Hôm nay,  

'ai Về Chiêm Quốc Hộ Huyền Trân?'

03/01/200900:00:00(Xem: 4809)
'Ai về Chiêm quốc hộ Huyền Trân"'                                                                               
Trần thị Vĩnh Tường
(Giới thiệu bài "Ai Về Chiêm Quốc Hộ Huyền Trân"
Trong ngày kỷ niệm 20 thành lập Hội IOC-Champa vào Thứ Bảy, ngày 27 tháng 12 năm 2008, Bác Sĩ Nguyễn Hy Vọng khẳng định: "Trong ngôn ngữ Việt Nam có khoảng 20-25% là tiếng Chăm".  Phải chăng cái câu nói, "Không có người nào ở miền Trung mà lại không có máu mủ của dân tộc Champa" phản ánh sự thật này"
Bài viết "Ai Về Chiêm Quốc Hộ Huyền Trân"" cũng đã tách rời việc nhỏ khỏi những việc lớn, lau bớt làn bụi thời gian phủ mờ một sự thật, đó là "Trong Chăm có Việt và trong Việt có Chăm".  Nếu chiến tranh thường là quyết định của giới lãnh đạo trong giai đoạn ngắn, thì đóng góp của dân chúng mới làm nên lịch sử dài lâu.
Bài "Ai về Chiêm Quốc Hộ Huyền Trân"" là một đóng góp khiêm nhường trong hành trình hàn gắn những oái oăm trong lịch sử. Dù quá khứ có đau thương đến thế nào, hai dân tộc Việt-Chăm cũng đã san sẻ thời gian và không gian trên cùng một mảnh đất, đã có nhau trong máu huyết và cả trong niềm hy vọng về tương lai.
Đầu năm, chúng tôi cũng cầu mong được như vậy,
Từ công Nhượng Tổng Thư Ký
Hội IOC-Champa (www.champaka.org))
*
Salam!
Hôm nay là ngày kỷ niệm 20 năm thành lập Văn Phòng Quốc Tế Champa (International Office of Champa),  hãy cùng nhau hé mở cánh cửa bí mật vào một nền văn hoá rực rỡ, tưởng là bị lãng quên, đó là văn hoá Champa, mà ngưòi Việt quen gọi là Chiêm thành hay Chàm, Hời hay Lồi.
 Hoa champaka màu trắng, vừa giống ngọc lan vùa giống hoa sứ. Trong một chuyến đi cruise đầu năm 2008, tôi mang theo tập san Champaka, bìa có in một bông hoa sứ. Một nhân viên người Bali mượn đọc và cho hay hoa champaka cũng là hoa của đảo Bali, thuộc Indonesia.  Anh cũng đọc và hiểu một số những chữ Chàm in trong sách. Từ đó thủy thủ đoàn nguời Indonesian và tôi chào nhau theo kiểu Bali và Chàm, cũng giống người Việt xá nhau khi vào chùa,  hai tay chắp truớc ngực, đầu hơi cúi. Bông hoa và tay chắp, như dấu hiệu văn hoá xuyên quốc gia, bỗng dưng mang lại niềm vui dịu dàng suốt cuộc hải hành dù giữa một biển ngưòi xa lạ.
Hương thơm của nền văn minh rực rỡ của vương quốc Champa, xứ sở của trầm hương, đã được nhiều nhà sử học và khảo cổ học nghiên cứu. Tuy nhiên, sức tàn phá cuả thiên nhiên và con người thô bạo hơn, đến nỗi một thi sĩ người Việt là Phan Ngọc Hoan, yêu Champa đến lấy bút hiệu Chế Lan Viên, đã ai oán kêu lên :
Chắc có lẽ linh hồn ta lay động
Khi vội vàng trở lại nước non Chiêm
Chiến tranh liên tục giữa hai nước láng giềng Chàm-Việt xảy ra hàng ngàn năm đã tàn phá cả hai dân tộc. Chỉ nhắc loáng thoáng đôi điều nơi Đại Việt Sử Ký Toàn Thư:
Đời Lê, năm 982, "…vua Lê Đại Hành chém Vua Chiêm là Phế Mị Thuế tại trận, bắt sống quân giặc không biết bao nhiêu mà kể, bắt được kỹ nữ trong cung trăm ngừoi và một thầy tăng người Thiên Trúc, lấy các đồ quí mang về, thu được vàng bạc của báu kể hàng vạn, san phẳng thành trì, phá huỷ tôn miếu, vừa một năm thì trở về Kinh sư."
Đời Lý, năm 1044, vua Lý Thái Tôn mang quân đi đánh Chiêm Thành, "…Quách Gia chém đầu vua Chiêm là Sạ Đẩu. Bắt sống hơn 5,000 nguời, còn thì bị quan quân giết chết, máu đầy gươm giáo, xác chất đầy đồng. Vua lấy làm thương xót mới hạ lệnh rằnng "Kẻ nào giết bậy ngưòi Chiêm thành thì sẽ giết không tha…"
Năm 1069, "Vua Lí Thánh Tông bắt vua nước ấy là Chế Củ và dân chúng 5 vạn nguời….
Về phía Đại Việt, ngoài những lần quân Chàm quấy đảo nơi biên giới, kinh thành Thăng Long cũng ba lần bị thớt voi Chàm dẫm nát vào những năm 1370, 1377 và 1382 do việc vua Chế Bồng Nga đòi lại hai châu Ô- Lý.
Sử sách cũng nhắc đến những khoảng thời gian hòa bình, khi liên minh Chàm-Việt dựa lưng vào nhau chống quân Nguyên. Mối giao hảo đẹp đẽ tới nỗi Thuợng Hoàng Trần Nhân Tôn, lúc đó là thiền sư, sang viếng thăm nước Chăm suốt 9 tháng. Chuyến đi này cũng khởi đầu cho cuộc nhân duyên giữa vua Chế Mân 43 tuổi và công chúa Huyền Trân 19 tuổi.
Nhắc lại lịch sử làm gì" Không ngoài mục đích nhắc nhở nhau, rằng không có qúa khứ, sẽ không có hiện tại.  Không thể thay đổi lịch sử, thì hãy cùng nhau ghi nhận, học tập những chinh chiến can qua, để thấy bài học lịch sử gồm cả khiếm khuyết của các lãnh đạo, và sự bất toàn nơi chính-sự các quốc gia,
Những giọt lệ nặng chĩu dài trên má của ông Từ Công Thu - anh cả của nhạc sĩ Từ Công Phụng - ngưòi sáng lập Văn Phòng Quốc Tế Champa, khiến bài phát biểu của ông bị ngưng lại nhiều lần, cho thấy nỗi khắc khoải khôn nguôi về một vết thương còn tươi máu. Giấc mơ phục hồi vưong quốc Champa hoàn toàn bị vua Minh Mạng dập tắt năm 1832 khi lãnh thổ cuối cùng của Champa bị đổi tên thành Bình Thuận. Lãnh thổ mất, nhưng Champa không mất, bởi vì trong Chàm có Việt, trong Việt có Chàm. Chăm-Việt đã bất khả phân ly từ hàng ngàn năm truớc.
Thế kỷ 10 và 11, dân số Đại Việt ở đồng bằng sông Hồng từ 2 triệu đến 2.600.000, thì con số tù binh 50,000 chiếm tỷ lệ khá lớn.  Đám tù binh này bị an trí ở nhiều nơi mà dấu tích còn ghi đến ngày nay:         
Phía Tây Thăng Long, 2 làng Yên Sở, Đắc Sở thuộc tỉnh Hưng Yên, có đền Lý Phục Man, chung quanh có trồng rất nhiều dừa, một sản phẩm hiếm hoi của đất Bắc. Có thể tù binh của bộ tộc Dừa của nước Chăm đã trồng những hàng dừa trên để nhớ đến cố huơng. Tạ Chí Đại Trường dẫn Trần Quốc Vuợng, cho biết ngay tại Yên Sở tới bây giờ, vẫn thấy "dấu vết một nơi an tháp tù binh Chàm, vẫn nói tiếng với ngữ điệu khó nghe nhận".
Trong số 50.000 tù binh có 100 mỹ nữ, vũ nữ hoàng gia Chàm.  Hưng Yên nổi tiếng với hát chèo, hát ả đào, có thể xuất phát từ các cung nữ Chàm. Nhóm tù binh nữ đã có kỹ thuật dệt vải riêng, nên có cả đền bà Chúa Dệt Lĩnh. Các ca nữ này cũng đã trao truyền lại những khúc hát Nam Ai Nam Binh vọng về quê hương hết sức bi thương.
Vương tử Trần Nhật Duật hay cưỡi voi đến thôn Da-da-li -Việt gọi trệch là thôn Bà Già- nơi tù binh Chàm sinh sống, chơi mấy ngày mới về.
Chùa Bà Đanh, hữu ngạn sông Đáy, thuộc thôn Đanh Xá, hay Đinh Xá, thuộc huyện Kim Bảng, cũng là một làng có nguồn gốc của tù binh Chăm.
Chùa Giạm, Bắc Ninh, nổi tiếng với cột đá cột đá cao chừng 5m, một khối hình trụ (đường kính 1m30) chồng lên một khối hộp (1m4 x 1m6) -  hai bộ phận sinh dục nam nữ - là biểu hiệu  cho sự trường tồn, một biệt sắc rất Chăm.
Tháp Bảo Thiên, nóc được lợp bằng đồng, cao 12 tầng, cũng là công trình của thợ Chàm. Khi quân nhà Minh xâm chiếm Đại Việt, đã gỡ lớp đồng để đúc khí giới. Chỉ mới cách đây vài tháng, tháp Bảo Thiên là đề tài tranh dành giũa hai giáo hội Ki-Tô giáo và Phật giáo trong nước. Rất ngộ, không thấy hai giáo hội - và đồng nghiệp - nhắc nhở, hay hỏi ý kiến sở hữu chủ thật sự của địa điểm lịch sử này, là dân tộc Việt Nam.

Vào đến miền Trung, sự pha trộn văn hóa Champa-Việt còn rõ ràng hơn: từ tục thờ cúng Cá Ông, đến việc thờ nữ thần Thiên Y A Na - bà mẹ vương quốc Chămpa - ngự ở đền Ngọc Trản, tức điện Hòn Chén, mà triều đình nhà Nguyễn sắc phong làm Thượng Đẳng Thần. Người Bắc di cư 1954, mang theo bà chúa Liễu Hạnh tá túc thờ chung ở đền này.
Theo Phan Khoan, cống phẩm của Champa cho Đại Việt năm 1659 gồm 2 con voi đực, 20 con bò sắc vàng, 6 cặp ngà voi, 10 sừng tê giác, 50 cân sáp vàng, 50 khăn luạ trắng, 200 bó vi cá, 200 cây gỗ mun, 1 cây cột buồm, 500 nón lá.
 "Nón lá che ngang mặt chữ điền"! Cả hai, nón lá và khuôn mặt chữ điền đều là tặng phẩm Champa. Người Việt nói "đội nón", người Chàm nói "đuô  non". Miền Bắc, phụ nữ chít khăn mỏ quạ, ngày hội mới đội nón quai thao. Ở miền Trung, nón lá phổ thông hơn. Chốn kinh đô Huế, nón lá hoá thân thành chiếc nón bài thơ. Tà áo dài Việt in hệt tà áo cổ truyền của Chăm, chỉ khác có sẻ tà.  Phụ nữ đồng bằng sông Hồng đa số có mặt tròn, hơi tèn tẹt, mắt hai mí lót hơi húp. Nguợc lại, phụ nữ miền Trung có trán cao hơi dô, mũi cao, mắt to sâu hình trái hạnh, gò má cao, quai hàm vuông, đôi nguời có tóc quăn, vì vậy có ca dao "Tóc quăn chải lược đồi mồi. Chải đứng chải ngồi tóc vẫn còn quăn". Khác biệt giữa phụ nữ Bắc và Trung không biết có phải do máu Chàm pha trộn" Cố Tổng thống Nguyễn văn Thiệu có nhận xét "Ở miền Trung, không ai là không có máu Chàm" không phải vô lý. Cộng cư và hoà huyết luôn đi đôi, ngay cả khi chưa có những "nhà nước" kẻ vạch biên giới hoặc những sử gia phải uốn bút viết sử theo nhu cầu của triều đại.
Mai Hắc Đế  (722) nổi dậy chống nhà Đường, quê ở Hà Tĩnh có cha là người Chăm, mẹ Việt.  
Năm 1499, vua Lê Hiến Tông xuống chiếu  "Từ nay trên từ thân vương, dưới đến trăm họ, nhất luật không ai được lấy đàn bà con gái nước Chiêm thành làm vợ cả hay vợ lẽ để cho phong tục được thuần hậu". "Từ nay nhân dân đạo Quảng Nam không được thuận tiện cướp bóc dân Man (ám chỉ dân Chiêm), mua bán nô tì riêng. Ai trái lệnh sẽ bị tội." - cho thấy việc hôn nhân với nguời Chàm rất phổ biến từ quan đến dân. Chiếu vua bỏ quên giới phụ nữ, không nói rõ họ đuợc lập gia đình với chồng Chăm" Đó là tình hình Thăng Long.
Kể từ 1588, Nguyễn Hoàng làm trấn thủ vùng Thuận Hoá và bắt đầu cuộc Nam tiến từ 1611. Những ngưòi đi theo Nguyễn Hoàng có họ hàng thuộc huyện Tống Sơn (Thanh Hoá) cùng quân lính vùng Thanh Nghệ. Di dân không thể mang theo gia đình, những cuộc hoà huyết vói dân bản địa Chàm chắc chắn đã ra khỏi luật vua. 
Vì vậy, tôi linh đình phản đối câu ca dao mà tác giả vô danh phát biểu dưới nhãn quan…thái thú Tô định.
"Tiếc thay cây quế giữa rừng
Để cho thằng Mán thằng Mường nó leo"
Ngưòi Chàm theo mẫu hệ, con gái phải dâng lễ vật đi cưới con trai. Đằng này, ông vua đa tình Chế Mân đã theo yêu cầu của thượng hoàng Trần Nhân Tôn thuận dâng hai châu Ô, Lý (Quảng Trị, Thừa Thiên) để cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1306, tháng sáu, công chúa Huyền Trân sang Chiêm.                              Năm 1307, tháng năm, vua Chế Mân băng. Tháng sáu, vua đựợc hoả táng. Tháng mười, Trần Khắc Chung tuân lệnh vua Trần Anh Tôn sang Chiêm, lập mưu đón công chúa Huyền Trân và thế tử Đa Da về Việt. Lúc này, đe doạ về một cuộc hoả táng đã không còn.
Theo sách sử và phong tục Chàm, lên giàn hoả là một điều tự nguyện chỉ chánh cung mới đuợc khẩn nài nếu muốn, và phải đuợc hội đồng hoàng gia duyệt xét. Hoàng hậu Tapasi - gốc người Java - đã đuợc đưa về nước sau ngày vua Chế Mân từ trần. Công chúa Huyền Trân không phải chánh cung, nên không được lên giàn hỏa chết theo đấng quân vương.
Triều Trần cướp công chúa về là bội hôn. Cướp ngưòi nhưng không trả đất là bội ước.  Điều ai oán, sau khi về tới Thăng Long, với sự cay độc của một triều đình ảnh hưởng Nho giáo, Huyền Trân đã vào chùa tu, khi mới ngoài 20 tuổi. Thế tử Đa Da mồ côi bé bỏng, không hề đuợc sử sách nhắc tới, dù chỉ một lần.
Cũng may, văn hiến nước Việt cũng vẫn còn, nên câu ca dao này không chính thức ghi trong sử Việt. Cũng không may, câu ca dao này vẫn được các văn sĩ thời nay trích dẫn tỉnh bơ - hệt như họ là hậu duệ của thái thú Tô Định hay quan toàn quyền Decoux -  Các quan thái thú/toàn quyền tân thời  này coi thuờng lịch sử, khinh rẻ tấm chân tình của vua Chế Mân, cũng coi rẻ cả bước chân ngàn dậm ra đi của công chúa Huyền Trân. Thử hỏi, không có miền Trung, làm gì có miền Nam" Một dải đồng bằng sông Hồng - mà vua Trần tả "bé bằng cái bàn tay, mà làm sao đặt ra lắm ban lắm bệ thế"-  làm sao chống trả nổi đe doạ triền miên từ phương Bắc" Suốt một ngàn năm, người Việt Giao Chỉ không tiến xa hơn đèo Ngang để đặt chân tới đất Nhật Nam. Chỉ 600 năm sau công chúa Huyền Trân, biên giới cực Nam của nước Việt đã như ngày nay.
Tổ tiên thế nào, chúng ta nhận chịu như thế ấy.  Nhưng không vì thế ngồi  hưởng sự buồn đau của dân tộc Champa. Hãy vọng về cố đô Mỹ Sơn, vọng về cố đô Thăng Long, tưởng nhớ đến mối u tình của vua Chế Mân và Công Chuá Huyền Trân, tưởng niệm triệu triệu sinh linh Việt-Chăm lót máu suốt giải giang sơn, và hiểu câu thơ của Nguyễn Bính khác với lối mòn lãng mạn,
Huyền Trân Huyên Trân Huyền Trân ơi
Mùa xuân mùa xuân mùa xuân rồi
Ngoài kia chín vạn bông tròi nở
Riêng có tình ta khép lại thôi.
Không việc gì phải khép lại! Ngay cả thảm kịch cũng thiêng liêng và ích lợi nếu nhận biết nỗi đau lịch sử không của riêng ai.  Trong nuớc, vừa mở hội thảo "Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn: Một hội thảo lịch sử". Chắc cũng đã đến lúc ngưòi Việt đủ tự tin và bình tâm mở nhiều hội thảo chính thức về sự đa nguồn gốc của Việt tộc, trong đó có Champa, một trong những cội nguồn của Việt tộc, cả DNA lẫn văn hoá. Chỉ sự lương thiện ấy mới có thể tạo được những rung cảm giống nhau về đất nứơc và con ngưòi, yếu tố cần thiết cho sự thống nhất và đoàn kết từ trong sâu thẳm.
Những học giả người Chàm, ngừơi Tây Phương nghiên cứu Champa đã đành, cũng không thiếu gì học giả người Việt để ngòi bút tự do vượt khỏi lũy tre xanh chật hẹp khi viết về nguồn cội Champa. Trong nước có Ngô Văn Doanh, ở Pháp có Lê Thành Khôi, ở Úc có Nguyên Nguyên, Nguyễn Đức Hiệp. Ở Cali có  Tạ Chí Đại Trưòng, Nguyễn Hy Vọng, Thu Tứ. Ở Texas có Nguyễn Cúc…  Mới hôm qua, đài VNCR giới thiệu về ngày sinh nhật của IOC trên làn sóng, cộng thêm sự có mặt của giới truyền thông và đông đảo ngưòi Việt trong buổi lễ kỷ niệm hôm nay, cho thấy dù kết quả ban đầu có khiêm nhường, cũng xin các anh em Champa ghi nhận những ân cần ấy, để trái tim đỡ bị rạn nứt; và lòng tin vào cuộc đời và giòng sinh mệnh Champa sẽ không bao giờ phai nhạt.
Salam, xin chào.
Trần Thị Vĩnh Tường, 12-27-2008, California (Bài phát biểu nhân sinh nhật hai mươi năm Văn Phòng Quốc Tế Champa)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cộng sản Việt Nam khoe có tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ và Thế giới nói “rất hạn chế”, tùy nơi và từng trường hợp. Tình trạng này đã giữ nguyên như thế trong những báo cáo trước đây của cả đôi bên. Nhưng tại sao Hoa Kỳ vẫn liệt Việt Nam vào danh sách phải “theo dõi đặc biệt”...
Đến giữa tháng 3 năm nay, hầu hết chúng ta đều thấy rõ, Donald Trump sẽ là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa và Joe Biden là ứng cử viên tổng thống của Democrat. Ngoại trừ vấn đề đột ngột về sức khỏe hoặc tử vong, có lẽ sẽ không có thay đổi ngôi vị của hai ứng cử viên này. Hai lão ông suýt soát tuổi đời, cả hai bộ não đang đà thối hóa, cả hai khả năng quyết định đều đáng nghi ngờ. Hoa Kỳ nổi tiếng là đất nước của những người trẻ, đang phải chọn lựa một trong hai lão ông làm người lãnh đạo, chẳng phải là điều thiếu phù hợp hay sao? Trong lẽ bình thường để bù đắp sức nặng của tuổi tác, con đường đua tranh vào Tòa Bạch Ốc, cần phải có hai vị ứng cử viên phó tổng thống trẻ tuổi, được đa số ủng hộ, vì cơ hội khá lớn phải thay thế tổng thống trong nhiệm kỳ có thể xảy ra. Hơn nữa, sẽ là ứng cử viên tổng thống sau khi lão ông hết thời hạn bốn năm. Vị trí và vai trò của nhân vật phó này sẽ vô cùng quan trọng trong lần tranh cử 2024.
Không phải “học” mà là bắt, là tóm đầu, là tống cổ vào nhà giam: khi cân bằng quyền lực ở Hà Nội xáo trộn với tiền chấn rung chuyển tận Amsterdam thì cái khẩu hiệu quen thuộc của Vladimir Lenin ngày nào cũng phải được cập nhật. Không còn “Học, học nữa, học mãi” mà, táo tợn hơn, hệ thống quyền lực đang giỡn mặt Lenin: “Bắt, bắt nữa, bắt mãi”.
Câu chuyện kể từ xa xưa, rất xa xưa, là từ thời đức Phật còn tại thế: Có một người Bà La Môn rất giầu có và rất quyền thế, ông thích đi săn bắn thú vật trong rừng hay chim muông trên trời. Một hôm đó, ông bắn được một con thiên nga to đẹp đang bay vi vút trong bầu trời cao xanh bát ngát thăm thẳm trên kia. Con thiên nga vô cùng đẹp bị trúng đạn, rơi xuống đất, đau đớn giẫy và chết. Ông liền chạy tới lượm thành quả của ông và xách xác con thiên nga lộng lẫy về cho gia nhân làm thịt, làm một bữa nhậu, có lẽ.
Dù đã từ trần từ lâu, Võ Văn Kiệt vẫn được người đời nhắc đến do một câu nói khá cận nhân tình: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Tôi vốn tính hiếu chiến (và hiếu thắng) nên lại tâm đắc với ông T.T này bởi một câu nói khác: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng ba đế quốc to”. Dù chỉ ngắn gọn thế thôi nhưng cũng đủ cho người nghe hiểu rằng Việt Nam là một cường quốc, chứ “không phải dạng vừa” đâu đấy!
Lý do ông Thưởng, ngôi sao sáng mới 54 tuổi bị thanh trừng không được công khai. Tuy nhiên, theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan chức năng, thì ông Võ Văn Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm...
Cứ theo như lời của giáo sư Nguyễn Văn Lục thì T.T. Thích Trí Quang là tác giả của câu nói (“Cộng Sản nó giết mình hôm nay, mai nó mang vòng hoa đến phúng điếu!”) thượng dẫn. Tôi nghe mà bán tin bán nghi vì nếu sự thực đúng y như vậy thì hoa hòe ở Việt Nam phải trồng bao nhiêu mới đủ, hả Trời?
Đảng CSVN tự khoe là “ niềm tin hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc“của nhân dân, nhưng sau 94 năm có mặt trên đất nước, thực tế đã chứng minh đảng đã cướp mất tự do của dân tộc, và là lực cản của tiến bộ...
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới”. Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông, chắc chắn, vượt rất xa rất nhiều những cây viết lừng lẫy cùng thời. Ian Fleming đã qua đời vào năm 1964 nhưng James Bond vẫn sống mãi trong… sự nghiệp của giới làm phim và trong… lòng quần chúng. Tương tự, nhân vật trong chuyện kiếm hiệp của Kim Dung sẽ tiếp tục là những “chiếc bóng đậm màu” trong tâm tư của vô số con người, nhất là người Việt.
Trong tháng Hai vừa qua, cái chết đau thương, lẫm liệt của nhà đối kháng người Nga Alexei Navalny trong tù đã gây sầu thảm, phẫn nộ cho toàn cộng đồng tiến bộ nhân loại. Đối với người Việt Nam tiến bộ, nỗi đau lại càng sâu thêm khi trong ngày cuối cùng của tháng Hai, ngày 29, nhà cầm quyền độc tài Hà Nội bắt đi cùng lúc hai nhà đấu tranh kiên cường...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.