao dân trí qua tự do tư tưởng, phục hồi nhân bản’ cho công chúng.
Là một độc giả ít nhiều có đọc và theo dõi các hoạt động văn học ở hải ngoại, tôi chú ý phần phát biểu liên quan đến ‘dòng văn học hải ngoại’ và ‘dòng văn học trong nước’  khi bà xác định “Việt nam chỉ có một dòng văn học” (dù nhà văn sống trong hay ngoài đất nước). Tôi nhớ khi quyết định thực hiện một tạp chí văn học ở hải ngoại, cụ thể tờ Tân Văn mới đây, những người chủ biên đã trăn trở làm sao để ‘tờ báo sẽ là tiếng nói của người cầm bút Việt nam trong và ngoài nước bằng văn bản, mực in hàng tháng gửi đến bạn đọc ngoài nước bây giờ và trong nước trong một tương lai rất gần’. Tất nhiên làm được chuyện này là một thách thức lớn khi chủ trương xây dựng một nguyệt san văn học khả dĩ ‘dung hòa mọi khuynh hướng văn học theo quan điểm chính trị đúng đắn của một người Việt nam yêu nước’ nhằm thu hút được lực lượng cầm bút và số lượng độc giả của cả trong nước lẫn hải ngoại. Hoài bão này không phải là một khả năng bất khả thi mà biết đâu có nhiều cơ may trở thành hiện thực trong một ngày không xa khi hai dòng văn học đang đi song song sẽ hòa nhập, tụ hội lại thành ‘một dòng văn học duy nhất’ như nữ sĩ lão thành Nguyễn thị Vinh bày tỏ.

Khi nhắc đến Tự Lực Văn Đoàn, dù nữ sĩ Nguyễn thị Vinh chính thức sinh hoạt văn đàn trong nhóm chỉ khoảng mười năm, nhưng mối liên hệ trong sinh hoạt văn bút, sinh hoạt chính trị, xã hội, gia đình vào những năm trước đó phải nói là bà có nhiều liên hệ với người anh đầu đàn của nhóm là nhà văn Nhất Linh. Mà Nhất Linh không phải chỉ là nhà văn, mà còn là nhà cách tân xã hội, nhà chính trị, ngoại giao, nhà cách mạng yêu nước...do  đa tài đa đoan vì dân vì nước nên những năm cuối đời ông gặp cảnh o ép dẫn đến cái chết bi thương mang nặng đức quân tử của một kẻ sĩ do chính ông chủ động. Cho nên cách đây không lâu  đã có một bài viết như muốn lật lại về cái chết của ông, “Chúc thư văn học của Nhất Linh: Một cái chết định sẵn” của tác giả Nguyễn văn Lục đăng trên tờ SGN Montreal, trong đó có nhắc nhớ một vài giai thoại về những ngày Nhất linh và các đồng chí phải bôn tẩu sang Tàu vào cuối thập niên 40. Tên của nữ sĩ Nguyễn thị Vinh, một khuôn mặt nữ duy nhất của nhóm Tự Lực được nhắc đến trong giai  thọai này và trái với thiện ý của tác giả không ngờ nó lại đưa đến một số hiểu lầm gây xôn xao một dạo trong sinh hoạt văn hóa hải ngoại.
Tất nhiên giai thoại mà ‘không ai dám chắc’ cũng chẳng dính líu gì đến văn học thì như ái nữ của bà cũng nhìn nhận, “nếu có nẩy sinh một tình cảm sâu sắc thì tôi tin chắc đó là ‘tình tri kỷ trong văn chương’ mà tôi rất ngưỡng mộ”. Tới đây tôi muốn lái sang một khía cạnh khác. Là độc giả  ở thế hệ tôi vốn mến mộ nữ sĩ từ những tác phẩm đầu tay, tôi không ngờ bà lại có sắc đẹp hiếm thấy ở những nhà văn nữ. Cứ nhìn mấy tấm ảnh trong lúc sống cảnh lam lũ tị nạn ở Hoa nam khi tuổi đời trên dưới 30 vẫn thấy bà đẹp, một cái đẹp phảng phất khuôn mặt tài tử KC nhưng rất thùy mị, đôn hậu, chịu đựng như bao bà mẹ Việt nam trong thời ly loạn. Laị được biết khi nghệ sĩ bậc thầy như Nguyễn gia Trí mời bà làm người mẫu chân dung thì không còn nghi ngờ gì nữa bà phải đẹp và đầy ấn tượng. Mới đây lại được đọc kỷ niệm của nhà văn Nguyễn Ngu Í khi phỏng vấn nữ sĩ cho tờ Bách Khoa lúc tuổi đời của bà đã trên bốn mươi, tiên sinh Ngu Í vẫn tỏ ra sáng ý khi dí dỏm hỏi bà, “Chị có thấy rằng phụ nữ mà đi vào con đường văn nghệ là thế nào cũng gặp khó khăn và thiệt thòi không ít thì nhiều" Nhất là khi mình xinh, đẹp"” Nữ sĩ trả lời, ”Tôi chẳng biết trả lời sao... À; sao anh không tìm những cô còn trẻ, xinh đẹp mà hỏi có phải sẽ được những ý kiến xác đáng hơn không...” rồi đánh trống lảng yêu cầu hỏi câu khác.
Ra hải ngọai, cứ theo tiểu sử thì do duyên kiếp đưa đẩy nhà văn đã có người chồng thứ hai, ông lại kém bà cả hai chục tuổi (hiếm thấy ở những đôi uyên ương gốc Việt). Họ trở thành tri kỷ vừa trong nghiệp văn, vừa hoạt động xã hôi ở hải ngoại cho đến hôm nay và sự hình thành của ‘dòng văn học Bắc Âu’ qua xứ sở tạm dung Vương quốc Na-uy phải nói có phần đóng góp nhất định của hai ông bà.
Với lòng ngưỡng mộ một nhà văn nữ mà thân thế và sự nghiệp đã đi vào văn học sử, bài viết của kẻ hậu sinh xin khép lại ở đây với lời chúc nữ sĩ sống thọ, sống khỏe, còn cho đời nhiều tác phẩm giá trị đóng góp cho dòng văn học Việt nam và sẽ có dịp trở về quê nhà một ngày không xa để thăm lại quê hương bản quán như bà mong uớc.
ĐỖ XUÂN TÊ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mục đích cuối cùng của những người thực hành theo Phật giáo là đạt đến quả vị hoàn toàn giác ngộ và thấu suốt mọi sự vật của một đức Phật.
Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn
Thời sinh viên, một buổi tối có người đến ký túc xá tìm tôi và tỏ ý muốn tìm hiểu về đời sống ở Việt Nam
Trong một bài báo hôm qua, 29-11-2007, với tựa đề "Nhà cầm quyền CSVN bị kẹt giữa đàn áp và cải tổ"
Như dư luận đã biết: Kể từ đầu tháng 11/2007 đến nay đồng bào dân oan các tỉnh Nam Bộ và Nam Trung Bộ
Tại Việt Nam chỉ có một nghề duy nhất được vinh danh hai lần trong một năm đó là: Nghề đi dạy! Ngoài ngày Hiến Chương Nhà Giáo 20/11
Tổng thống George W. Bush có thể đã hoàn lương và... thọ giới tửu. Từ hai chục năm nay, ông không uống rượu nữa. Cho nên, tối 27 ông không uống rượu ăn mừng
Hơn một năm qua có một người phụ nữ Việt Nam trẻ tuổi tên là Lê Thị Công Nhân đã làm cho dư luận trong nước và thế giới  sôi sục
Sáng nay, vào lúc hơn 8 giờ ngày 28/11/2007 có 3 công dân Việt Nam đang sống ở Sài Gòn và tỉnh Bình Thuận
Cách đây hơn 1 tháng dư luận cả nước phẫn nộ lên án chủ quán phở tên Đức và vợ hắn ở Thanh Xuân Hànội, từng bóc lột, dùng cực hình tra tấn đầy đọa
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.