Hôm nay,  

Nhà Văn Phản Kháng Đào Hiếu: 'lạc Đường' Rồi Đi 'về Đâu'?

13/12/200800:00:00(Xem: 11697)

Nhà Văn Phản Kháng Đào Hiếu: 'Lạc Đường' Rồi Đi 'Về Đâu'"

Bìa cuốn "Về Đâu".
Đặng Phú Phong thực hiện
(LTS. Đào Hiếu -- một nhà văn phản kháng nổi tiếng tại Việt Nam, người đã một thời tuổi trẻ hoạt động trong phong trào sinh viên đấu  tranh tại Sài Gòn và bây giờ ngồi tại Sài Gòn đã đưa hết tâm huyết ra để viết nhiều tác phẩm lên án chế độ  độc tài CSVN -- nơi đây trả lời phỏng vấn của nhà phê bình Đặng Phú Phong về chế độ tàn bạo CSVN. Nhà văn Đào Hiếu có trang web ở http://daohieu.com, nơi lưu trữ hàng chục tác phẩm và nhiều thông tin khác của ông. Tác phẩm mới nhất có nhan đề "Về Đâu" đã bắt đầu bán ở tiệm sách Tự Lực www.tuluc.com.)
ĐẶNG PHÚ PHONG: Ông viết hăng thật, mới Lạc Đường đó nay lại Về Đâu" Từ 2 tác phẩm này tôi xin dùng nó để đặt câu hỏi với ông: Lạc Đường rồi đi Về Đâu"
ĐÀO HIẾU: Sau khi lạc đường người ta thường dừng lại, hỏi. Nếu hỏi, sẽ có nhiều người trả lời. Nhất là khi chúng ta đang dừng lại ở một ngã ba, ngã sáu hay ngã bảy. Người trả lời sẽ thuộc nhiều thành phần khác nhau nên sẽ có câu chỉ đường khác nhau. Đáng sợ nhất là gặp những người chỉ đường lưu manh.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Ông muốn ám chỉ ai trong cái "đường đời muôn dặm ngã ba này'"
ĐÀO HIẾU: Đó là những người không chỉ cho mình đường đến đích của mình mà lại chỉ đến đích của họ. Ví dụ như công ty PCI của Nhật Bản. Họ đã chỉ đường cho Việt Nam vay vốn ODA và bỏ vào túi của họ. Còn đường đến Đại lộ Đông Tây, đến hầm ngầm Thủ Thiêm thì chẳng biết bao giờ mới đến.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Nhưng ông vẫn chưa trả lời câu hỏi: "lạc đường rồi đi về đâu""
ĐÀO HIẾU: Tôi viết tác phẩm VỀ ĐÂU" Không phải để trả lời. Tác phẩm ấy tự nó là một câu hỏi. Tôi chỉ muốn mô tả những số phận của thế hệ "sau Lạc Đường".
- Đó là một lớp người thực dụng, tham lam, lạnh lùng trong một xã hội tan rã, bẩn thỉu, mục nát (ví dụ như nhân vật Vương gia, giám đốc Thu, nhân vật Akinari, nhân vật Minh…).
- Đó là một lớp trẻ muốn lột xác, đổi đời nhưng lại bị cái guồng máy ma quỷ dẫn dụ, vùi dập không thương tiếc (ví dụ như nhân vật Trúc, như Sen).
- Đó là một lớp trẻ có hoài bão về một tương lại tươi đẹp nhưng lại bị cái bóng đen của cuộc chiến tranh vừa qua đánh phủ đầu gục chết trong bóng tối (ví dụ như nhân vật Huy, con trai của lão Vương gia.).
- Đó còn là số phận của đám dân đen bị quyền lực và tham vọng nghiền nát (như Lão Già, như Quỳnh…).
Vậy thì Việt Nam sẽ về đâu" Đó là câu hỏi lớn dành cho mọi người. Về Đâu thì chưa rõ lắm nhưng điều ai cũng nhìn thấy là Việt Nam phải thoát ra khỏi con đường ma quỷ hiện nay. Vì đó là MẠT LỘ.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Ông nói: "Về đâu thì chưa rõ lắm". Tại sao"
ĐÀO HIẾU: Nếu để ý, ông sẽ thấy có một nhân vật khác hẳn. Đó là Quỳnh Vi. Có thể Quỳnh Vi sẽ cho chúng ta biết tại sao.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Ông muốn nói đến một lớp trẻ được đào tạo từ nền văn hóa Âu-Mỹ"
ĐÀO HIẾU: Có thể đó là một niềm hy vọng. Nhưng tôi cũng không ngây thơ, dễ dàng tin tưởng ở một lớp trẻ như vậy. Bởi vì trong thời đại toàn cầu hóa này, nếu ở Việt Nam có được một lực lượng đông đảo những trí thức trẻ Tây học như vậy, thì họ phải có thực quyền mới mong xoay chuyển được tình thế. Nhưng ngày nay quyền lực đều nằm trong tay của giới tài phiệt quốc tế và đảng cộng sản.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Vậy nếu cái mà ông  gọi là "lớp trẻ Tây học" lên lãnh đạo quốc gia thì sao" Tình hình sẽ khá hơn không"
ĐÀO HIẾU: Chắc sẽ khá hơn, với điều kiện họ thoát ra khỏi sự khống chế của Đảng cộng sản hoặc chính họ lột xác đảng cộng sản, nhưng vẫn còn một sự khống chế khác cũng rất ghê gớm; đó là các tập đoàn tài phiệt thế giới. Tuy nhiên, tôi nghĩ hoàn cảnh đó cũng đỡ khổ cho dân nghèo hơn, tự do sẽ được nới lỏng hơn. Sẽ có được một chút nhân quyền, một chút dân chủ tối thiểu để có thể gọi là một công dân, một con người. Có lẽ chúng ta không nên cầu toàn. Vừa nghèo vừa dốt như Việt Nam sao có thể đòi hỏi nhiều quá được.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Văn ông viết lôi cuốn, hấp dẫn lắm, đôi khi lên gân và cường điệu nữa, nhưng theo tôi nó chỉ nên áp dụng cho tiểu thuyết (Kim Dung viết truyện chưởng hay tuyệt). Những tác phẩm của Đào Hiếu hầu như để gói ghém tâm sự, nhân sinh quan, chính trị quan của mình. Như vậy liệu nó có làm tính độc lập, tính khách quan của ông giảm bớt đi không"
ĐÀO HIẾU: Tác phẩm "Về Đâu"" là một tiểu thuyết. Trong đó có vài đoạn mà ông gọi là "lên gân" thực ra là dụng ý của tác giả. Ví dụ như khi tả về sự sa đọa của nhân vật Akinari tôi đã đẩy sự cường điệu lên tới mức "ma quái". Có người còn nói: "đọc đoạn tả về Akinari thấy muốn ói". Đó là vì tôi muốn trưng bày hình ảnh ghê tởm của một "ông chủ" mà tôi từng biết. Còn đoạn viết về Trúc chuẩn bị đám cưới thì tôi viết thơ mộng, huyền hoặc như cổ tích, đoạn viết về chiến tranh thì tàn khốc như địa ngục, còn đoạn nào cần lên án, đả kích, triệt hạ…thì tôi cũng không ngại dùng dao găm, cứt đái, chổi cùn... Tôi nghĩ đó chỉ là vấn đề bút pháp. Tôi cho rằng trong cùng một tác phẩm cũng cần có nhiều bút pháp khác nhau để thể hiện nhiều nhân vật, nhiều tình huống khác nhau.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Theo tôi" Về Đâu" " là một tự truyện được tiểu thuyết hóa một phần để tác giả dễ đưa ra những hiện thực đầy bi kịch, những tàn ác của một xã hội chất chứa toàn là mâu thuẫn, sẵn sàng tiêu diệt lẫn nhau. Nhân vật "Tôi"  trong" Về Đâu" " (có dấu hỏi), với thái độ bình tĩnh đến mức gần như thản nhiên của một triết gia đón nhận tất cả những sự việc đau đớn đến với mình, với người thân của mình, để rồi cuối cùng nhân vật "Tôi" và Quỳnh cùng Ba Trần hưởng nhàn nơi hoang đảo. Như vậy ông ảnh hưởng quan niệm của Nho giáo là thời bình thì ra làm quan, thời loạn hôn quân thì đi ở ẩn. Quan niệm như thế có còn đúng đắn và hợp thời nữa không"
ĐÀO HIẾU: Ồ không. VỀ ĐÂU" Không phải là một tự truyện. Nó không phải là chuyện của đời tôi. Nó là một mảnh đời của một nhân vật có tên là Việt Nam. Tôi nhặt những mảnh đời ấy, mài dũa cho sắc sảo, cho lộ rõ cái bản chất lấp lánh của chúng, rồi ghép lại thành một bức tranh với những matière khá sần sùi như kiểu sơn dầu. Có lửa khói, có đất đá, máu và nuớc mắt. Đó là một bức tranh không chỉ có đường nét và màu sắc. Nó còn có cả tiếng la hét và lời nguyền rủa.
Nó không chỉ là bức tranh 3D mà là 4D. Cái Dimension thứ tư là âm thanh. Cho nên nó không chỉ dàn trải trong không gian mà còn dàn trải trong thời gian. Có thể nó sẽ còn ngân lên, còn vang vọng lúc chúng ta đã gấp cuốn sách lại và cố ngủ.
Đoạn cuối sách, chỉ có Ba Trần và ông đại úy già ra ở cái cù lao. Đó chỉ là một cái bãi bồi nhỏ xíu nghèo nàn dành cho cô bé Trúc tội nghiệp mắc bệnh nan y. Đó là một sự hy sinh, một sự "giải quyết hậu quả", không phải một sự hưởng thụ.


ĐẶNG PHÚ PHONG: Chương ông viết về nhà văn Trần Vũ và sự tự sát của ông ta là một bi hùng kịch. Có phải ông dùng Trần Vũ như một bản án cho những kẻ trí thức lạc đường tự xử"
ĐÀO HIẾU: Thời đánh Mỹ, những ai từng ở R đều biết trường hợp của một nhà văn, gốc là sĩ quan tốt nghiệp trường võ bị quốc gia Đà Lạt, vô rừng theo Việt cộng rồi bị nghi ngờ, theo dõi và cô lập, cuối cùng dẫn đến tự sát. Cái chết của anh là thái độ phản kháng quyết liệt đối với cái guồng máy mà anh hằng tin tưởng và tôn sùng. Đó là sự phản kháng mang tính nhân bản, tính triết lý. Đó không phải là "tự xử". Cái chết của anh đã gây cảm thương và xúc động sâu sắc vì nó biểu hiện một nhân cách lớn.
Tôi xây dựng nhân vật Trần Vũ (không phải tên thật) là để tưởng niệm anh, một đồng nghiệp của tôi.
Cùng cảnh ngộ với anh còn có nhiều người, nhưng sự phản kháng của họ khá đa dạng tùy theo mức độ "ê chề" của từng người. Có kẻ bỏ rừng về "chiêu hồi" như Tám Hà, như kỹ sư Hồ Văn Bửu…(đọc hồi ký Lữ Phương) có kẻ sau năm 75 vượt biên sang định cư ở một nước khác như nhà văn Lưu Kiểng Xuân (bạn thân của tôi) đã sang Úc, nhiều người khác thì dùng ngòi bút của mình để đấu tranh cho một xã hội công bằng hơn (và họ đã từng bị tù đày, bị quản thúc…) như các nhà văn mà tôi đã nêu ở trên.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Có bao nhiêu sự thực trong nhân vật Vương Gia"
ĐÀO HIẾU: Nhân vật "vương gia" là biểu tượng cho cái "bóng đen quyền lực" đang bao trùm lên đất nước. Nó có thể là một người, hai, ba người, mà cũng có thể là một tập thể. Nó quyết định số phận đất nước và cả số phận của từng con người. Nó quyết định chiến thắng mà cũng quyết định cả những thảm bại, những bi kịch lớn. Nó là một nhân vật biểu tượng nhưng nó thật hơn cả những nhân vật có tên gọi cụ thể trong tác phẩm.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Sau khi cuốn Lạc Đường ra mắt ở hải ngoại, dư luận ủng hộ và chống đối đều có cả. Những người chống  thì cho rằng "Đào Hiếu chỉ đòi đảng Cộng Sản Việt Nam sám hối, còn Đào Hiếu thì không. Đào Hiếu vẫn cho rằng quảng đời đi theo Việt Cộng cho tới tháng Tư-75 vẫn là con đường đúng. Và, Đào Hiếu vẫn tôn sùng thần tượng Hồ Chí Minh." Ông nghĩ sao về những lập luận này"
ĐÀO HIẾU: Tôi nghĩ bây giờ không phải lúc để chúng ta "giành phần phải" về mình. Đây là lúc những người trí thức Việt Nam cần đoàn kết vì một nước Việt Nam dân chủ, vì đại đa số dân nghèo Việt Nam đang sống trong bất công, nghèo khó và mất tự do.
Tôi, Lữ Phương, Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu…sám hối hay không sám hối để làm gì" Chúng tôi có là "cái thá" gì trong cuộc chiến tranh vừa qua đâu mà sám hối với không sám hối" Chúng tôi chỉ là những hạt cát, những con tép riu. Chúng tôi có khác gì những con tốt vô danh. Các anh cứ làm như chúng tôi là những tướng lãnh!
Đúng, sai là chuyện của Đảng, không phải chuyện của chúng tôi. Hồi ấy chúng tôi không biết cộng sản là gì, chúng tôi cũng cóc cần biết. Họ cũng cóc cần chúng tôi. Chúng tôi nhập cuộc vì chúng tôi yêu nước và…"chịu chơi".
Hồi đó chịu chơi kiểu hồi đó, bây giờ chịu chơi kiểu bây giờ.
Hiện nay ở Việt Nam có mấy người "chịu chơi" như chúng tôi" Vậy các anh phải ủng hộ chúng tôi chứ. Sao các anh cứ muốn đẩy chúng tôi vào chân tường, muốn dồn chúng tôi vào giữa hai lằn đạn"
Chúng tôi chấp nhận nguy hiểm để - bằng ngòi bút của mình - đấu tranh cho tự do, cho dân nghèo mà các anh còn lên án chúng tôi thì các anh là ai" Tôi ngờ rằng những người lên án ấy đã nhận tiền của nhà cầm quyền Việt Nam để cô lập những người yêu nước. Không loại trừ khả năng họ là công an văn hóa đội lốt Việt kiều Mỹ.
Nhưng cho dù các anh là ai chúng tôi cũng không quan tâm. Vì chúng tôi viết bằng lương tâm trong sạch, vì dân nghèo. Không vì một thế lực chính trị nào cả. Nếu chúng tôi làm tay sai cho một thế lực nào đó để viết thì cũng chỉ là bồi bút mà thôi.
Còn về Hồ Chí Minh. Sách báo và trên các website đã nói quá nhiều, từng đường tơ kẽ tóc. Tôi cũng giống như anh, đã đọc không sót một chữ. Chúng ta đều đủ chín chắn, đủ bản lãnh và trí tuệ để đánh giá về ông ấy, thiết nghĩ không cần phải đặt vấn đề tôn sùng hay không tôn sùng nữa.
ĐẶNG PHÚ PHONG: Ông nhắc đến Tiêu Dao Bảo Cự làm tôi nhớ đến bài viết của ông ta viết về ông trong đó có 2 đoạn như thế này:
"….Thực ra tôi không cố ý trách Đào Hiếu không phản tỉnh, mà chỉ ghi nhận thái độ không phản tỉnh về quá khứ của anh khi đọc hết tác phẩm…"
Và: "…..Chúng tôi (tức Tiêu Dao Bảo Cự và Bùi Minh Quốc, chú thích của Đặng Phú Phong) không hề phủ định quá khứ (mà dù muốn phủ định cũng không được), ngược lại còn thấy, dù sao đi nữa, dù là vô tình , chúng tôi đã góp phần " đúc nên cỗ máy này", theo cách nói của Bùi Minh Quốc. Chúng tôi đã góp phần giải quyết những vấn nạn đối với đất nước do cỗ máy này tạo ra…) Ông nghĩ sao vể những nhận định này"
ĐÀO HIẾU:  Như ở câu trên tôi đã trả lời: "sám hối hay không sám hối để làm gì" Chúng tôi có là "cái thá" gì trong cuộc chiến tranh vừa qua đâu. Chúng tôi chỉ là những hạt cát, những con tép riu. Chúng tôi có khác gì những con tốt vô danh. Các anh cứ làm như chúng tôi là những tướng lãnh!"
Việc các anh Tiêu Dao Bảo Cự, Bùi Minh Quốc cho rằng mình "đã góp phần đúc nên cỗ máy này" và do đó phải có trách nhiệm "giải quyết những vấn nạn đối với đất nước do cỗ máy này tạo ra"…tôi cho rằng các anh ấy hơi lạc quan vì thực tế xưa nay Đảng có coi trí thức, văn nghệ sĩ ra cái gì đâu, nếu không nói là họ ghét bỏ, dè chừng, họ đã chẳng từng đày đọa nhóm Nhân văn Giải phẩm như súc vật đấy sao"
Hãy xem Lữ Phương viết về thân phận trí thức trong hồi ký của mình như sau: "Ông Phùng Văn Cung là một bác sĩ hiền lành, ít nói. Đã vào Đảng và được giao cho đủ thứ chức vụ này nọ nhưng chẳng khác gì chúng tôi, ông biết tất cả đều chỉ là "kiểng" thôi: trong bụng dường như có nhiều điều uẩn khúc lắm nhưng cố gắng giữ gìn để làm tròn nhiệm vụ một đảng viên cần phải biết "an tâm công tác". Căn lều của ông gần lều của tôi: chiều chiều, lúc vừa nhá nhem, từ bên đây nhìn sang chỗ ông, chúng tôi thấy ông hay ngồi một mình, kéo ống quần lên dụ cho muỗi bu vào rồi dùng hai tay đập cho chết, xong rồi xếp chúng thành một hàng dài và nhìn ngắm rất lâu! Có lẽ đó cũng là một thú tiêu khiển chăng" Một lát sẽ vào mùng nghe đài, nhưng bây giờ biết làm gì"" (Hồi ký Lữ Phương- chương 10)
Tôi chỉ trích một đoạn ngắn cho vui, vì thực ra ai cũng biết là những trí thức tầm cỡ như Trần Đức Thảo còn bị coi như một thằng "lon ton" đi viết ba cái khẩu hiệu vớ vẩn, huống chi là cỡ như chúng tôi. Vậy thì nói chi tới chuyện "đúc nên cỗ máy" này nọ, gây hiểu lầm, rách việc!
Vì thế tôi xin nói: Tôi Đào Hiếu, là một con số không. Xin đừng chì chiết giống như bà dì ghẻ với tôi nữa!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chỉ ba tháng sau khi Việt Nam nâng cấp quan hệ với Mỹ lên cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao trong chuyến thăm của Tổng thống Biden, người ta thấy Chủ tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc đã trở thành nhà lãnh đạo thế giới mới nhất tăng cường quan hệ với Việt Nam với chuyến thăm Hà Nội trong tuần này...
Chuyến thăm Việt Nam hai ngày của Tổng Bí thư Đảng, Chủ tịch nước Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã để lại nhiều hệ lụy cho nhân dân Việt Nam hơn bao giờ hết. Bằng chứng này được thể hiện trong Tuyên bố chung ngày 13/12/2023 theo đó họ Tập thay quan điểm “cộng đồng chung vận mệnh” bằng “xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai” cho hai nước...
Sự ra đi của nhà tư tưởng và thực hành xuất sắc về chính sách đối ngoại của Mỹ đánh dấu một kỷ nguyên kết thúc. Trong suốt sự nghiệp lâu dài và có ảnh hưởng phi thường của mình, Henry Kissinger đã xây dựng một di sản mà người Mỹ sẽ khôn ngoan chú ý trong kỷ nguyên mới của nền chính trị cường quốc và sự xáo trộn trong toàn cầu. Thật khó để tưởng tượng rằng thế giới mà không có Henry Kissinger, không chỉ đơn giản vì ông sống đến 100 tuổi, mà vì ông chiếm một vị trí có ảnh hưởng và đôi khi chế ngự trong chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế của Mỹ trong hơn nửa thế kỷ.
“Tham nhũng kinh tế” ở Việt Nam đã trở thành “quốc nạn”, nhưng “tham nhũng quyền lực” do chính đảng viên gây ra để thu tóm quyền cai trị mới khiến Đảng lo sợ. Đó là nội dung đang được phổ biến học tập để đề phòng và bảo vệ chế độ do Ban Nội chính Trung ương công bố...
“Trong năm 2023 còn nhiều vấn đề đáng lo ngại, gây bất an cho xã hội. Các tội phạm trên các lĩnh vực tiếp tục gia tăng toàn quốc xảy ra 48.100 vụ phạm tội và trật tự xã hội tăng 18%.”
Việt Nam đang thương lượng mua chiến đấu cơ F-16 của Mỹ để tăng cường bảo vệ an ninh trước đe dọa ngày một lên cao của Trung Quốc ở Biển Đông. Tin này được truyền miệng ở Hoa Thịnh Đốn, tiếp theo sau chuyến thăm Việt Nam 2 ngày 10-11 tháng 9/2023 của Tổng thống Joe Biden. Tuy nhiên, các viên chức thẩm quyền của đôi bên không tiết lộ số lượng F-16 mà Việt Nam có thể mua với giá 30 triệu dollars một chiếc...
Số năm tháng tôi nằm trong tù chắc ít hơn thời gian mà nhà thơ Nguyễn Chí Thiện ngồi trong nhà mét (W.C) và có lẽ cũng chỉ bằng thời gian ngủ trưa của nhà văn Vũ Thư Hiên, ở trại Bất Bạt, Sơn Tây. Bởi vậy, sau khi đọc tác phẩm Hỏa Lò và Đêm Giữa Ban Ngày của hai ông (rồi đọc thêm Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn, Thung Lũng Tử Thần của Vũ Ánh, và Trại Kiên Giam của Nguyễn Chí Thiệp) thì tôi tự hứa là không bao giờ viết lách gì vể chuyện nhà tù, trại tù hay người tù nào cả.
Càng gần đến Đại hội đảng toàn quốc khóa XIV (2026-2031), đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) càng ra sức kiên định 4 nguyên tắc được coi là “có ý nghĩa sống còn đối với chế độ.”
Trời mưa thì buồn. Trời nắng thì vui. Mưa nhiều quá gây lụt lội, trở thành thảm cảnh. Nắng quá độ gây khô hạn, cháy mùa màng, gây đói khổ. Gọi là thiên tai. Có nghĩa thảm họa do trời gây ra. Hoặc chữ “thiên” đại diện cho thiên nhiên. Nhưng gần đây, vấn nạn khí hậu biến đổi, gây ra nhiều “thiên tai” có thể gọi lại là “thiên nhân tai,” vì con người góp phần lớn tạo ra khốn khổ cho nhau. “Thiên nhân tai,” nghe lạ mà có đúng không? Nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu là hiệu ứng nhà kính. Một số loại khí trong bầu khí quyển bao quanh trái đất hoạt động hơi giống như gương kính trong nhà kính, giữ nhiệt của mặt trời và ngăn nó trở lại không gian, gây ra hiện tượng nóng lên cho toàn cầu. Nhiều loại khí nhà kính này xuất hiện một cách tự nhiên, nhưng các hoạt động của con người đang làm tăng nồng độ của một số loại khí này trong khí quyển, cụ thể là: Cacbon dioxit (CO2), khí mê-tan, nitơ oxit, khí florua
Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo và đọc trong buổi lễ trước công chúng tại vườn hoa Ba Đình (nay là Quảng trường Ba Đình) ngày 2 tháng 9 năm 1945. Theo tường thuật của nhà báo Hồng Hà trên báo Cứu Quốc của Việt Minh, ông Nguyễn Hữu Đang là người đọc chương trình buổi lễ và giới thiệu Chính phủ Lâm thời cùng chủ tịch Chính phủ đọc Tuyên ngôn Độc lập. Ông Nguyễn Hữu Đang là Trưởng ban Tổ chức Lễ đài, ông chính là người đứng trước micro giới thiệu: “Thưa đồng bào... Đây là Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh.” Nói xong, ông lùi lại, nhường micro cho Hồ Chí Minh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.