Hôm nay,  

Việt Nam: Đảng Có Còn Đạo Đức, Còn Văn Minh? Phê Bình Nhau Làm Gì Cho Tổn Thọ?

12/09/200800:00:00(Xem: 9403)
Hoa Thịnh Đốn -  Màn kịch  “tự phê bình và phê bình”  của  Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã diễn đi diễn lại 22 năm, từ khi có Chỉ thị của Ban Bí thư  (số 79-CT/TW) ngày 11 tháng 03 năm 1986,  nhưng xem ra chẳng có cán  bộ, đảng viên nào muốn “khoác cái rét vào người mà run” nên  các chứng hư, tật xấu  trong đảng cứ  tự ý leo lên đầu lên cổ người dân.

Chỉ thị 79 do  Võ Chí Công ký ban hành trước Đại hội đảng VI để  đổi mới toàn bộ chính sách kinh tế phá sản trung ương tập quyền, chấm  dứt  bao cấp, mở cửa hội nhập với thế  giới để chấn hưng kinh tế cứu nguy đảng.

Chỉ thị quy định: “ Nội dung tự phê bình và phê bình tập trung vào những điểm chính sau đây:

a) Đối với tập thể cấp uỷ hoặc lãnh đạo các ngành : việc lãnh đạo và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội toàn quốc lần thứ V và các nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương từ đó đến nay, nhất là các nghị quyết Trung ương 6, 7, 8, 9 và nghị quyết của đại hội đảng bộ cấp mình vừa qua. Chú trọng xem xét việc quán triệt đường lối, quan điểm của Đảng thể hiện ở các quyết định, chủ trương của ngành, địa phương có gì đúng, sai. Cái gì làm được, cái gì không làm được, tại sao " Cần kiểm điểm kỹ việc tổ chức thực hiện : sử dụng và điều hành bộ máy, bố trí cán bộ, lề lối làm việc có ưu điểm, khuyết điểm gì; tinh thần trách nhiệm, tính năng động, sáng tạo và ý thức tổ chức kỷ luật... biểu hiện thế nào. Cần kiểm điểm việc chấp hành cơ chế Đảng lãnh đạo, nhân dân lao động làm chủ tập thể, Nhà nước quản lý và các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng đã được quy định trong Điều lệ Đảng : tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, dân chủ nội bộ, đoàn kết thống nhất, tự phê bình và phê bình... Qua đó rút bài học kinh nghiệm và nêu lên phương hướng cải tiến sự lãnh đạo của cấp uỷ mình, ngành mình.

Sau tự phê bình, có thể góp ý kiến nhận xét, phê bình cơ quan lãnh đạo cấp trên trực tiếp của mình.

b) Đối với cá nhân: kiểm điểm việc thực hiện các nhiệm vụ công tác được giao từ Đại hội V đến nay, trong đó chú trọng xem xét việc quán triệt đường lối quan điểm của Đảng, năng lực tổ chức thực hiện và hiệu quả đem lại thế nào. Về mặt phẩm chất và tác phong cần chú ý xem xét: ý chí chiến đấu cách mạng, tập thể trách nhiệm, ý thức lo chung công việc của cả nước, ý thức tổ chức kỷ luật và tính năng động, sáng tạo trong chấp hành đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, ý thức chăm lo đời sống nhân dân, ý thức chăm lo đến việc xây dựng đảng, xây dựng tổ chức và cán bộ; ý thức tập thể dân chủ, tác phong làm việc sâu sát thực tế và cấp dưới; lối sống lành mạnh, trong sạch, giản dị. Nếu là uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương hoặc uỷ viên ban chấp hành các cấp thì cần xem xét thêm sự đóng góp của bản thân vào sự lãnh đạo của cấp uỷ.

3- Đối tượng tiến hành tự phê bình và phê bình là:

- Về tập thể: chi bộ, các cấp uỷ, uỷ ban nhân dân, cơ quan lãnh đạo các ban, ngành từ huyện đến trung ương.

- Về cá nhân: tất cả đảng viên và cán bộ lãnh đạo ở các cấp, các ngành. Trọng điểm cần làm kỹ là: các cán bộ lãnh đạo chủ chốt từ cơ sở trở lên, các cán bộ lãnh đạo khác mà lâu nay có sự đánh giá chưa nhất trí, hoặc có dư luận và thư tố cáo.”

Chỉ thị cũng lưu ý: “ Việc tự phê bình và phê bình phải làm nghiêm túc, sâu sắc. Cán bộ lãnh đạo các cấp, các ngành phải gương mẫu, phải phát huy dân chủ, lắng nghe ý kiến phê bình của cấp dưới và quần chúng. Phải căn cứ vào đường lối quan điểm của Đảng và kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đánh giá ưu, khuyết điểm cho đúng. Phải đề cao ý thức trách nhiệm, khách quan, vô tư nhằm mục đích xây dựng đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ. Khắc phục tình trạng xuê xoa, nể nang, phê bình qua loa, chiếu lệ; ngăn ngừa thái độ trù dập người phê bình. Đồng thời có thái độ nghiêm khắc với những người vu cáo, bịa đặt nói xấu đồng chí.”

Các cấp uỷ viên phải tự phê bình trong cuộc họp cấp uỷ. Cán bộ lãnh đạo sở, bộ, ban, xí nghiệp... tự phê bình trong cuộc họp lãnh đạo mở rộng (có các đồng chí phụ trách các đơn vị trực thuộc).

Phê bình đi đôi với sửa chữa. Những việc đã kiểm điểm thấy sai, phải có biện pháp sửa ngay, tạo ra chuyển biến thiết thực, củng cố lòng tin của cán bộ, đảng viên và quần chúng.

Lệnh đảng của 22 năm trước đã rõ như ban ngày, nhưng đồng thời cũng xác nhận điều cơ bản mà đảng CSVN không bao giờ dám nhìn nhận.  Đó là từ căn bản, cán bộ, đảng viên là lớp người, ở bất kỳ thời gian nào, cũng có những hành động làm mất lòng dân và vi phạm quyền lợi của nhân dân; vi phạm kỷ luật đảng, quan liêu, tham nhũng, suy thoái đạo đức, lãng phí công qũy, vây bè kết cánh, tranh chấp quyền lợi, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng chệch hướng.

Cho nên không ai ngạc nhiên thấy hết Lãnh đạo này đến Lãnh đạo khác từ khóa đảng VI đến nay là khóa X vẫn tiếp tục loay hoay với những nhức nhối không làm sạch nổi nội bộ. Ngặt nỗi là chính những “nhức nhối của đảng” lại chính là gánh nặng của dân vì tiền cán bộ tham nhũng lấy của đảng là của mồ hơi, nước mắt nhân dân lao động làm ra chứ đảng làm gì ra của cải, tiền bạc"

Nhưng dù biết đã bất lực trước những phần tử bất hảo trong đảng và tình hình suy sụp của đất nước trên nhiều mặt. Lãnh đạo đảng lại không chịu nhận lỗi, tạ tội với nhân dân để rút lui mà chỉ biết ì ra, bám chặt lấy ghế ngồi, buông xuôi mặc cho đám sâu mọt trong đảng, nhất là những kẻ có chức có quyền, tiếp tục  hành dân đến tán gia, bại sản, sống cuộc đời lầm than hết năm này qua năm khác.

Các vụ kiện cáo cá nhân, hay đông người kéo dài từ xã lên huyện, từ huyện lên tỉnh, từ tỉnh lên thành rồi lên tận trung ương ở Hà Nội là bằng chứng của một nhà nước chỉ nói có “pháp quyền” bằng nước bọt.

Để biết sau 22 năm “phê bình và tự phê bình”, đảng CSVN đã học được gì  mọi người hãy hãy cùng đọc báo cáo của cán bộ Trần Thông, Học viện Chính trị quân sự - Bắc Ninh trên Tạp chí Xây Dựng Đảng ngày 3-4 (2008): “Hiện nay, tự phê bình và phê bình ở các tổ chức cơ sở đảng còn nhiều bất cập. Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN (Xã hội chủ nghĩa), đẩy mạnh CNH, HĐH (Công nghiệp hóa, hiện đại hóa) đất nước đang đặt ra những yêu cầu mới. Trong khi đó, “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, mặt trái của cơ chế thị trường, chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng thực dụng... đang tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng, tình cảm của cán bộ, đảng viên.

“Trong Đảng có “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng bản thân, phai nhạt lý tưởng, mất cảnh giác, giảm sút ý chí, kém ý thức tổ chức kỷ luật, thoái hóa về đạo đức và lối sống”. Nhiều cấp uỷ đảng và cán bộ, đảng viên nhận thức chưa đúng, chưa đầy đủ, không nghiêm túc về tự phê bình và tiếp thu phê bình; tính chiến đấu kém, ngại va chạm, sợ mất lòng, né tránh, cơ hội hữu khuynh trong tự phê bình và phê bình. Một số cán bộ, đảng viên lạm dụng quyền lực, dẫn tới tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, gia trưởng, trù dập, ức hiếp người phê bình hoặc lợi dụng tự phê bình và phê bình để kéo bè, kéo cánh, gây mất đoàn kết nội bộ, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng…”

“… Nhận thức không đúng nguyên tắc tự phê bình và phê bình thường nảy sinh hiện tượng buông lỏng, coi nhẹ tự phê bình và phê bình. Sự bất cập về trình độ kiến thức, thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch của cán bộ, đảng viên hạn chế rất nhiều đến chất lượng tự phê bình và phê bình. Điều quan trọng hơn, do chủ nghĩa cá nhân, tư tưởng thực dụng chi phối, nhiều người đã không dám đấu tranh, còn tính toán được gì, mất gì khi nói ra những điều mình biết, còn “cân nhắc kỹ” khi phê bình cấp trên, phê bình người có quyền lực.

 “…. Khắc phục cách làm hình thức, chiếu lệ, chỉ phê bình mà không tự phê bình, chỉ tự phê bình và phê bình mà không có biện pháp sửa chữa khuyết điểm, phê bình chung chung “vô hại”, không có địa chỉ rõ ràng.”

Tại sao lại kỳ cục vậy" Chẳng nhẽ đảng viên được đảng nuôi ăn, cho áo mặc và nhiều người đã nhờ  đảng mà có nhà lầu xe hơi, tiền tài, danh vọng, có của gửi con đi học nước ngoài mà coi thường lệnh đảng đến thế thì còn gì là phép tắc, lễ nghĩa"

Nhưng nếu chuyện “phê bình và tự phê bình” đã biến thành “chiếu lệ” hay “phê bình chung chung vô hại” để dĩ hòa vi qúy cho vui cửa vui nhà, mọi người cùng hưởng thì Điều lệ đảng có nghĩa lý gì mà phải tuân theo"

Lê Văn Phụ đã tiết lộ nhiều chuyện khà thú vị trên Tạp Chí Xây Dựng Đảng ngày 4-6 (2008): “Điều lệ Đảng là văn bản pháp lý cơ bản, “bộ luật” của Đảng. Điều lệ Đảng xác định rõ tôn chỉ mục đích, các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt đảng, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Đảng; quy định trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền hạn của đảng viên và của tổ chức đảng các cấp…”

 “… Có thể nói, việc tổ chức cho cấp ủy các cấp, đảng viên nghiên cứu, quán triệt Điều lệ Đảng một cách bài bản, sâu rộng trong toàn Đảng chưa được coi trọng. Đặc biệt là tổ chức kiểm tra việc quán triệt, nắm vững và thực hiện Điều lệ Đảng chưa thường xuyên. Thường chỉ những lớp bồi dưỡng cảm tình đảng do các trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị trấn… mới tổ chức học tập có bài bản Điều lệ Đảng. Vì thế không ít cấp ủy viên, đảng viên trong Đảng không nắm vững, không nhớ chính xác các quy định trong Điều lệ Đảng, dẫn đến vi phạm “một cách không tự giác”, kể cả những đảng viên có nhiều năm tuổi đảng và có trình độ là điều dễ hiểu; ngoại trừ những cấp ủy viên, đảng viên do điều kiện công tác đòi hỏi phải nhớ, phải thuộc… mới thực sự nghiên cứu, nắm vững Điều lệ Đảng và vận dụng trong thực thi nhiệm vụ…”

Nếu bấy nhiêu chưa làm mọi người ngạc nhiên chuyện có nhiều đảng viên chẳng quan tâm gì đến “mấy thứ lẻ tẻ” nhạt nhẽo trong “bộ luật” của Đảng thì nên đọc tiếp: “

Chúng tôi đã thử làm một cuộc điều tra xã hội học ở một số đảng bộ và chi bộ. Khi hỏi một đảng viên đã 40 năm tuổi đảng là cán bộ đã nghỉ hưu: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X có bao nhiêu chương, điều" Cái mới của Điều lệ Đảng  khóa X so với khóa IX là gì" Đồng chí đó trả lời không chính xác và không rõ ràng. Hỏi một đảng viên nữ 30 năm tuổi đảng, là công nhân: Đảng viên có mấy nhiệm vụ và quyền hạn ghi trong Điều lệ Đảng" Chúng tôi nhận được câu trả lời, tôi không nhớ là bốn hay năm. Một đồng chí là giảng viên lý luận của một trường đảng Trung ương nói: “Đảng bộ huyện là tổ chức cơ sở đảng”!. Thậm chí, có ban chi ủy ở một chi bộ thôn ra nghị quyết không kết nạp một quần chúng ưu tú có đủ điều kiện vào Đảng chỉ với lý do “quá tuổi” (tuổi 45)!”

Như vậy có phải đảng CSVN đã riệu rã, sắp vỡ ra từng mảnh hay vẫn cứ tiếp tục nói phét “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”"

Nhưng xuống cấp như thế đã đủ chưa" Nếu chưa thì nên đọc tiếp  để biết thêm thái độ bất cần phải “tu thân, tích đức” của đảng viên với  đảng cầm quyền: “ Nhiều cấp ủy chưa thực sự coi trọng vị trí then chốt của công tác xây dựng Đảng; chưa dành thời gian, công sức để tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng. Không ít tổ chức cơ sở đảng chưa nhận thức và thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở chưa đúng mức, tính định hướng, tính chiến đấu và tính giáo dục, thuyết phục chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, khả năng nhận thức, vận dụng, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của cấp ủy cấp trên của nhiều tổ chức cơ sở đảng còn yếu, chưa đủ sức phát hiện, giải quyết những vấn đề phức tạp xảy ra ở cơ sở; có tổ chức cơ sở đảng bị mất sức chiến đấu….”

  “Nhiều cấp ủy, đảng bộ, chi bộ chưa thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng; chưa thực hiện có nền nếp chế độ sinh hoạt đảng, nội dung sinh hoạt chi bộ chậm đổi mới; chưa coi trọng đổi mới phương thức lãnh đạo và phong cách, lề lối làm việc; bệnh thành tích còn nặng và khá phổ biến. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí phấn đấu, vi phạm nguyên tắc Đảng, tự phê bình và phê bình yếu. Tình thương yêu đồng chí bị giảm sút. Tình trạng suy thoái về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên rất đáng lo ngại; tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực còn xảy ra ở nhiều nơi nhưng chậm được phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả…”

 “Công tác quản lý, kiểm tra, giám sát, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên còn bị buông lỏng. Cấp ủy và chi bộ chưa nắm chắc tình hình tư tưởng và phẩm chất của cán bộ, đảng viên; chưa chủ động dự báo và chuẩn bị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên trước những diễn biến phức tạp và những vấn đề mới; chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn ngừa, phát hiện, đấu tranh và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm. Việc đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên hằng năm còn hình thức, kết quả chưa phản ánh đúng thực chất. Công tác kết nạp đảng viên còn chú ý nhiều đến số lượng, chưa chú trọng đúng mức đến chất lượng. Số đảng viên kết nạp ở địa bàn dân cư, là công nhân trong các thành phần kinh tế còn ít.” (Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 2/2/2008 Hội nghị lần thứ 6 BCH TW khoá X: "Về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên").

Với bằng đó “chữ”  và  “vô số ý nghĩa” nói về sự tha hóa, xuống cấp, mất phẩm chất, không còn  cả điều được gọi là “đạo đức cách mạng” của cán bộ, đảng viên sau 22 năm thi hành Chỉ thị “Phê bình và Tự phê bình”, có điều gì cần nói thêm để biết tại sao người Cộng sản Việt Nam  vẫn chưa biết xấu hổ về  câu nói  vung tay qúa trán “Đảng ta là đạo đức, là văn minh”  của Hồ Chí Minh"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi nghe nhiều người tỏ ý bi quan về hiện cảnh cũng như tương lai (đen tối) của Việt Nam. Dân tộc nào, số phận đó. Một đất nước có những người viết sử và làm luật (cỡ) như ông Dương Trung Quốc thì… đen là phải!
Việt Nam bước vào năm Giáp Thìn 2024 với gánh nặng tham nhũng và một đội ngũ “không nhỏ” cán bộ, đảng viên suy thoái đạo đức lối sống. Đó là cảnh báo của người đứng đầu đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng, trong cuộc phỏng vấn đầu năm của Thông Tấn Xã Việt Nam...
Từ thế kỷ thứ ba trước Tây lịch, Triết gia Mạnh Tử (372-289 BC) của Trung Hoa đã nói rằng, “Dân là quý, thứ đến đất nước, rồi tới vua.” Điều đáng nói là Mạnh Tử là người đi theo học thuyết của Nho Gia vốn chủ trương vua là con ông Trời (Thiên tử) được sai xuống nhân gian để trị quốc an dân, vậy mà cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng, nếu không muốn nói là tối quan trọng của người dân. Thời hiện đại, công pháp quốc tế đã nêu ba yếu tố chính hình thành một quốc gia: người dân, lãnh thổ và chính quyền. Trong đó, thật ra người dân chính là yếu tố then chốt quyết định. Lãnh thổ nếu không có dân ở, không có người quản trị thì không phải là đất nước của một dân tộc. Chính quyền từ người dân mà ra, bởi vì trước khi một người ra nắm quyền cai trị đất nước thì người đó phải là một người dân của đất nước ấy. Hơn nữa, sự thịnh suy của một quốc gia nằm trong tay người dân.
“Phản động lực” mà người Đài Loan thể hiện trong cuộc bầu cử tổng thống vừa rồi khiến tôi, sau những suy nghĩ miên man về chuyện nước non, lại quay về với bài học yêu nước của thời tiểu học với câu hỏi khó, khiến nhiều học trò gác bút: “Em hãy tìm từ phản nghĩa với ‘tôn đại’.” Trung Quốc càng hung hăng đe dọa bao nhiêu, Đài Loan càng quật cường ngạo nghễ bấy nhiêu. Mà nếu Bắc Kinh ngu ngơ hay vờ vịt không biết gì đến định luật này thì, thầy nào tớ đó, Hà Nội cũng mù tịt hay giả bộ tương tự. Họặc mù tịt như thể đã hoàn toàn miễn dịch trước luật này; hoặc đóng kịch như thể không hề sống trong không gian ba chiều bình thường mà là một môi trường nào đó thiêu thiếu, cơ hồ chỉ… hai chiều rưỡi.
Tôi sinh trưởng ở Đà Lạt (Thành Phố Ngàn Hoa) nên sự hiểu biết về hoa lá cũng không đến nỗi tồi. Thế mà mãi tới bữa rồi, nhờ xem trang Trăm Hoa, mới được biết thêm về một loài hoa nữa – hoa ban: “Mùa hoa nở là lúc các cặp đôi nô nức đến thăm Tây Bắc. Hoa ban trắng tượng trưng cho tình yêu chung thủy và sự chân thành, dù tình yêu có gặp nhiều trắc trở, khó khăn thì cũng tự tin vượt qua và sẵn sàng đi đến bến bờ hạnh phúc. Các cặp đôi yêu nhau thường thề nguyện dưới gốc cây hoa ban như một minh chứng cho tình yêu thủy chung, bền chặt.”
Nhìn vào sự xuất hiện, sinh trưởng và tồn tại của chế độ cộng sản ở Việt Nam, chúng ta không thể phủ nhận đã có sự tương đồng với những thông tin tóm lược vừa nói về bệnh ung thư của con người...
Tôi tình cờ nhìn thấy hình Nguyễn Thúy Hạnh đang lơn tơn đẩy một cái xe cút kít đầy ắp bưởi (trên trang RFA) trong một cuộc phỏng vấn do Tuấn Khanh thực hiện, vào hôm 19 tháng Giêng năm 2021. Bên dưới tấm ảnh này không có lời ghi chú nào về thời điểm bấm máy nên tôi đoán có lẽ đây là lúc mà cô em đang hớn hở đến thăm vườn bưởi của họ Trịnh (ở Hòa Bình) vào “thuở trời đất (chưa) nổi cơn gió bụi”!
Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đang phải đối mặt với cuộc tranh chấp nội bộ trong kế hoạch tìm người kế nhiệm lãnh đạo khóa đảng XIV, nhiệm kỳ 2026-31. Những tranh chấp này được giữ kín để tránh hoang mang nội bộ. Chúng bộc phát ngay tại các Đại hội đảng địa phương và các ban đảng từ tháng 10 năm 2023...
Cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8 tại Đài Loan đã được tổ chức vào ngày 13/1 với kết quả là ông Lại Thành Đức Phó chủ tịch Đảng Dân tiến (Democratic Progressive Party, DPP) thắng cử...
Chúng ta đang làm nhân chứng cho một cuộc bầu cử kỳ quặc và đa sự chưa từng xảy ra trong lịch sử đầu phiếu ở Hoa Kỳ. Có thể nói, không chỉ lịch sử, mà rộng lớn hơn, chính là "sự cố" văn hóa chưa từng thấy. Bước vào năm 2024, sự tranh đua giữa hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ càng gay go, khốc liệt với âm mưu, độc kế, thủ đoạn, ám toán, bôi nhọ, mánh mung, để xem ai sẽ là chủ nhân của ngôi Nhà Trắng trong bốn năm tới. Tất cả những ý nghĩ, hành vi đó đều gôm vào chính sách, chiến lược và chiến thuật vận động bầu cử. Bạn đọc sẽ có dịp theo dõi các thầy bàn người Mỹ và thầy bàn người Việt (trong và ngoài nước) phong phú hóa, hư cấu hóa, ảo tưởng hóa về việc bầu cử, tạo ra câu chuyện nửa thực, nửa hư, thú vị, bất ngờ với giận dữ và thất vọng, sung sướng và buồn bã, rung đùi và cụng ly, nguyền rủa và chửi bới, vân vân. Thông thường những luận lý, âm mưu, phê phán, dự đoán đó… được mổ xẻ qua kiến thức và kinh nghiệm tây phương, nơi có hàng ngàn sách vở nghiên cứu chính trường, chính đạo,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.