Hôm nay,  

‘tình Khúc Mùa Thu’

08/10/200800:00:00(Xem: 7306)

Hợp ca và hình lưu niệm.<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Virignia.- Bây giờ sắp vào Thu, trời trở gió lành lạnh, lá cây trổ màu rơi nhẹ theo gió heo may. 

Bác sĩ Văn Sơn Trường cùng một nhóm thân hữu Phạm Xuân Thái, Phan Anh Dũng, Lê Thùy Lan, Nguyễn Đức Nam…đã tưng bừng tổ chức một buổi nhạc thính phòng, chủ đề “Tình Khúc Mùa Thu” với những nhạc phẩm nổi  tiếng của hai nhạc sĩ, Ngô Thụy Miên và Thanh Trang, vào lúc 2 giờ chiều ngày 5 Tháng 10, 2008 tại Hội trường của NOVA Campus, Annandale, VA. 

Ngoài mục đích đem đến cho những người yêu nhạc thính phòng vùng Thủ Đô những dòng  nhạc tuyệt vời trong một chiều Thu êm ả thơ mộng, Ban Tổ chức cũng muốn gây quỹ để gởi về giúp thương phế binh VNCH ở quê nhà. 

Đặc biệt trong chiều nhạc thính phòng này có Khoa học gia Dương Nguyệt Ánh,  mời gọi khán giả đóng góp và phỏng vấn hai nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và Thanh Trang. 

 Sân khấu được trang hoàng rất nghệ thuật với là vàng Thu và ánh sáng mờ nhạt, êm dịu. 

Chương trình rất hấp dẫn với các ca sĩ nổi tiếng đến từ Cali như Diễm Liên, Quang Tuấn, Thiên Kim ,  Hoàng Tiếp của Virgina và Trần Ngọc Thanh Tuyền, đặc biệt có dàn  nhạc thính phòng  Prelude Chamber Ensemble với Dương Hiển. 

Chương trình được điều khiển rất sinh động bởi MC duyên dáng, Lê Thùy Lan. 

Bác sĩ Văn Sơn Trưòng đại diện cho ban tổ chức có vài lời với khán thính giả. 

Bằng một giọng trầm ấm, truyền cảm, Bác sĩ Trường  nhắc lại nỗi khổ của người TPB VNCH ở quê nhà. 

Ông nói,  đây có lẽ là một buổi chiều lý tưởng để khách thanh lịch của vùng thủ đô  thưởng thức  trọn vẹn một buổi nhạc thính phòng trong không khí vui tươi và thân mật, cùng lúc này thì ở một phương trời rất xa, rất xa, bên kia bờ đại dương, có những người lính già, vô danh âm thầm lặng lẽ tiếp tục kéo lê những bước chân què, cụt trên khắp các nẽo đường miền Nam để kiếm sống qua ngày. 

 Cuộc chiến đấu đã chấm dứt hơn ba mươi năm, nhưng họ vẫn phải giải nắng dầm mưa để lo kiếm sống. 

Hai phương trời Mỹ Việt, hai cách biệt tưởng chừng như không có cách nào chia sẻ, đền bù và xoa dịu những nỗi khổ đau cùng sự thiếu thốn của những người kém may mắn hơn chúng ta. 

Nhưng có một chiếc cầu vô hình nối liền, là sự hiện diện của chúng ta hôm nay. 

 Bác sĩ Trường nói  tiếp, có một điều chúng ta không nói ra, nhưng không ai có thể phủ nhận được  một sự thật là nhờ những người lính già, vô danh đó đã chiến đấu anh dũng, đã bỏ lại một phần thân thể trên mãnh đất quê hương nghèo để chúng ta đã có một thời gian rất lâu sống bình an nơi quê nhà, trước khi đặt chân lên bến bờ tự do. 

Những người lính già vô danh đó  bây giờ không còn vô danh nữa, họ đã phải cho biết tên, tuổi để xin được cứu trợ …Bác sĩ Trường mong mỏi đồng hương mở rộng lòng nhân ái, đóng góp để giúp đỡ anh em TPB ở quê nhà. 

 Chương trình văn nghệ được mở đầu rộn ràng, vui tươi với bản họp ca “Nói  Với Mùa Thu” của Thiên Trang, ý nhạc của Kim Tuấn, qua năm giọng ca Quang Tuấn, Diễm Liên, Hoàng Tiếp, Thiên Kim và Thanh Tuyền. 

Trong phần đầu của chương trình, Quang Tuấn hát nhạc phẩm “Huyền” và “Saigon Nhớ, Saigon thương” của Thanh Trang. 

Đây là lần đầu tiên Quang Tuấn đến trình diễn ở HTĐ,  thính giả đã ngạc nhiên một cách thích thú thưởng thức giọng ca thật trữ tình, lãng mạn với lối diễn xuất trầm tĩnh, già giặn. 

Qua hai bản nhạc trên,  Quang Tuấn đã đưa khán thính giả về vùng trời kỷ niệm dấu yêu của những ngày tháng cũ xa xưa. 

Quang Tuấn đã chiếm trọn cảm tình của khán giả thủ đô. 

 Thiên Kim  giọng ca thật trầm buồn và quyến rũ đã diễn tả được những rung động, những xót xa của một mối tình tuyệt vọng qua hai nhạc phẩm bất hủ của Ngô Thụy Miên “Bản Tình Cuối” và cùng Hoàng Tiếp trong nhạc phẩm “Niệm Khúc Cuối”. 

Những người yêu  nhạc thính phòng không thể nào  không biết hai bản nhạc này, Thiên Kim và Hoàng Tiếp đã làm cho hằng trăm khán giả chìm sâu trong thanh âm của dĩ vãng, của vùng trời kỷ niệm , mọi người lặng yên để mặc cho cảm xúc trào dâng theo dòng nhạc đầy đam mê và say đắm. 

Hoàng Tiếp, một ngôi sao mới trên vòng trời âm nhạc HTĐ đã thu hút  khán giả qua nhạc phẩm “Mắt Buồn Hà Nội” của Thanh Trang và “Biết Bao  Giờ Trở Lại” của Ngô Thụy Miên. 

Giọng hát truyền cảm của Hoàng Tiếp  cùng thanh âm dòng nhạc trữ tình của hai tác giả trên đã đưa khán thính giả trở về một góc phố đã  lãng quên, một quê hương xa xôi với thật nhiều  kỷ niệm dễ thương. 

Trần Ngọc Thanh Tuyền  trong nhạc phẩm “Sao Vẫn Còn Mùa Thu” của Thanh Trang. 

Tiếng hát trầm bổng, dịu êm  của Thanh Tuyền như rót vào tâm tư người nghe những giọt sầu tái tê, tha thiết. 

 Có lẽ bản nhạc hấp dẫn  khán thính giả nhiều nhất trong phần đầu là song ca  “Duyên Thề” do Diễm Liên và Quang Tuấn trình diễn. 

Bên ngoài  trời Thu man mác buồn với mây trời lãng đãng, bên trong hội trường, giọng ca của Quang Tuấn  thật nồng ấm, dìu dặt, đắm say. 

Giọng ca của Diễm Liên trong trẻo, cao vút, cả hai có lối trình diễn  thật sống động, đã lột tả hết tình ý của bản nhạc bất hủ này, cùng với sự  phụ họa điêu luyện  của ban nhạc thính phòng Prelude Chamber Ensenble…  tất cả  đã hòa quyện vào nhau,  xoáy vào tâm tư người nghe, gợi biết bao nhung nhớ, ngậm  ngùi khôn nguôi,  đã đem đến  cho khán thính giả một chiều Thu thật đẹp,  khó quên.Trong chương trình  “Nhớ Người Thương Binh”, Khoa Học Gia Dương Nguyệt nói lên cảm nghĩ đối với TPB/VNCH. 

Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh nói,  những TPB/VNCH  là những người thiệt thòi nhất trong những người chịu  thiệt thòi, khốn khổ nhất trong những người chịu khốn khổ . 

Đối  với chính  quyền mới,  họ  là những kẻ thù cũ , đối với thế hệ con  em lớn lên sau này họ chỉ là cái bóng mờ nhạt. 

Họ đã thuộc về một quá khứ và một  giai đoạn lịch sử đang bị cố tình bôi  xóa. 

Ngoài  nỗi đau tinh thần của một quân đội bị bức tử, họ còn bị khổ đau về thể xác, vì thương tích, vì bệnh tật, vì nghèo đói. 

Ở trong một chế độ mà bất cứ ai liên hệ gì đến chính quyền cũ đều phải bị chịu đựng một sự trả thù tàn khốc, thì còn ai có điều kiện để giúp đỡ những thương phế binh VNCH" Còn ai nhớ đến họ và làm gì cho họ, trừ những người VN tự do đang sống sung túc bên ngoài. 

Đối với chúng ta  họ là những anh hùng giữ nước, và bây giờ là những ân nhân đáng được quan tâm chăm sóc. 

Số tiền chúng ta gởi về không phải chỉ để xoa dịu cái khó khăn về vật chất mà còn là một an ủi  rất lớn về tinh thần. 

CS đã gọi họ là những người thua trận và muốn cho họ phải tủi, phải nhục nhưng chúng ta nhất định  không để cho những anh hùng của mình phải chịu tủi  nhục khi chúng ta không vô ơn. 

Một phần thân thể của họ và cả cuộc đời của họ phải hiến dâng  cho Quốc gia  năm xưa và cho sự sống còn của chúng ta. 

Tri ân và vinh danh  TPB VNCH là một cách chứng minh hay nhất, rằng  năm xưa họ đã không hy sinh lầm cho chúng ta. 

 TPB/VNCH không phải là những trẻ mồ côi hay những nạn nhân bão lụt, trông chờ  vào lòng bác ái, trắc ẫn của chúng ta. 

 Họ chính là chủ những món nợ ân tình mà chúng ta đã vay ngày trước. 

Chương trình nhạc thính phòng phần hai được bắt đầu với ban nhạc Prelude Chamber Ensemble hòa tấu nhạc phẩm “Mắt Biết” và “Tình Khúc Mùa Đông”. 

 Kế đến nhạc phẩm  “Riêng Một Gốc Trời” do Hoàng Tiềp trình bày, “Tình Khúc Mùa Đông” với Thiên Kim. 

Đặc biệt trong phần hai Diễm Liên trình bày nhạc phẩm “Từ Giọng Hát Em” của Ngô Thụy Miên. 

 Diễm Liên trở lại sân khấu với nụ cười thật tươi, vừa hát vừa diễn tả một cách  xuất thần, không khí cả tính phòng lặng yên,  mọi người chăm chú theo dõi từng cử chỉ,  utkởng thức từng giọng ngân nga có 1úc thật nhẹ như gió thoảng, có lúc như  sóng gào. 

Diễm Liên đã chiếm ngự sân khấu, người Mỹ gọi  là “Stage presence” một điều mà các ca sĩ nổi danh  bắt buộc phải có, làm chủ động sân khấu. 

Diễm Liên  đã lôi cuốn sự chú ý của khán thính giả từ đầu đến cuối bản nhạc. 

Nếu sự thành công của một ca sĩ là truyền đạt được nguồn cảm hứng của tác giả tới người nghe, chẳng những bằng giọng hát thiết tha mà còn bằng nét mặt, cử chỉ, diễn xuất…  thì Diễm Liên đã rất thành công trong bản nhạc bất hủ này. 

 Khi giọng hát Diễm Liên vừa dứt, tiếng vỗ tay vang dội, lay động cả không gian.Cũng trong phần hai Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh phỏng vấn Nhạc sĩ Ngô Thụy Miên và Thanh Trang về nguồn cảm hứng sáng tác và sự nghiệp âm nhạc của họ. 

Ông Trần Thụy Ly đại diện cho Liên Hội Cựu Chiến Sĩ nhận số tiền thu đựơc  14,741 mỹ kim do Bác sĩ Văn Sơn Trường trao cho. 

Vì nhiều người không đem ngân phiếu nên có hứa tặng thêm,  khoảng hai ngàn mỹ kim. 

 Tổng cộng  số tiền thu được để gởi về cho TPB ở VN  khoảng 17 ngàn mỹ kim. 

 Vì thời giờ có giới hạn, chương trình  bị cắt bớt năm bản nhạc, nhưng khi ra về mọi người đều lộ nét vui tươi, hài lòng, vừa thường thức một chương trình văn nghệ thật đặc sắc vừa làm một việc có ý nghĩa, góp một bàn tay để chia sẻ, giúp đỡ, xoa dịu phần  nào nỗi khổ  của những TPB VNCH ở quê nhà. 

(Tuyết Mai)Chương trình chấm dứt vào lúc 5:30 giờ chiều. 

 VIDEO CLIP  Tình Khúc Mùa ThuTình khúc mùa Thu 1:http://www.youtube.com/watch"v=lUdUjry43Mc  Tình khúc mùa Thu 2:http://www.youtube.com/watch"v=S2GVUNEiCQA&feature=user 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một quan điểm lạc quan đang dấy lên trong hàng ngũ Lãnh đạo đảng CSVN khi bước vào năm 2024, nhưng thực tế tiềm ẩn những khó khăn chưa lường trước được...
Nếu Donald Trump giành lại được Nhà Trắng vào tháng 11, năm nay có thể đánh dấu một bước ngoặt đối với quyền lực của Mỹ. Cuối cùng, nỗi sợ hãi về tình trạng suy tàn đã khiến cho người Mỹ bận tâm kể từ thời thuộc địa sẽ được biện minh. Hầu hết người Mỹ tin rằng, Hoa Kỳ trong tình trạng suy tàn, Donald Trump tuyên bố rằng ông có thể “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”. Nhưng tiền đề của Trump đơn giản là sai, và các biện pháp trị liệu được ông đề xuất đặt ra mối đe dọa lớn nhất đối với nước Mỹ.
Đảng CSVN hay nói “Trí thức là “nguyên khí của quốc gia”, làm hưng thịnh đất nước, rạng rỡ dân tộc*; “Trí thức là vốn liếng quý báu của Dân tộc”; hay “Thanh niên là rường cột của nước nhà” , nhưng tại sao nhiều người vẫn ngại đứng vào hàng ngũ đảng? Lý do vì đảng chỉ muốn gom Trí thức và Thanh niên “vào chung một rọ để nắm tóc”...
Tây Bắc hay Tây Nguyên thì cũng chừng đó vấn đề thôi: đất đai, tôn giáo, chủng tộc… Cả ba đều bị nhũng nhiễu, lũng đoạn tới cùng, và bị áp chế dã man tàn bạo. Ở đâu giới quan chức cũng đều được dung dưỡng, bao che để tiếp tục lộng quyền (thay vì xét sử) nên bi kịch của Tây Nguyên (nói riêng) và Cao Nguyên (nói chung) e sẽ còn dài, nếu chế độ toàn trị hiện hành vẫn còn tồn tại...
Bữa rồi, nhà thơ Inra Sara tâm sự: “Non 30 năm sống đất Sài Gòn, tôi gặp vô số người được cho là thành công, thuộc nhiều ngành nghề, đủ lứa tuổi, thành phần. Lạ, nhìn sâu vào mắt họ, cứ ẩn hiện sự bất an, lo âu.” “Bất an” có lẽ không chỉ là tâm trạng của người Sài Gòn mà dường như là tâm cảm chung của toàn dân Việt – không phân biệt chủng tộc, giới tính hay giai cấp nào ráo trọi – nhất là những kẻ sắp từ giã cõi trần. Di Cảo của Chế Lan Viên và di bút (Đi Tìm Cái Tôi Đã Mất) của Nguyễn Khải, theo nhận xét của nhà phê bình văn học Vương Trí Nhàn, chỉ là những tác phẩm “cốt để xếp hàng cả hai cửa. Cửa cũ, các ông chẳng bao giờ từ. Còn nếu tình hình khác đi, có sự đánh giá khác đi, các ông đã có sẵn cục gạch của mình ở bên cửa mới (bạn đọc có sống ở Hà Nội thời bao cấp hẳn nhớ tâm trạng mỗi lần đi xếp hàng và không sao quên được những cục gạch mà có lần nào đó mình đã sử dụng).”
Tập Cận Bình tin rằng lịch sử đang dịch chuyển theo hướng có lợi cho mình. Trong chuyến thăm Vladimir Putin tại Matxcơva vào tháng 3 năm ngoái, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói với Tổng thống Nga rằng “Ngay lúc này, chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi chưa từng thấy trong 100 năm qua, và chúng ta đang cùng nhau thúc đẩy sự thay đổi ấy.”
Sau 20 năm chiêu dụ Kiều bào về giúp nước không thành công, đảng CSVN lại tung ta Dự án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới” vào dịp Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024. Đây là lần thứ tư, từ khi có Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 26 tháng 3 năm 2004, một Quyết định nhằm mưu tìm đầu tư, hợp tác khoa học, kỹ thuật và tổ chức các Hội, Đoàn người Việt ở nước ngoài, đặt dưới quyền lãnh đạo của đảng CSVN được tung ra...
Khi số lượng di dân vượt biên bất hợp pháp qua biên giới Hoa Kỳ-Mexico tăng cao kỷ lục, câu hỏi quan trọng được đặt ra là: Làm thế nào mà Hoa Kỳ lại rơi vào tình trạng này, và Hoa Kỳ có thể học hỏi những gì từ cách các quốc gia khác ứng phó với các vấn đề an ninh biên giới và nhập cư. Chào đón công dân nước ngoài đến với đất nước của mình là một việc khá quan trọng để giúp cải thiện tăng trưởng kinh tế, tiến bộ khoa học, nguồn cung ứng lao động và đa dạng văn hóa. Nhưng những di dân vào và ở lại Hoa Kỳ mà không có thị thực hoặc giấy tờ hợp lệ có thể gây ra nhiều vấn đề – cho chính bản thân họ và cho cả chính quyền địa phương bởi tình trạng quá tải không thể kịp thời giải quyết các trường hợp xin tị nạn tại tòa án nhập cư, hoặc cung cấp nơi ở tạm thời và các nhu cầu cơ bản khác. Mà tình trạng này hiện đang xảy ra ở rất nhiều nơi ở Hoa Kỳ.
Trên vai những pho tượng trắng trong vườn Lục Xâm Bảo, lá vàng đã bắt đầu rơi lất phất. Mùa Thu Paris thật lãng mạn. Henry Kissinger đi dạo quanh một hồ nhỏ ở ngoại ô gần Rambouillet. Nơi đây từng cặp tình nhân đang nắm tay nhau bên những cành cây la đà bóng hồ. Ông thấy lòng mình nao nao (melancholic) vì sắp tới phiên họp quan trọng nhất với ông Lê Đức Thọ.
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.