Hôm nay,  

Người Việt Trên Đất Mỹ: Gửi Tiền Hãy Tới Thiên Trúc

10/17/200800:00:00(View: 9537)

Chợ Thiên Trúc, Bắc Calif
Thảo Nguyễn theo gia đình sang định cư tại Mỹ năm 1993 theo diện HO của cha cô. Cũng như bao người Việt nam cần cù khác, cô lao vào kiếm sống bằng nhiều nghề khác nhau để tạo dựng cuộc sống tốt cho gia đình và cá nhân. Theo Thảo, cô sang đây với số tuổi cũng không còn trẻ nên cô có ít cơ hội đến trường theo hết chương trình mình mong muốn, nhưng điều này không làm cô nản chí. Thảo bây giờ đã có một gia đình hạnh phúc với hai đứa con xinh xắn, và một công việc ổn định tại một hãng lắp ráp điện tử ở Silicon Valley.

Thảo nói: "Nước Mỹ cho tôi nhiều cơ hội mà bạn bè hay thân nhân của tôi ở Việt nam không có được." Chính vì điều này mà trái tim Thảo luôn hướng về những người thân tại quê nhà. Cô vẫn thường đến Western Union để gửi những món tiền nhỏ về giúp người thân của mình ở Huế, có khi giúp chị em họ của cô đóng tiền học, hay giúp những bạn bè khác còn trong hoàn cảnh khó khăn, cũng có khi cùng những người khác góp gió thành bão để mở lớp học tình thương ở Huế. "Gửi tiền qua Western Union đảm bảo, lệ phí về tỉnh thấp hơn mấy chỗ khác, mà còn rất nhanh. Chiều bên này gởi là chút xíu sau bên Huế đã có thể đi nhận tiền được rồi. Đôi khi tôi yêu cầu giao tiền tận nhà vì bà ngoại không đi nhận được, thì họ cũng giao liền." cô cho biết.

Thảo còn cho biết thêm, cô là khách hàng của Western Union cũng đã hơn 2 năm nay, và là khách hàng quen thuộc của Chợ Thiên Trúc, nằm ở 2637, Senter Road, San Jose, một trong những đại lý Việt nam của Western Union. Chợ Thiên Trúc chuyên kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng, và một số mặt hàng khác. Thiên Mạnh, chủ nhân của chợ Thiên Trúc, bắt đầu việc kinh doanh cá nhân từ năm 1997 sau một thời gian rất dài làm trong một hãng điện tử cũng ở Silicon Valley. Thiên Mạnh cũng là một ví dụ điển hình của người Việt nam ở Mỹ. Anh là thuyền nhân được chính phủ Mỹ cho phép định cư tại Mỹ năm 1978. Để có được ngày hôm nay, hai vợ chồng anh đã trải qua rất nhiều khó khăn, nhọc nhằn, và cố gắng, nhất là trong những năm đầu tiên trên đất Mỹ và cả những năm đầu tiên khi anh mở Chợ Thiên Trúc. Anh Mạnh quyết định làm đại lý cho Western Union từ năm 2005, vì đây là một công ty lớn, uy tín, có đầu tư bài bản. Việc làm đại lý cho Western Union sẽ tăng thu nhập của tiệm anh và tăng lượng khách vào ra mỗi ngày. Anh cũng nhận thấy rõ nhu cầu giúp đỡ người thân ở quê nhà không chỉ trong cộng đồng Việt nam, mà bất cứ người dân tha hương nào. Khách hàng đến Thiên Trúc để chuyển tiền  có khoảng 70% người Việt, 20% Mễ và 10% từ các sắc dân khác. Có được thành công hôm nay, anh Mạnh đã bỏ công sức rất nhiều để khách hàng quay trở lại cửa hàng của mình. Anh giải thích cho khách hàng cặn kẽ những lợi ích của Western Union mà những nơi khác không có. Anh khuyến khích và giúp đỡ khách hàng đăng ký Gold Card, "Vì chương trình này đồng bào mình thích lắm, nhưng không phải ai cũng biết. Có Gold Card của Western Union thì khi gửi tiền, khách hàng không phải điền giấy tờ, được điểm thưởng để đổi quà, hoặc để giảm lệ phí cho những lần gửi tiền sau." Được hỏi tại sao khách hàng Việt nam đến Thiên Trúc gửi tiền ngày một đông, anh Mạnh giải thích, "Vì dịch vụ của Western Union rất tốt, nhanh, trong vòng có vài phút*, mạng lưới đại lý lớn ở Việt nam tạo thuận tiện cho người nhận tiền. Họ cũng Giao Tiền Tận Nhà, tùy chọn lựa của khách hàng." Anh khiêm tốn  nên đã không nhắc đến một điều rất quan trọng, chính sự tận tâm, nhiệt thành và uy tín của anh đã tạo được lòng tin cho khách, ngay cả những người khách khó tính nhất. Đây là một trong những đức tính đáng quý của người Việt nam xa xứ. Khách hàng muốn biết thêm chi tiết về dịch vụ gửi tiền về Việt nam qua Western Union, vui lòng gọi số: 1-800-464-8436.

* Tùy thuộc vào giờ làm việc của các đại lý nhận tiền, sự chênh lệch múi giờ và các điều kiện, điều khoản được áp dụng khác. Xem chi tiết trong mẫu gửi tiền.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Một người không có trí nhớ, hoặc mất trí nhớ, cuộc đời người ấy sẽ ra sao? Giả thiết người ấy là ta, cuộc đời ta sẽ như thế nào? Ai cũng có thể tự đặt câu hỏi như vậy và tự cảm nghiệm về ý nghĩa của câu hỏi ấy. Sinh hoạt của một người, trong từng giây phút, không thể không có trí nhớ. Cho đến một sinh vật hạ đẳng mà chúng ta có thể biết, cũng không thể tồn tại nếu nó không có trí nhớ. Trí nhớ, Sanskrit nói là smṛti, Pāli nói là sati, và từ Hán tương đương là niệm, cũng gọi là ức niệm, tùy niệm. Nói theo ngôn ngữ thường dùng hiện đại, niệm là ký ức. Đó là khả năng ghi nhớ những gì đã xảy ra, thậm chí trong thời gian ngắn nhất, một sát-na, mà ý thức thô phù của ta không thể đo được.
Ba mươi năm trước tôi là thành viên hội đồng quản trị của một cơ quan xã hội giúp người tị nạn trong khu vực phía đông Vịnh San Francisco (East Bay) nên khi đó đã có dịp tiếp xúc với người tị nạn Afghan. Nhiều người Afghan đã đến Mỹ theo diện tị nạn cộng sản sau khi Hồng quân Liên Xô xâm chiếm đất nước của họ và cũng có người tị nạn vì bị chính quyền Taliban đàn áp. Người Afghan là nạn nhân của hai chế độ khác nhau trên quê hương, chế độ cộng sản và chế độ Hồi giáo cực đoan.
Bà Merkel là một người đàn bà giản dị và khiêm tốn, nhưng nhiều đối thủ chính trị lại rất nể trọng bà, họ đã truyền cho nhau một kinh nghiệm quý báu là “Không bao giờ được đánh giá thấp bà Merkel”.
Hai cụm từ trọng cung (supply-side) và trọng cầu (demand-side) thường dùng cho chính sách kinh tế trong nước Mỹ (đảng Cộng Hòa trọng cung, Dân Chủ trọng cầu) nhưng đồng thời cũng thể hiện hai mô hình phát triển của Hoa Kỳ (trọng cầu) và Trung Quốc (trọng cung). Bài viết này sẽ tìm hiểu cả hai trường hợp. Trọng cung là chủ trương kinh tế của đảng Cộng Hoà từ thời Tổng Thống Ronald Reagan nhằm cắt giảm thuế má để khuyến khích người có tiền tăng gia đầu tư sản xuất. Mức cung tăng (sản xuất tăng) vừa hạ thấp giá cả hàng hóa và dịch vụ lại tạo thêm công ăn việc làm mới. Nhờ vậy mức cầu theo đó cũng tăng giúp cho kinh tế phát triển để mang lại lợi ích cho mọi thành phần trong xã hội. Giảm thuế lại thêm đồng nghĩa với hạn chế vai trò của nhà nước, tức là thu nhỏ khu vực công mà phát huy khu vực tư.
Gần đây, chỉ một tấm ảnh của nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ – Nicole Gee – ôm em bé người Afghan với thái độ đầy thương cảm thì nhiều cơ quan truyền thông quốc tế đều phổ biến và ca ngợi! Nhân loại chỉ tôn trọng sự thật, trân quý những tâm hồn cao thượng và những trái tim biết rung động vì tình người – như nữ trung sĩ TQLC Hoa Kỳ, Nicole Gee – chứ nhân loại không bao giờ thán phục hoặc ca ngợi sự tàn ác, dã man, như những gì người csVN đã và đang áp đặt lên thân phận người Việt Nam!
Tôi vừa mới nghe ông Trần Văn Chánh phàn nàn: “Cũng như các hội nghề nghiệp khác, chưa từng thấy Hội nhà giáo Việt Nam, giới giáo chức đại học có một lời tuyên bố hay kiến nghị tập thể gì liên quan những vấn đề quốc kế dân sinh hệ trọng; thậm chí nhiều lần Trung Quốc lấn hiếp Việt Nam ở Biển Đông trong khoảng chục năm gần đây cũng thấy họ im phăng phắc, thủ khẩu như bình…”
Thế giới chưa an toàn và sẽ không an toàn chừng nào các lực lượng khủng bố trên thế giới vẫn còn tồn tại, một nhà báo, cựu phóng viên đài VOA từ Washington D.C. nói với BBC News Tiếng Việt hôm thứ Năm. Sự kiện nước Mỹ bị tấn công vào ngày 11 tháng 09 năm 2001 đã thức tỉnh thế giới về một chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo cực đoan đang tồn tại trong lòng các nước Trung Đông. Giờ đây, sau 20 năm, liệu người Mỹ có cảm thấy an toàn hơn hay họ vẫn lo sợ về một cuộc tấn công khủng bố khác trên đất nước Hoa Kỳ hay nhằm vào công dân Mỹ ở nước ngoài.
Vào ngày 11 tháng 9 năm 2001, những kẻ khủng bố Hồi giáo thuộc tổ chức mạng lưới Al-Qaida đã dùng bốn phi cơ dân sự làm thành một loại vũ khí quân sự để tấn công vào Trung tâm Thương mại Thế giới ở New York và Lầu Năm Góc ở Washington D.C. Các sự kiện không tặc loại này là lần đầu tiên trong lịch sử chiến tranh của nhân loại và đã có hậu quả nghiêm trọng nhất trong lịch sử cận đại.
Thứ Bảy, ngày 11/09/2021, nước Mỹ tưởng niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố thảm khốc nhắm vào tòa tháp đôi World Trade Center ở New York, bộ Quốc Phòng Mỹ ở gần Washington và ở Shanksville tại Pennsylvania. Gần 3.000 người chết, hơn 6.000 người bị thương. Hai mươi năm đã trôi qua, vẫn còn hơn 1.000 người chết đã không thể nhận dạng. Chấn thương tinh thần vẫn còn đó. Mối họa khủng bố vẫn đeo dai dẳng. Lễ tưởng niệm 20 năm vụ khủng bố gây chấn động thế giới diễn ra như thế nào, nhất là trong bối cảnh Hoa Kỳ triệt thoái toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan sau đúng 20 năm tham chiến ? Mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn với nhà báo Phạm Trần từ Washington.
Những em bé tò mò, lần đầu tiên ngước mắt lên trời, thấy trăng sao, lập tức nảy sinh ước muốn thám hiểm cõi mênh mông ở cuối, ở xa hơn tầm mắt mình. Lớn lên, ý thức được kích thước Vũ Trụ và giới hạn của đời người, biết đường dài dẫn tới một tinh cầu có thể đòi hỏi sự nối tiếp của muôn triệu kiếp người. Tỉnh ra và thất vọng. Ước muốn chỉ còn là ước mơ vương vấn nơi những truyện khoa học giả tưởng huyền hoặc vẽ ra hình ảnh một con tàu kỳ diệu: một ngày kia khoa học tiến bộ, hành khách đáp phi thuyền du lịch tối tân sẽ lọt vào cõi thời gian ngừng trôi, có cuộc đời dài vô tận, tha hồ chu du khắp cùng vũ trụ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.