Hôm nay,  

Ngoại Giao Mỹ Sau 8 Năm Cầm Quyền Của Tt Bush

05/11/200800:00:00(Xem: 10249)

NGOẠI GIAO MỸ SAU 8 NĂM CẦM QUYỀN CỦA TT BUSH

GS Nguyễn Mạnh Hùng.

Phạm Trần

GS Nguyễn Mạnh Hùng:  “Nếu bị Trung Quốc tấn công thì Việt Nam không thể trông cậy vào ai.  Hoa Kỳ  không có lý do chính đáng để bênh vực Việt Nam vì Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ.  ”

Hoa  Thịnh Đốn.- Tổng thống George  W. Bush sẽ mãn nhiệm ngày 20-1-2009 sau Tám năm cầm quyền. Thành công và thất bại của ông sẽ được các Nhà viết sử phán xét, nhưng trước ngày ông rời Tòa bạch Ốc, Tổng thống Bush chỉ còn được 26 phần trăm dân  chúng tín nhiệm trong khi  có tới  gần 90 phần trăm số  phần trăm cho rằng  nước Mỹ đang đi sai đường.

Trong số phầm trăm  dân chúng không hài lòng về đường lối ngoại giao của Tổng thống Bush, kể cả việc theo đưổi hai cuộc chiến tranh chưa thấy đường ra tại Iraq  từ năm 2003 và tại Afghanistan từ năm 2001, đa số  3 trên 4 người dân coi cuộc khủng hỏang kinh tế - tài chính hiện nay là  hậu qủa của chính sách chi tiêu không kiểm sóat được  cho  ngân sách Quốc phòng  của chính quyền Bush.

Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên gia Chính trị và Ngoại giao của Đại học George Mason đã dành cho Tác giả viết bài này  (Phạm Trần) Cuộc phỏng vấn nhằm phân tích thành công và thất bại của TT Bush trong lĩnh vực ngoại giao trong 8 năm cấm quyền của ông.

Cuộc phỏng vấn này cũng được phát hình  trên hệ thống truyền hình SBTN.

Dưới đây là nguyên văn  Cuộc phỏng vấn :

NHÌN TỔNG QUÁT

H:  Khi nói về chính sách Ngoại giao của chính quyền Bush, hầu như mọi người đều đồng ý Tổng thống Bush đã hòan tòan thất bại và làm mất uy tín của nước Mỹ trên chính trường Quốc tế từ khi ông lên cầm quyền năm 2000.

Giáo sư có thấy như thế không và nguyên do từ đâu : Chiến tranh Iraq, Chiến tranh ở Afghanistan hay vì ông Bush đã  theo đuổi một đường lối ngoại giao “độc tài” nên đã làm mất lòng nhiều nước bạn vốn có truyền thống đòan kết  mật thiết với Mỹ như Pháp và  Đức "

Đ: Khi George W. Bush lên cầm quyền thì chiến tranh lạnh đã hết, nước Nga đang gặp khó khăn, Mỹ là siêu cường duy nhất, kinh tế phát triển, ngân sách thặng dư, được các đồng minh kính nể, kẻ thù e ngại. Khi ông Bush sắp ra đi, kinh tế bị suy thoái, ngân sách thâm thủng nặng nề, quân đội bị cầm chân trong hai cuộc chiến tranh chưa có lối ra, uy tín trên thế giới suy giảm trầm trọng, mất sự kính nể của đồng minh và bị kẻ thù coi thường.

Nguyên nhân chính là tự tin quá đáng, quyết định vội vàng, đơn phương, và giáo điều của chính quyền Bush . Đường lối ngoại giao này và hậu quả của nó được thể hiện qua hai cuộc chiến tranh ở Afghanistan và Iraq. Chiến tranh Aghanistan là cuộc chiến cần thiết (necessary war) để tự vệ chính đáng nên được sự ủng hộ của cả đồng minh, của kẻ thù cũ và ngay của cả các “quốc gia côn đồ” (rogue countries), như Nga, Trung Quốc, Libya, Cuba, và Bắc Triều Tiên. Chiến tranh Iraq là cuộc chiến tự chọn (war of choice) dựa trên những tin tức tình báo sai lầm nếu không nói là ngụy tạo, và một niềm tin không thực tiễn (muốn biến Iraq và vùng Trung Đông thành những quốc gia dân chủ) cho nên không được các đồng minh lớn ở Âu châu (Đức, Pháp) ủng hộ. Ở Afghanistan, quân Mỹ chiến đấu cùng quân NATO. Ở Iraq, Mỹ hiện nay gần như chảy máu một mình, các đồng minh thân thiết lúc đầu (Anh, Ba Lan, Tây Ban Nha) hoặc đã hay đang rút quân về. Cuộc chiến Iraq làm nước Mỹ mất uy tín, tốn kém nặng nề (khỏang 12 tỷ Mỹ kim một tháng) mà chưa thấy ánh sáng ở đường hầm, không được nhân dân ủng hộ, và quân đội bị căng mỏng thiếu khả năng ứng phó với một cuộc khủng hoảng ở nơi khác.

TRUNG ĐÔNG

H:  Về vấn đề hòa bình ở Trung Đông, nhiều người thắc mắc không hiểu tại sao Tổng thống Bush lại “làm ngơ” trong suốt 7 năm cho đến tháng 11 năm 2007 mới bắt tay vào việc tìm giải pháp hòa bình giữa hai dân tộc Israel và Palestinians "  Và cho đến nay, thỏa hiệp hòa bình mà ông Bush muốn đạt được để cho dân Palestinians có một quốc gia độc lập và nước Do Thái được khối Ả Rập nhìn nhận để  sống chung hòa bình vẫn còn bế tắc sau Hội nghị ở Annapolis, Maryland tháng 11 năm ngoái. Ông có tìm ra câu trả lời  tại sao  không "

Đ: Giáo sư Aaron David Miller, người đã làm cố vấn về vấn đề Palestine cho sáu đời tổng thống Mỹ, nhận xét rằng trong việc tìm giải pháp cho cuộc tranh chấp này, chính quyền Clinton đã thất bại vì quá sốt sắng, chính quyền Bush thất bại vì thiếu cố gắng.

Vì kinh nghiệm thất bại của Bill Clinton trong việc ép lãnh tụ Tổ Chức Giải Phóng Palestine (PLO) Yasser Arafat và Thủ Tướng Do Thái Ehud Barak ký thỏa hiệp với nhau trong những tháng cuối của nhiệm kỳ của ông, nên thoạt đầu chính quyền Bush chủ trương “dậm châm tại chỗ” (parking policy) để cho hai phe tự giải quyết lấy. Đến khi bắt đầu can thiệp thì chính quyền Bush, vì ảnh hưởng của nhóm vận động Do Thái và phe tôn giáo cực đoan, lại thiên vị chính quyền Do Thái của Ariel Sharon vì ông này “chống khủng bố.” Chính sách thiên vị này không những bị Tổ chức Palestine chống đối mà còn không được sự ủng hộ của ba trong “nhóm bộ bốn” (the quartet) gồm Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Nga, Liên Hiệp Âu Châu lập ra để làm trung gian tìm giải pháp cho xung đột Do Thái-Palestine.

Sở dĩ mãi đến tháng 11 năm 2007 chính quyền Bush mới đứng ra tổ chức hội nghị ở Annapolis, Maryland, đem các phe phái có liên hệ xa gần với tranh chấp ấy ngồi lại với nhau để bàn về giải pháp “hai quốc gia dân chủ sống cạnh nhau trong hòa bình và thịnh vuợng” vì một tổng hợp các lý do sau đây: a) Trong cuộc bàu cử quốc hội cuối năm 2006, đảng Dân Chủ chiếm được quyền kiểm soát cả hai viện Quốc Hội, họ đòi chấm dứt chiến tranh ở Iraq; b)  Mùa Xuân năm 2007, Ngoại truởng Condi Rice nhiều lần đi Trung Đông để vận động thành lập một liên minh các nước hồi giáo Sunni (gồm Ai Cập, Jordan, Saudi Arabia) chống lại liên minh hồi giáo Shia do Iran lãnh đạo, nhưng Saudi Arabia không đồng ý mà còn gọi sự hiện diện của quân Mỹ ở Iraq là một sự “chiếm đóng;” và c) Các quốc gia Trung Đông coi việc giải quyết tranh chấp Do Thái-Palestine, chứ không phải chiến tranh Iraq, là ưu tiên số 1, mà Mỹ cần có sự ủng hộ của họ ở Iraq để khỏi phải bị mang tiếng là một mình chống thế giới Hồi giáo. 

H:  Cũng liên quan đến vấn đề Trung Đông, ông có thấy Hoa Kỳ tiến được bước đi hòa bình nào  gần hơn với hai nước Syria và Iran (Ba Tư) nói riêng và tòan khối Ả Rập nói chung sau 8 năm cầm quyền của TT Bush "

Đ:  Không. Ở Syria, tình hình xấu ngay từ năm 2003 khi Mỹ đổ quân vào Iraq và tố cáo Syria cho phép các chiến binh hồi giáo và khí giới vuợt biên giới sang giúp Saddam Hussein. Năm 2005, sau khi có cuộc đảo chính ở Lebanon lật đổ chính quyến thân Syria vì Syria bị nghi là dính líu đến việc ám sát cựu Thủ tướng Lebanon Rafik Hariri, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria. Mới mấy hôm trước, việc lực lượng đặc biệt của Mỹ từ Iraq xâm nhập lãnh thổ Syria để tiêu diệt nhóm thân al Qaeda đem lậu võ khí và chiến binh vào Iraq thì tình hình căng thẳng hơn.

Bang giao Mỹ-Iran đi từ chỗ tốt đến xấu. Lúc khởi đầu chính quyền Bush, đã có những cố gắng đem hai nuớc sát lại gần nhau: đại sứ Iran tại Mỹ được mời đến Quốc Hội nói chuyện, Iran hứa giúp tìm kiếm và cứu các phi công Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh ở Afghanistan và cho phép tàu Mỹ đổ lúa mì giúp người Aghanistan tỵ nạn xuống các hải cảng của Iran. Tình hình trở nên căng thẳng khi Mỹ đòi Iran không được ủng hộ Hezbollah và Hamas, và chấm dứt chuơng trình nguyên tử mà không chịu điều đình trực tiếp với Iran. Chính sách “thay đối chế độ” (regime change), cấm vận, và không điêu đình áp dụng ở Iran đã thất bại.

Các đồng minh của Mỹ trong thế giới Á Rập thì không hài lòng với chính sách thân Israel của chính quyền Bush và thiếu cố gắng thành thật trong việc đòi Israel gỡ bỏ những xây cất mới của Israel trên vùng đất Palestine và thi hành giải pháp hai quốc gia sống cạnh nhau trong hòa bình. Họ cũng chẳng thích áp lực của Mỹ đòi họ dân chủ hóa. Dân chủ hóa ở Palestine đã đưa Hamas, phe chống Israel quá khích lên cầm quyền. Cho tới nay, chính sách thay đổi chế độ và dân chủ hóa các nước Iraq, Iran, Syria, biến vùng Trung Đông từ một “vòng cung bất ổn thành một vòng cung dân chủ và ổn định” đã thất bại một cách thảm hại.

PHI CHÂU

H:  Tôi có cảm tưởng như vai trò  bảo vệ “an ninh  và hòa bình thế giới” của Hoa Kỳ đã không còn được tin cậy dưới thời TT Bush đến nỗi Uy tín của nước Mỹ  đã mất  ảnh hưởng  tại  một số nước đang có khủng hỏang chính trị nội bộ ở Phi Châu như Zimbabwe, Democratic Of Congo (DRC), Sudan " Tại sao vậy "

Đ:  Lúc đầu chính quyền Bush thiên về phương thức hành động đơn phương, chú trọng đến quyền lợi quốc gia hơn quyền lợi của “cộng đồng thế giới,” (hủy bỏ Tokyo protocol về giảm nhiệt môi trường, không chịu ký hiệp ước thành lập Tòa án hình sự quốc tế và hiệp uớc cấm võ khí vi trùng, rút khỏi các chuơng trình của LHQ liên quan đến việc thành lập các trung tâm giúp phá thai), và từ chối vai trò “cảnh sát quốc tế.”  Chính sách này đâu có liên hệ gì đến việc “bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới”" Từ sau cuộc khủng bố 09/11/2001, với cuộc chiến tranh Aghanistan và Iraq và chiến luợc “đánh phủ đầu” (pre-emption), Hoa Kỳ, chứ không phải Al Qaeda và phe hồi giáo quá khích, bị coi là mối “đe dọa” của nhiều nước khác. Vì hành động hung hăng đơn phương của chính quyền Bush mà Mỹ bị cựu tỗng thống Pháp, Jacques Chirac, chỉ trích là “cường quốc cowboy hiếu động” (cowboy hyperpower.)

Khủng hoảng chính trị ở Phi Châu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân phức tạp (độc tài, nội chiến, xung đột bộ lạc, vi phạm nhân quyền) khó giải quyết. Ở vùng đất này, quan tâm của Mỹ chỉ liên quan đến vấn đề vi phạm nhân quyền chứ không phải là vấn đề chiến lược ảnh huởng trực tiếp đên an ninh của Mỹ nên chỉ hành động lơ là, vì thế không hữu hiệu. Tốt nhất là hành động qua Liên Hiệp Quốc mà những thành phần bảo thủ cực đoan trong chính quyền Bush lại không ưa LHQ. Mặt khác, lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ lại không hữu hiệu nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Hiện nay, Mỹ vẫn là một “quốc gia không có không được” (indispensable nation), nhưng quân đội và khả năng tài chánh đã dồn cho hai cuộc chiến ờ Iraq và Afghanistan  rồi nên dù muốn, Mỹ cũng không có khả năng giúp giải quyết hữu hiệu các khủng hoảng tại Phi Châu và tạo ảnh hưởng ở đó.

NAM MỸ

H:  Trong ít năm cuối của nhiệm kỳ thứ 2 của TT Bush, tôi thấy Trung Hoa và nước Nga đã tạo được ảnh hưởng kinh tế và quân sự với một số nước ở Nam Mỹ như Venezuela, Bolivia, El Salvador…trong khi Cuba vẫn đứng vững là một nước Cộng sản chỉ cách bờ biển Miami dưới 100 dặm. Giáo sư có chút lo ngại nào về  viễn ảnh nước Mỹ bị Nga và Trung Hoa  “bao vây” ở  Nam Mỹ không "

Đ: Không. Nga và Trung Quốc hành động ở Nam Mỹ vì quyền lợi của họ cũng như hành động của Mỹ  tạo  đồng minh ở Âu châu và Á châu sát nách với hai nước đó. Dù sao, Mỹ vẫn là một siêu cường duy nhất. Khả năng Mỹ bao vây Nga qua việc nới rộng NATO và gây ảnh hưởng tại các quốc gia Trung Á, và bao vây TQ bằng cách tăng cường quan hệ với các quốc gia Đông Á, Nam Á, và Đông Nam Á nhiều hơn là khả năng Nga và Trung Quốc bao vây Mỹ ở Nam Mỹ. Ngoài ra, Nga và Trung Quốc không có chung quyền lợi với nhau, và không có một quốc gia hay một liên minh quốc gia nào ở Nam Mỹ có thể đối đầu với Mỹ đuợc.

Á CHÂU-VIỆT NAM

H:  Đối vớI tình hình ở Á Châu thì  Giáo sư cũng biết Trung Hoa đang bành trước sức mạnh Quân sự của họ để cạnh tranh ảnh hưởng với Mỹ trong vùng Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Việt Nam, tuy là một nước bé nhưng lại có một bờ biển dài trên 3,000 cây số và đang tranh chấp chủ quyền lãnh hải  và quyền lợi kinh tế với Trung Hoa và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có nguồn dư trữ dầu hỏa và khí đốt là chính . Nếu bị tấn công trên biển thì Việt Nam trông cậy vào ai " Hoa Kỳ có thể đứng yên nhìn Việt Nam lâm nạn được không, hay phải nhảy vào để bảo vệ đường lưu thông cho tầu bè trên biển Nam Hải "

Đ: Hiện nay, nếu bị Trung Quốc tấn công thì Việt Nam không thể trông cậy vào ai.  Hoa Kỳ muốn duy trì tự do lưu thông trên biển Nam Hải, nhưng không có lý do chính đáng để bênh vực Việt Nam vì Việt Nam không phải là đồng minh của Hoa Kỳ. Ngoài ra, Hoa Kỳ vẫn có thể trông cậy vào Úc, Nhật, Đài Loan, Thái Lan, có thể cả Nam Dương nữa trong việc duy trì sự hiện diện hải quân của mình ở Thái Bình Dương.

H:  Bắc Hàn ngày nay có còn là mối hiểm họa nguyên tử ở  Á Châu nữa không hay  khối 6 thành phần  gồm Mỹ, Nam Hàn, Nhật, Nga,Liên Hiệp Quốc và Trung Hoa đã “mua đứt” lãnh tụ Kim Jong Il để giúp TT Bush đạt được một thành tích ngoại giao  trước khi ông rời Tòa Bạch Ốc, hay đây là thành công ngoại giao duy nhất của chính quyền Bush sau 8 năm cầm quyền "

Đ : Việc mua bán này chưa ngã ngũ. Bắc Hàn chỉ bắt buộc phải chấm dứt chương trình nguyên tử của họ nếu Trung Quốc thực sự muốn như thế và ra tay hành động. Việc Bắc Hàn từ lúc không có võ khí nguyên tử cho đến lúc có võ khí nguyên tử là thất bại của chính sách thiên về “thay đổi chế độ” trong khi Mỹ không có khả năng ấy, và từ chối thương thuyết đơn phương với Bắc Hàn.

CHỖ ĐỨNG LỊCH SỬ

H:  Tổng thống Bush sẽ một chỗ đứng  như thế nào trong lịch sử  Ngoại giao của nước Mỹ "

Đ :  Còn quá sớm để đưa ra một phán đoán cuối cùng về chỗ đứng của chính quyền Bush trong lịch sử Mỹ. Ông Johnson bị nguời đương thời chỉ trích rất nhiều vì cuộc chiến ở Việt Nam, nhưng lịch sử đã đối xử tốt hơn với ông và cho ông thành tích thực hiện một cuộc cách mạng xã hội không đổ máu, tạo thay đổi lớn lao trong thân phận người da đen và trong quan hệ chủng tộc ở Mỹ.

Một kết toán tạm thời về những thành công và thất bại của TT Bush có thể như sau: Về thành quả, ông Bush đã chuyển nhanh chóng từ một TT thời bình sang TT thời chiến sau biến cố 9/11 (2001)  xảy ra, và trong hơn bảy năm qua đã giữ cho không có một hành động khủng bố nào xảy ra trên lãnh thổ Mỹ. Tại Aghanistan và Iraq, quân Mỹ đã đánh gục địch thủ một cách nhanh chóng và gọn ghẽ.

Ông thành công trong chiến tranh, nhưng thất bại trong hòa bình; việc quản lý Iraq một cách vụng về sau chiến thắng tiên khởi đã đưa nước Mỹ vào một chiến tranh lâu dài, tốn kém mà triển vọng thành công còn xa vời, quân đội Mỹ phải căng một cách tối đa không có khả năng tranh dành ảnh hưởng với các quốc gia đang lên, ngân sách quốc gia thâm thủng nặng nề, uy tín trên thế giới xuống thấp, bạn không nể, thù không sợ. Ở trong nước, chính sách kinh tế tài chánh của của TT Bush đã góp phần đưa đến một cuộc khủng hoảng tài chánh trầm trọng. Chính sách xã hội giáo điều dựa vào niềm tin tôn giáo bảo thủ cực đoan của ông thay vì tạo đoàn kêt dân tộc như ông hứa đã đưa đến sự chia rẽ dân tộc.

Nhưng, nếu vì một phép mầu nào đó mà các nhà lãnh đạo Iraq ngồi lại đuợc với nhau để xây được một nuớc Iraq dân chủ ổn cố thì lịch sử nuớc Mỹ sẽ dành cho TT Bush một cho ngồi xứng đáng với viễn kiến của ông.

H:  Mỗi vị Tổng thống Mỹ khi hết nhiệm kỳ đều để lại cho hậu thế một kỷ niệm khó quên. Kỷ niệm ấy có thề xấu hay tốt hay lẫn lộn. Vậy hai ông có dành cho Tổng thống Bush một chỗ đứng nào trong trái tim mình không"

Đ: Tổng Thống Bush là người có một niềm tin lớn lao cả về phương diện lý thuyết kinh tế lẫn tôn giáo; ông thuờng suy nghĩ và hành động một cách giáo điều, vì thế đã đưa đến các khó khăn ngoại giao và kinh tế trầm trọng cho nước Mỹ.

Trong trái tim tôi, có hai hình ảnh của Tổng Thống Bush: một bên là hình ảnh của một nhà lãnh đạo thất bại vì bướng bỉnh quyết định theo niềm tin hơn là lý trí (faith-based not reason-based), bên kia là hình ảnh của một con nguời tốt bụng, thành thật, dễ tin, và có tinh thần trách nhiệm đã vì quyền lợi quốc gia mà hy sinh niềm tin của mình vào ý thức hệ bảo thủ tôn sùng kinh tế thị truờng để áp dụng những biện pháp cứu nguy kinh tế mà phe bảo thủ quá khích cho là đi vào con đuờng xã hội chủ nghĩa.

H:  Trách nhiệm  ngọai giao và gánh nặng kinh tế của vị Tổng thống kế nhiệm ông Bush lớn lao như thế nào "

Đ: Tất cả những khó khăn kinh tế và ngoại giao đều xảy ra duới chính quyền Bush và bắt nguồn từ chính sách của chính quyền Bush. Ông Bush phải chịu trách nhiệm này.

Phạm Trần (11-2-08)

++++++++++++++++++++++++++++++

THỜI SỰ:

Thời sự nóng hổi: OBAMA, biểu tượng của thời đại

Bùi Tín 

* Mọi điều đều có thể     

* bơi ngược dòng    

* hơn cả Anh hùng

* biểu tượng đẹp          

* tuổi trẻ nhận bàn giao thế hệ

Cả thế giới nín thở hồi hộp chờ đón tin này. Tổng thống thứ 44 của Hoa kỳ là Barack OBAMA, một chàng trai 47 tuổi, da nâu, có cha gốc nước Kenya - châu Phi, mẹ người Mỹ (bang Kansas), sinh năm 1961 ở đảo Hawaii giữa Thái Bình Dương; Obama là giáo sư đại học ngành luật, luật sư, nhà báo, từng là tổng biên tập tạp chí "Luật pháp" của trường Đại học danh tiếng nhất Harvard; năm 2002, Obama được bàu làm nghị sỹ bang Illinois, 2 năm nay là Thượng nghị sỹ Quốc hội Hoa kỳ. Từ nay anh thanh niên Obama, trẻ thứ nhì (sau John F Kennedy vào Nhà trắng khi 43 tuổi) trong tất cả 44 đời tổng thống Mỹ, được trân trọng gọi là Ngài Tổng thống của Hợp chúng quốc Mỹ, quốc gia hùng mạnh nhất,  Người có quyền lực nhất   trong hơn  6,8  tỷ  người trên thế giới hiện tại.

* điều không thể tưởng tượng :  Ngày 20-1-2009, 2 tháng rưỡi nữa, Obama   tuyên thệ nhận chức Tổng thống Mỹ, Nguyên thủ Quốc gia, còn là người đứng đầu Chính phủ, cũng là Tổng tư lệnh quân đội Hoa kỳ. Trong thời kỳ toàn cầu hoá, mọi đường lối chính sách của Hoa kỳ đều tác động trực tiếp hay gián tiếp, ảnh hưởng ít nhiều đến gần 200 nước, đến mọi con người sống trên hành tinh này.

Vài năm trước đây, không một ai tưởng tượng nổi có một người da màu, mang dòng máu châu Phi, có thể trở thành tổng thống Mỹ. Không ai có thễ nghĩ rằng có một cặp vợ chồng da màu là Tổng thống và Đệ nhất phu nhân, là ông chủ và bà chủ của Nhà trằng. Giữa vận động bầu cử, Obama không ngần ngại giới thiệu vợ mình, nữ luật sư Michelle Obama, là từ một dòng máu nô lệ da đen. Nhân ngày Phụ nữ 20-11-2008, thế giới nhắc đến bà Rosa Parks, người phụ nữ da đen ở bang Alabama tháng 12 năm 1955 từng ngồi lỳ trên xe buýt không chịu nhường chỗ cho người da trắng, đưa đến cao trào đấu tranh giành được quyền bình đẳng chủng tộc trên toàn liên bang. Không có bước khởi đầu ấy cách nay mới 53 năm không thể có sự kiện chấn động địa cầu Barack cùng Michelle Obama trống dong cờ mở bước vào Nhà trắng hôm nay.

Trước đây, ứng cử viên tổng thống thường thuộc gia đình quyền quý, dòng họ cao sang, có khi 2 đời làm tổng thống (như cha con John Adams và John Quincy Adams, cha con George Herbert Bush và George Walker Bush), từ gia đình thống đốc, thượng nghị sỹ, có trang trại rộng lớn, gia tài triệu phú, như dòng họ Roosevelt, Kennedy, Bush, hoặc phải là một chính khách dày dạn hàng hai chục năm đấu tranh nghị trường và quốc tế, như Truman, Nixon hay Reagan, hay là tướng lĩnh hiển hách chiến công như Ulysses Grant,  Dwight Eisenhower. Tổng thống Obama hôm nay là một chàng trai 47 tuổi, mới làm thượng nghị sỹ ở thủ đô Washington DC 2 năm, gia đình loại trung lưu, cả dòng họ không có một danh tiếng nào đáng trưng ra. Obama cũng không có một đại công ty tư bản ngành dầu mỏ, sản xuất vũ khí hay ngân hàng nào đỡ đầu. Đây là chuyện kỳ lạ, khó hiểu, không thể tưởng tượng nổi, nay thành sự thật hiển nhiên, làm sửng sốt bao người, cần tìm cho ra căn nguyên, từ đó có thể khám phá ra nhiều điều thú vị và bổ ích.

* những rào cản vượt qua: để nhận rõ "sự kiện lịch sử Obama", xin lược lại những rào cản to lớn mà ứng cử viên tổng thống trẻ tuổi vượt qua, như một cầu thủ bơi lội bơi ngược dòng sông giữa mùa nước lũ. Nhưng là xuôi dòng Thời đại. Hơn một năm trước, ông phải đọ sức trong đảng Dân chủ với 6 đối thủ đều đáng gờm. Đó là những thống đốc, nghị sỹ Edwards, Biden, Dodd, Richardson, Kucinich, đặc biệt là bà Hillary Clinton... Họ có quá trình họat động từ 20 đến 38 năm, kinh nghiệm đầy mình, phe cánh vững mạnh. Bạn bè chân thành khuyên ông hãy thư thả, thời cơ cho ông chưa tới. Obama tự tin, kiên trì dấn thân. Từ hàng cuối của 7 ứng viên Dân chủ, Obama nổi dần lên như một khám phá, một ngôi sao, một của quý ẩn dấu được tìm thấy. Ông có tư tưởng của mình, có xét đoán của mình, hiểu thấu đáo tầng lớp trung lưu và biết cách diễn đạt rõ ràng đi thẳng vào lòng người nghe. Nhiều người nói ông có biệt tài hùng biện, nên hiểu hùng biện không phải chỉ là nói năng lưu loát, lập luận chặt chẽ, lời lẽ trau chuốt, mà còn có sức lôi cuốn của tài thuyết phục, khả năng hấp dẫn số đông bằng lòng thành thật lương thiện để tạo nên sự tin cậy.

Trong cuộc đọ sức tay đôi cuối cùng trong đảng Dân chủ với bà Hillary Clinton, công luận và các hãng thăm dò cho rằng bà Hillary lọai Obama là cái chắc. Bà có cái thế của một thượng nghị sỹ già dặn ở thủ đô Washington, ảnh hưởng vang dội từ New York, có thế áp đảo của người da trắng chiếm 74% số cử tri, cộng thêm thế mạnh của phụ nữ chiếm già nửa số cử tri, lại thêm vốn chính trị của ông chồng Bill Clinton. Cuộc đọ sức tưởng như không cân sức. Thế mà châu chấu đá nghiêng xe. Bí quyết ở đâu" Đa số cử tri đảng Dân chủ dày dạn đấu tranh chọn Obama. Vì sức trẻ ư" tài hùng biện ư" kiến thức ư " có cả. Nhưng trên hết là gì"

Tôi được sống trên đất Mỹ những ngày sôi nổi này, hỏi chuyện những công dân vùng nông thôn, sinh viên da trắng và da màu, vì sao Obama được tin cậy đến thế. Họ cho biết : đó là đức tính biết lắng nghe, biết cúi mình xuống những con người bình thường, hiểu rõ tầng lớp trung lưu đa số, thông cảm với những con người bất hạnh thiếu thốn để san sẻ sự thịnh vượng chung. Obama nói, toát lên một ý chí nói là làm, không nói khéo để lấy lòng cử tri rồi quên hết. ''Chúng tôi đã chán ngán những điệu bộ kiểu diễn kịch của những ông già bệ vệ. Họ không truyền cảm được. Nhìn và nghe họ, chúng tôi hiểu : họ vì họ, vì chính họ, hơn là vì cử tri, vì cộng đồng. Obama nổi lên, khác hẳn những người như thế. Obama có năng lực truyền cảm. Chúng em khóc khi nghe Obama nói về những khát vọng nhỏ của dân thường, của đời thường, như giấc mơ lớn nhất của đời ông."

*  trên cả một anh hùng:  keo đọ sức cuối  McCain - Obama  còn gay go hơn.

McCain có tuổi ngang tuổi bố Obama, già dặn trên Chiến trường và Chính trường, từ gia đình hiển hách, ông nội và bố đều là đô đốc 4 sao, có 5 năm rưỡi gan góc trong tù cộng sản bảo chứng cho lòng yêu nước. McCain khéo chọn bà Palin thống đốc Alaska, xinh đẹp, hoa hậu thời trẻ, rất bắt mắt, từng cầm đầu đội bóng chày nữ, thích săn gấu, còn biết  đẩy mạnh khai thác kho dầu tự nhiên để nâng cao đời sống cho toàn dân trong tiểu bang.

McCain khoét sâu 2 nhược điểm của Obama.  Non nớt, thiếu kinh nghiệm, mới  tập sự ở thủ đô Washington, chưa hiểu biết về đối ngoại. Sẽ chỉ là anh lính tò te khi phải nắm chức Tổng tư lệnh quân đội Mỹ hùng mạnh nhất, với chìa khoá kho vũ khí nguyên tử khủng khiếp trong tay. Phe cánh McCain diễu cợt: Obama  biết nói gì nhỉ, khi gặp những Putin, Hồ Cẩm Đào, Merkel, Sarkosi, Chavez!

Trong tranh cử phe McCain có lúc hạ những đòn thấp kém. Rêu rao Obama là con người khả nghi về chính trị. Từ cái tên gốc là Barack Hussein Obama, không phải tên Mỹ, có liên hệ với Saddam Hussein ở Irak " rằng ông sinh ra ở Kenya - châu Phi, không thể là công dân Mỹ; rằng ông từng quan hệ thân với những kẻ quá khích, chủ trương tả khuynh, có xu hướng khủng bố . Rằng ông học trường hồi giáo ở Nam Dương từ lớp vỡ lòng, khó lòng từ bỏ tôn giáo gốc ấy, dù nay theo Thiên chúa giáo.

Ác độc hơn, McCain đưa ra nhận định chủ trương đánh thuế cao các nhà triệu phú, giảm thuế cho các hộ trung lưu của Obama là thực hiện chủ nghĩa xã hội, ý nói theo kiểu cộng sản mác xít, còn gọi là thuyết Obamarx, Obamarxism để hù doạ công luận, vì xã hội Mỹ hiểu rằng "chủ nghĩa xã hội thực tế" ở Liên xô, Trung quốc, Cuba, Việt nam là tận cùng man rợ tối tăm. Phe cánh chống Obama trong những ngày tranh cử cuối hét toáng lên rằng : không thể để một con quỷ (a devil) lọt vào Nhà trắng, với Obama một trận hồng thuỷ chính trị sẽ tàn phá nước Mỹ, không thể để cho một "ẩn số", một kẻ "đầy nghi vấn" lọt vào Nhà trắng, nắm quyền lực tối cao. Họ tung tin: Obama sẽ sớm bị ám sát !

McCain mỉa mai những hãng thăm dò dư luận :" Tôi không lo, tôi còn thích những dự báo xấu về tôi, những hãng thăm dò không đáng tin cậy. Tôi là con người của những phút chót, của những đảo lộn hoành tráng (spectacular) và toàn thắng ".

Phe cánh McCain còn tin ở "hiệu ứng Bradley", xảy ra năm 1982, khi ông Tom Bradley, người da đen, ra tranh cử Thống đốc Cali, được các hãng thăm dò báo tin chắc thắng vì vượt đối thủ da trắng đến 7 điểm, vậy mà Bradley bị loại; vì tinh thần kỳ thị ở cử tri da trắng còn sâu, cử tri da đen tự ty, nhưng không thổ lộ công khai.

Vậy mà Obama vẫn thắng. Bộ máy vận động tranh cử của đảng Dân chủ đã tìm ra những biện pháp có hiệu quả, gắn liền với con người và tư chất Obama. Phần lớn họ là trí thức trẻ từ 30 đến 45 tuổi, kiến thức sâu rộng luôn gắn chặt với thực tế và hiệu quả.

Kiến thức + Thực tiễn + Hiệu quả là Phong cách làm việc của họ. Họ là những nhà chính trị-tâm lý học, xã hội học, thông tin học đầy tài năng. Họ nghiên cứu kỹ những đòn tấn công, từng miếng võ của đối phương để gạt, đỡ, quật trả kiểu gậy ông đập lưng ông, hóa giải hết hỏa mù, vu cáo, với phương châm bình thản, tự tin, không cay cú, sơ hở, với một đạo lý: lương thiện, tôn trọng công chúng, chân thành dấn thân, chững chạc, có văn hoá với đối phương. Họ bỏ qua chuyện bà Palin mua săm trang phục lộng lẫy 150 ngàn đôla, làm McCain bực mình, người dân lắc đầu bĩu môi, thế là đủ.

Bộ máy vận động của Obama còn dùng một đội ngũ tình nguyện viên trẻ từ 15, 16 đến 35 tuổi, được huấn luyện bài bản, ăn nói lưu loát, chịu khó di chuyển - từng tốp xe máy, xe đạp, đi bộ - , đến nơi hẻo lánh, gõ cửa từng nhà, dùng điện thoại di động và cố định, tháo gỡ từng vướng mắc của cử tri. Những bầy ong thông minh, cần mẫn.

Về quỹ tranh cử dư dật, 150 triệu đôla quyên góp vào tháng cuối, phần lớn là do tầng lớp trung lưu toàn nước Mỹ góp. Obama kêu gọi đông đảo cử tri góp 100, 50 hay 20 đôla cũng là quý, góp gió thành bão, quý hơn nữa là tiền của những giờ làm thêm của người lao động, của những thanh niên vừa vào đời tự lập, hoặc qua những buổi hội luận về đất nước. Số tiền này vài chục nhà tỷ phú có thể góp, nhưng nó có ý nghĩa hơn khi từ hàng triệu cử tri, như một cam két chính trị tin cậy, dứt khoát, đông đảo.

Obama thắng Anh hùng McCain, châu chấu lại đá voi, làm nên lịch sử, vì những lẽ ấy.

* Đội đá vá trời: một loạt nhiệm vụ nặng nề đến kinh hoàng chờ đợi êkíp Obama . Kinh tế tài chính Mỹ bên bờ vực thẳm. Hàng ngìn tỷ đôla thâm thủng ngân sách. Dập tắt ngọn lửa chiến tranh ở Trung đông mà không bỏ chạy, đầu hàng. Xây dựng đồng thuận dân tộc sau cuộc tranh cử quyết liệt. Hàn gắn rạn nứt trong khối đồng minh quốc tế. Tự khẳng định vai trò tiên phong của ngọn trào dân chủ, bình đẳng, hoà bình  và nhân quyền quốc tế.

Tất cả đều là những vấn đề cấp bách, cực kỳ khó khăn, tưởng như là phải đội đá vá trời vậy. Chưa kịp thưởng thức hết niềm vui vẻ vang của chiến thắng, nhóm Obama phải sắn ngay tay áo vào việc theo phương châm khẩn trương, chín chắn, dựa vào kiến thức và tâm huyết của mọi nhân tài tinh hoa của nước Mỹ, sớm đoạn tuyệt với những nếp làm việc thủ cựu : hành chính quan liêu, sức ỳ bảo thủ, lãng phí, xa cơ sở, xa quần chúng. Trước hết là thành lập một nội các kiến thức sâu, hành động giỏi, nhắm vào hiệu quả thực chất, xoay chuyển dần tình thế. Thắng lợi huy hoàng của cuộc tranh cử đầy khó khăn, kịch tích rất cao, cho phép đông đảo người dân Mỹ  tự huy động, cùng chung sức với vị tổng thống trẻ do chính họ lựa chọn, bước vào thời kỳ lịch sử mới.

* Mọi sự đều có thể : Một sự kiện không ngờ, không thể tưởng tượng nổi đã xảy ra.

Một cuộc vận động bầu cử ly kỳ nhất, sôi động nhất, hồi hộp thú vị nhất vừa kết thúc. Không ít nhà bình luận cho rằng Obama thắng chỉ vì Tổng thống Bush quá kém, gây chiến tranh thất bại, kinh tế tài chính lụn bại. Đúng là vậy, nhưng chưa đủ.

Obama thắng to là sản phẩm mang tính biểu tượng cao của thời đại, của thế kỷ 21, của nền văn minh kiến thức-trí tuệ, của cách mạng kỹ thuật thông tin, của làn sóng lịch sử con người mới đông đảo.  Những nguyên nhân cơ bản,  sâu xa ấy quyện vào nhau. Vẻ đẹp sâu xa, tầm lịch sử, giá trị khai phá, hợp quy luật tất yếu sự kiện Obama là ở đó.

Thế kỷ này là thế kỷ của tri thức, của trí tuệ. Obama là con người của tri thức, của trí tuệ. Không phải chỉ ở chí tiến thủ, ở trình độ học vấn, mà còn ở sự tiêu hoá tri thức và học vấn, ở sự quý trọng tri thức và học vấn. Ngành giáo dục, hệ thống đại học sẽ được chính quyền Obama chăm sóc đặc biệt. Obama đã lựa chọn một số chuyên gia kinh tế tài chính được đánh giá là có kiến thức sâu rộng với những kiến giải mang tính sáng tạo cho nhiệm kỳ đầy khó khăn và thử thách này. Khủng hoảng tuy không may, là cơ hội thử tài.

Thay đổi xã hội lớn sẽ là tư bản đầu cơ (speculator capitalism) bị hạn chế, cho tư bản kinh doanh-sản xuất (entrepreneurial capitalism) phát triển mạnh, đẩy lùi hoạt động đầu cơ tiền tệ, chứng khoán, bất động sản để dành ưu tiên cho sản xuất của cải xã hội.

Một biện pháp kinh tế của Obama là phát triển thật mạnh các cơ sở kinh doanh vừa và nhỏ, tiết kiệm nghiêm ngặt mọi chi phí công có tính chất phô trương, từ trên cao nhất làm gương xuống tận dưới cùng, bịt chặt mọi rò rỉ lãng phí, sớm áp dụng mọi thành quả khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới và phát minh, tận dụng internet, tự động hóa... Obama định hướng cho 4 năm chính quyền Obama: mọi sự nói là làm, và làm thật, thực chất (real), không làm giả, làm "ảo". Giảm thuế thật. Tiết kiệm thật. Giảm chi phí công thật. Hỗ trợ lớp trung lưu thật. Nâng cao giáo dục thật. Bảo hiểm y tế rộng thật...

Về quân sự, ứng cử viên Obama đã nhăm nhe những viên tướng trẻ, kiến thức sâu rộng, có đầu óc nghiên cứu thực tế với trí sáng tạo, để cùng tổng thống mới giải quyết từng bước chiến trường Irak và chiến trường Afghanistan. Trong những viên tướng trí thức trẻ ấy có trung tướng David Petraeus hiện ở Bộ tư lệnh trung tâm đóng ở Tampa, bang Florida. Obama đánh giá cao khả năng của nhóm tướng Petraeus, dù ông này thuộc đảng Cộng hoà, tuyên bố : tôi sẽ là tổng thống của toàn nước Mỹ, tôi chọn mọi tài năng ở bất cứ tổ chức chính trị nào, đã chọn là tin, đi sát cùng họ, tôi học họ nữa.

Obama sớm được ngưỡng mộ ở Anh, Pháp, Đức ... Báo le Monde thăm dò, 68 % độc giả Pháp "bỏ phiếu" cho Obama, chỉ 5 % cho McCain, kết luận : cả châu Âu đều Obamiste.  Cơn mê Obamania tràn khắp hành tinh. Ở Berlin (Đức) 200 ngàn người, vốn nặng kỳ thị, tập họp nghe Obama nói chuyện, nói vo mà lôi cuốn, phát hiện ở Obama chẳng những có kho kiến thức gắn thực tiễn, còn có tính hóm hỉnh mà chính khách hiện còn quá hiếm. 83% dân Thuỵ sĩ, 62% dân Bỉ, 61% dân Nhật mê Obama. Sao lạ vậy"

Vì Obama là biểu tượng của sự thay đổi thế hệ, của bàn giao thế hệ. Rồi sẽ có nhiều bộ trưởng, thứ trưởng, thượng nghị sỹ, thống đốc, thị trưởng trẻ, phụ nữ, da màu  khắp nước Mỹ được cử do kiến thức, tài năng, tâm huyết thật của chính họ, chứ không phài do những gì ở ngoài họ: gia đình, dòng họ, tài sản, quen biết, phe cánh, đút lót...

Vì Obama là biểu tượng cho một kiểu cách cầm quyền, một phong cách cai trị mới, trẻ trung, bén nhạy, thực chất, bao dung, mang đậm tính cộng đồng. Một tổng thống trẻ tự tin, đầy quyền lực, quyết chí xây dựng một kiểu cách cầm quyền mới, nhắm vào hiệu quả cao , vào thực chất, có thể tin rằng ý định văn hoá  tốt đẹp ấy sẽ thành sự thật..

* Obama và các bạn trẻ Việt nam: Người Việt nam có vẻ ưa thích McCain hơn  Obama. Vì McCain là người đã quen biết, Obama còn là người lạ.

McCain từng bị  giam ở Hoả lò Hànội, từng chủ trương sớm bỏ cấm vận, sớm bình thường hoá, mở rộng quan hệ 2 nước. Chính quyền trong nước có vẻ  "bỏ phiếu" cho McCain. "Ông tổng thống này từng bị chúng tôi bắt và cầm tù đấy", ý nghĩ này có thể ve vuốt chút tự hào lỗi thời. Trong cộng đồng Việt nam ở hải ngoại, phần lớn ủng hộ McCain, trong khi phần lớn cộng đồng Trung hoa, Ấn độ, Nhật bản, Hàn quốc, Mễ... ủng hộ Obama. McCain từng giúp đỡ việc tiếp nhận thuyền nhân Việt nam, còn đề xướng việc tiếp nhận thêm con cái những H.O. từng cộng tác với Hoa kỳ.

Tôi từng hỏi chuyện McCain khi ở trong tù. Năm 1992 thượng nghị sỹ mời tôi điều trần về tù binh Mỹ ở Quốc hội Mỹ. Từ đó ông coi tôi là bạn, thường hỏi thăm, chúc Tết. Ông nói thẳng khi thăm Hànội: "phía sai lầm đã thắng !". Ông nói với tôi: " tôi yêu Việt nam, tôi yêu cả người Việt nam miền Bắc; đáng tiếc họ bị nhóm lãnh đạo lợi dụng, dẫn vào bụi rậm, vì một học thuyết bất nhân (an inhuman ideology) ". Ông là bạn tốt của Việt nam.

McCain có thể là một tổng thống tốt. Ông dày dạn kinh nghiệm, qua thử thách hiểm nghèo, là một anh hùng quốc gia. Nhưng ông đã thua. Ông công nhận thua, ông chúc mừng Obama, người được lá phiếu cử tri đánh giá cao hơn, được tin cậy hơn.

Cử tri Mỹ không nhẹ dạ, hời hợt. Họ không nhầm lẫn, không bị báo chí xỏ mũi. Không ít đảng viên Cộng hoà bỏ phiếu cho Obama. Không ít trí thức và tuổi trẻ Việt nam ở Mỹ  bỏ phiếu và vận động nhiệt tình cho Obama. Họ biết ông Biden gần đây từng chất vấn trực tiếp ngoại trưởng Phạm Gia Khiêm, và ứng cử viên Obama cũng ra tuyên bố đòi Hànội   tôn trọng tự do tôn giáo và nhân quyền khi Nguyễn Tấn Dũng thăm Mỹ. Nhóm độc đoán ở Hànội ưa McCain, nhiều phần vì ngại, vì "rét" Obama. Để xem, Obama nói là làm.

Mong rằng các bạn trẻ Việt nam trong và ngoài nước tìm hiểu sâu sắc cuộc bầu cử Mỹ và  tổng thống Mỹ trẻ trung cùng thế hệ. Để nuôi mong ước nước ta sớm có một chế độ đa nguyên đa đảng như đông đảo các nước dân chủ. Để cử tri ta có quyền tự do lựa chọn những người lãnh đạo qua những cuộc tranh cử  hào hứng, thoát khỏi những cuộc bầu cử " đảng chọn, dân bàu " nhạt nhẽo, sinh ra nhiều quan chức thiếu kiến thức, quan liêu, giỏi moi móc của công, chỉ có tài "hành dân". Để không thể có một thủ tướng dám không chút ngượng ngùng tuyên bố '' không cho phép tư nhân làm báo", coi tất cả hơn 10 ngàn nhà báo đều là viên chức của đảng, cưỡng bức họ phải viết theo ý của đảng cầm quyền, nếu viết theo công tâm, lẽ phải, theo luật pháp, trái với ý độc đoán của đảng thì bị mất chức, bị vào tù; để cho Việt nam bị xếp vào thứ 169 trên 173 nước về tự do báo chí, mà vẫn không lấy đó làm nhục, không thấy điều ấy thiệt hại cho đất nước biết bao nhiêu.

Hãy chung sức gạt bỏ những gì là hủ lậu, bảo thủ, là " ảo ", nói mà không làm, nói chống tham nhũng lại trị người chống tham nhũng hăng nhất nhất, nói vì dân mà chỉ vì đảng.

Các bạn trẻ Việt nam, hãy tỉnh táo nhìn ra thế giới, hãy nhận rõ các bạn trẻ từ 18 đến 35 tuổi đang là số đông áp đảo công dân nước ta, đang có hơn 6 ngàn nhà báo trẻ trong các ngành báo viết, báo nói, báo ảnh, báo mạng, không thể hèn kém so với tuổi trẻ nước khác. Hãy mừng khi nhà báo trẻ Obama đàng hoàng bước vào Nhà trắng, trong khi cả 14 vị trong bộ chính trị ở Hànội hiện nay chưa ai tự viết nổi lấy 1 bài báo, khác hẳn với nhiều lãnh đạo cũ, như Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Nguyễn văn Linh... mặc dù những điều họ viết cần xem xét đánh giá lại.

Đừng cam chịu, để những cái đầu cổ hủ tối tăm, - những kẻ có thể nói về thực chất là "thất học" giứa thời đại kiến thức cầm quyền, -  hiếp đáp mãi. Hãy tập họp lại, tự mình giành lại quyền tự do, đòi chuyển giao thế hệ, đưa quê hương vào thời kỳ của trí tuệ, kiến thức, thực chất, đoạn tuyệt với đổi mới ảo.

Đổi mới ảo nên nói "liên minh công nông" mà nông dân mất sạch quyền sở hữu ruộng đất, phải ly nông ly hương, nhục hơn thời phong kiến, nói đổi mới mà báo chí bị kềm kẹp  hơn thời thực dân, toà án bất công hơn thời Pháp thuộc. Đổi mới ảo để tệ hơn cũ.

Hãy hành động như hàng trăm blogger trẻ, như nhà báo Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày lập ra Báo Dân, Báo Tự do Ngôn luận trên mạng, dựa trên Quyền tự do ngôn luận ghi trong Hiến pháp và các Tuyên ngôn quốc tế  mà chính quyền nước ta cam kết tôn trọng, để rồi...quịt...Người cầm quyền lại đi ăn gian với nhân dân, mà không biết hổ thẹn.

Với Barack Obama nhận chức tổng thống Mỹ, một kỷ nguyên mới của nước Mỹ mở ra. Một làn gió mới trong lành thổi qua khắp hành tinh. Thế hệ mới trỗi dậy. Sức bật mới có đà. Quần chúng đông đảo thức tỉnh về sức mạnh của mình làm nên lịch sử.

Cuộc tranh đấu mới nhiều cam go cũng nhiều hứa hẹn mở ra. Nền chính trị toàn cầu như trẻ lại, đầy hưng phấn. Mọi giấc mơ đều có thể thành hiện thực, qua đấu tranh quyết liệt của mọi con người có kiến thức, có ý chí đổi mới về thực chất.. Mỗi công dân của thế giới, trong đó có người Việt nam, náo nức góp phần tham gia vào cuộc đổi mới của nền chính trị thế giới, để cuộc sống trên hành tinh bớt tối tăm, thêm tự do và sáng tạo, mọi người ở mọi nước tận hưởng ấm no và hạnh phúc, xứng đáng với danh nghĩa Con Người.

Bùi Tín 

Paris 5-11-2008.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.