Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Đỉnh

05/04/200900:00:00(Xem: 4440)

Sổ Tay Thượng Đỉnh

Nguyễn Xuân Nghĩa
...Barack Oabma đi chăn mèo...
Bước ra khỏi Thượng đỉnh G20, Tổng thống Barack Obama sẽ còn ba Thượng đỉnh nữa.
Trước hết là hai ngày Thượng đỉnh của Minh ước NATO - và những gặp gỡ riêng với Tổng thống Pháp rồi Thủ tướng Đức, sau đó là hai ngày Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ với Liên hiệp Âu Châu tại Praha, rồi hai ngày sáu và bảy là Thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Thổ Nhĩ Kỳ - tại Ankara và Istanbul của xứ Turkey.
Khi ấy, ông sẽ phải biểu diễn nghệ thuật chăn mèo.
Nôm na là san bằng nhiều mâu thuẫn và gom lại lập trường phân tán của nhiều nước liên hệ vào một quan điểm thống nhất mà có lợi cho Hoa Kỳ. Chúng ta cần nhìn ra ngần ấy con mèo rất hoang của Obama.
****
Trước hết, truyền thông Hoa Kỳ nức nở ca tụng thượng đỉnh song phương Nga Mỹ khi ông Obama gặp Tổng thống Dimitri Medvedev một ngày trước thượng đỉnh G20.
Rằng đôi bên đã đạt thoả thuận về việc tài giản võ khí nguyên tử - như một biểu hiện của tinh thần ôn hoà của Obama. Một sự ngây thơ rất Mỹ!
Trong các đề tài gai góc của quan hệ Mỹ-Nga (tài giảm võ khí nguyên tử trong khuôn khổ của thỏa ước SALT sẽ mãn hạn cuối năm nay, thảo luận về hệ thống phòng thủ chiến lược BMD và hệ thống hoả tiễn chống phi đạn ABM, lồng vào việc can gián Iran và mượn đường tiếp vận vào A Phú Hãn, rồi vai trò của Nga và Mỹ trong an ninh Âu Châu, nghĩa là tương lai của Minh ước NATO), vụ tài giảm võ khí là hồ sơ đơn giản nhất, chỉ liên hệ đến quan hệ song phương giữa hai nước. Đấy chỉ là một món ăn chơi trước khi đi vào những chuyện chính, liên hệ đến nhiều quốc gia khác mà Hoa Kỳ khó đơn phương quyết định.
Obama phải nói chuyện với NATO và Âu Châu rồi mới quay về đàm phán tiếp với Liên bang Nga. Lúc ấy, ông sẽ phải chăn mèo để có một lập trường thống nhất với các đồng minh, trước khi đàm phán với đối thủ là Liên bang Nga - và Iran.
Sau buổi họp với Medvedev, Obama đã gặp các lãnh tụ khác bên lề Thượng đỉnh G20 và dù đã hoà giải quan điểm đối nghịch giữa Chủ tịch Ôn Gia Bảo với Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (về chuyện thiên đường thuế - xin xem lại Sổ Tay Thượng Đỉnh thứ 4 ngày hôm qua), ông vẫn chưa thực sự thuyết phục được Sarkozy - hay chinh phục được nước Pháp.
Nhân hội nghị NATO tại Strasbourg của Pháp, hai vị nguyên thủ đã nức nở ca tụng lẫn nhau - trước sự trầm trồ của truyền thông Mỹ bị bệnh Obamê. Nhưng Tổng thống Sarkozy chỉ nói giọng ngoại giao mà không có cam kết gì về vấn đề Tổng thống Oabma thiết tha nhất: tăng viện cho chiến trường A Phú Hãn. Sarkozy không thể làm được điều ấy vì dân Pháp không muốn và lại đang thất vọng tràn trề về tình hình kinh tế.
Mà dân Pháp còn thất vọng nữa khi được biết Obama đã từ chối không viếng thăm Normandie và nghĩa trang của gần bảy ngàn binh lính Mỹ tử trận trong cuộc đổ bộ năm 1944. Lý do thoái thác của Toà Bạch Cung là... để khỏi làm Anh và Đức mất lòng! Họ còn khó chịu khi biết là Sarkozy muốn gặp riêng Obama tại Luân Đôn, trước Thượng đỉnh G20 - như đã gặp Medvedev và Hồ Cẩm Đào cùng nhiều lãnh tụ khác.
Tổng thống Sarkozy đã từ bỏ tham vọng tam phân thiên hạ - Nga-Mỹ-Pháp- của Charles de Gaulle và muốn tìm một vị trí cho nước Pháp thích hợp hơn với thực lực quốc gia và trở thành vị Tổng thống "thân Mỹ" nhất kể từ thời de Gaulle, Mitterrand và Chirac. Ông muốn là một đồng minh hàng đầu của Hoa Kỳ tại Âu Châu và... sẵn sàng gặp riêng Obama. Trước đó, từ tháng 11, Sarkozy đã muốn như vậy rồi, nhưng Tổng thống tân cử Obama mắc bận ở Chicago, nên ông Sarkozy chờ đợi hoài công và đành lủi thủi ra về.
Bây giờ, ông sẽ trả lời sao với công chúng Pháp là chuyện dân Mỹ... bất cần biết.
***
Sau Tổng thống Pháp, Obama gặp Thủ tướng Đức thì mới thấy Angela Merkel không là con mèo mà dữ như cọp.
Bà là sức mạnh im lìm trong Thượng đỉnh G20 - khiến quan điểm của Obama về chuyện tăng chi đã văng ra ngoài - và ý thức rất rõ vị trí địa dư lẫn sức mạnh kinh tế của nước Đức.


Sau khi hùng hồn tranh cử tại Berlin hồi tháng Bảy, Obama tưởng rằng cứ nói ngọt với Âu Châu rồi muốn đòi gì cũng được. Con nít! Nhiều người Mỹ khác cũng tưởng vậy, rằng Đức là một đồng minh kỳ cựu của Hoa Kỳ, cho nên nếu chịu khó nói chuyện ôn tồn thì sẽ được đầu máy kinh tế của cả Âu Châu ủng hộ.
Sự thật lại tai ngược hơn.
Đức đã từng là siêu cường một mình đương cự với cả hai khối Đông-Tây trong Thế chiến II và sau đó bị chia hai, bị cả hai đối thủ (Liên Xô và Hoa Kỳ) kiểm soát trong hơn nửa thế kỷ. Nay nước Đức đã thống nhất và trở thành cường quốc thực sự độc lập nên sẽ không công kênh nước Pháp lên cổ và cúi đầu nghe Mỹ khuyên dạy về dân chủ, kinh tế hoặc nên cương hay nhu với Liên bang Nga theo nhu cầu nhất thời và rất thất thường của Hoa Kỳ sau mỗi cuộc bầu cử.
Nước Đức đang tìm lại vị trí cũ, trong khuôn khổ NATO cũng được. Mà nếu Obama sẵn sàng đẩy lui NATO về hướng Tây thì Đức sẽ lo lấy thân. Và tất nhiên là không dễ dàng đáp ứng yêu cầu của Mỹ là tăng viện cho chiến trường A Phú Hãn. Nếu cần thỏa hiệp với Liên bang Nga, nước Đức và Thủ tướng Merkel không cần tới tài thông biện của Obama. Huống hồ là bà còn đang lo bầu cử!
Quan hệ Đức-Mỹ vì vậy đang lật qua một trang mới. Người có thể làm Barack Obama trở về với tay không có thể là Angela Merkel.
Vô cùng ly kỳ nên chúng ta sẽ còn phải trở lại vấn đề này.
***
Trước khi Tổng thống Barack Obama hoàn tất hai thượng đỉnh NATO và Âu-Mỹ để bay qua Ankara dự thượng đỉnh với lãnh đạo Turkey, xứ Thổ đã mở ra ba màn trình diễn rất lạ.
Thứ nhất là tổ chức thượng đỉnh tại thủ đô Ankara hôm mùng một giữa lãnh đạo của A Phú Hãn với Pakistan. Qua mùng ba thì thông báo sẽ tìm cách nối lại bang giao với một xứ cựu thù là Armenia và cùng ngày lại lật ngược quan điểm và bác bỏ đề nghị của các đại gia trong NATO về nhân vật sẽ làm Tổng thư ký của Minh ước này.
Hoa Kỳ đang lên cơn sốt về chuyện A Phú Hãn và hậu cứ tại Pakistan của khủng bố al-Qaeda. Thổ Nhĩ Kỳ bước vào nói chuyện với cả hai. Nhẹ gánh cho Obama" Chưa chắc. Hoa Kỳ đang đấu trí với Liên bang Nga thì Turkey nói chuyện với một đồng minh thân Nga là Armenia. Xứ này bị kẹt trong đất liền nên cần đường thông thương và nhân đó kiếm tiền với ống dẫn khí đặt trên lãnh thổ, để đưa khí đốt từ Azerbaijian tới tận Địa trung hải - qua cửa khẩu của Turkey.
Quyền lợi kinh tế lẫn địa dư chiến lược khiến cường quốc Hồi giáo, hậu thân của Đế quốc Thổ Ottoman, đã đi những nước cờ rất sáng với Armenia.
Và cũng ngang ngược không kém khi bác bỏ đề nghị bổ nhiệm Thủ tướng Đan Mạch làm Tổng thư ký NATO.
Đương kim Tổng thư ký (người Hoà Lan) là ông Jaap de Hoop Scheffer ngỏ ý muốn về hưu. Theo thông lệ, các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Đức đề nghị nhân vật sẽ thay thế. Họ tìm ra Thủ tướng Anders Fogh Rasmussen và mọi việc coi như đã xong, theo thông lệ. Giờ chót, Thủ tướng Turkey là Receep Tayyip Erdogan bỗng phản đối, mà chỉ cần một thành viên NATO không đồng ý là chuyện ấy không thành!
Lý do phản đối có phần chính đáng, dù không nặng. Nhưng việc một thành viên (duy nhất là Hồi giáo, thuộc diện nửa Âu nửa Á) lại lắc đầu thì 60 năm nay NATO mới bị một lần!
Chỉ huy NATO thường là một tướng lãnh Hoa Kỳ, Tổng thư ký là nhà ngoại giao phải gói trọn ngần ấy quan điểm đối nghịch thành lập trường thống nhất của NATO, và thường là một nhân vật Âu Châu. Với Thủ tướng Đan Mạch - và với viễn ảnh có thể kéo thêm Thụy Điển hay Phần Lan vào NATO, như Ba Lan gợi ý - thì sự chọn lựa này quả là tối hảo. Bỗng dưng Turkey lại lắc!
Y như Cộng hoà Liên bang Đức của Thủ tướng Merkel, Thổ Nhĩ Kỳ của Thủ tướng Erdogan ý thức được rất rõ vai trò bản lề và vị trí chiến lược của mình: xứ này không là đồng minh dễ bảo của Mỹ. Tổng thống Barack Obama đã sẵn sàng hy sinh đồng minh để thoả hiệp với Nga hay Iran, bây giờ, một xứ không chấp nhận thân phận nhược tiểu và bác bỏ một ứng viên của Âu Châu. Giữa Âu và Thổ, Obama sẽ chiều ai và ép ai"
Tài hùng biện ở nhà của Obama đã thành trò vui trong cảnh chăn mèo quốc tế. Mà toàn lã những giống mèo rất cú cáo, có bản lãnh và không bị chứng tật Obamê.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi rất thích khoa nhân chủng nhưng không có cơ may đến trường để được truyền thụ một cách bài bản về ngành học thú vị này. Hoàn cảnh sống, nói nào ngay, cũng không mấy thích hợp cho nhu cầu tự học. Suốt ngày (và suốt đời) tôi chỉ loanh quanh hàng quán nơi mà những kẻ hay lê la thường nói rất nhiều, dù sự hiểu biết của họ vốn không được bao nhiêu. Ngoài giới hạn về kiến thức, mấy ông bạn đồng ẩm còn có cái tật rất hay tranh cãi (và luôn cãi chầy cãi cối) nên mọi thông tin, từ bàn nhậu, đều không được khả xác hay khả tín gì cho lắm.
“Tham nhũng chính trị, lệch lạc tư tưởng, băng hoại đạo đức và hủ bại về lối sống. Đây là những kẻ thù rất nguy hiểm của Đảng, cần phải loại bỏ.” Tạp chí Xây Dựng Đảng (XDĐ) đã báo động như thế trong bài viết ngày 26/11/2023...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) nhìn nhận tình trạng “trẻ hóa” trong suy thoái “tư tưởng chính trị ” và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” đang gây khó khăn cho công tác “xây dựng, chỉnh đốn đảng”...
Năm 2024 là năm bầu cử, một năm gay go thử thách, và đề tài yêu ghét dù muốn hay không muốn đã trở lại trên các trang báo, trong các buổi tranh luận trong gia đình, ngoài xã hội. Chúc bàn tiệc trong năm của quý vị rôm rả những câu chuyện, những cuộc đối thoại bổ ích hai chiều, những thay đổi tốt đẹp. Và xin cảm ơn quý thân hữu, thân chủ đã hỗ trợ, gắn bó cùng hành trình với Việt Báo trong hơn 31 năm qua. Sau cùng là lời tri ân đến các độc giả Việt Báo: chính quý vị, những người đọc khó tính là thành trì giúp Việt Báo trở thành một tờ báo uy tín, chuyên nghiệp.
Năm 2023 tiến vào những ngày cuối cùng, nó sẽ đi qua và không bao giờ trở lại. Lịch sử sẽ đi qua nhưng những việc làm của con người sẽ tồn tại với sự khôn ngoan và ngu ngốc của đa số. Cụm từ ‘con-người-đa-số’ chỉ định ý muốn chung của đa số người. Và ‘con-người-thiểu-số’ đành phải tuân theo. Trò sinh hoạt dân chủ luôn luôn là con dao hai lưỡi có hiệu quả tùy thuộc sở thích của con người đa số. Sở thích? Một thứ tạo ra tốt lành hoặc khổ nạn. Đúng ra là cả hai, nhưng có một trong hai sẽ lớn hơn, đôi khi, lớn gấp bội phần. Nếu khổ nạn quá lớn thì cuộc sống chung sẽ thay đổi, có khi lâm vào mức tồi tệ. Chẳng hạn như trường hợp nước Đức dưới thời Hitler. Ý muốn của con người đa số đam mê nồng nhiệt ý muốn của Hitler. Cho ông ta cơ hội dẫn đầu một quốc gia quyền lực, tạo ra hiệu quả cuộc chiến thế giới thứ hai. Hậu quả tàn khốc đó do ai? Hitler? Đúng một phần.
“Tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong Lực lượng vũ trang nhân dân là mối lo hàng đầu của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. Bằng chứng này đã được Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đưa ra tại Hội nghị Đảng ủy Công an ngày 20/12/2023 tại Hà Nội, và trong nội dung các bài viết trên báo chí chính thống của nhà nước liên quan đến Quân đội...
Người ta nên áp dụng đạo đức vào tài chính trị của Henry Kissinger như thế nào? Làm thế nào để người ta quân bình những thành tựu với những hành vi sai trái của Kissinger? Tôi đã vật lộn với những vấn đề đó từ khi Kissinger là giáo sư của tôi, và sau này là đồng nghiệp tại Đại học Harvard. Vào tháng Tư năm 2012, tôi đã giúp phỏng vấn ông trước một số lượng lớn cử toạ tại Harvard và hỏi liệu ông có làm điều gì khác đi trong thời gian làm ngoại trưởng cho các Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon và Gerald Ford không. Lúc đầu, ông nói không. Suy nghĩ lại, ông nói rằng ước mình là đã hoạt động tích cực hơn ở Trung Đông. Nhưng ông không đề cập đến Campuchia, Chile, Pakistan hay Việt Nam. Một người phản đối ở phía sau hội trường hét lên: "Tội phạm chiến tranh!"
Việt Nam có còn “độc lập” với Trung Quốc hay không sau chuyến thăm Hà Nội của Tổng Bí thư, Chủ tịch nhà nước Tập Cận Bình là thắc mắc của người dân Việt Nam. Ông Tập có mặt ở Việt Nam từ 12 đến 13 tháng 12 năm 2023 và đạt được cam kết của Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng về “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam-Trung Quốc”.
Ngày nay, Chiến lược Phòng thủ Quốc gia của Hoa Kỳ – giống như chiến lược Chiến tranh Lạnh tạo chuẩn mực cho tư duy chiến lược trong những năm từ thập kỷ ‘50 đến ’80 – bị chi phối bởi một tác nhân đe dọa chính, đó là Trung Quốc. Điều này vừa cung cấp thông tin vừa tạo điều kiện cho tất cả các mối đe dọa lớn khác có thể xảy ra: Nga, Iran và Bắc Triều Tiên. Giống như thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Hoa Kỳ hiện đang lâm vào một cuộc cạnh tranh với đối thủ duy nhất của mình, một cuộc cạnh tranh có khả năng bỏ rơi các thành tựu chính trị, kinh tế và công nghệ. Hoa Kỳ cũng đang ở trong một cuộc chạy đua vũ trang hiện đại, và trong một số trường hợp, chơi trò đuổi bắt và tranh đua để giành tình hữu nghị, gây ảnh hưởng lên các quốc gia khác trên thế giới.
Rồi vào ngày 12/12/2023, tức chỉ sau ba tháng, Việt Nam lại long trọng tiếp đón Chủ Tịch Tập Cận Bình và nói rằng hợp tác và hữu nghị với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược của Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.