Hôm nay,  

Khi Thằng Bé Csvn Sợ Những Bước Đi Chập Chững Dân Chủ

28/11/200800:00:00(Xem: 7440)
Khi Thằng Bé CSVN Sợ Những Bước Đi Chập Chững Dân Chủ
Văn Chu (VNN)
Theo tin Vietnamnet, hôm 15 tháng 11 vừa qua, ngay trước khi bế mạc kỳ họp thứ tư, với 95 phần trăm số phiếu tán thành, quốc hội cộng sản Việt Nam đã bỏ quyết định về thí điểm cho người dân trực tiếp bầu chủ tịch xã. Nói là việc này "được lùi lại, cân nhắc và tiếp tục nghiên cứu để quyết định vào thời gian thích hợp."
Trước đó, trong khi thảo luận lần đầu tại các phiên họp tổ, và tại Hội trường quốc hội, đa số đều nhất trí với chủ trương cho người dân bầu trực tiếp chủ tịch xã, xem đây là "một bước tiến dân chủ và kỳ vọng tiến tới sẽ bầu trực tiếp ở cấp cao hơn". Giải trình trước quốc hội hôm 7-11, Bộ trưởng Nội vụ Cộng sản Việt Nam Nam Trần Văn Tuấn cũng khẳng định rằng, chủ trương này đã được nghiên cứu kỹ, đã lấy ý kiến của các địa phương, và nhận được sự ủng hộ.... Tuy nhiên, chỉ một tuần sau đó, Phó Chủ tịch quốc hội Uông Chu Lưu lại giải trình trước quốc hội rằng, vì còn nhiều mô hình khác nhau, nên việc bầu trực tiếp như vậy sẽ không thuận cho chỉ đạo, điều hành.
Tại sao Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam lại đi thụt lùi trên bước tiến dân chủ ngay từ bước đầu dò dẫm như thế" Câu trả lời có lẽ nằm trong câu chuyện bầu cử Xã sau đây, mà các báo đài của nhà nước đã không dám loan tải.
Mới đây Cộng Sản Việt Nam đã thử nghiệm cho bầu cử "tự do, dân chủ" chức vụ chủ tịch Xã ở một vài địa điểm. Tại xã Ngọc Mỹ, Huyện Quốc Oai, Hà Tây, qua 3 đời chủ tịch Xã: Nguyễn Văn Hoa, Nguyễn Thế Dục, Nguyễn Văn Khôi, dân trong xã đã thấy những chủ tịch xã vừa kể đều bất xứng. Trong đợt bầu cử Xã vào tháng 6/2008, Chủ tịch xã đương nhiệm Nguyễn Văn Khôi ra ứng cử, dân chúng trong Xã phản đối, tẩy chay không tham gia đi bầu. Sau cùng Uỷ ban Nhân Dân Hà Tây phải đưa ra nhân sự mới là Nguyễn Chí Lợi ra ứng cử. Dân chúng Xã Ngọc Mỹ cũng không đồng ý tham gia bầu cử với 1 ứng viên độc diễn được đảng đưa ra, và họ tự đề cử một cựu chiến binh là ông Nguyễn Văn Trực ra tranh cử cùng với ông Nguyễn Chí Lợi. Kết quả ông Trực thắng cử và thắng lớn. Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây đã buộc phải chấp nhận kết quả, và ông Nguyễn Văn Trực là tân Chủ Tịch xã Ngọc Mỹ, Huyện. Quốc Oai, Hà Tây.

Đây là một sự kiện phấn khởi, mà người dân trong nước cho là cần được loan tin rộng rãi, để nêu cao tinh thần "Nhà Nước là từ dân, của dân, vì dân". Vì qua cuộc bầu cử trên, người dân xã Ngọc Mỹ đã thể hiện đúng nghĩa tinh thẫn người dân àm chủ tập thể, tự quyết định lấy vận mạng của mình, tự chọn cho mình người đại diện mà mình tin tưởng, thay vì để người khác chọn hộ. Bà con xã Ngọc Mỹ cũng đã chứng tỏ một ý thức dân chủ cao độ, đầy tự tin, khi cương quyết từ chối tham gia vào những cuộc bầu cử mà họ không được có cơ hội bầu cử một cách công bình. Chính sự tự tin và cương quyết đó đã buộc Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây phải chấp nhận kết quả cuộc bầu cử dân chủ này. Sau đó, Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây đã phải tôn trọng ý nguyện người dân, thể hiện tinh thần nhà nước là công bộc phục vụ nhân dân, lắng nghe và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Thái độ này của Ủy Ban Nhân Dân Hà Tây nhiều phần sẽ được nhân dân tín nhiệm, mà không cần phải có sự giúp đỡ qua những áp đặt chuyên chế từ Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam bao năm qua đã hô hào dân chủ hoá từ cơ sở, lẽ ra phải vui mừng với cuộc bầu cử kể trên tại xã Ngọc Mỹ, thì lại tỏ vẻ lo ngại. Sự lo ngại này biểu hiện qua việc không cho báo đài loan tải tin tức về cuộc bầu cử đó, và vội vàng đình chỉ vô hạn định những thử nghiệm cho dân bầu trực tiếp người đại diện ở cấp xã, sợ rằng đảng sẽ mất quyền làm cha mẹ. Chỉ với quyết định cho người dân bầu cử trực tiếp ở đơn vị thấp nhất là xã, mà Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vội rụt lại, không dám thử tiếp những bước chập chững trên đường dân chủ hóa, thì nhân dân Việt Nam không thể thụ động chờ mong Đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ dẫn dắt Việt Nam hội nhập vào thế giới dân chủ pháp quyền như họ đã hứa hẹn.
Để khỏi lại phải ăn bánh vẽ của đảng Cộng Sản Việt Nam thêm một lần nữa, người dân Việt Nam cần noi gương bà con xã Ngọc Mỹ, Hà Tây. Tự tin, mạnh dạn thực hiện quyền làm chủ cho chính mình, cương quyết tẩy chay mọi cuộc bỏ phiếu Đảng Cử Dân phải bầu. Những cuộc bầu cử phải là cơ hội để người dân thực hiện quyền dân chủ thực sự, qua việc tự mình chọn lựa người đại diện xứng đáng cho mình.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bàn về kinh tế không thể không nhắc đến tiền. Tiền không mua được hạnh phúc nhưng không có tiền thì…đói. Tiền mang lại tự do (có tiền mua tiên) hay biến con người thành nô lệ đồng tiền. Con nít lên 3 đã biết tiền dùng để mua bánh kẹo, vậy mà các kinh tế gia giờ này vẫn không đồng ý chuyện tiền để làm chi!
Sau ngày 30/4/1975, nếu phe chiến thắng đã có những chính sách mang lại sự hoà giải quốc gia, đối xử nhân bản với bên thua trận, thay vì cải tạo học tập, càn quét và thiêu huỷ văn hoá miền Nam, đánh tư sản mại bản, thì đã không có hàng triệu người bỏ nước ra đi và người Việt sẽ chẳng mấy ai còn nhớ đến một đất nước của quá khứ, tuy chưa hoàn toàn tự do dân chủ nhưng so với Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thì người dân đã được tự do hơn bây giờ rất nhiều.
Tất nhiên phải “thành công” vì đảng một mình một chợ, không có ai cạnh tranh hay đòi chia phần. Nhưng việc đảng chọn cho dân bầu chỉ để tuyên truyền cho phương châm “ý đảng lòng dân”, trong khi người dân không có lựa chọn nào khác mà buộc phải đi bỏ phiếu để tránh bị làm khó trong cuộc sống.
Âm nhạc dễ đi vào lòng người, với hình bóng mẹ, qua lời ca và dòng nhạc, mỗi khi nghe, thấm vào tận đáy lòng. Trước năm 1975, có nhiều ca khúc viết về mẹ. Ở đây, tôi chỉ đề cập đến những ca khúc tiêu biểu, quen thuộc đã đi vào lòng người từ ngày sống trên quê hương và hơn bốn thập niên qua ở hải ngoại.
Những bà mẹ Việt xưa nay rất chơn chất thật thà, rất đơn sơ giản dị cả đời lo cho chồng con quên cả thân mình. Sử Việt nghìn năm đương đầu với giặc Tàu, trăm năm chống giặc Tây. Những bà mẹ Việt bao lần âm thầm gạt lệ tiễn chồng con ra trận, người đi rất ít quay về. Những bà mẹ âm thầm ôm nỗi đau, nỗi nhớ thương da diết.
Trước công luận, Eisenhower lập luận là cuộc chiến không còn nằm trong khuôn khổ chống thực dân mà mang một hình thức chiến tranh ủy nhiệm để chống phong trào Cộng Sản đang đe doạ khắp thế giới. Dân chúng cần nhận chân ra vấn đề bản chất của Việt Minh là Cộng Sản và chỉ nhân danh đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam; quan trọng nhất là phải xem ông Hồ chí Minh là một cánh tay nối dài của Liên Xô. Đó là lý do cộng đồng quốc tế cần phải tiếp tục hỗ trợ cho Pháp chiến đấu.
Dù vẫn còn tại thế e Trúc Phương cũng không có cơ hội để dự buổi toạ đàm (“Sự Trở Lại Của Văn Học Đô Thị Miền Nam”) vào ngày 19 tháng 4 vừa qua. Ban Tổ Chức làm sao gửi thiệp mời đến một kẻ vô gia cư, sống ở đầu đường xó chợ được chớ? Mà lỡ có được ai quen biết nhắn tin về các buổi hội thảo (tọa đàm về văn học nghệ thuật miền Nam trước 1975) chăng nữa, chưa chắc ông Nguyễn Thế Kỷ – Chủ Tịch Hội Đồng Lý Luận, Phê Bình Văn Học, Nghệ Thuật – đã đồng ý cho phép Trúc Phương đến tham dự với đôi dép nhựa dưới chân. Tâm địa thì ác độc, lòng dạ thì hẹp hòi (chắc chỉ nhỏ như sợi chỉ hoặc cỡ cây tăm là hết cỡ) mà tính chuyện hoà hợp hay hoà giải thì hoà được với ai, và huề sao được chớ!
Lời người dịch: Trong bài này, Joseph S. Nye không đưa ra một kịch bản tồi tệ nhất khi Hoa Kỳ và Trung Quốc không còn kiềm chế lý trí trong việc giải quyết các tranh chấp hiện nay: chiến tranh nguyên tử có thể xảy ra cho nhân loại. Với 8000 đầu đạn hạt nhân của Nga, khoảng 270 của Trung Quốc, với 7000 của Mỹ, việc xung đột hai nước, nếu không có giải pháp, sẽ là nghiêm trọng hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Kính thưa mẹ, Cứ mỗi tháng 5 về, nước Mỹ dành ngày Chủ Nhật của tuần đầu tiên làm Ngày của Mẹ (Mother's Day), ngày để tôn vinh tất cả những người Mẹ, những người đã mang nặng đẻ đau, suốt đời thầm lặng chịu thương, chịu khó và chịu khổ để nuôi những đứa con lớn khôn thành người.
Khoảng 4.500 người đã được phỏng vấn, trong đó có khoảng 700 người gốc Á. 49% những người được hỏi có nguồn gốc châu Á đã từng trải qua sự phân biệt chủng tộc trong đại dịch. Trong 62 phần trăm các trường hợp, đó là các cuộc tấn công bằng lời nói. Tuy nhiên, 11% cũng bị bạo hành thể xác (koerperliche Gewalt) như khạc nhổ, xô đẩy hoặc xịt (phun) thuốc khử trùng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.