Hôm nay,  

Văn Bút Quốc Tế, Việt Nam Và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ

03/04/200900:00:00(Xem: 3909)
Văn Bút Quốc Tế, Việt Nam và Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
(Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ)
Hai năm trước đây, ngày 6 tháng 3 năm 2007, nhà cầm quyền CSVN đã dùng bạo lực bắt giam nữ luật sư Lê Thị Công Nhân và đồng nghiệp của bà là luật sư Nguyễn Văn Đài. Sau đó hai nhà tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ, Nhân Quyền và Công Bình Xã Hội bị kết án tù nặng nề, một cách bất công và trái phép. Nhân Ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay (8 tháng 3 năm 2009), nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt* đã viết một bài báo để nhắc nhở ''Chúng ta đừng quên những phụ nữ bị đàn áp vì bênh vực Nhân Quyền'', tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam dưới chế độ độc tài CS. Ngày 8 tháng 3 năm 2009, tờ báo lớn và lâu đời Tribune de Genève đã đăng giới thiệu bài này trong mục Lá Thư Ngày Hôm Nay. Kế đến, nhựt báo ngôn luận độc lập Le Courrier cho đăng toàn văn bài trên nửa trang báo, với một tấm hình lớn ở chính giữa, của nhà nhiếp ảnh hảng Keystone. Chụp tại một cuộc biểu tình ở New Delhi thủ đô Ấn độ ngày 14 tháng 2 năm 2009, tấm hình cho thấy khuôn mặt của một thiếu nữ Miến Điện đứng trước chân dung bà Aung San Suu Kyi, nhà tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền Miến Điện, Giải Nobel Hòa Bình và Giải Nhân Quyền Sakharov cùng năm 1991. Bài báo được nữ văn hữu Mavis Guinard chuyển dịch ra tiếng Anh, biên soạn và trình bày thành một thông cáo của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại. Cả hai bản tiếng Pháp và tiếng Anh được phổ biến đến các giới truyền thông báo chí Thụy Sĩ và quốc tế. Thông cáo với tiêu đề VBQT cũng được trao cho nhiều phái đoàn chính phủ và phi chính phủ đang tham dự khóa 10 Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Sau đó, bản văn được tiếp chuyển đến nhiều Trung tâm thành viên VBQT khác. Bài báo còn được đăng tải trên Trang Thông Tin điện tử của Protection Internationale, tổ chức quốc tế bảo vệ những người bênh vực Nhân Quyền, đặc biệt ở ba vùng Á Châu, Phi Châu và Trung Nam Mỹ Châu:
tiếng Pháp: http://www.protectionline.org/spip.php"article8080
tiếng Anh:  http://www.protectionline.org/spip.php"article8074
Liên Hội đề nghị bản lược dịch bài báo như sau :
CHÚNG TA ĐỪNG QUÊN NHỮNG PHỤ NỮ DÂN CHỦ ĐỐI KHÁNG BỊ ĐÀN ÁP
Vài hôm trước Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN Writers in Prison Committee) cho phát hành tập san PEN WIPC Case List - July to December 2008. Đây là tài liệu chính thức về tình hình các giới cầm bút và truyền thông báo chí bị đàn áp, ngược đãi. Nhiều người là nạn nhân của chính sách độc đoán, bất bao dung và phân biệt đối xử. Chỉ vì những ý kiến, tư tưởng bất đồng hoặc những bài viết phê phán, chỉ trích kẻ cầm quyền mà hàng trăm nữ sĩ, văn nhân hoặc nhà báo bị dọa giết, sách nhiễu, hành hung, bắt bớ, tra tấn, nhốt tù, lưu đày hoặc còn bị ám sát nữa.
Ủy Ban VBQT rất quan ngại vì đã kiểm tra 623 trường hợp hành hung, trấn áp nhà văn và nhà báo trong 6 tháng qua. Nếu tính suốt năm 2008 thì có đến 877 trường hợp như vậy. Một số Nhà nước có những sự cơ nguy cao độ cho quyền Tự do Phát biểu và Tự do Báo chí. Các nhà bất đồng chính kiến, dân chủ đối kháng, bênh vực Nhân Quyền thường bị tống giam nhiều nhứt tại Trung Hoa, Miến Điện, Ba Tư, Cuba, Việt Nam, Ouzbékistan, Erythrée, Azerbạdjan, A Phú Hản, Syrie, Ai Cập, Tích Lan, Mễ Tây Cơ, Pérou, Colombie, Nicaragua và Venezuela. Phương tiện kiểm duyệt tối hậu là hành vi sát hại một nữ văn sĩ bất đồng chính kiến hoặc một phóng viên độc lập. Hai mươi bốn người đã bị giết, trong đó có sáu nhà báo Tích Lan. Những nạn nhân mới này khơi dậy trong trí nhớ chúng ta cái chết đau thương của nữ đồng nghiệp Anna Politkovskaya hồi tháng mười 2006. Ngày càng có nhiều nữ tù nhân ngôn luận và lương tâm, đặc biệt là ở Việt Nam, Ba Tư, Pérou, Thổ Nhĩ Kỳ, Venezuela...

Ngày Quốc Tế Phụ Nữ năm nay kêu gọi chúng ta đừng quên những người đàn bà bị đàn áp vì bênh vực Nhân Quyền. Hãy cất tiếng nói của chúng ta, những con người được sống tự do, biết quý trọng sự công chính và sẵn sàng bày tỏ tình đoàn kết đối với những người lâm nạn vì dấn thân cho điều nhân nghĩa. Hãy hình dung lại trong ký ức của chúng ta, tên của một vài người đàn bà, tên của một người vợ, một người Mẹ hay một người em gái dũng cảm đã dám nói lên một tiếng KHÔNG và viết ra một chữ KHÔNG, bất chấp hiểm nguy cho mạng sống của mình. KHÔNG (chấp nhận) sự bất công, sự bạo hành, sự dối trá; KHÔNG (tuân phục) quyền lực toàn trị, cuồng tín cực đoan hay tham ô nhũng lạm; KHÔNG (đồng lõa) với các hội kín mafia hoặc các nhóm bất lương có vũ trang.
Nhớ tên của một vài người đàn bà, như tên của những bông hoa nhân loại: ở Trung Hoa với Zeng Honglinh, Mehbube Ablesh (nhà thơ Oụghour), Tsering Woeser (nữ sĩ Tây Tạng); ở Miến Điện với Aung San Suu Kyi; ở Việt Nam với Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Lê Thị Kim Thu, Hồ Thị Bích Khương (bị tra tấn trong trại tù), Bùi Kim Thành (lưu vong để tránh bị bắt nhốt bệnh viện tâm thần một lần nữa); ở Pakistan với Motoki Yotsukura (nữ ký giả Nhựt); ở Phi Luật Tân với Ninez Cacho Olivares; ở Tích Lan với Radhika Devakumar; ở Arménie với Lusine Barseghian; ở Tây Ban Nha với Teresa Toda; ở Ý Đại Lợi với Rosaria Capacchione; ở Nga với Nadira Isayeva, Roza Malsagova, Alexandra Nabokova; ở Slovénie với Biserka Karneza Cerjak; ở Thổ Nhĩ Kỳ với Rojda Kizgin, Birgul Ozbaris, Songul Ozkan, Yasemin Congar, Nese Duzel, Ece Temelkuran; ở Ba Tư với Mahbubeh Abbasgholizadeh, Parvin Ardalan, Jila Bani Yaghoub, Shadi Sadr, Nusheen Ahmadi Khorasani, Jelveh Javaheri, Maryam Hosseinkhah, Nahid Keshavarz, Delaram Ali, Solmaz Igder; ở Tunisie với Naziha Rjiba et Sihem Bensedrine(lưu vong); ở Colombie với Maria Victoria Bustamante, Patricia Ariza; Équateur với Daisy Pico; ở Mễ Tây Cơ với Lydia Cacho Ribeiro, Ana Lilia Perez Mendoza, Sanjuana Martinez Montemayor; ở Pérou với Melissa Roco Patiđo Hinostroza, Elizabeth Salinas, Cynthia Flores, Rosanna Rivera, Mabel Caceres; ở Nicaragua với Sofía Montenegro; ở Venezuela với Marta Colomina, Dayana Fernandez, Maria Teresa Guedes, Dayana Querales; ở Éthiopie với Maria Kadim, Tsion Girma; ở Gambie với Fatou Jaw Manneh; ở Ghana với Gina Ama Blay; ở Kenya với Philo Ikonya; ở Nigeria với Bimbo Ogunnaike, Lara Olugbemi; ở Zimbabwe với Blessed Mhlanga; ở Bolivie với Adriana Barriga; ở Ba Tây với Beth Prata…
Ghi chú thêm: Trong một bản tin kỳ sau, Liên Hội sẽ giới thiệu cùng bạn đọc Phúc trình về tình trạng Nhân Quyền Việt Nam của Văn Bút Quốc Tế và sự đóng góp của các Nhà Văn Việt Nam lưu vong vào hồ sơ Việt Nam tại cuộc Khảo sát Định kỳ Toàn cầu của Hội Đồng Nhân Quyền vào ngày 8 tháng 5 năm 2009. 
(* NHBV hội viên Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong và Trung tâm Âu Châu Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại).
Genève ngày 30 tháng 3 năm 2009
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.