Hôm nay,  

Vòng Tròn Hình Vuông

27/04/200900:00:00(Xem: 5603)

Vòng Tròn Hình Vuông

Nguyễn Xuân Nghĩa
...sẽ rớt trúng đầu thế hệ sắp tới...
Chúng ta sẽ phải nhớ mãi năm 2009 này...
Sau này, lịch sử Hoa Kỳ sẽ còn viết rất nhiều về chuyện năm nay, một năm cứ được gọi tắt là khủng hoảng.
Thật ra, đây còn là một năm hoảng tiều.
Chuyện đáng nhớ là lần đầu tiên Hoa Kỳ có một Tổng thống da màu, với tên đệm sặc mùi Hồi giáo - mà không ai được phép nhắc tới trong cuộc bầu cử nhưng về sau lại là thương hiệu hấp dẫn của ông cho thế giới Hồi giáo. Trò vặt ấy thật ra không đáng kể so với kích thước hoảng loạn của năm 2008 và vì bất cứ ai lên làm Tổng thống Mỹ cũng thấy say sóng về những hoảng loạn ấy.
Tuần qua, nguời ta thấy vậy khi Tổng thống Obama cho công bố mấy tờ trình về tra khảo - hay tra tấn - và đổi lập trường mỗi ngày về việc có cho điều tra hay truy tố hay không. Chúng ta sẽ còn cơ hội trở lại chuyện này vì ông Obama vừa mở màn cho nhiều năm tranh tụng, cãi cọ và vừa cho quân khủng bố nhiều thông tin để cải tiến khả năng!
Chuyện đáng nhớ năm nay thì có rất nhiều.
***
Con trẻ tại Hoa Kỳ - kể cả con cháu người Việt tại Mỹ - sẽ nhớ rằng các thương hiệu khét tiếng của Mỹ, những đại gia kinh doanh như Bear Sterns, Lehman Brothers hay AIG, General Motors, Chrysler, Fannie Mae và Freddie Mac v.v... đều vỡ nợ, phá sản, hoặc có lúc nghiêng đổ. Bên dưới là cả triệu người thất nghiệp, mất nhà. Từ 1930 hay 1939 hay 1980 đến nay, chưa ai thấy chuyện kinh hoàng ấy.
Người Việt tỵ nạn đầu tiên tại Mỹ thì không quên một thương hiệu kể như biểu tượng Mỹ là hãng PanAm, cuối cùng cũng tiêu vong vào năm 1991 sau khi hùng cứ nền trời hàng không thế giới. Hoặc hãng TWA - cùng xuất hiện với PanAm từ thập niên 1930 - bị sát nhật mất tiêu vào năm 2001. Nhưng, năm 2009 này là khi... lượng đã thành phầm, cả chục tổ hợp đổ xuống cả ngàn doanh nghiệp khác là chuyện hy hữu, lịch sử!
Ra khỏi doanh trường mà lạc vào làng báo chí thì 2009 cũng là một năm khó quên. Thể hiện cho "đệ tứ quyền" - ngoài quyền Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp - là báo chí thì tình hình còn bi đát hơn.
Các tài phiệt gian tham và lỗ vốn mà phá sản thì thiên hạ có người hả hê, chứ báo chí loại kỳ cựu mà cũng thấy tuột đáy thì ai không ngạc nhiên" Tổ hợp Tribune Company tại Chicago, chủ nhân của các nhật báo Chicago Tribune hay Los Angeles Times và của nhiều đài truyền hình khác thì đang ra trước tòa khánh tận. Tờ Rocky Mountain News thì đã tự đăng cáo phó. Nhóm truyền thông Hearst khét tiếng Hoa Kỳ với các hệ thống truyền hình A&E, ESPN, History Channel, v.v... kiêm chủ nhân của tờ Houston Chronicle, thì có lúc dự tính đình bản tờ San Francisco Chronicle.
Lão bà trong làng báo là tờ New York Times thì dù năm nay nhặt được năm giải Pulitzer nhưng phải cúi xuống đất mới nhặt được tấm cổ phiếu, nay chỉ còn một hai đồng, còn thua cổ phiếu của đại gia ngân hàng là CitiGroup. Khi giá cổ phiếu chỉ bằng giá tờ báo thì làm sao kinh doanh"
Bảo rằng "làm báo nói láo ăn tiền" như chúng ta thường nói thì sai ít ra... một nửa, vì tiền đâu mà ăn"
Nếu chú ý đôi chút đến kinh tế, thế hệ sắp tới còn ghi nhận thêm nhiều nghịch lý màu đen làm nổ đom đóm mắt.
***
Thời Tổng thống Bill Clinton, nước Mỹ cố quân bình ngân sách chi thu và đồng thời tăng thuế. Qua thời Tổng thống George W. Bush, nước Mỹ vừa tăng chi vừa giảm thuế. Khi nào là chánh sách đúng và khi nào là sai, ít ai nói được cho rõ. Nhưng chắc chắn sai là trường hợp năm 2009 này, khi Chính quyền Obama vừa tăng chi vừa tăng thuế và đẩy bội chi ngân sách lên số kỷ lục, với khoản quốc trái nhảy vọt lên trời. Và sẽ rớt trúng đầu thế hệ sắp tới.
Ý thức được số bội chi quá cao, ông Obama hứa hẹn sẽ giảm phân nửa mức thiếu hụt này trong mươi năm tới, nhưng tất cả các trung tâm nghiên cứu kinh tế đứng đắn và độc lập đều đưa ra dự báo ngược, là sẽ tăng ít ra gấp đôi vào năm 2019 này. Để chứng tỏ thiện chí tiết kiệm, Chính quyền Obama thông báo là năm nay các phủ bộ sẽ giảm chi 100 triệu đô la. Một giọt muối!
Thành tích ấy chỉ bằng 1/20 của 1% của số bội chi ngần hai trăm tỷ nội trong tháng Hai vừa hết! Trẻ em có thể dùng thí dụ ấy trong các bài học về toán pháp ở trường không" Các thầy cô trong nghiệp đoàn có cho phép không"
Con trẻ đời nay nghe cha mẹ kể lại rằng xưa kia nhà ế vì giá cao dù phân lời hạ, hoặc giá nhà tăng nhưng may là lãi suất hạ, hoặc cả giá nhà và lãi suất đều cao. Nhưng chúng không hiểu vì sao năm 2009 này cả nhà và phân lời đều hạ mà bán vẫn không được. Cha mẹ chúng cũng không hiểu, kể cả những người có học đôi chút về kinh tế! Họ phát giác là nên đi học lại vì mọi lý thuyết sách vở đều không giải thích được nghịch lý ấy.
Mà nghịch lý thì còn nhiều.
***
Chưa khi nào mà người không đóng thuế lại được "giảm thuế", hoặc tăng chi và tăng thuế lại được coi là biện pháp "kích thích kinh tế". Hoặc chưa khi nào việc kích thích kinh tế lại được lồng vào kế hoạch cải tạo xã hội với những chương trình sẽ cản trở phục hồi kinh tế. Năm 2009 này đã dàn ra những chân lý kỳ lạ ấy của vị cứu tinh do nước Mỹ hồ hởi bầu lên.
Sau này, con trẻ lớn lên sẽ nhớ rằng nhân nạn suy thoái kinh tế, Chính quyền Obama đã tung ra hàng loạt kế hoạch cách mạng. Ba chương trình then chốt trong cuộc cách mạng sẽ làm thay đổi nước Mỹ từ năm 2009 này là 1) quốc hữu hoá hệ thống y tế để bảo đảm sức khoẻ cho mọi người, là 2) liên bang hóa hệ thống giáo dục để chăm sóc việc học cho mọi người, và 3) để tài trợ hai công trình ấy sẽ tăng thuế trên thán khí (carbon tax). Vừa bảo vệ môi sinh vừa tiến tới một nguồn năng lượng sạch - năng lượng xanh, green energy - vừa chu toàn cả thân lẫn tâm của dân Mỹ!


Nếu xét tới từng chương trình của kế hoạch ba múi ấy thì ai cũng thấy là có điểm tích cực. Mà ráp vào nhau lại là chuyện... cực khó. Y như vẽ một hình tròn ba góc, hoặc tra một trục vuông vào cái cốt tròn của bánh xe. Nghĩa là phải gọt.
Một: Muốn gọt cho vừa, thì hai khoản chi là An sinh Xã hội và Trợ cấp Y tế (Medicaid và Medicare) phải giảm. Cắt giảm An sinh Xã hội là điều được nói hàng năm hoặc hàng chục năm mà chưa ai dám làm vì các dân biểu nghị sĩ sợ mất phiếu. Cắt giảm Medicare hay Medicaid còn khó hơn nên người ta sẽ lách kiểu khác về cả lượng lẫn phẩm: người bệnh sẽ chờ đợi lâu hơn với phẩm chất kém của mọi chế độ bao cấp. Chưa sao! Nhưng, vì tinh toán lợi hại của việc quản lý, giới cao niên sẽ được chăm sóc sau, để người ở tuổi lao động đi trước và sớm bình phục mà còn đi làm tiếp... Quy luật đào thải sẽ rất phũ phàng cho tuổi vàng.
Hai: Thuế trên thán khí (gần 90 tỷ vào năm 2012 theo Obama, hay tổng cộng là 300 tỷ theo cơ quan nghiên cứu kinh tế độc lập của Quốc hội là CBO) không đủ tài trợ hai chương trình y tế và giáo dục.
Mà trước mắt, việc tiết giảm khí thải và phát triển năng lượng xanh còn gieo họa cho kinh tế.
Ngày chín tháng Hai, Tổng thống Obama đi tranh cử - quên, đi vận động - cho kế hoạch kích thích kinh tế tại một thị trấn nhỏ là Elkhart của Indiana, nơi có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất nước là 15,3% (khi ấy thất nghiệp trung bình toàn quốc còn ở dưới 5%). Ông hứa hẹn là kế hoạch sẽ tạo việc làm cho họ, ai nghe mà không thương, không cảm"
Kẹt một cái là đa số cư dân nơi đó sống nhờ việc ráp chế loại "xe giải trí" - recreational vehicles - loại xe kéo theo một phòng nhỏ đưa gia đình đi chơi. Trong kế hoạch đánh thuế thán khí và phát triển năng lượng sạch, loại xe đó sẽ tăng giá lên trời, công việc loại đó bị đào thải và dân Elkhart phải tìm nghề khác. Ba đại gia xe hơi tại Detroit cũng thế....
Nói gọn cho lớp trẻ đời nay, ngần ấy chương trình tuyệt hảo không thể ăn khớp trong kế hoạch chung vì mâu thuẫn hiển nhiên về kinh tế. Nhưng, từ mỗi góc, người ta chỉ nhìn thấy một góc. Con voi bốn chân được ráp lại thành con khủng long sáu cánh. Rất sáng tạo trong một lớp hội họa mẫu giáo.
Làm sao các em có thể hiểu được chuyện bắt gió như vậy"
Cha mẹ các em ở trong nhà mà không còn để ý tới việc Tổng trưởng Nội vụ (Bộ Tài nguyên) Ken Salazar đã bắt gió bịp đời vào hôm mùng sáu vừa rồi, khi phát biểu rằng lượng gió ở ngoài khơi miền Đông là nguồn năng lượng còn lớn hơn các nhà máy điện chạy bằng than của nước Mỹ. Nhưng, bắt gió thành hơi là chuyện chưa thể có. Muốn thay thế các nhà máy điện chạy than, Hoa Kỳ phải lập ra 3.540 nhà máy phong năng thuộc loại lớn nhất thế giới (công xuất là 165,5 megawatts như tại xứ Phần Lan).
Hoa Kỳ hiện... chưa hề có một nhà máy nào như vậy hết! Các thế hệ về sau sẽ làm chuyện đó...
Một thí dụ sau cùng về sự hoảng loạn năm nay là chuyện A Phú Hãn.
***
Hoa Kỳ muốn dồn quân đánh tới tại chiến trường sạch và có chính nghĩa này. Chiến lược là gây chấn động trong lực lượng Taliban để thuyết phục sự hợp tác của các lãnh tụ Taliban "ôn hoà" và cô lập tàn dư của khủng bố al-Qaeda. Đòn đánh tỉa để tranh thủ thành phần "tốt" của đối phương đã đem lại kết quả tại Iraq nên được thử nghiệm tại A Phú Hãn.
Nhưng, các thành viên Âu Châu của NATO từ chối đưa thêm đơn vị tác chiến và 21 ngàn quân tác chiến của Mỹ đang đặt chân vào đây lại chưa gây đủ động lượng cho Taliban biết sợ khiến thành phần "tốt" sẽ bỏ rơi lực lượng khủng bố al-Qaeda. Ngược lại, Pakistan đang đi vào chỗ chết do lẽ hoang tưởng về hai loại Taliban tốt và xấu.
Trong nhiều năm liền, Chính quyền Pakistan mặc nhiên dung dưỡng và nhiều tướng lãnh còn yểm trợ các nhóm Taliban ở bên kia biên giới - bên trong A Phú Hãn. Với Islamabad, đây là loại Taliban "tốt" có thể nói chuyện phải quấy được. Họ chỉ ngại các nhóm Taliban đang hoạt động bên trong Pakistan, tại các khu vực Swat và Burner trong vùng "tự trị" Tây Bắc (North Western Frontier Province) của các tộc trưởng Hồi giáo. Bây giờ, sau khi Chính quyền Pakistan hòa giải với các nhóm này, quân Taliban tảo thanh cách thủ đô Islamabad có trăm cây số làm Ngoại trưởng Hillary Clinton phải hốt hoảng báo động!
Pakistan là quốc gia Hồi giáo duy nhất đã có võ khí nguyên tử - Iran còn đứng sau - cho nên nếu xứ này bị loạn thì ai sẽ kiểm soát các võ khí ấy" Và làm sao ngăn ngừa được sự phổ biến cho các nhóm khủng bố!
Vì vậy, chiến lược A Phú Hãn của Chính quyền Obama cũng có vẻ toàn bích như kế hoạch cải tạo xã hội, nhưng bị thực tế phủ nhận và thắng hay bại tại A Phú Hãn chưa là chuyện sinh tử - cho Hoa Kỳ - bằng loạn hay trị tại Pakistan.
Và nói đến các phần tử xấu và tốt trong từng lớp người, con trẻ đời sau không thể quên rằng bà Bộ trưởng Bộ Nội An Janet Napolitano đã báo động về nguy cơ khủng bố trong nội bộ nước Mỹ, từ các nhóm cực hữu hay cựu chiến binh Mỹ từ các chiến trường bên ngoài trở về. Bị vặn hỏi, bà luật sư lập tức xin lỗi rằng đó là một lầm lẫn. Khi các chính trị gia lại đùa với an ninh quốc gia như vậy thì những chuyện hoảng loạn nhất của năm nay mới chỉ là bốn món ăn chơi. Thực đơn sẽ còn rất dài. Đâm ra, chuyện nước Mỹ tự tra tấn với các phúc trình về tra khảo mới chỉ là hồi chiêng báo hiệu.
Bỗng nhớ Du Tử Lê... "tôi chiêng trống gọi mỗi ngày mỗi đêm"... trong một năm đằng đẵng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.