Hôm nay,  

Suy Trầm Toàn Cầu

13/11/200800:00:00(Xem: 7098)

Suy Trầm Toàn Cầu

Nguyễn Xuân Nghĩa & RFA
...nhập siêu của VN còn tăng và là vấn đề nan giải nhất cho Việt Nam trong nhiều năm tới...
Một bóng ma đang ám ảnh kinh tế thế giới, đó là nạn suy trầm toàn cầu trong thời gian tới. Việc Trung Quốc loan báo kế hoạch kích cầu trị giá gần 600 tỷ Mỹ kim vẫn không trấn an được các thị trường Đông Á. Diễn đàn Kinh tếđài RFA sẽ tìm hiểu viễn ảnh suy trầm trong các nền kinh tế gọi là "tân hưng" hay đang lên, qua phần trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây.
Hỏi: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Cuối tuần qua, Trung Quốc bất ngờ loan báo kế hoạch kích cầu trị giá tương đương với 586 tỷ Mỹ kim để đưa kinh tế ra khỏi nguy cơ suy trầm. Trước đó, và như chúng ta có trình bày trong chương trình phát thanh cách đây hai tuần vào ngày 29 tháng 10, hiện tượng gọi là "carry trade" của Nhật cũng đe dọa nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi ấy, hai đầu máy kinh tế khác của thế giới là Hoa Kỳ và Âu Châu vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính. Vì vậy, trong chương trình kỳ này, xin đề nghị là chúng ta sẽ phải tìm hiểu về nguy cơ suy trầm sản xuất toàn cầu, nhất là của các nước "tân hưng" Đông Á như ông thường gọi. Câu hỏi đầu tiên là có phải là nạn suy trầm kinh tế đang xảy ra hay không"
- Suy trầm kinh tế là khi sản xuất bị đình đọng trong hai quý liền. Trên bình diện quốc tế, người ta nói đến suy trầm toàn cầu khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thế giới chỉ còn là 2,5% một năm. Vào tuần qua, các trung tâm nghiên cứu kinh tế đều phải điều chỉnh lại dự đoán cho thấp hơn, với con số cực kỳ đáng lo ngại là tăng trưởng sản xuất toàn cầu sẽ chỉ còn là 2,20% một năm vào năm tới. Cho nên, người ta tin rằng suy trầm toàn cầu đang bắt đầu xảy ra... Vấn đề đáng chú ý là hoàn cảnh của mỗi khối kinh tế lại mỗi khác, nên cách ứng phó và hồi phục cũng thế, mỗi quốc gia sẽ có khả năng hay vấn đề riêng, như Nam Hàn và Đài Loan sẽ khác Việt Nam.
Hỏi: Chúng ta sẽ bắt đầu bằng Trung Quốc. Thưa ông vì sao kế hoạch cứu nguy kinh tế được Bắc Kinh thông báo lại có vẻ như chưa trấn an được các thị trường cổ phiếu khiến chứng khoán Âu Châu vẫn sút giảm nặng"
- Như trong mọi chuyện liên hệ tới Trung Quốc, ta phải trừ hao, trừ bì, tức là xét lại sự thật bên dưới các con số cho rõ ràng hơn. Thứ hai, ta cũng không quên đặc tính khoa trương của nền văn hoá Trung Quốc, khi Bắc Kinh công bố kế hoạch kích cầu trị giá bốn ngàn tỷ đồng Nguyên, với hàm ý cứu nguy cả nền kinh tế toàn cầu. Tôi xin được giải thích...
- Đầu tiên, chi tiết của kế hoạch ấy chưa được thông báo và chỉ gây ấn tượng - tức là cảm quan khác với thực tế. - rằng Trung Quốc sẽ bơm vào kinh tế một ngân khoản tương đương với 20% tổng sản lượng nội địa GDP của họ. Nghe vậy, ai cũng thấy là lớn lao vĩ đại nên có thể mừng rỡ hôm Thứ Hai. Qua hôm sau thì ta biết thêm nhiều điều không hẳn như vậy. Thứ nhất, kế hoạch này bao gồm cả một số chương trình đã được chuẩn chi từ trước. Thứ hai, kế hoạch có thể sẽ kéo dài khá lâu, theo lối "ngày Giời tháng Phật" của văn hoá Á Châu, tức là trong vài năm, thậm chí tới năm năm, nên tác dụng cấp cứu tất nhiên giảm sút. Thứ ba, với hệ thống quản lý kinh tế và chính trị không mấy khác Việt Nam, trong giả thuyết không tưởng mà giới kinh tế ví von khi sản xuất bị đình đọng, là nhà nước đem tiền lên máy bay rải xuống cho dân xài, thì bao nhiêu tiền sẽ thật sự lọt xuống tay người dân cho họ tiêu thụ và gia tăng số cầu để đẩy mạnh sản xuất" Thứ tư, cả thế giới đều biết tình trạng phát triển thất quân bình tại các tỉnh nằm sâu trong lục địa và từ nhiều năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã muốn dồn tiền đầu tư vào đó mà chưa nổi. Làm sao họ kịp thực hiện các dự án đầu tư có thể sử dụng ngân khoản kích cầu đó trong một thời gian ngắn" Nếu xét như vậy, người ta không nên lạc quan mà phải dự đoán rằng nhiều phần thì nền kinh tế này sẽ hạ cánh nặng nề, nếu may mắn thoát khỏi động loạn xã hội.
Hỏi: Dù sao, Trung Quốc cũng có một lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn nên họ có phương tiện ứng phó tương đối khả quan hơn nhiều xứ khác, điều ấy có đúng không"
- Dự trữ ngoại tệ của xứ này có thể vừa vượt qua 1.900 tỷ Mỹ kim, có lẽ gần tới 2.000 tỷ, điều ấy là đúng. Nhưng, cho dù có đem khoản tiền ấy phát không cho dân nghèo thì cũng chưa giải quyết được vấn đề, huống hồ lãnh đạo của họ cũng cần đầu tư một số trong ngân khoản ấy để kiếm lời. Nếu kiếm lời trong thị trường nội địa được thì họ đã làm từ lâu, mà làm không nổi vì mức độ sinh lời rất thấp của các dự án đầu tư trong các tỉnh nội địa và đây là vấn đề trong cơ cấu kinh tế chính trị của xứ này khiến họ mới đầu tư ra ngoài, và khoa trương là để cấp cứu thế giới.


- Trong giả thuyết thực tế là trung ương có chỉ thị cho các tỉnh là hãy lấy ngân sách địa phương tài trợ các dự án sản xuất, sau này sẽ bồi hoàn lại, người ta cũng hoài nghi thiện chí của các tỉnh. Cùng lắm thì đảng bộ địa phương sẽ moi ra những dự án họ có sẵn trong túi để chia chác quyền lợi cho nhau và kết quả kích cầu là thấm tiền xuống dưới, sẽ rất chậm và giới hạn. Nếu so sánh với kế hoạch kích cầu hay hạ lãi suất của các nền kinh tế tự do thì ta thấy ngay sự khác biệt.
Hỏi: Ra khỏi hoàn cảnh Trung Quốc, tình hình các nước Á châu khác thì sao"
- Hai khối kinh tế Hoa Kỳ và Âu Châu bị hậu quả kinh tế của khủng hoảng tài chính nên đang bị suy trầm. Các nền kinh tế đang lên của Á Châu thì bị hậu quả kinh tế của nạn suy trầm đó do sự suy xụp của các thị trường xuất khẩu. Hai nguyên do khác nhau nên dẫn tới hậu quả khác nhau.
- Một sự khác biệt quan trọng mà chúng ta đã nói tới và sẽ còn nhắc lại là sức ép rất mạnh của thị trường ngoại hối của các nước Á Châu, đa số vốn giàng nền kinh tế vào việc xuất khẩu sang các thị trường Âu Mỹ. Khủng hoảng rồi suy trầm kinh tế tại Mỹ chẳng hạn sẽ dẫn tới hậu quả là dân Mỹ sẽ tần tiện hơn, tiêu xài ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn, số nhập siêu của Mỹ cũng sẽ giảm như người ta đã bắt đầu thấy từ mấy tháng nay. Khi ấy, tại các nước Á Châu, triển vọng xuất khẩu để ra khỏi suy trầm sẽ càng giảm sút. Quốc gia nào mà có thị trường nội địa đủ lớn để tạo ra sức đẩy thì còn hy vọng, nhưng đa số các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, lại không được như vậy.
Hỏi: Tuy nhiên, cũng chính nguy cơ suy trầm ấy có thể đã đẩy lui hai áp lực rất lớn là giá cả dầu thô và nông sản đã sút giảm. Liệu các nước Đông Á có nhờ đó mà bớt được mối lo lạm phát hay không"
- Thưa điều ấy rất đúng cho các nền kinh tế đang bị lạm phát vì giá thương phẩm, tức là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, đã tăng vọt từ năm ngoái cho tới giữa năm nay. Nhưng, thương phẩm sụt giá cũng gây thiệt hại cho các nước xuất cảng, thí dụ như cho Việt Nam khi xuất khẩu dầu thô. Và nếu hệ thống quản lý vĩ mô lại yếu kém, như trường hợp Việt Nam, tác dụng kích cầu nhờ nông sản hay năng lượng sụt giá vẫn không bù đắp được số thất thâu vì xuất khẩu bị giảm. Nếu có viễn kiến và khả năng hành động, các quốc gia gặp hoàn cảnh này nên duyệt xét lại chiến lược kinh tế và tổ chức lại hệ thống sản xuất và quản lý thì sẽ có hy vọng phục hồi sau này.
Hỏi: Nếu vậy, các quốc gia như trường hợp Việt Nam nên nhìn vấn đề này như thế nào và có thể cải cách lại cơ cấu kinh tế ra sao"
- Qua nhiều năm liền, các nước Đông Á đều đã quá quen với một số trào lưu kinh tế thuận lợi của thế giới. Trào lưu ấy đang thoái lui và sữ đảo ngược sẽ kéo dài trong nhiều năm tới đây. 
- Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ không sung mãn khả quan như trong giai đoạn 2001 tới 2008. Thứ hai, thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ hết là thị trường đầu tiên và cuối cùng của các nước, nhập siêu của Mỹ đang giảm và sẽ còn giảm. Thứ ba, và ngược lại, số xuất siêu - tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu - của các nước Đông Á sẽ giảm. Thứ tư, trong hoàn cảnh bất lợi ấy, số nhập siêu của Việt Nam sẽ còn tăng và đây là vấn đề nan giải nhất cho Việt Nam trong nhiều năm tới. Thứ năm và là hậu quả của hai vấn đề kể trên, dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á sẽ hết tăng vọt như trong nhiều năm qua và của Việt Nam thì sẽ giảm mạnh. Thứ sáu, thị trường thương phẩm là nguyên nhiên vật liệu cùng nông sản sẽ ra khỏi chu kỳ lên giá mà còn giảm mạnh hơn. Ngược lại, và thứ bảy, đồng Mỹ kim sẽ hết sụt giá mà tăng và sẽ còn tăng nữa. Chúng ta cần nhìn trên toàn cảnh và trong một viễn ảnh dài để thấy rằng thế giới đang bước qua một khúc quanh cả chục năm mới có một lần. Các nước đang phát triển chưa tách khỏi hiệu ứng toàn cầu thì sẽ bị thiệt hại nặng nhất.
Hỏi: Câu hỏi cuối, thưa ông, nếu tình hình này kéo dài trong nhiều năm tới như ông vừa nói, Việt Nam có thể làm gì"
- Trên diễn đàn này, từ nhiều năm nay rồi, chúng ta vẫn nói đến một điều mà nhiều người ở trong nước cho là lạc lõng, đó là phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa cho một thị trường thật ra cũng đủ đông đủ lớn, tới gần 90 triệu dân, khác hẳn trường hợp của Đài Loan chẳng hạn.
- Từ nhiều năm rồi, người ta cứ tưởng là nên giàng đầu máy kinh tế của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ rồi Âu Châu và dân chúng Âu Mỹ tiêu xài chừng nào thì mình làm giàu chừng đó. Trong khi ấy, người ta lại coi thường, thậm chí bỏ rơi hoặc bóc lột đất đai thành phần dân chúng tại thôn quê vì lầm tưởng rằng họ không đóng góp gì cho nền kinh tế xuất khẩu của mình. Đây là cơ hội cho Việt Nam xét lại toàn bộ chiến lược phát triển và cải tổ lại cơ chế cho cân bằng hơn hầu thị trường nội địa có thể là một đầu máy bổ túc có thể lôi kéo tăng trưởng sản xuất. Trung Quốc đã thấy vấn đề ấy từ năm năm trước mà xoay trở chưa xong vì những tệ nạn quá lớn trong hệ thống kinh tế và chính trị của họ. Việt Nam có hoàn cảnh khác nên càng sớm xoay chuyển thì càng dễ hồi phục trên một nền tảng quân bình, công bằng và lành mạnh hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những người đấu tranh cho quyền hợp pháp của di dân có trong Tu chính án thứ Tư và thứ Năm của Hiến Pháp, vui mừng gọi phán quyết của chánh án liên bang hôm thứ Sáu 11/7 là “chiến thắng.” Chánh án Maame E. Frimpong ra phán quyết các cảnh sát di trú ở Nam California phải tạm dừng việc bắt giữ, tra hỏi di dân chỉ dựa vào chủng tộc hoặc ngôn ngữ Tây Ban Nha. Nhưng Jaime Alanís Garcia, 57 tuổi, người làm việc ở nông trại Glass House Farms, quận Ventura 10 năm, đã không có cơ hội vui với chiến thắng tạm thời này. Với ông, và gia đình ông, tất cả đã quá muộn. ICE đã thực hiện cuộc đột kích quy mô lớn ở nông trại Glass House Farms gần Camarillo, quận Ventura hôm thứ Năm 10/7. Đoạn video ghi lại cảnh những chiếc xe bọc thép có chữ Police rượt đuổi theo nhóm nông dân tháo chạy hoảng loạn. Càng chạy, xe càng lao tới, bất kể có người đang cố bám vào đầu xe để chặn bánh xe lăn. Súng hơi, đạn cay mù mịt trên cánh đồng từng rất yên ả với những cây cà chua, dưa leo, và cây cannabis có giấy phép.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đe dọa áp đặt mức thuế cao hơn nữa đối với hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), đặc biệt là dược phẩm. Thông qua các vòng đàm phán mới, EU hiện đang nỗ lực tìm cách ngăn chặn nguy cơ này. Tuy nhiên, triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mong manh, trong khi mức thiệt hại kinh tế dự kiến đối với EU có thể lên đến khoảng 750 tỷ đô la, một con số khổng lồ.
Rạng sáng thứ Bảy, tại Rafah, một em bé 12 tuổi – chưa xác định tên – bị bắn chết ngay tại chỗ hôm 12 tháng 7, khi em đang cố len lỏi tiến lên rào sắt để nhận phần lương thực cho gia đình. Cùng hôm đó, hơn ba mươi người khác gục xuống giữa bụi cát và khói đạn, trong lúc chen chúc tại điểm phát thực phẩm của một tổ chức mang tên Gaza Humanitarian Foundation (GHF).Trước đó, tại trại Nuseirat, sáu trẻ em – có em chỉ độ sáu tuổi – trúng pháo kích thiệt mạng khi đang hứng nước vào ca. Trong tay các em không có đá, không có súng… chỉ có chiếc bình nhựa, vài mẩu bánh mì chưa kịp đem về nhà. Giữa cảnh Gaza bị phong toả hoàn toàn, dân chúng đói khát, bệnh tật, kiệt sức… thì chính phủ Hoa Kỳ chọn rót ba mươi triệu Mỹ kim cho GHF – một tổ chức tư nhân, lập ra vội vã, không kinh nghiệm, không kế hoạch, không kiểm toán, không ai giám sát.
Có một câu hỏi đã ám ảnh tôi suốt gần mười năm: Làm sao mà một nửa nước Mỹ nhìn Donald Trump mà không thấy ông ta đáng ghê tởm về mặt đạo đức? Một người luôn nói dối, gian lận, phản bội, tàn nhẫn và tham nhũng một cách công khai như vậy mà hơn 70 triệu người vẫn chấp nhận ông ta, thậm chí còn ngưỡng mộ. Việc gì đã khiến cả một xã hội trở nên chai lì về mặt đạo đức như vậy? Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện. Câu chuyện này, phần lớn dựa trên tư tưởng của nhà triết gia đạo đức Alasdair MacIntyre, một người mới qua đời vào tháng Năm vừa rồi, thọ 94 tuổi. Ông là một trong những nhà trí thức lớn hiếm hoi dám đào tận gốc sự suy đồi đạo lý của thế giới Tây phương, và của nước Mỹ hiện nay.
Donald Trump không giống như các vị tổng thống tiền nhiệm. Ông từng úp mở chuyện tái tranh cử nhiệm kỳ thứ ba, khiến không ít đối thủ phải giật mình. Nhưng trước mắt, Trump đang phải đối mặt với một quy luật lịch sử đã từng làm khó các vị Tổng thống khác: lời nguyền nhiệm kỳ hai. Từ trước đến nay, có đến 21 Tổng thống Mỹ bước vào nhiệm kỳ hai, nhưng không một ai đạt được thành tựu tương đương như giai đoạn đầu tiên. Thành tích nhiệm kỳ hai thường tụt dốc – từ thiếu sức sống, mờ nhạt cho đến những giai đoạn đầy biến động hoặc thậm chí thảm khốc. Người dân không còn hài lòng, tổng thống bắt đầu mệt mỏi, và không còn hướng đi rõ ràng cho tương lai.
Trong bài viết “Thế thời không phải thế” đăng trên Việt Báo ngày 4 tháng 4 về sau 100 ngày hành xử của tổng thống Trump (*), tôi có dự đoán rằng bên Dân Chủ sẽ giữ thế im lặng nhiều hơn lên tiếng ồn ào chống những việc làm của ông Trump và đảng Cộng Hòa vì muốn ông Trump tự sa lầy dẫn đến hậu quả đảng Cộng Hòa sẽ bị mất ghế, mất chủ quyền đa số trong lưỡng viện quốc hội quốc gia. Cho đến nay gần sáu tháng tổng thống, ông Trump vẫn tiếp tục gây hấn với thế giới và một số lớn thành phần dân chúng Mỹ và đảng đối lập vẫn giữ sự im lặng, thỉnh thoảng vài người lên tiếng một cách yếu ớt, kiểu Tôn Tẩn đối phó với Bàng Quyên.
Ngày 12/6/2025, từ văn phòng làm việc tại gia của mình ở Washington DC, ký giả, xướng ngôn viên kỳ cựu gần 28 năm của ABC News, Terry Moran loan báo đơn giản: “Có lẽ các bạn đã biết, tôi không thuộc về nơi đó nữa. Tôi sẽ ở đây, tại nền tảng Substack này. Có rất nhiều việc mà tất cả chúng ta cần phải làm trong thời gian đất nước quá nhiều vết nứt. Tôi sẽ tiếp tục tường thuật, phỏng vấn, để gửi đến các bạn sự thật, với tư cách là một nhà báo độc lập. Tôi là một ký giả độc lập.” Từ hôm đó, Terry Moran chính thức bước ra khỏi “luật chơi” của truyền thông dòng chính. Và cũng ngay ngày hôm đó, Terry Moran là danh khoản xếp thứ hạng đầu tiên (#1) về số người theo dõi (follower), số “subscriber” trả phí theo tháng và năm.
Ngày 2/7/2025 Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ngắn gọn trên mạng xã hội Truth rằng Việt-Mỹ đã thỏa thuận để Hoa Kỳ áp thuế 20% lên hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam và 40% trên hàng hóa trung chuyển qua Việt Nam; ngược lại Việt Nam đánh thuế 0% vào hàng hóa mua của Mỹ...
Ngài tự nhận trọn đời ngài chỉ là một nhà sư đơn giản, nhưng sóng gió tiền định đã đưa ngài vào ngôi vị Đức Đạt Lai Lạt Ma đời thứ 14 để gánh vác chức lãnh đạo cả đạo và đời cho dân tộc Tây Tạng từ khi ngài còn thơ ấu. Ngài từ những ngày mới lớn, miệt mài tu học theo lời Đức Phật dạy về hạnh từ bi và trí tuệ, nhưng từ khi chưa đủ tuổi thành niên đã chứng kiến khắp trời khói lửa chinh chiến để tới lúc phải đào thoát, vượt nhiều rặng núi Hy Mã Lạp Sơn để xin tỵ nạn tại Ấn Độ.
Zohran Mamdani tuyên bố tranh cử thị trưởng New York vào tháng 10/2024. Khi đó, phần lớn New York vẫn không biết đến vị lập pháp tiểu bang 33 tuổi này là ai. Ngày 1/7/2025, Zohran Mamdani chính thức đánh bại cựu Thống đốc Andrew Cuomo, chiến thắng vòng bầu cử sơ bộ cuộc tranh cử thị trưởng New York vào tháng 11/2025.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.