Hôm nay,  

Tacoma: Đại Hội Văn Hóa Châu Á-thái Bình Dương Năm Mới

18/02/200900:00:00(Xem: 5181)

TACOMA: Đại hội VĂN HÓA CHÂu á-THÁI BÌNH DƯƠNG NĂM MỚI
Cung Nam Thương
Hình 1:

Đoàn nghệ sĩ Tonga trình bày hợp ca trên sân khấu Tacoma Dome. (Photo: Quốc Hùng-VBMN)

 

Hình 2:

Vũ Đoàn Hoa Hướng Dương đang biểu diễn vũ khúc "Cánh Bướm Vờn Xuân" tại Đại Hội Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương, Tacoma Dome hôm 7/2/2009. (Photo: Quốc Hùng-VBMN)
TACOMA, Wash. - Đại Hội Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương tiểu bang Washington Mừng Năm Mới kỳ thứ 11 đã diễn ra trong bầu không khí tưng bừng nhộn nhịp vào ngày Thứ bảy, 7/2/2009, tại Tacoma Dome, ngôi nhà mái vòm gỗ vĩ đại với sức chứa hàng chục ngàn khán giả với các chương trình trình diễn văn hóa, nghệ thuật, thểâ thao, và cũng là địa điểm quen thuộc của các trường trung học đệ nhị cấp làm lễ ra trường cho các học sinh tốt nghiệp lớp 12.
Đại hội là sự kiện văn hóa nổi bật vào đầu năm dương lịch do Trung Tâm Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương (Asia Pacific Cultural Center-APCC) tiểu bang Washington tổ chức hằng năm. APCC là một tổ chức bất vụ lợi (NPO) được thành lập trong tháng 11 năm 1996 do tầm nhìn xa của một nhóm nhỏ công dân Mỹ gốc Á và các Hải Đảo Thái Bình Dương thuộc ba thế hệ kế thừa. Nhiệm vụ chính của tổ chức này là tổ chức các lễ hội và làm tăng thêm sự hiểu biết về văn hóa của các quốc gia Châu Á và các quốc gia hải đảo Thái Bình Dương.
Trung Tâm Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương đại diện cho 47 quốc gia và các nhóm thuộc Châu Á và các quốc gia hải đảo trong vành đai Thái Bình Dương; xếp theo mẫu tự ABC gồm có Australia, Bangladesh…, Cambodia, China, Guam, Hawaii, Hong Kong, Hmong, India…, Korea, Laos, Macao, Malaysia, Maldives…, New Zealand…, Philippines, Polynesian, Saipan, Samoa, Solomon Island, Tahiti, Taiwan, Thailand, Tibet, Timor, Vanuatu và Việt Nam.
Đại Hội Văn Hóa năm nay được sự bảo trợ của các cơ quan, tổ chức công quyền như Pierce County Arts Commission, Tacoma Arts Commission, Washington State Arts Commission, Tacoma Public utilities, Port of Tacoma, Columbia Bank với sư tham gia của các cộng đồng Ấn Độ, Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn, Việt Nam, Đài Loan, Cambodia, Hawaii, Tonga, và các đoàn vũ nhạc của Fawcett Elementary Choir, Kabuki Academy, TCC International Students, Roosevelt Dancers, Vietnamese Dance (Sunflowers Dance Troupe)…
Như các năm trước, hàng ngàn lượt khán giả bản xứ, các sắc dân bạn và gia đình con cái đã từ khắp nơi đổ dồn về Tacoma Dome để vui chơi, giải trí, thưởng ngoạn các chương trình ca vũ nhạc, võ thuật, kiếm đạo, nghe kể chuyện về đất nước, con người của các quốc gia hội viên, đi thăm các gian hàng triển lãm, nhận quà kỷ niệm, tham gia các bộ môn hội họa, làm lồng đèn, viết chữ và thưởng thức các món ăn tiêu biểu của các sắc dân bạn cùng với thực phẩm fast food Hoa Kỳ.
Từ sáng sớm, khách thưởng ngoạn đã bắt đầu vô cửa chánh để bắt đầu tham dự lễ hội. Quý bà trong BTC niềm nở tiếp đón, trao tập chương trình để khách theo dõi và nếu  có nhã ý, khách sẽ bỏ $0.50 cents, $ 1.00 vô thùng "Donation" giúp Ban Tổ Chức, rồi khách thăm các gian hàng của các tổ chức NPO như Barangay Community Services, YWCA Pierce County, Trung Vuong Vietnamese's Association, University of Washington Seattle University…ngay hành lang dẫn vô hội trường. Trong hội trường san sát các gian hàng của các đơn vị bảo trợ, các tổ chức tôn giáo, văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, y tế, thương mại, xã hội, cây cảnh.
Trước tiên, khách ghé qua gian hàng của các tổ chức NPO, các đơn vị bảo trợ, nhận quà kỷ niệm áo thung, bút máy, túi xách v.v…Các trẻ em rất thích trò chơi quay số trúng thưởng là các cây kẹo, áo thung, tiền chơi 50 cents, $1 tuỳ hỷ, nhưng không bỏ tiền cũng không sao. Người lớn có thể lấy một vào chiếc áo thung tự do mà không gặp một ánh mắt tia nhìn nào tỏ vẻ ngạc nhiên khó chịu, trái lại còn đón nhận những nụ cười vui vẻ thân thiện. Và đây đích thực là những nét đẹp văn hóa đáng trân trọng và đáng học hỏi.
Khách ưa thích nữ trang, thổ sản của các hải đảo Thái Bình Dương hãy ghé các gian hàng Island Legacy Hawaiian Jewelry, Pacific Island Creations, BMA Hawaiian Jewelry, sản phẩm dệt Blankets & Jewels by Phillis; nếu thích cây cảnh hãy ghé Weyerhauser Bonsai Gardens để thấy những cây tùng, bách xanh tươi trong các chậu cảnh; khách cũng nên ghé thăm gian hàng của hội châm cứu Accupuncture Assoc., hay ghe thăm gian hàng của Tacoma Pierce County Health Department để đo áp huyết Tại khu vực sáng tạo nghệ thuật, vẽ tranh, làm lồng đèn…khách Hoa Kỳ rất chuộng bàn viết của một phụ nữ Đại Hàn, với một cây viết lông loại viết chữ nho, mực xạ mài, khách viết tên mình vô một miếng giấy, người nghệ sĩ sẽ viết tên bằng chữ Đại Hàn chuyển dịch từ tiếng Mỹ; để trả công, khách tùy hỷ bỏ tiền vô hộp "Donation". Nét chữ không điêu luyện bay bướm như các nghệ sĩ viết thư pháp Trung Hoa, Nhật Bổn, Việt Nam, nhưng cũng đủ tạo nên sự thích thú cho khách và gia đình đem về nhà làm kỷ niệm.
9 giờ sáng, Emcee Alex Pancho điều khiển buổi lễ, đồng thời các hoạt động trình diễn diễn ra hai nơi: một là Sân Khấu Chính-Main Stage và nơi kia là Phòng Thuyết Trình-Cultural Room.
Tại Cultural Room, khách thưởng thức một chương trình kéo dài từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, dày đặc về văn hóa, văn học nghệ thuật, khởi đầu với sự trình bày cách làm thơ Haiku, một thể thơ đặc thù không nhịp điệu của Nhật Bản với 3 dòng gồm 17 âm tiết (syllable). Dòng đầu 5 âm tiết, thứ hai 7 và thứ ba 5, thường diễn tả về thiên nhiên như phong cảnh bốn mùa xuân, hạ, thu ,đông; những sự việc tự nhiên; những hoạt động hồn nhiên, đơn giản, mộc mạc và nỗi cô đơn, hiu quạnh. Tiếp theo là kể chuyện Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Hoa, Loleto Tu'ivai; trình diễn vũ điệu Ấn (Indian), nhạc Nhật Bản Hoa Anh Đào Nở, âm nhạc thổ dân Tonga, kiếm đạo Nhật Bản lại do các kiếm sĩ Hoa kỳ trong võ phục Võ Sĩ Đạo biểu diễn…


Trở lại Main Stage, khách thưởng thức cũng từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều nhiều tiết  mục ca vũ nhạc, thể dục dưỡng sinh. Mở đầu là màn biểu diễn Tai Chi, rồi đến ban hợp ca của Fawcett Elementary Choir, vũ điệu Hula của các vũ công Hawaii, vũ điệu của các vũ công thổ dân Đài loan, nhạc vũ kịch của Kabuki Academy Nhật Bản, và vũ điệu của các thiếu nữ thuộc Hội Văn Hóa Đại Hàn, tất cả các nữ nghệ sĩ nhật Bản, Đại Hàn đều mặc y phục truyền thống kimono, tóc bới cao, lược giắt với trâm cài, thướt tha, duyên dáng.
12 giờ 20, tiết mục chính của Đại Hội Văn Hóa năm nay là giới thiệu về văn hóa, con người vàđất nước Tonga.
Tonga là một vương quốc quần đảo nằm ở phía Nam Thái Bình Dương, trực chỉ hướng nam đảo Samoa, bắc của New Zealand và đông của Vanuanu; bao gồm 176 đảo, trong đó có 36 đảo có người ở, chia ra làm ba nhóm chính -Vava'u, Ha'apai, và Tongatapu, và trải dài từ bắc xuống nam 500 dậm (800 kilometer). Đảo lớn nhấn là Tongatapu, có thủ đô Nuku'alofa. Dân số 101.991 người, 2/3 dân số cư ngụ ở thủ đô. Là vương quốc có vua theo thể chế cha truyền con nối, nhưng Tonga có ba ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đứng đầu nội các là Thủ Tướng. Kinh tế dựa vào nông nghiệp, cây trái, trang trại chăn nuôi heo, gà. Ngôn ngữ chính là tiếng Tonga cùng với tiếng Anh.
Có nhiều công dân Tonga định cư tại Australia, New Zealand và Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm việc làm và thăng tiến đời sống. Cư dân Tonga tập trung đông đúc ở Seattle, Washnigton; Portland, Oregon; Anchorage, Alaska; California, Texas Dù sống ở đâu, người dân Tonga vẫn dính chặt với thân tộc ở quê hương và một phần quan trọng lợi tức của họ được chuyển vể cho thân nhân là những người ở lại, không muốn rời xa đảo quốc.
Phần trình diễn của cộng đồng Tonga kéo dài từ 12 giờ 20 đến 1 giờ 30 trưa. Mở màn là lễ chào cờ với tất cả nghệ sĩ đứng tràn ngập sân khấu. Quốc kỳ Tonga hơn 3/4 màu đỏ, chiếm gần 1/4 về góc trái là một hình vuông màu trắng, trong đó có hình chữ thập màu đỏ.
Mở đầu, Giáo Sĩ Teukolisi Kongaica dâng lời cầu nguyện. Sau lời phát biểu của một thành viên trong đoàn là phần trình diễn tưng bừng náo nhiệt ca vũ nhạc của các nghệ sĩ Tonga trong y phục áo sơ mi màu trắng, màu xanh, váy trắng chấm chân, bên ngoài quấn các giải tua rực rỡ màu sắc. Từ các vũ điệu trình diễn solo đến các vũ điệu toàn đoàn; từ các điệu vũ do các nam, nữ nghệ sĩ trình diễn đến các vũ điệu chỉ do các thiếu nữ trình diễn trong tiếng nhạc, tiếng trống nhộn nhịp rất sôi động đẹp mắt gây thích thú cho khán giả. Cũng như các sắc dân Hawaiian và Samoan, người Tonga to lớn, đẫy đà, nhân dáng mạnh khỏe, ăn vận y phục diêm dúa, sặc sỡ.
Tiếp theo là tiết mục trình diễn ca vũ nhạc Hala Hula của đoàn Hawaii. Trái với đoàn Tonga, đoàn Hawaii trong xiêm y ngắn muôn thuở cũng tràn ngập màu sắc, hoa lá của vùng hải đảo thần tiên Hạ Uy Di, cống hiến những điệu múa nổi tiếng của hải đảo cho khách thưởng thức, lồng trong tiếng nhạc như sóng vỗ rì rào là tiếng tù và bằng vỏ ốc rúc lên tu tu âm hưởng vang rền trong không gian đại hội.
Lúc 2 giờ 30, các bà các cô trong Hội Phụ Nữ Trưng Vương Tacoma do bà Lisa Tuyết Trần, Hội Thrrưởng hướng dẫn lên sân khấu chào quan khách trong y phục quần áo dài với khăn hoàng hậu trên đầu.
Đoàn vũ Hoa Hướng Dương thuộc Hội Phụ Nữ Trưng Vương Tacoma đóng góp một tiết mục vũ nhạc "Cánh Bướm Vờn Xuân". Trong y phục áo dài truyền thống và các cây quạt cầm tay đủ màu sắc, các thiếu nữ trong đoàn đã trình diễn một vũ khúc thật yểu điệu, nhịp nhàng; khi tách ra như những cánh bướm bay lượn trong mùa xuân; khi chụm lại, san sát liền nhau như một vòng tròn gấm hoa vô cùng đẹp mắt.
Kế tiếp là phần trình diễn của hội sinh viên quốc tế Tacoma Community College, rồi đến các vũ khúc Korean Mask của nghệ sĩ Soo Kim; Roosevelt Dancers và sau chót là vũ điệu dân gian cổ truyền của Cambodia do nghệ sĩ Rady Oum biểu diễn.
Tất cả các đoàn nghệ sĩ của các sắc tộc đều nhận được sự tán thưởng nồng nhiêt của khán giả.
Tại cả hai địa điểm Cultural Room và Main Stage, đều có đầy đủ ghế ngồi, đặc biệt, tại Main Stage, BTC còn sắp đặt nhiều dãy bàn tròn và ghế ngồi để khán giả vừa giải trí vừa thưởng thức các món ăn của Guam Club of WA, Chinese Christian Church, Lumpia World, LLC, Delicious Asia, Naputi Catering và APCC. Từ món bánh bao của người Trung Hoa đến mì xào gà, từ cơm thịt nướng đến các tô mì ăn liền và món sushi của người Nhật đều được khách chiếu cố tận tình. Chỉ tiếc là năm nay thiếu vắng gian hàng thực phẩm chay của Việt Nam, và đồng hương Việt Nam cũng không có mấy ai đến vui chơi. Có lẽ nguyên do là BTC đã không quảng cáo đại hội trên báo chí Việt ngữ nên bà con đồng hương không hay biết.
Đại Hội Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương hằng năm là địa điểm lý tưởng để bà con đồng hương đưa gia đình con cháu đến học hỏi, thưởng ngoạn, giải trí, gia tăng sự hiểu biết về các nền văn hóa khác nhau và xây dựng tình thân hữu với các sắc dân bạn để cùng sống và thăng tiến trong quốc gia đa văn hóa Hoa Kỳ.
Đại Hội Văn Hóa Châu Á-Thái Bình Dương năm mới bế mạc vào lúc 5 giờ chiều cùng ngày.
Tacoma, 8/2/2009

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
Ít lâu nay, vấn đề “bảo vệ an ninh quốc gia” được nói nhiều ở Việt Nam, nhưng có phải vì tổ quốc lâm nguy, hay đảng muốn được bảo vệ để tồn tại?
Xuất hiện gần đây trong chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump, ứng cử viên đảng Cộng hòa, đã lên tiếng đe dọa là sẽ không bảo vệ cho các đồng minh thuộc khối NATO trong trường hợp bị Nga tấn công. Ý kiến này đã dấy lên một cuộc tranh luận sôi nổi tại châu Âu, vì có liên quan đến việc răn đe Nga và ba kịch bản chính được đề cập đến khi Donald Trump trở lại Nhà Trắng vào năm 2025 là liệu Liên Âu có nên trang bị vũ khí hạt nhân chăng, Pháp có thể tích cực tham gia không và Đức nên có tác động nào.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.