Hôm nay,  

Tháng Tư: Nghĩ Về Người Đi Giữa Chiến Tranh

21/02/200900:00:00(Xem: 5643)

Tháng tư: Nghĩ về người đi giữa chiến tranh
Phan

Trần Thiện Thanh.

Người đi giữa chiến tranh và "nghĩ đến điều không dám nghĩ" là cố ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh.
Cuộc chiến đã xa và người lính hát ca cùng lửa đạn cũng không còn ở với chúng ta, nhưng dư âm cuộc chiến bức tử đó vẫn trong tiềm thức máu đỏ da vàng như một oan khuất của cả một dân tộc khi tháng tư về.
Người lính ca nhạc sĩ đã thành thiên cổ trong "tiếc thương vô cùng" của những người cùng thời "chinh chiến điêu linh" và cả những thế hệ về sau. Chú bé năm xưa ngồi chơi vỏ đạn trên những nẻo đường người lính Nhật Trường đã in dấu giày sau cũng không tưởng nổi mình đang ngồi gõ những dòng tri ân về người lính yêu đời, yêu người qua từng nốt nhạc - trên vùng đất cách xa bốn vùng chiến thuật và những vùng hoả châu năm xưa tới nửa vòng địa cầu. Một lần nữa, "Asia 61, Nhật Trường-Trần Thiện Thanh II" lại đưa chúng ta về những hoài niệm đầy cảm xúc với quê hương cũ như tựa đề tác phẩm bất hủ của nữ phóng viên quân đội Kiều Mỹ Duyên - "Chinh Chiến Điêu Linh".
Chiến tranh đến như dịch bệnh, kẻ xâm lược như vi trùng làm băng hoại miền Nam, hư hao lòng người, gieo rắc hận thù và đổ nát quê hương trên hết những dòng lệ đau thương của chiến tranh - tiếng hát Nhật Trường và những dòng nhạc Trần thiện Thanh đã hong lại tình người từ đổ vỡ để yêu thương. Dòng nhân sinh viết bằng nốt nhạc đó sẽ muôn đời bất tử như người lính VNCH.
 Cõi đất nước của các vua Hùng khởi nghiệp và một dân tộc liên tục chống ngoại xâm phương Bắc, mở mang bờ cõi phương Nam. Lịch sử oai hùng đã ngậm ngùi "dừng lại đó" với nhà cầm quyền đương đại không đặt Quốc gia, Dân tộc lên hàng đầu như một chính phủ dân cử. Xin mạn phép không bàn về "Nhà cầm quyền" trên trang báo trân trọng, "nghiêng mình" khi viết về cố ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Chắc cũng không quá lời khi nghe lại những dòng nhạc Trần Thiện Thanh, những người lính cũ đã già hồi tưởng lại một thời khói lửa xa xôi, những năm tháng "ba lô làm bàn nên nét chữ không ngay". Thư của lính vẫn còn đó trong âm nhạc Trần Thiện Thanh như một minh chứng về trái tim nhân bản của người đi giữa chiến tranh nhưng không sắt máu, cuồng tín vào một chủ nghĩa phi hiện thực, không tưởng để gieo rắc khổ đau lên ngay đồng bào và đất nước mình.
Chiến tranh đã là quá khứ, những người trai thư sinh, tay trắng mộng đầy bước vào cuộc chiến bảo vệ miền Nam. Để từ đó, máu đã đổ xuống những địa danh "tên vẫn chưa quen người dân thị thành"; những goá phụ thơ ngây, những vành khăn tang trên đầu trẻ em vô tội. Những đau thương ngút trời đó đều hiện hữu trong âm nhạc Trần Thiện Thanh, không khiếp nhược, thỏ đế  "anh trở về trên đôi nạng gỗ; anh trở về hòm gỗ cài hoa"... là nét đặc thù của âm nhạc Trần Thiện Thanh. Dòng nhạc không viết theo thể loại nhạc "dụ" như những nhạc nô bên kia giới tuyến, "đường ra trận mùa này đẹp lắm" Nhạc Trần Thiện Thanh đi vào lòng người trai vì sông núi phải lên đường, không than oán cuộc đời khi xếp bút nghiên theo việc đao binh, khoác áo trận để giữ gìn Tự do cho miền Nam trong tâm tư đi giữa chiến tranh nhưng lòng không hận thù, những người trai rời ghế nhà trường đi vào quân ngũ để cùng đồng đội sẻ chia những phiên gác đêm thâu nhớ về góc phố, con đường, khung trời thơ mộng cũ Nhạc Trần Thiện Thanh không đưa người lính đến những bi lụy đời thường hay hô hào chung dung "đi quân dịch là yêu nói giống".


Âm nhạc Trần Thiện Thanh trong sáng hơn với những người lính không chuyên bắn giết vì xuất thân học trò mơ mộng chưa nguôi trong cuộc chiến tương tàn, người thanh niên vừa thôi học đã khoác áo treillis, kề cận với hiểm nguy, giặc thù nhìn ngó cuộc chiến với cây súng trên vai người học trò vừa xa thành phố là nét độc đáo trong âm nhạc Trần Thiện Thanh. Hoàn toàn khác với những loại nhạc phản chiến cùng thời - không trực diện với sự xâm lăng của cộng quân, "Hát trên những xác người" nói lên được điều gì" Sự tàn nhẫn của chiến tranh không cần nghe nữa mà cần người đi chống giặc để chấm dứt chiến tranh. Và có chiến tranh thì có người nằm xuống- "những người lính không bao giờ chết" trong âm nhạc Trần Thiện Thanh sống mãi với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc từ ngàn đời. "Anh không chết đâu anh - người anh hùng mũ đỏ tên Đương" là hình tượng người lính trong âm nhạc Trần Thiện Thanh, những người bình thản nằm xuống cho người khác được sống hàng hà trong những ca khúc làm nức lòng người nhưng không hèn nhát, bi lụy... "Phút giao mùa; Giấc ngủ trên đồi xanh; Người ở lại Charlie; Trên đỉnh mùa đông; Rừng lá thấp; Người chết trở về"
Với hơn hai trăm nhạc phẩm để lại cho đời, Trần Thiện Thanh viết về người lính VNCH bằng cảm xúc chân thành, trân trọng, thấu hiểu và sẻ chia của một người lính-Trần Thiện Thanh. Nên âm nhạc của ông thực sự đi vào lòng người bằng rung cảm con tim của cả một thời đại. Những "Thư của lính; Màu mũ xanh; Người yêu của lính; Đồn vắng chiều xuân; Không bao giờ ngăn cách; Tuyết trắng" Là tiếng lòng của cả thế hệ thanh niên miền Nam đi giữ nước. Nhưng không vì thế mà nhạc Trần Thiện Thanh thiếu lãng mạn, tình cảm lứa đôi khi nghe những nhạc phẩm: Trên đỉnh mùa đông; Bảy ngày đợi mong; Khi người yêu tôi khóc; Lâu đài tình ái; Ai nói yêu em đêm nay; Một đời yêu em; Hoa trinh nữ; Từ đó em buồn đến nhạc phẩm bất hủ "Chiều trên phá Tam Giang" thì âm nhạc của Trần Thiện Thanh đã chuyên chở hết một thời kỳ lịch sử vào âm nhạc. Nhạc Trần Thiện Thanh gắn liền với nước mắt, nụ cười của một triệu quân nhân và đồng bào miền Nam.
Dòng nhạc của ông được trân trọng và gìn giữ là lẽ tự nhiên của người đời sau đối với người lính ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh nói riêng; đối với Quân Lực VNCH nói chung. Chương trình ca nhạc Asia 50 "Nhật Trường-Trần Thiện Thanh" ghi lại tình yêu-cuộc đời-và sự nghiệp của ông đã được đồng bào cả trong và ngoài nước đón nhận nồng nhiệt. Đặc biệt là những người lính miền Nam đã cùng Nhật Trường chia ngọt sẻ bùi trên bốn vùng chiến thuật của cuộc chiến xa xưa.
Trung tâm Asia với sự gắn bó thâm tình cùng người lính, đồng bào theo thời gian lưu vong, - một lần nữa thực hiện Asia 61 với chủ đề "Nhật Trường-Trần Thiện Thanh II" để vinh danh và tri ân người chiến sĩ - ca nhạc sĩ Trần Thiện Thanh trong mong đợi, hoan nghênh của đồng hương và đồng đội ông trong dịp kỷ niệm 34 năm tháng tư đen. Đại hội sẽ được tổ chức và trực tiếp thu hình ngày thứ bảy 28 tháng 02 năm 2009, tại LONG BEACH CONVENTION CENTER - 300 E. Ocean Boulevard - Long Beach, California 92802.
DVD thu hình sẽ phát hành vào dịp 30 tháng 04 năm nay (2009). Chân thành cảm ơn Trung tâm Asia đã một lòng với người lính cộng hoà, với cố ca nhạc sĩ Nhật Trường-Trần Thiện Thanh bằng hành động thiết thực để tưởng nhớ đến "người đi giữa chiến tranh". Kính chúc Trung tâm Asia thành công như ý. Và đồng hương một đêm hội ngộ với Nhật Trường nhiều ý nghĩa.
Trân trọng.
Phan
 *Mọi liên lạc xin gọi về: Asia Retail Store (714) 775 - 8264.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
BBC ái ngại loan tin: “Hôm 8/6, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã phát một video (‘Thông tin xuyên tạc ẩn tu của ông Thích Minh Tuệ’) có độ dài 3 phút 40 giây … Sau khi phóng sự được đăng tải trên các trang báo, cũng như các trang mạng xã hội, có không ít người nghi ngờ về độ chân thực của video”.
Hội nghị thượng đỉnh về hoà bình cho Ukraine tại Bürgenstock, Thụy Sĩ vào ngày 15 và 16 tháng 6 năm 2024 được coi là một thành công khiêm nhường cho Ukraine. 80 nước đã lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ cho chính nghĩa đấu tranh của Ukraine, nhưng tiếp tục phát huy thành quả này sẽ là không chắc chắn.
Cảnh người Mỹ tranh cãi và dọa dẫm kiện tụng liên quan đến “Thập giới” lại làm tôi nghĩ đến “Thập cửu giới” – tức “Mười chín điều đảng viên không được làm” trên đất Việt. Trên phương diện sử học thì “Thập giới”, hay “Mười điều răn”, chính là bộ luật hình sự đầu tiên của nhân loại. Theo Cựu ước thì bộ luật này được Thượng Đế ban cho Nhà tiên tri Moses trên đỉnh núi Sinai để thiết lập trật tự cho cộng đồng Do Thái. Cũng trên phương diện sử học thì Cựu ước chính là một “đại tự sự” – một “câu chuyện lớn” tương tự câu chuyện về Bốn ngàn năm văn hiến hay con Rồng cháu Tiên của chúng ta v.v.. – với ý hướng tạo một bản sắc chung để kết hợp các bộ lạc Do Thái lại với nhau.
Tôi quen Đinh Quang Anh Thái đã lâu, lâu tới cỡ không còn biết là mình đã gặp gỡ y vào cái thuở xa xưa nào nữa. Dù không mấy khi có dịp “giao lưu” (hay “tương tác”) nhưng tôi vẫn nghe thằng chả ra rả hàng ngày, về đủ thứ chuyện trên trời/biển – ròng rã suốt từ thế kỷ này, qua đến thế kỷ kia – và hoàn toàn chưa thấy có dấu hiệu gì là gã sẽ (hay sắp) tắt đài trong tương lai gần cả. Nghề của chàng mà. Tắt tiếng là (dám) treo niêu luôn, chớ đâu phải chuyện chơi. Chỉ có điều hơi bất ngờ là đương sự không chỉ nói nhiều mà viết cũng nhiều không kém. Hết xuất bản Ký 1, Ký 2, rồi tới Ký 3. Nay mai (không chừng) sẽ có Ký 4 và Ký 5 luôn nữa.
Đảng CSVN tiếp tục cãi chầy cãi cối về các quyền tự do tôn giáo, tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do lập hội và tự do biểu tình. Tất cả những quyền này đã được quy định trong Hiến pháp 2013, nhưng khi thi hành thì lại nại cớ “theo pháp luật quy định” với những điều kiện khe khắt để can thiệp thô bạo...
Việc tòa án New York sẽ công bố mức án của Donald Trump vào ngày 11 tháng 7 năm 2024 và kết quả của cuộc bầu cử tổng thống vào ngày 5 tháng 11 năm 2024 là hai diễn biến nội chính trọng đại của nước Mỹ, nhưng cũng sẽ là thách thức mới dành cho các nước khắp thế giới. Nhiều nước đang quan tâm, theo dõi và chuẩn bị tìm cách đối phó, trong đó có cả châu Âu.
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) có nhiều chứng bệnh nan y vì chúng là máu thịt của cán bộ, đảng viên. Chúng tồn tại và sinh sôi nẩy nở thường xuyên từ thời ông Hồ Chí Minh còn sống. Đứng đầu trong số này là chứng “chủ nghĩa cá nhân” đã đẻ ra tham nhũng, tiêu cực và “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Tôi may mắn được bằng hữu gửi cho cuốn băng ghi âm buổi nói chuyện (“Định Hướng Tương Lai Với Thế Hệ Tăng Sĩ Trẻ Ngày Nay”) của Thích Tuệ Sỹ, tại chùa Từ Hiếu. Khi đề cập đến sự “căng thẳng” giữa quý vị sư tăng bên Viện Hóa Đạo và nhà đương cuộc Hà Nội, về quyết định khai sinh ra Giáo Hội Phật Giáo Quốc Doanh – vào năm 1981 – Hòa Thượng có nhắc lại lời phát ngôn (rất độc đáo và thú vị) của một vị tướng lãnh trong của lực lượng công an
Nỗi buồn tận huyệt của những đầu óc cải cách lớn nhất của dân tộc cũng giống như nỗi lòng của người mẹ khi thấy đàn con ngày càng suy kiệt. Mà những thách thức họ từng đối phó cũng chính là chướng ngại của người mẹ vì sự nhỏ nhen, ghen tuông của những thứ “cha/dượng” nhỏ nhen, thậm chí chỉ đơn thuần là thứ tiểu nhân mơ làm cha, làm dượng.
Nhà báo thạo tin nội bộ đảng CSVN. Huy Đức (Trương Huy San, Osin Huy Đức) và Luật sư Trần Đình Triển, chuyên bênh vực Dân oan bị bắt tạm giam, theo tin chính thức của nhà nước CSVN ngày 07/06/2024...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.