Hôm nay,  

“bài Học Nặng Ký”: 10 Vấn Nạn Cho Quê Hương (iii)

11/02/200900:00:00(Xem: 5151)

"Bài học nặng ký": 10 Vấn Nạn Cho Quê Hương (III)
VN: THAM NHŨNG 6 TỶ ĐÔ/ NĂM
Bài của Anderson Thai Quang

Khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm. Nhiều bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars tại Mỹ và Pháp được các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Đó là ghi nhận trong loạt bài này. Tác giả là một trí thức Việt kiều Mỹ  từng  mang bạc triệu về Việt Nam đầu tư và... chào thua. Việt Báo trân trọng giới thiệu những "bài học nặng ký"ù mà nhà triệu phú 39 tuổi đã "mua được với giá rẻ."

3. THAM NHŨNG
(Quyền hành tuyệt đối thì nhũng lạm tuyệt đối)

Tham nhũng phải được đánh giá theo cường độ vì quốc gia nào, xã hội nào cũng có tham nhũng. Đặc tính lớn nhứt của con người là lòng tham lam, những gì có thể chiếm hữu được đều là miếng mồi ngon. Nhưng dưới một chế độ thực sự dân chủ tự do, cái giá phải trả cho sự tham nhũng khá cao, nên lòng tham lam phải bị đè nén. Ngoài cánh tay của pháp luật, các quan chức muốn tham nhũng phải lo sợ đến sự cáo giác của báo chí, của người dân, của hàng xóm và của cả những người bị ăn hối lộ.
Xã hội Việt không có những kiềm chế này. Khi tham nhũng liên quan đến những viên chức cấp cao nhứt của chánh phủ thì cái lo sợ khi tham nhũng chỉ là sự phân chia cho đồng đều các bổng lộc đến khắp nơi để tránh những ghen tị gây đổ vỡ. Không ai có thể chối cãi mức trầm trọng của căn bệnh tham nhũng ở Việt Nam, từ một anh cảnh sát đứng đường ngang nhiên bỏ túi tiền phạt vi phạm xe cộ, đến vụ ăn chặn hàng triệu đô la tiền cứu trợ của các quỹ nhân đạo quốc tế. Một vài trường hợp bị khui ra để làm dê tế thần (phần lớn các viên chức tham nhũng được cấp học bổng ra nước ngoài); nhưng cốt rễ của tham nhũng trong chế độ Cộng Sản (kể cả Trung Quốc, Cuba, Bắc Triều Tiên, Liên Bang Xô Viết cũ) đã trở thành một truyền thống lịch sử.

Một vài nghiên cứu cho thấy mức độ tham nhũng ở Việt Nam (đứng hàng thứ 104 trong 142 quốc gia tính theo cường độ tham nhũng) lên đến khoảng 8% của GDP (tổng sản lượng quốc gia). Theo ước tính này, số tiền tham nhũng là 6 tỷ US dollars, tính ra trung bình khoảng 3 ngàn US dollars mỗi năm cho mọi viên chức chánh phủ và quân đội. Đây là một số tiền không nhỏ vì thu nhập của mỗi người dân chỉ vào khoảng 1 ngàn US dollars. Thêm vào đó, những số tiền này chỉ giúp tăng trưởng kinh tế khoảng 50%, vì có một nghiên cứu cho thấy khoảng 3 tỷ dollars được chuyển dấu ra nước ngoài mỗi năm.
Những con số trên chỉ nói lên khía cạnh kinh tế. Aûnh hưởng của tham nhũng sâu đậm hơn, nếu nói về niềm tin của những doanh nhân bị nhỏ dần về một sân chơi công bằng, về sự hiểu biết rằng cố gắng cá nhân của họ đã bị bòn rút ăn cắp trắng trợn. Niềm tin vào sự minh bạch cũng là điều kiện tối cần thiết cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quỹ từ thiện trên thế giới.
4. BẤT CÔNG XÃ HỘI


Như đã nói, lý thuyết cốt lõi của chủ nghĩa xã hội (Cộng sản) là sự tái phân chia tài sản để san bằng mọi bất công, mọi khoảng cách giữa tấng lớp nghèo giàu. Các nhà kinh tế học có dùng một hệ số gọi là "Gini" để đo lường sự khác biệt về thu nhập của lớp người giàu và người nghèo trong xã hội. Một thực tế phũ phàng mà người Cộng Sản  luôn luôn che đậy là hệ số Gini của Trung Quốc và Việt Nam cao hơn của chế độ tư bản số một của thế giới là Mỹ Quốc (46.9 và 43.2 so với 40.8). Hệ số này nói rõ là sự bất công xã hội ở Việt Nam sau 60 năm thực hiện chế độ xã hội chủ nghĩa còn cao hơn các "chế độ tư bản bóc lột công nhân" của các bạn láng giềng như Indonesia (34.3), Thái Lan (40.2) hay Singapore (41.7). Hệ số này thực sự còn cao hơn nhiều nếu người ta cộng vào số tài sản chìm, không dám khai báo của số tiền tham nhũng của các quan chức Trung Quốc và Việt Nam (ước tính khoảng 8% tổng sản lượng quốc gia).
Thực ra, khi người dân nhìn vào các biểu tượng của xã hội thì không ai cần đến những con số này. Trong một xứ sở mà người dân trung bình chỉ thu nhập có 1 ngàn US dollars mỗi năm mỗi đầu người, một chương trình thi hoa hậu hoàn vũ tại Nha Trang năm 2008 với giá vé vào cửa từ 4 trăm đến 1 ngàn dollars đã không còn chỗ trống (chưa nói đến tiền máy bay từ Hà Nội hay Saigon và chưa nói đến tiền phòng khách sạn hay các bữa ăn khác). Đã có các đại gia bắt chước tư bản Mỹ sắm máy bay riêng (giá là 60 triệu US dollars mỗi chiếc) hay những chiếc xe hơi sang trọng nhứt (giá trên 1 triệu dollars cả thuế). Các Việt Kiều tại Mỹ và Pháp đã "khâm phục" khi đọc về những bài báo địa phương nói về những bất động sản sang trọng giá trên 5 triệu dollars do các du học sinh Việt Nam mua và trả bằng tiền mặt. Các sòng bài ở Las Vegas và Macau có những nhân viên cấp cao chỉ dành để phục vụ các khách VIP người Việt, nổi danh vì những canh bạc thua lỗ đến cả triệu dollars trong một đêm.
Các sở thuế ở Aâu Mỹ luôn luôn theo dõi những đại gia xài tiền như nước của quốc gia họ để bảo đảm là mọi số tiền đã được thu nhập minh bạch và hợp pháp. Các đại gia Việt Nam thì may mắn hơn: sở thuế của quốc gia nằm trong sự kiểm soát của Đảng và các quan chức đàn em. Báo chí thì im thin thít trước mọi trái tai gai mắt. Họ có thể tiêu xài không cần phải suy nghĩ hay lo lắng. Trong khi đó, 70% dân số là những nông phu, không hề hay biết những diễn biến của tình hình chánh trị hay xã hội trên thế giới. Phần còn lại là các công nhân nghèo nơi thành phố, quá mệt mỏi với công việc nặng nhọc để suy nghĩ nhiều về tiềm năng thay đổi. Thiểu số trí thức (chắc chắn là dưới 3%) không đủ can đảm để trưng bày bộc lộ sự thật dưới sự đe doạ thường trực của bộ máy công an. Bất công này sẽ còn kéo dài và kinh tế đất nước không thể triển khai theo tiến bộ toàn cầu. Hậu quả sau cùng là Việt Nam sẽ phải tiếp tục chấp nhận sự tụt hậu trong vài thế hệ tới.
Cũng oái ăm là trong định hướng "xã hội chủ nghĩa" này, người ta gần như không thấy những cơ quan từ thiện của tư nhân Việt. Trong khi đó, những cơ quan từ thiện từ nước ngoài lại bị nạn tham nhũng và hệ thốâng hành chánh ảnh hưởng nặng nề, nên họ cũng không đắc lực lắm trong việc cứu trợ; như đang làm với Kam Pu Chia hay Lào.
Kỳ tới: Giáo dục và môi trường
Anderson Thai Quang

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vấn đề chính danh được đặt ra nhân bài trao đổi ý kiến giữa một cơ quan truyền thông của Chính Phủ Hoa Kỳ là Đài Á Châu Tự Do
Trong các ngày 24 và 25 tháng 8 năm 2007, đài Tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân, cơ quan ngôn luận của đảng CSVN
Bài phát biểu sau đây của Giáo sư Nhật Bản Teruo Tonooka được ông trình bày trong Đêm Hội Ngộ tại Nhà hàng Emeral Bay Seafood
Có người hay "ví von" rằng Cộng Đồng người Việt hải ngoại nói chung, ở Quận Cam nói riêng, giống như những con cua bị nhốt chung trong một cái giỏ
Trong các loại hàng tiêu thụ, thì chỉ số tăng giá đã lên cao nhất cho lương thực, thực phẩm và dịch vụ ăn uống, là mặt hàng cần yếu cho đa số người dân
Hồi đó tôi chưa đủ 50 kí lô, lại hay bị xây xẩm bất ngờ, trong khi thấy các sư huynh, sư muội quật nhau rầm rầm, nên hơi hoảng.
Vào ngày 11 tháng 1 năm 2007, Việt Nam chính thức gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới tức World Trade Organization (WTO).
Từ xưa cho tới nay, đại đa số dân "sồn sồn" đều thích xem phim chưởng với những kiếm sĩ, võ sĩ Trung Hoa bay lượn như chim
Ngày 17/3/2003 tổng thống Bush ra lệnh tấn công lật đổ Saddam Hussein. Chiến trường Iraq chưa êm tiếng súng các nhà quan sát Tây phương
Mỗi khi ta nghĩ sai, ta sẽ nói sai và làm sai. Cái sai đây không phải là phải quấy theo lý lẽ, mà cái sai đây là sai người, sai chỗ, sai thời gian và không gian.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.