Hôm nay,  

Bắc Kinh Không Thể Sử Dụng Vũ Lực Để Dẹp Hết Biểu Tình

09/11/200800:00:00(Xem: 8419)

Bắc Kinh Không Thể Sử Dụng Vũ Lực Để Dẹp Hết Biểu Tình

Minh Dũng (VNN)

Tờ tạp chí Minh Tinh phát hành tại Hồng Kông vào cuối tuần qua đã có một bài viết với tựa đề ''Sự giới hạn của cách giải quyết bằng vũ lực'' để nói lên viẹc chính quyền cộng sản Trung quốc khó mà sử dụng vũ lực đàn áp cho hết tất cả những cuộc biểu tình kháng nghị tập thể vì nó xảy ra thường xuyên và khắp mọi miền đất nước. Bài báo này viết rằng từ trước đến nay hầu hết mọi cuộc biểu tình kháng nghị tập thể đều bị chính quyền trung ương hay địa phương áp dụng phương cách giải quyết của người cộng sản là huy động công an, cảnh sát, quân đội đến đàn áp bằng vũ lực, bắt bớ, khủng bố những người tham gia biểu tình kháng nghị, nhất là đối với những ai bị tình nghi là kẻ chử động, Thế nhưng đâu có dẹp nổi, bằng chứng là số người và số vụ biểu tình trên khắp cả nước ngày chỉ có tăng chứ không hề giảm. Một tài liệu của bộ Công an Trung quốc cho hay cứ 50 người trở lên xuống đường biểu tình kháng nghị là thế nào cũng xảy ra bạo động và kéo đến bao vây đập phá các cơ quan công quyền. Năm 1993, trên toàn quốc đã xảy ra 8700 vụ, đến năm 2005 số vụ biểu tình kháng nghị tập thể có bạo động và bao vây đập phá trụ sở các cơ quan công quyền tăng lên gấp 10 lần tức là 87 ngàn vụ, và năm 2006 đã trên 90 ngàn vụ. Giáo sư Vu Kiến Vanh của sở Nghiên cứu Phát triển nông thôn thuộc viện Khoa học Xã hội Trung quốc thì 90% các cuộc biểu tình kháng nghị tập thể là của những người bị trưng thu đất đai, ruộng vườn, nhà cửa mà không được bồi thường thỏa đáng, những người bị cưỡng chế rời khỏi nơi cư ngụ hay các công nhân bị đuổi việc, bị áp bức quá đáng. Những người quá bất mãn này chỉ còn biết liên kết lại với nhau để kháng nghị chứ chẳng bao giờ tin vào hệ thống luật pháp, tòa án Trung quốc để thưa kiện, vì họ nghĩ có đi kiện cũng bị xử thua. Giải quyết vấn đề chủ yếu bằng vũ lực, không bằng luật lệ nghiêm minh thì chẳng bao giờ xong chuyện, cứ dẹp xong vụ này là sẽ có vụ khác nổi lên.

Một cán bộ cao cấp là ông Thái Hà đang phục vụ tại trường Đảng ở Bắc Kinh cho hay rằng phải đối ứng với các vụ biểu tình kháng nghị tập thể như thế nào, phương thức trao đổi ý kiến với người dân khiếu kiện ra sao, không phải hể một chút là sử dụng công an, cảnh sát, quân đội đến giải tán bằng vũ lực. Những điều này đã được trường đưa vào giáo trình giảng dạy cho học viên cả mấy năm trước đây, nhưng vẫn chưa thấy áp dụng cụ thể vào thực tế.

Các nhà xã hội Trung quốc thì nói rằng kiện tụng gì khi mà cả ba ngành Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp đều ở trong tay đảng, không lý đảng xử người của đảng là có tội hay sao". Kiện thua đã đành, không khéo còn bị trả thù tiếp là hết đường sống. Hai thập niên trước những người bị áp ức, trấn lột như thế cũng đã đứng lên phản đối nhưng rất rời rạc, mạnh ai nấy làm, không gắn kết chung lại với nhau như bây giờ nên chính quyền rất dễ dập mà cũng chẳng mấy ai biết đến. Nay đã có nhiều kinh nghiệm nên họ liên kết lại với nhau, hơn nữa với phương tiện truyền thông hiện đại như điện thoại di động, mạng Internet...đã giúp cho việc liên lạc với nhau được mau chóng và gởi thông tin kịp thời cho cả thế giới biết mỗi khi bị nhà nước đàn áp để áp lực chính quyền Bắc Kinh. Trung quốc đã phải mở cửa làm ăn với các nước Âu Mỹ nên họ cũng ngán những chỉ trích của dư luận thế giới, chứ không dám xem thường như thời bao cấp trước đây. Số vụ biểu tình kháng nghị tập thể có bạo động trong năm 2005 hay năm 2006 mà các báo ở Hồng Kông đăng nói là do sự tiết lộ của bộ Công an Trung quốc, chúng tôi chắc chắn con số này không đúng, phải nhân lên ba bốn lần mới hy vọng chính xác vì có khi nào nhà nước cộng sản hay các cơ quan chức năng công bố sự thật đâu.

Một xã hội được đánh giá là ổn định là phải thật sự dựa trên luật pháp, xét xử mọi việc công bằng, không thiên vị, chứ không phải bằng bạo lực, khủng bố hay qua đường lối tuyên truyền của bộ máy cầm quyền. Người ta thường nói thùng rổng kêu to.

Bình Nhưỡng Kháng Nghị Seoul Về Truyền Đơn Thả Ở Bắc Hàn

Các tổ chức người tị nạn cộng sản Bắc Triều Tiên ở Seoul đã thả một số bóng bay sang Bắc Hàn trong đó mang hơn 60 vạn tờ rơi nói về bệnh tật của ông Kim Chính Nhật cho người dân miền Bắc biết khiến Bình Nhưỡng tức tối lên tiếng chỉ trích và quy mọi trách nhiệm cho chính phủ Hàn quốc nếu tình hình giao lưu giữa hai miền trở nên căng thẳng.

Được biết trong hội nghị Quân sự giữa hai miền Nam Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm vào ngày 28/10 vừa qua, Ủy ban quân sự Bắc Triều Tiên đã loan báo cho hay rằng ngày hôm qua (27/10/2008), trên không phận của chúng tôi đã tung bay nhiều truyền đơn phản động do các tổ chức thù địch với nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Bắc Triều Tiên thả. Chúng tôi đã biết trước chuyện này và đã yêu cầu chính quyền Seoul phải ra lệnh ngăn cấm, xử phạt thật nặng những người, những tổ chức thả bóng bay đó, nhưng Seoul vẫn làm ngơ vì vậy chúng tôi cực lực lên tiếng kháng nghị và quy mọi trách nhiện cho chính phủ Hàn quốc. Nếu việc này còn tái diễn thì tình hình giao lưu giữa hai miền chắc chắn sẽ trở nên căng thẳng mà trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía chính quyền Seoul.

Ủy ban Quân sự Hàn quốc đáp lại rằng chính phủ Hàn quốc của chúng tôi đã lên tiếng yêu cầu các tổ chức đó không nên thả bóng bay theo như kế hoạch của họ đề ra, nhưng không thể nào xử phạt được vì luật pháp Hàn quốc không cấm người dân làm chuyện đó, hơn nữa nội dung tờ truyền đơn chỉ là các bản tin đã được các nước cho loan tải rộng rãi.

Những người trong bốn tổ chức thả bóng bay đó cho các ký giả hay rằng họ đã thả nhiều quả bóng bay trong đó mang theo hơn 60 ngàn tờ rơi nói về việc ông Kim Chính Nhật đang lâm trọng bệnh mà chính quyền Bình Nhưỡng muốn dấu nhẹm không cho người dân biết, chúng tôi cũng có gởi kèm một số tiền mỹ kim và dồng nhân dân tệ của Trung quốc. Nếu nhà độc tài Kim Chính Nhật không bị bịnh nặng, có thể xuất hiện ngay trước đám đông thì việc gì Bình Nhưỡng phải lo sốt vó lên vậy, chỉ cần ông ta lòi mặt ra 1 phút cũng được là sáu, bảy chục ngàn tờ rơi chúng tôi thả đi chả có giá trị gì mà còn bị mang tiếng là tuyên truyền láo khoét.

Muốn kiểm chứng việc ông Kim Chính Nhật có thật bị lâm trọng bệnh hay không, các ký giả nước phương Tây chỉ còn nước đi săn tin ở những nơi khác chứ chẳng bao giờ trông đợi vào sự tiét lộ từ chính quyền Bình Nhưỡng. Các ký giả Tây phương đã nhắm đến bác sĩ Francis Xavier Roux, Trưởng khoa Thần kinh Ngoại khoa của bệnh viện Sainte Anne Paris, bác sĩ Roux trước đây đã nhiều lần sang Bình Nhưỡng khám bệnh nảo cho ông Kim Chính Nhật. Trên trang điện tử của tuần san Le Point, phát hành ở Pháp, cho đăng tin là ngày 28 tháng 10 vừa qua, bác sĩ Roux đã có mặt tại Bình Nhưỡng, trước đó các ký giả của Le Point cũng đã bắt gặp ông Kim Chúnh Nam, con trai trưởng của ông Kim Chính Nhật, đến bệnh viện Sainte Anne hai lần để gặp bác sĩ Roux. Hãng thông tấn AFP của Pháp cho hay họ đã điện thoại đến phòng làm việc của bác sĩ Roux để xác nhận tin này thì được trả lời là Bác sĩ Roux không đi Bình Nhưỡng chỉ sang Bắc Kinh gặp gở các đồng nghiệp. Các ký giả Nhật thì đã bắt gặp và phỏng vấn được bác sĩ Roux ở phi trường quốc tế Charles De Gaulle vào ngày 23/10/2008, đang chuẩn bị bước lên máy bay đi Bắc Kinh, khi đến nơi bác sĩ Roux đã được sứ quán Bắc Triều Tiên ở Trung quốc đem xe ra đón, qua ngày hôm sau bước lên máy bau đi Bình Nhưỡng. Tất cả các sự việc này đều được thu hình và được nhiều đài truyền hình ở Nhật phát đi.

Sau khi truyền thông Nhật loan tải các bản tin đó thì các phóng viên Pháp kéo đến văn phòng bác sĩ Roux ở Paris hỏi thêm và được trả lời rằng lúc đầu bác sĩ Loux không dự định đi Bình Nhưỡng, nhưng sau khi đã làm xong một số chuyện ở Bắc Kinh, định trở về Pháp thì Bác sĩ Loux thay đổi chươngtrình, đi Bình Nhưỡng để xem lại tình trạng sức khỏe của một số bệnh nhân đã được bác sĩ Loux chữa trị trước đây, trong đó có thể có người con trai trưởng của ông Kim Chính Nhật, chứ chúng tôi không nghe nói gì về chuyện đi Bình Nhưỡng để chữa trị cho người lãnh tụ của Bắc Triều Tiên.

Tuy Bình Nhưỡng vẫn bác bỏ tin ông Kim Chính Nhật bị lâm trọng bệnh, nhưng đến đây thì mọi chuyện đã khá rõ và hầu như hai chính phủ Hàn quốc và Nhật Bản đang âm thầm tìm cách đối phó vì một khi ông Kim Chính Nhật không còn nữa thì chuyện tranh chấp quyền lực khó mà tránh khỏi trong thượng tầng lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên, cánh quân đội làm bậy bắn vài quả tên lửa là phiền phức lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuộc biểu tình của đồng bào Tiền Giang càng ngày càng lan rộng mang tính bức xúc lên đến đỉnh điểm. Dân oan khiếu kiện các tỉnh cũng đổ dồn về thành phố
Đầu năm 2007, Tổng thống Bush đề nghị một chiến lược khác cho Iraq, với một bộ chỉ huy mới và hai vạn quân được tăng phái để diệt trừ khủng bố và phiến loạn
Suốt 32 năm thống trị tám mươi triệu đồng bào Việt Nam, Nhà cầm Quyền Hà Nội đã dùng chính sách lao tù , bắt bớ đễ đe dọa
Sau sự sụp đổ của chính quyền Sàigòn tháng 4 năm 1975, hơn nửa triệu người Việt nam
Đảng lãnh đạo nhưng không bao biện, làm thay Nhà nước ” là khẩu hiệu tuyên truyền được lập đi lập lại nhiều lần từ Đại hội đảng X năm 2006
Cuộc 'tọa kháng' để đòi chính quyền Hà Nội phải trả lại ruộng đất nhà cửa đã bị nhà nước cướp đoạt bất công trước văn phòng quốc hội II tại Sài Gòn
Đại Tá Dương Hiếu Nghĩa, lúc đó là Tỉnh Trưởng của tỉnh Vĩnh Long, Việt Nam Cộng Hòa, đề nghị tôi gặp GS Huy để biết thêm về chính trị Việt Nam
Hôm Thứ Sáu mùng sáu, nhân chuyến thăm viếng Ấn Độ, khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói đến việc nâng cấp quan hệ Việt-Ấn
Những thay đổi trong đời sống dù to tát hay nhỏ nhoi cũng có thể ảnh hưởng không nhiều thì ít đến chúng ta. Lúc tuổi cao, những thay đổi này càng
Nếu không hiểu rõ giá trị truyền thống của các tôn giáo bạn, thì chúng ta rất khó bày tỏ lòng kính trọng các tín ngưỡng khác biệt
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.